Giáo án Ngữ văn 11 nâng cao tuần 1

I-Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:

- Nắm được nội dung cũng như những nét đặc sắc về nghệ thuật viết kí của Lê Hữu Trác qua đoạn trích học: Cảm nhận của LHT về uy quyền và cuộc sống trong phủ chúa Trịnh. Hiểu được đặc điểm bút pháp kí sự của tác giả qua đoạn trích.

- Nội dung: Thấy được đoạn trích thể hiện khá đầy đủ phẩm chất của LHT với tư cách là nhà nho, nhà thơ, văn và là nhà danh y.

- Phương pháp: Tác giả không bộc lộ trực tiếp thái độ của mình bằng ngôn ngữ trực tiếp; cái cười của tác giả thể hiện qua những hình tượng khách quan được miêu tả, đặc biệt qua hệ thống từ ngữ miêu tả.

II-Chuẩn bị:

- GV: Sử dụng SGK, SGV, Sách thiết kế bài giảng.

- HS: Chuẩn bị bài theo cõu hỏi sgk

III.Cỏch thức tiến hành:

-Dạy học theo phương thức nêu vấn đề kết hợp với các hình thức trao đổi, thảo luận, trả lời các câu hỏi.

III-Tiến trình dạy học:

1.ổn định lớp:

2.Kiểm tra bài cũ:

3.Dạy bài mới: Gv gợi nhắc cho hs nhớ lại các tác phẩm kí đó học, hỏi về đặc điểm thể loại kí để vào bài học.

 

doc140 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1477 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 nâng cao tuần 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Tiết 1-2 Ngày soạn: 17-8-08 Vào phủ chúa trịnh ( Trích Thượng kinh kí sự) - Lê Hữu trác- I-Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: - Nắm được nội dung cũng như những nét đặc sắc về nghệ thuật viết kí của Lê Hữu Trác qua đoạn trích học: Cảm nhận của LHT về uy quyền và cuộc sống trong phủ chúa Trịnh. Hiểu được đặc điểm bút pháp kí sự của tác giả qua đoạn trích. - Nội dung: Thấy được đoạn trích thể hiện khá đầy đủ phẩm chất của LHT với tư cách là nhà nho, nhà thơ, văn và là nhà danh y. - Phương pháp: Tác giả không bộc lộ trực tiếp thái độ của mình bằng ngôn ngữ trực tiếp; cái cười của tác giả thể hiện qua những hình tượng khách quan được miêu tả, đặc biệt qua hệ thống từ ngữ miêu tả. II-Chuẩn bị: - GV: Sử dụng SGK, SGV, Sách thiết kế bài giảng. - HS: Chuẩn bị bài theo cõu hỏi sgk III.Cỏch thức tiến hành: -Dạy học theo phương thức nêu vấn đề kết hợp với các hình thức trao đổi, thảo luận, trả lời các câu hỏi. III-Tiến trình dạy học : 1.ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: 3.Dạy bài mới: Gv gợi nhắc cho hs nhớ lại cỏc tỏc phẩm kớ đó học, hỏi về đặc điểm thể loại kớ để vào bài học. H.động của GV và HS Nội dung cần đạt - HS: Đọc phần tiểu dẫn SGK và tóm tắt những nội dung chính trong phần này? - Nêu những nột chớnh về cuộc đời của LHT? - Vị trí và nội dung của tác phẩm Thượng kinh kí sự? - Nội dung của đoạn trích. Gv yêu cầu học sinh đọc với giọng đọc tự sự, thuật lại nội dung việc tác giả vào phủ Chúa với những điều mắt thấy tai nghe. - Yêu cầu từ 1-> 2 em đọc đoạn trích. - GV: Theo em nội dung đoạn trích đề cập đến những vấn đề gì? - GV: Nêu hướng khai thác nội dung đoạn trích ? -GV: Cảnh phủ chúa Trịnh được miêu tả và nhìn qua con mắt của tác giả như thế nào? GV chia lớp thành 4 nhóm: + 3 nhóm tìm hiểu những chi tiết miêu tả cảnh phủ chúa Trịnh. ( Gồm phong cảnh và người hầu hạ). Sau đó nhận xét về cảnh phủ chúa Trịnh. + 1 nhóm tìm hiểu nghệ thuật . - GV: Thế tử Trịnh Cán được xuất hiện trong cách nhìn của tác giả như thế nào? - GV: Qua đoạn trích em hãy dựng lại hình tượng LHT? -GV: Nờu những nhận xột của em về nội dung vỏ nghệ thuật? I. Tiểu dẫn: - Lê Hữu Trác ( 1724- 1791), Biệt hiệu Hải Thượng Lãn Ông ( Ông lười đất Thượng Hồng, Hải Dương). - Quờ làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương nay thuộc huyện Yên Mĩ, tỉnh Hưng Yên. - Xuất thân trong một gia đình quan lại, cha là Hữu thị lang bộ công. - Là một nhà văn, danh y lỗi lạc. - Thượng kinh kí sự là một tác phẩm kí nổi tiếng của LHT. Đây là quyển cuối cùng là một tác phẩm văn học rút trong bộ sách y học bao gồm 60 quyển của ông có tên là: Hải Thượng y tông tâm lĩnh. - Nội dung: Kể về việc tác giả bị triệu vào kinh để chữa bệnh cho thế tử Cán. - Nội dung đoạn trích: Thuật lại việc Lê Hữu Trác vào phủ chúa Trịnh. II.Đọc – tóm tắt đoạn trích: 1. Đọc: 2. Tóm tắt nội dung của đoạn trích: - Ngày mồng 1 tháng 2 có thánh chỉ triệu LHT vào phủ chúa. - Kể về con đường vào phủ: qua nhiều lần cửa, phong cảnh đẹp xa hoa, người đông vui tấp nập. - Vào trong cung phám bệnh trực tiếp cho chúa Trịnh Cán. -> Cảm nhận của tác giả về uy quyền và cuộc sống của phủ Chúa Trịnh, thể hiện qua nghệ thuật viết kí sự tài ba của tgiả. 3. Hướng khai thác: C1: Khai thác theo đoạn. C2: Khai thác theo đặc điểm tác phẩm tự sự. - Cảnh phủ chúa Trịnh. - Các nhân vật. + Chúa Trịnh Cán. + Tác giả. III. Đọc- hiểu đoạn trích: 1. Cảnh phủ chúa Trịnh: - Phong cảnh: Cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương, cột bao lơn lượn vòng, kiểu cách thật là xinh đẹp, từ hành lang, đường đi, vườn hoa, điếm mã, đồ dạc đều rất đẹp và sang trọng. - Người hầu hạ: Rất nhiều đi lại như mắc cửi canh phòng cẩn mật : Quan chánh đường, quan truyềm mệnh, vệ sĩ, người hầu, cung tần mĩ nữ. => Phủ chúa Trịnh lộng lẫy sang trọng uy nghiêm được tác giả miêu tả bặng tài quan sát tỷ mỷ, ghi chép trung thực, tả cảnh sinh động giữa con người với cảnh vật. Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc... - Thái độ của tác giả: + Tỏ ra dửng dưng trước những quyến rũ của vật chất. Ông sững sờ trước quang cảnh của phủ chúa “ Khác gì ngư phủ đào nguyên thủa nào” +Mặc dù khen cái đẹp cái sang nơi phủ chúa xong tác giả tỏ ra không đồng tình với cuộc sống quá no đủ tiện nghi nhưng thiếu khí trời và không khí tự do - Nghệ thuật: Miêu tả, thuật truyện, pha sự hài hước, châm biếm. ( Qua sự nhộn nhịp trong việc rước người vào chữa bệnh cho thế tử) 2. Hình ảnh thế tử Trịnh Cán: - Ngoại hình: Độ 5, 6 tuổi, mặc áo lụa đỏ, da mặt khô, rốn lồi to, gân thời xanh, tay chân gầy gò. - Tính cách: trẻ con “ Ông này lạy khéo” -> Báo hiệu một sự mục nát của chế độ phong kiến. 3. Hình tượng LHT: - Một mặt tác giả chỉ ra căn bệnh cụ thể, nguyên nhân của nó, một mặt ngầm phê phán “Vì Thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi” - Ông rất hiểu căn bệnh của Trịnh Cán, đưa ra cách chữa thuyết phục nhưng lại sợ chữa có hiệu quả ngay, chúa sẽ tin dùng, công danh trói buộc. Đề tránh được việc ấy chỉ có thể chữa cầm chừng, dùng thuốc vô thưởng vô phạt. Song, làm thế lại trái với y đức. Cuối cùng phẩm chất, lương tâm trung thực của người thày thuốc đã thắng. Khi đã quyết tác giả thẳng thắn đưa ra lý lẽ để giải thích -> Tác giả là một thày thuốc giỏi có kiến thức sâu rộng, có y đức. - Là một nhà văn nhà thơ tài năng. - Là một nhà nho, thâm trầm hóm hỉnh. - Danh y lỗi lạc, sống lánh xa vòng cương toả của danh vọng và quyền lợi. - Có tình yêu thương cha mẹ, quê hương. IV.Tổng kết: 1. Nghệ thuật: - Thành công ở nghệ thuật viết kí: + Lối kể chuyện sinh động hấp dẫn, thuật truyện tài tình. + Miêu tả chân thực hình tượng khách quan. + Kết hợp nhiều hình thức của kí: du kí, nhật kí, hồi kí… + Nghệ thuật châm biếm hài hước. + Nghệ thuật tạo không khí, tình huống truyện. 2. Nội dung: - Uy quyền của phủ chúa trong cảm nhận của LHT. - Tiếng nói phê phán, giễu cợt với giai cấp thống trị đương thời. 4. Hướng dẫn HS làm BT nõng cao: - Là một nhà văn nhà thơ tài năng. - Là một nhà nho, thâm trầm hóm hỉnh. - Danh y lỗi lạc, sống lánh xa vòng cương toả của danh vọng và quyền lợi. - Có tình yêu thương cha mẹ, quê hương. 5. Dặn dũ: - Học bài. - Chuẩn bị bài: Từ ngụn ngữ chung đến lời núi cỏ nhõn Đọc thêm Cha tôi ( Trích Đặng Dịch Trai ngôn hành lục) - Đặng huy Trứ- I-Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: - Nắm được về tác giả Đặng Huy Trứ. - Nắm được nội dung của tác phẩm Cha Tôi. II-Chuẩn bị: - GV: Sử dụng SGK,SGV,Sách thiết kế bài giảng. - HS: Trả lời cõu hỏi sgk. III.Cỏch thứ tiến hành: -Dạy học theo phương thức nêu vấn đề kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. III-Tiến trình dạy học : 1.ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: Cảnh phủ chúa Trịnh qua con mắt của LHT như thế nào? Thái độ của tác giả? 3.Dạy bài mới: H.động của GV và HS Nội dung cần đạt - GV:Đọc phần tiểu dẫn SGK và tóm tắt những nội dung chính trong phần này? - GV: Đọc và chia bố cục của tác phẩm? - Chia nhúm cho HS thảo luận cõu hỏi SGK. I.Tiểu dẫn: 1.Tác giả: (1825-1874) - Hiệu Tỉnh Trai, Vọng Tõm. - Quờ làng Thanh Lương, Hương Xuõn, Hương Trà, Thừa Thiờn Huế. - Từng đỗ tiến sĩ nhưng bị đỏnh trượt cả học vị cử nhõn, cú nhiều đúng gúp trờn cỏc lĩnh vực chớnh trị- xó hội, văn học. - Sự nghiệp: (SGK) 2. Hoàn cảnh sáng tác: 1867, khi đi cụng cỏn ở Quảng Đụng (TQ) 3. Thể loại: kớ tự thuật (dung để kể lại cuộc đời, những kỉ niệm, những sự nghiệp, lớn tỏc động đến tõm tư, tỡnh cảm, nhận thức xó hội của bản thõn) II. Đọc hiểu tác phẩm 1.Đoạn trớch cú 2 sự kiện chớnh. Nội dung của hai sự kiện: - Tỏc giả thi đậu cử nhõn. - Tỏc giả bị truất cả cử nhõn và tiến sĩ. 2. Lời đỏp của thõn phụ tỏc giả: - Lỳc đầu cho tỏc giả đi thi: + Để làm quen với trường thi. + Đỗ tỳ tài thỡ ở nhà dạy trẻ. + Khỏi phải đi phu phen, binh dịch. - Tỏc giả lại thi đậu: thõn phụ ụng sợ ụng tuổi cũn trẻ mà đỗ đạt cao sẽ kiờu căng, tự món, coi trời bằng vung, rước họa vào thõn. - Một người cha vụ cựng yờu quý con nhưng coi sự học để thành đạt là việc cực kỡ khú khăn nghiờm tỳc. 3. Tớnh triết lớ trong lời núi của Đặng Dịch Trai trước việc con bị đỏnh trượt tiến sĩ và tước cả học vị cử nhõn: - Thương con và trỏch cứ triều đỡnh. - Động viờn con Từng trải việc đời, coi sự học để thành đạt là việc cực kỡ khú khăn nghiờm tỳc, yờu quý và tin tưởng vào con. Khụng vỡ đỗ đạt mà kiờu căng tự món mang họa cho bản thõn, gia đỡnh và xó hội; khụng vỡ thi trượt mà thoỏi chớ vứt bỏ sự nghiệp theo đuổi. 4.Dặn dũ: Soạn bài: Từ ngụn ngữ chung đến lời núi cỏ nhõn Tiết 3 Ngày soạn: 18-8-08 NGÔN NGữ ChUNG Và LờI NóI Cá NHÂN I-Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: - Hiểu được khái niểm ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân. - Có ý thức học ngôn ngữ chung và trau dồi lời nói cá nhân. II-Chuẩn bị: - GV: Sử dụng SGK, SGV,Sách thiết kế bài giảng. - HS: Soạn bài theo cõu hỏi sgk. III.Cỏch thức tiến hành: Dạy học theo phương thức nêu vấn đề, giảng giải, hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. III-Tiến trình dạy học : 1. ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3.Dạy bài mới: Ngụn ngữ là tài sản chung của cả một dõn tộc, một cộng đồng xó hội. Khi giao tiếp mỗi cỏ nhõn sử dụng ngụn ngữ chung để tạo ra lời núi đỏp ứng nhu cầu giao tiếp. H.động của GV và HS Nội dung cần đạt -GV: GV hỏi học sinh. - GV: Vậy thế nào là ngôn ngữ chung? - GV: Nêu cấo tạo, cách hiểu biết về ngôn ngữ chung? - GV: Như vậy phải thường xuyên học hỏi để có vốn hiểu biết về ngôn ngữ chung để hoàn thiện các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ nhất là kĩ năng viết và nói. -GV: Lời núi cỏ nhõn là gỡ? - GV hướng dẫn học sinh làm bài tập. I. Ngôn ngữ chung 1. Ví dụ: VD1: Hôm nay là thứ mấy hả em? + Hs1: thứ 2 + Hs2: thứ 2 + Hs3: thứ 2 VD2: What do you do? * Kết luận: - VD1: Hs trả lời đúng vì hiểu câu hỏi do nắm được về hình thức chữ viết tiếng Việt, nghe được ... - VD2: Có học sinh không trả lời được. -> Như vậy ngôn ngữ trong vd1 là ngôn ngữ chung, ngôn ngữ tiếng Việt. 2. Khái niệm: Ngôn ngữ chung là ngôn ngữ được một cộng đồng xã hội sử dụng thống nhất để giao tiếp. Với người Việt ngôn ngữ chung là tiếng Việt. 3. Cấu tạo: Ngôn ngữ chung bao gồm: hệ thống các đơn vị, quy tắc, chuẩn mực xác định về ngữ âm, chữ viết, từ vựng, ngữ pháp. Mọi thành viên phải có hiểu biết về ngôn ngữ chung mới có thể giao tiếp thuận lợi được. 4. Cách hiểu biết về ngôn ngữ chung: Có 2 cách học: - Học qua giao tiếp tự nhiên hàng ngày: qua nói và nghe. - Học qua nhà trường, qua sách vở , báo chí. II. Lời nói cá nhân: 1. Ví dụ: - Qua vd mỗi học sinh trả lời có âm điệu riêng, diễn đạt, dùng từ riêng...đó chính là lời nói cá nhân. 2. . Khái niệm: Lời nói cá nhân là việc vận dụng ngôn ngữ chung để tạo lập nên những văn bản viết và nói, những văn bản viết và nói đó là lời nói cá nhân. Do đó mỗi văn bản viết và nói thường mang dấu ấn cá nhân của người tạo lập. III. Luyện tập: 1. Bài 1: - Yêu cầu phải học, học nói cùng là học viết. Đó là học ngôn ngữ chung cũng chính là trau dồi lời nói cá nhân. 2. Bài 2: - GV cho từng nhóm phát biểu về nội dung của 3 câu tục ngữ ca dao - Nắm được về ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân. - Vận dụng làm bài tập sgk. 4. Dặn dũ: Soạn bài: Luyện tập phõn tớch đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận. 5.Rỳt kinh nghiệm – bổ sung: Tiết 4 Ngày soạn: 20-8-08 LUYệN TậP PHÂN TíCH Đề LậP DàN ý CHO BàI VĂN NGHị LUậN Xã HộI I-Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: - Có kĩ năng phân tích một đề văn nghị luận xã hội. - Biết tìm ý và lập dàn ý cho bài văn nghị luận xã hội. II-Chuẩn bị: - GV: Sử dụng SGK,SGV, Sách thiết kế bài giảng. - HS: Soạn bài như đó dặn. III.Cỏch thức tiến hành: Dạy học theo phương thức thuyết trình, nêu vấn đề, giảng giải, hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. IV-Tiến trình dạy học : 1.ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: Lấy một ví dụ về phong cách cá nhân của một nhà văn và phân tích những đặc điểm của phong cách đó? 3.Dạy bài mới: Trong quỏ trỡnh làm văn, khõu phõn tớch đề và lập dàn ý là khõu khụng thể bỏ qua. Nú rất quan trọng,giỳp ta làm văn tốt hơn. H.động của GV và HS Nội dung cần đạt - GV: Thế nào là phân tích đề? ( GV hỏi lại kiến thức học sinh). Có mấy thao tác? - GV: Tìm ý như thế nào? - Gv: Nêu các bước lập dàn ý? - Gv hướng dẫn học sinh luyện tập các bài tập trong sgk . Làm 2/3 đề. Yêu cầu các nhóm và cá nhân lên bảng làm việc, có bổ sung. I. Phân tích đề: - Là tìm hiểu những yêu cầu của đề bài bao gồm: + Tìm nội dung yêu cầu của đề. + Tìm các thao tác lập luận chính của đề yêu cầu. + Phạm vi tư liệu mà đề yêu cầu. II.Tìm ý: - Là việc tìm những ý cần tiến hành tìm hiểu trong quá trình phân tích và làm sáng rõ đề. - Bao gồm: + Tìm các ý lớn. + Tìm các ý nhỏ. III. Lập dàn ý: - Sắp xếp các ý theo một trật tự hệ thống lô gíc gồm 3 phần: + Mở bài: Nờu được vấn đề trọng tõm cần triển khai. + Thân bài: Triển khai vấn đề trọng tõm theo cỏc luận điểm, luận cứ được sắp xếp một cỏch hợp lớ. + Kết bài: Chốt lại vấn đề, nờu suy nghĩ, bài học cho bản thõn. IV.Luyện tập: 1. Đề Vấn đề trọng tõm Thao tỏc chớnh Phạm vi tư liệu 1 Vai trò của rừng trong cuộc sống. Giải thích, chứng minh, phân tích Những dc từ thực tế 2 ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tiết kiệm thời gian. Giải thích, chứng minh. Giải thích, chứng minh. 3 Quan niệm của bản thân về việc đỗ trượt trong thi cử. Phân tích, chứng minh( Có thể kết hợp biểu cảm, tự sự) Văn bản Cha tôi và những dẫn chứng thực tế 2. Lập dàn ý cho đề bài số 3 : a. Mở bài: Giới thiệu nội dung chớnh của văn bản Cha tụi và quan niệm về vấn đề đỗ - trượt được đặt ra trong văn bản. b.Thõn bài: Cỏc ý cần triể khai: - Những suy nghĩ và quan niệm của người cha đối với việc đỗ trượt của người con. - Những suy nghĩ của bản thõn về vấn đề đỗ trượt trong thi cử ngày nay vỏ vai trũ của nú đối với sự thành đạt của mỗi người. c. Kết bài: Những suy ngĩ, bài học về con đường thi cử, phấn đấu của bản thõn. 4. Dặn dũ: - Soạn bài : Lẽ ghét thương ( NĐC) 5.Rỳt kinh nghiệm – bổ sung: Tuần 2 Tiết 5 - 6 Ngày soạn: 20-8-08 Lẽ ghét thương ( Trích Lục Vân Tiên) - Nguyễn Đình Chiểu- I- Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: - Hiểu được tư tưởng vì dân, vì đời, ghét hôn quân bạo chúa của tác giả qua lời ông Quán. - Thấy được nghệ thuật dùng điệp ngữ, thành ngữ, tiểu đối, từ láy giàu sắc thái biểu cảm của tác giả trong đoạn trích. II- Chuẩn bị: - GV: Sử dụng SGK, SGV,Sách thiết kế bài giảng. - HS: Soạn bài như đó dặn III- Cỏch thức thực hiện: Dạy học theo phương thức thuyết trình, giảng giải, kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. IV-Tiến trình dạy học : 1.ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: - Nội dung và nghệ thuật đặc sắc của đoạn trớch “ Vào phủ chỳa Trịnh” 3.Dạy bài mới: Lục Võn Tiờn là một truyện thơ đặc sắc của Nguyễn Đỡnh Chiểu. Đõy là tỏc phẩm mà nhõn dõn ta rất yờu thớch, đặc biệt là nhõn dõn Nam Bộ. Nờn Lục Võn Tiờn được nhõn dõn ta xem như truyện Kiều của miền Nam. H.động của GV và HS Nội dung cần đạt - GV: Đọc phần tiểu dẫn SGK và tóm tắt những nội dung chính trong phần này? - HS: Đọc và trả lời - GV: Nội dung của tác phẩm? Tác phẩm được sáng tác dựa trên mô típ một số truyện dân gian và một số tình tiết thật trong cuộc đời của nhà thơ. Là món ăn tinh thần của người dân Nam Bộ và của cả dân tộc. - Chú ý đọc với giọng triết lí. - GV: Chia bố cục của đoạn trích? - HS: Chia bố cục và ý khỏi quỏt của từng phần - GV : Qua đoạn trích vừa đọc, em hãy nêu đại ý của đoạn trích ? - HS : Trao đổi, trả lời. - GV : Trong đoạn 1 có mấy nhân vật đối thoại ? Nội dung cuộc đối thoại ? - HS : Trả lời bằng phiếu học tập. - GV : Ông Quán ghét và thương những đối tượng, điều gì ? Tại sao ? Từ đó em có nhận xét gì về thái độ của ông Quán ? Đúng, Sai ? - HS : Thảo luận, trả lời. - Vua Kiệt : Đào ao rượu, chung chạ nam nữ trong hầm Trường dạ. - Vua Trụ : lấy thịt người nuôi thú dữ. - U Vương : muốn làm người đẹp Bao Tự cười đã cho đốt thành. - Tề Hoàn Công : ăn chán sơn hào hải vị muốn ăn thịt trẻ con, buộc đầu bếp Địch Nha giết con của mình hấp cho vua ăn. - GV: Thái độ của ông Quán? - GV: Theo em thì nhân vật ông Quán ở đây có thể là ai? Ông đang phát biểu cho tư tưởng của ai? - HS: Thảo luận, trả lời. - GV: Nhà thơ suy nghĩ gỡ khi viết tỏc phẩm? - GV: Nhận xột về nội dung và nghệ thuật? I. Tiểu dẫn: 1. Hoàn cảnh sáng tác: Sáng tác vào khoảng sau năm 1850 khi nhà thơ bị mù và mở trường dạy học. 2. Nội dung: ( sgk) 3.Vị trí đoạn trích: từ câu 473 đến 504, nói về cuộc trò truyện giữa nhân vật ông Quỏn và mấy nho sĩ trẻ tuổi, qua đó ông Quán bày tỏ lẽ ghét thương ở đời. II. Đọc chia bố cục: 1. Đọc: 2. Bố cục: 4 phần. + Phần 1: 6 câu đầu : Lí lẽ ghét thương + Phần 2: 10 câu tiếp: Lẽ ghét. + Phần 3: 14 câu tiếp: Lẽ thương. + Phần 4: 2 câu cuối: Suy ngẫm về ghét thương. 3. Đại ý đoạn trích: Đoạn trích thể hiện rõ thái độ ghét thương của ông Quán. Đây cũng là quan điểm, thái độ của nhân dân đối với vua chúa bạo ngược vô đạo, với những người hiền tài chịu số phận rủi ro. III. Đọc hiểu đoạn trích: 1. Đoạn 1: - 2 nhân vật đối thoại: + Ông Quán: Là một người tinh thông kinh sử, từng trải. Tuyên ngôn về lẽ ghét thương: “ Vì chưng hay ghét cũng là hay thương” + LVTiên: Muốn biết rõ đối tượng ghét thương trong quan điểm và thái độ của ông Quán. - Là vì ghét và thương là hai mặt đối lập nhưng tồn tại song song trong yêu cầu về đạo đức và lí tưởng của con người. Thương cái tốt đẹp, nhân đạo, ghét cỏi độc ác, xấu xa. Đó là hai mặt đối lập của tình cảm thống nhất của con người. * Đây chính là những lí lẽ để ông Quán bộc lộ thái độ ghét thương của mình với những sự việc ở đời. 2. Đoạn 2, 3: Lẽ ghét + Niềm thương. Lẽ ghét Niềm thương. - Ghét việc tầm phào: là nỗi ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm can, khắc xương ghi cốt. + Kiệt, Trụ mê dâm -> Dân khổ cực sa hầm, sảy hang. + Ghét U, Lệ đa đoan, bạo ngược-> Dân lầm than. + Ngũ bá phân vân: Dân nhọc nhằn. + Đời thúc quý phân băng-> Rối loạn dân. * Đó là những việc tầm phào, hại dân, đều gây nên những khổ cực cho dân. - Thương đức Thánh Nhân: có khát vọng cứu đời mà không thực hiện được. - Thươngthầy Nhan Tử: Mệnh yểu công danh đành lữo dở. - Thương Gia Cát tài cao nhưng không gặp vận. - Thương Đổng Tử có công lớn mà không được trọng dụng. - Thương thầy Nguyên Lượng: vì không chịu quỵ lụy mà về ở ẩn. - Thương ông Hàn Dũ vì dâng biểu can vua mà phải chịu đầy đi xa. * Đó là niềm thương cho nững nho sĩ ngay thẳng, những con người hiền tài mà phải chịu những hoàn cảnh và số phận éo le ngang trái. * Thái độ của ông Quán: Ông có một thái độ yêu ghét rất rõ ràng. Ghét bọn vua chúa bạo ngược luôn đứng về phía nhân dân lầm than. Đó chính là lòng yêu nước thương dân của ông quán. - Ông Quán chính là tác giả, từ những câu chuyện trong lịch sử của Trung Quốc, tác giả đã bày tỏ rõ những quan điểm đạo đức của bản thân, muốn dùng ngòi bút làm thứ vũ khí chiến đấu chống lại điều bạo ngược trong xã hội. - Trong lẽ ghét thương của ông cũng có ẩn ý phê phán triều Nguyễn lúc bấy giờ với ách thống trị khiến nhân dân lầm than, và ông thương cho các nho sĩ hiền tài lúc bấy giờ như Cao Bá Quát, Bùi Hữu Nghĩa, Nguyễn Công Trứ. 4. Đoạn 4: Suy ngẫm của tác giả - Đứng hẳn về phía nhân dân bị áp bức mà lên án bọn vua chúa bạo ngược, bất nhân. - Thương xót cho nhân dân phải chịu cảnh lầm than, khổ cực và số phận long đong của những nho sĩ hiền tài không gặp vận gặp thời. đ Tư tưởng lấy dân làm gốc thấm nhuần trong các điều thương, ghét. - Thương bậc hiền tài có phần thương mình. - Mượn tư liệu từ sử sách xa xưa để ít nhiều nói về tình hình xã hội Việt Nam dưới chế độ nhà Nguyễn: áp bức bóc lột nhân dân, đẩy nhân dân vào cuộc sống đói khổ cùng cực IV. Tổng kết: 1. Nghệ thuật: - Thành công trong sử dụng điệp từ ghét , thương nhiều lần, dồn dập, tăng tiến -> Làm tăng sức biểu cảm. - Sử dụng tiểu đối. - Điển tích, điển cố văn học. - Ngôn ngữ giản dị gần với lời ăn tiếng nói nhân dân.. 2. Nội dung: - Thể hiện tư tưởng thương dân, thương đời sâu sắc, thương cho các bậc hiền tài, ghét vua chúa bạo ngược. 4.GV hướng dẫn HS làm bài tập nâng cao: - Lẽ ghét thương của NĐC xuất phát từ tình cảm yêu thương nhân dân, mong muốn nhân dân được sống yên bình, hạnh phúc, những người tài đức có điều kiện thực hiện chí bình sinh - Đặc trưng bút pháp trữ tình của NĐC: triết lí đạo đức nhưng không hề khô khan cứng nhắc mà dạt dào cảm xúc. 5. Dặn dũ: Soạn bài: Chạy giặc 6. Rỳt kinh nghiệm – bổ sung: Đọc thêm Ngày soạn: 21-8-08 Chạy giặc (nguyễn Đình chiểu) I- Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: - Nắm được nội dung của bài thơ: Cảm xúc đau xót trước cảnh nước mất nhà tan, thất vọng trước sự hèn yếu của triều đình phong kiến. - Thấy dược những thành công về nghệ thuật của tác phẩm: thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. II-Chuẩn bị: - GV: Sử dụng SGK, SGV, Sách tham khảo. - HS: Soạn bài theo cõu hỏi sgk III- Cỏch thức dạy học: Dạy học theo hình thức thuyết trình giảng giải phát vấn, gợi tìm. III -Tiến trình dạy học : 1.ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: Phân tích lẽ ghét của ông Quán? Nhận xét gì về thái độ của ông Quán? 3.Dạy bài mới: Hoạt động của GV-HS Yêu cầu cần đạt - GV : Đọc phần tiểu dẫn, nêu những nội dung chính trong phần này? - HS : trả lời và đọc bài - GV: Nêu chủ đề? Chia bố cục bài thơ? - GV:Tỏc giả đó dựng những biện phỏp nghệ thuật gỡ khi miờu tả cảnh đất nước bị thực dõn Phỏp xõm lược? -GV: Bài thơ đó thể hiện tõm trạng gỡ của nhà thơ ? I. Tiểu dẫn : 1.Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ : Năm 1959, khi thực dõn Phỏp tấn cụng Sài Gũn 2. Đọc : - Đây là bài thơ thất ngôn bát cú, đọc với giọng tha thiết, xúc động. 3. Chủ đề : - Thể hiện cảm xúc đau xót của nhà thơ trước cảnh nước mất nhà tan. - Phê phán chế độ phong kiến đương thời yếu hèn, bạc nhược gây nên nỗi khổ của nhân dân. II. Đọc – hiểu : 1. Cảnh đất nước và nhân dân khi thực dân Pháp đến xâm lược: - Từ ngữ, hình ảnh: tan chợ, phút sa tay, lơ xơ chạy, dáo dác bay... -> Cảnh tan nát, tan tác, đổ vỡ thê thảm của người dân chạy loạn, đặc biệt là trẻ em, cảnh nhà cửa làng xóm bị đốt phá cướp bóc tan hoang, điêu tàn. - Thời cuộc đã vỡ như bàn cờ thế mà người cầm quân phút sa tay, lỡ bước không thể cứu vãn -> Cảnh đất nước và nhõn dõn khi bị thực dân Pháp xâm lược được tác giả miêu tả chân thực và sinh động 2.Tâm trạng tác giả: - Đau xót, buồn thương, mong mỏi và thất vọng - Hai câu kết: Câu hỏi tu từ -> hỏi nhưng cũng là mỉa mai, trách cứ đồng thời là một tiếng kêu cứu => Tấm lòng yêu nước thương dân sâu nặng của tác giả - Soạn Luyện tập về ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân. 4. Dặn dũ : Soạn Luyện tập về ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân. 5. Rỳt kinh nghiệm – bổ sung : Tiết 7 Tiếng Việt Ngày soạn: 25-8-08 Luyện tập về ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: - Biết phân tích làm nổi bật cách tác giả vận dụng ngôn ngữ chung vào việc tạo lập tác phẩm văn chương. II. Chuẩn bị: - GV: Sử dụng SGK,SGV,Sách tham khảo. - HS: Làm BT sgk. III.Cỏch thức tiến hành: Dạy học theo hình thức luyện tập các bài tập theo lí thuyết đã học. IV.Tiến trình dạy học : 1.ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là ngụn ngữ chung? - Thế nào là lời núi cỏ nhõn? - Mối quan hệ giữa lời núi cỏ nhõn và ngụn ngữ chung được thể hiện như thế nào? 3.Dạy bài mới: Hoạt động của GV- HS Yêu cầu cần đạt - GV : Củng cố kiến thức cũ bằng việc gọi học sinh trả lời kiến thức đó học về ngụn ngữ chung và lời núi cỏ nhõn - GV : Phân tích những đoạn và bài thơ sau để làm rõ nét riêng của mỗi tác giả trong việc sử dụng ngôn ngữ để biểu hiện cảnh vật và con người ? - HS : Thảo luận, trả lời -GV: Phân tích cách Nguyễn Tuân sử dụng các biện pháp tu từ trong đoạn trích? - GV: Em cú nhận xột gỡ về cấu trỳc của so sỏnh ? 1. Bài 1 : a. Đoạn 1 : Trích Nỗi nhớ nhung sầu muộn của người chinh phụ ( Trích Chinh phụ ngâm) + Thể thơ song thất lục bát. + Thể loại ngõm khỳc-> õm điệu da diết, buồn, khắc khoải. + Hình ảnh thơ : Hoa, nguyệt quấn quýt hoà quyện -> cảnh đẹp , có đôi có lứa. + Con người thao thức, cô đơn, sầu não vì phải xa chồng vì chồng đang đi chinh chiến. b. Đoạn 2 : Trích Truyện Kiều ( Nguyễn Du) + Thể thơ : Lục bát. + Hình ảnh thơ : Trăng, cây, nước, hải đường, sương, cành xuân -> ánh trăng được gọi bằng gương nga, bóng ngả. ánh trăng in xuống mặt nước lấp lỏnh, long lanh những bụi sáng, hải đường cũng lả lướt trong đêm trăng, cành xuân la đà đầy lộc -> Cảnh vật lả lướt,

File đính kèm:

  • doctuan 12 3 4 5 6 7 8 9 10.doc
Giáo án liên quan