Giáo án ngữ văn 11: phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

- Mục đích của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.

- Yêu cầu đặt ra với người phỏng vấn và người được phỏng vấn.

2. Kỹ năng:

- Nhận diện và phân tích các nội dung, yêu cầu của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn bằng ví dụ.

- Thực hiện phỏng vấn và trả lời phỏng vấn những vấn đề gần gũi trong cuộc sống.

3.Thái độ:

Thấy được sự cần thiết của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk

2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb

III. PHƯƠNG PHÁP

Học sinh hỏi đáp, hoạt động nhóm, diễn giảng

 

doc6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 8837 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 11: phỏng vấn và trả lời phỏng vấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 17 Tiết: 64 PHỎNG VẤN VÀ TRẢ LỜI PHỎNG VẤN I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Mục đích của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn. - Yêu cầu đặt ra với người phỏng vấn và người được phỏng vấn. 2. Kỹ năng: - Nhận diện và phân tích các nội dung, yêu cầu của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn bằng ví dụ. - Thực hiện phỏng vấn và trả lời phỏng vấn những vấn đề gần gũi trong cuộc sống. 3.Thái độ: Thấy được sự cần thiết của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk… 2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb… III. PHƯƠNG PHÁP Học sinh hỏi đáp, hoạt động nhóm, diễn giảng… IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN 1. Ổn định: 2. Bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt HĐ1 - HS đọc, tìm hiểu mục I và trả lời. - Kể một số HĐ PV và trả lời PV đã biết. - Cho biết mục đích của PV và trả lời PV? - PV và trả lời PV có vai trò gì đối với XH? - HS trả lời, GV tổng hợp. HĐ2 - GV yêu cầu HS: đọc, tìm hiểu, trả lời các câu hỏi trong SGK. + GV gợi dẫn, để HS: trao đổi, trả lời. Tìm hiểu yêu cầu đối với người trả lời PV. + HS trả lời và bổ sung. HĐ3 - Tìm hiểu mục III và trả lời các câu hỏi trong SGK. + GV gợi dẫn. + HS trao đổi, trả lời. - Một HS đọc ghi nhớ sgk. I. MỤC ĐÍCH, TẦM QUAN TRỌNG CỦA HOẠT ĐỘNG PHỎNG VẤN VÀ TRẢ LỜI PHỎNG VẤN 1. Các hoạt động PV và trả lời PV thường gặp: - Một chính khách, một quan chức, một doanh nhân trả lời báo chí. - Một bài PV đăng trên báo. - Khi người ta đi tìm việc làm... 2. Mục đích. - Để biết quan điểm của một người nào đó. - Để thấy tầm quan trọng, ý nghĩa XH của vấn đề đang được PV. - Để tạo lập quan hệ XH. - Để chọn người phù hợp với công việc. 3. Vai trò: Biểu hiện một XH văn minh, dân chủ, tôn trọng các ý kiến khác nhau về môt vấn đề. II. NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA HOẠT ĐỘNG PHỎNG VẤN 1. Công việc chuẩn bị: a. Xác định: chủ đề, mục đích, đối tượng, phương tiện pv. b. Hệ thống câu hỏi PV phải: - Ngắn gọn, rõ ràng, phù hợp với mục đích và đối tượng PV; - Làm rõ được chủ đề, sắp xếp, liên kết hợp lí. 2. Thực hiện cuộc PV: a. Ngoài hệ thống câu hỏi chuẩn bị, cần có những câu hỏi đưa đẩy, điều chỉnh để cuộc PV không bị máy móc, hết nhanh vừa không lan man. b. Người PV phải có thái độ thân tình, đồng cảm, lắng nghe và chia sẻ thông tin với người trả lời. 3. Biên tập sau khi PV: a. Người PV không được tự ý thay đổi nội dung câu trả lời. Phải cảm ơn người trả lời. b. Có thể ghi lại một số cử chỉ, điệu bộ của người trả lời để người đọc hiểu rõ hơn tình huống câu nói III. YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGƯỜI TRÀ LỜI PV 1. Người trả lời PV cần có những phẩm chất: - Thẳng thắn, trung thực; dám chịu trách nhiệm về lời nói của mình. - Trả lời trúng chủ đề, ngắn gọn, sâu sắc, hấp dẫn. 2. Người trả lời PV có thể dùng những ví von, so sánh mới lạ hoặc những cách đặt câu hỏi ngược lại gây ấn tượng, bất ngờ. 4. Hướng dẫn tự học: - Tập xây dựng tình huống phỏng vấn và trả lời phỏng vấn. - Soạn phần: ôn tập văn học. Tiết: 65,66 ÔN TẬP VĂN HỌC I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Sự hình thành, phát triển các dòng văn học. - Nội dung cơ bản và nghệ thuật đặc sắc của những tác phẩm văn xuôi vừa học. 2. Kỹ năng: - Năng lực hệ thống các tác phẩm đã học theo thể loại, nắm được hồn cốt các tác phẩm đã học. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk… 2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb… III. PHƯƠNG PHÁP Hỏi đáp, hoạt động nhóm, diễn giảng… IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN 1. Ổn định: 2. Bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt HĐ1 - GV nêu nội dung và yêu cầu ôn tập. - HS chỉ ôn phần VHVN từ đầu tk XX đến 1945. HĐ2 - HS trình bày, thảo luận theo hệ thống câu hỏi đã chuẩn bị. - GV chốt lại. *Hướng dẫn ôn theo hệ thống câu hỏi. Câu 1: về tính phức tạp của VHVN gđ này, thể hiện ở sự phân chia ra thành nhiều bộ phận xu hướng khác nhau. + HS:trình bày và bổ sung. + GV Vì sao có sự phân hóa phức tạp đó? *GV Vì sao Vh thời kì này phát triển hết sức mau lẹ như vậy? *Câu 2: gợi ý: Tiểu thuyết trung đại. - Chữ Hán, chữ Nôm. - Chú ý đến sự việc, chi tiết. - Cốt truyên đơn tuyến - Kể theo trình tự thời gian. - Tâm lí, tâm trạng nv sơ lược. - Ngôi kể thứ 3. - Kết cấu chương hồi. Tiểu thuyết hiện đại. - Chữ quốc ngữ. - Chú ý đến thế giới bên trong của nv. - Cốt truyện phức tạp, đa tuyến. - Cách kể đa dạng( theo t. g, theo tâm lí nv..) - Tâm lí, tâm trạng nv phong phú,đa dạng, phức tạp. - Ngôi kể thứ 3, thứ nhất , kết hợp nhiều ngôi kể. Câu 3: Phân tích tình huống trong các truyện Vi hành, tinh thần thể dục, Chữ người tử tù, Chí Phèo. + GV Tình huống truyện là gì? Vai trò của tình huống đối với tp tự sự?Tìm và phân tích các tình huống trong từng tp trên. So sánh các tình huống ấy? + HS làm việc theo nhóm và báo kết quả. + GV giảng, định hướng. Câu 4: Phân tích đặc sắc nt các truyện Hai đứa trẻ, Chữ người tử tù, Chí Phèo. + GV nêu yêu cầu, định hướng pt: chỉ hướng đến những điểm nổi bật. + Chia HS làm 3 nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu một truyện, sau đó trình bày kết quả. Câu 5: Nghệ thuật trào phúng trong đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia.” + GV định hướng, nhắc lại. + HS phân tích và bổ sung. Câu 6: Quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Huy Tưởng trong việc triển khai và giải quyết mâu thuẫn của vỡ bi kịchVNT. + HS trao đổi trả lời. + GV định hướng. Câu 7: Bình luận quan điểm nt của Nam Cao. + Đặc trưng bản chất của nt sáng tạo văn chương là gì? + Phân biệt giữa nt sáng tạo vc và công việc kĩ thuật. + Làm thế nào để khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có? + Vấn đề thiên chức và khó khăn của nhà nghệ sĩ chân chính như thế nào? + Nam Cao đã thực hiện thế nào quan điểm nt của mình trong sáng tác? - HS suy nghĩ và lần lượt trả lời từng câu hỏi.. Câu 8: HS làm ở nhà. I. NỘI DUNG II. PHƯƠNG PHÁP Câu 1: a. Bộ phận VH công khai, hợp pháp: - VH lãng mạn. + Tiếng nói cá nhân, khẳng định cái tôi, chống lễ giáo PK. + Các tác giả tiêu biểu: Huy Cận (Tràng Giang), Xuân Diệu (Vội vàng), Thạch Lam (Hai đứa trẻ)… - VH hiện thực. + Phản ánh hiện thực một cách khách quan: XH thuộc địa, tố cáo tội ác của tầng lớp thống trị… + Các tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Nam Cao (Chí Phèo, Lão), Vũ Trọng Phụng (Số đỏ) Ngô Tất Tố (Tắt đèn).. b. Bộ phận VH không hợp pháp: - VH yêu nước CM, nhà văn là chiến sĩ, ngòi bút là vũ khí. - Tác gải, tác phẩm tiêu biểu: Nguyễn Ái Quốc (Vi hành), Tố Hữu (Từ ấy)… Câu 3: - Tình huống là những quan hệ, những hoàn cảnh mà nhà văn sáng tạo ra để tạo nên sự hấp dẫn, sức sống và thế đứng của truyện.Tạo tình huống đặc sắc là khâu then chốt của nt viết truyện. - Có nhiều loại tình huống khác nhau. - Phân tích ví dụ. + Trong Vi hành và Tinh thần thể dục: đó là tình huống trào phúng nhằm gây cười đả kích, chế giễu đối tượng. + Có sự khác nhau: Vi hành: tình huống nhầm lẫn. Tinh thấn thể dục: mâu thuẫn giữa hình thức và nội dung, mục đích tốt đẹp và thực chất tai họa. + Trong Chữ người tử tù: tình huống éo le: tử tù săp bị tử hình- người cho chữ; quản ngục coi tù- người xin chữ; cảnh cho chữ xưa nay chưa từng có. + Trong Chí Phèo: tình huống bi kịch: mâu thuẫn giữa khát vọng sống lương thiên và không được làm người lương thiện. Câu 4. - Hai đứa trẻ: Truyện không có truyện_truyện trữ tình.Cốt truyện rất đơn giản.Cảm giac và tâm trạng được đào sâu.Tình huống truyện độc đáo:cảnh đợi tàu, tình huống tâm trạng. Ngôn ngữ giàu chất thơ. - Chữ người tử tù: hình tượng HC (anh hùng nghệ sĩ, thiên lương nhân hậu trong sáng). Hình tượng người quản ngục.Tình huống cho chữ, xin chữ. Ngôn ngữ vừa cổ kính vừa tạo hình. - Chí Phèo: Cốt truyện hấp dẫn li kì.Cách kể biến hóa linh h ọat.Xây dựng hình tượng điển hình. Nghệ thuật phân tích và mô tả tâm lí sâu sắc.Ngôn ngữ tự nhiên và giàu chất triết lí. Câu 5. Nhan đề trào phúng. Nhân vật trào phúng. Ngôn ngữ khôi hài, nói ngược. Thủ pháp phóng đại. Câu 6. - Tp được XD bởi hai mâu thuẫn cơ bản: + ND lao động >< hôn quân Lê Tương Dực. + Khát vọng sáng tạo nt >< điều kiện lịch sử xã hội. - MT thứ nhất tg giải quyết triệt để. MT thứ hai tg giải quyết chưa thật dứt khoát bởi đó là MT mang tính quy luật thể hiện mqh giữa nt và cuộc sống, nghệ sĩ và XH. Câu 7. - Công việc của người thợ thường là sao chép theo mẫu tạo ra những sp giống nhau hàng loạt. Còn viêc sạng tạo của ngưởi nghệ sĩ khác hẳn: sp của anh ta là sp tinh thần, tư duy, tâm hồn. Là tạo ra cái mới. Mỗi tp của nhà văn là tp duy nhất, không lặp lại. - Muốn vậy, nhà văn phải có năng lực tư duy, có óc sáng tạo dồi dào có ý chí và nỗ lực tìm kiếm cái mới - Đây là qđ không mới nhưng được phát biểu chân thành, diễn đạt hay và lại được kiểm chứng bằng chính tác phẩm của NC. 4. Hướng dẫn tự học: - Hướng dẫn học sinh trả lời các câu còn lại. - Rút ra những điểm giống nhau cơ bản của các tác phẩm vừa học thuộc giai đoạn từ TK XX đến Cách mạng tháng Tám 1945. Duyệt tuần 17 - 03/11/2011 P.HT

File đính kèm:

  • docGA 11 2012T17.doc