Giáo án Ngữ văn 11- Trung học phổ thông Quang Trung thành phố Hồ Chí Minh

A - MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp HS:

- Thấy được vẻ đẹp trong tư thế, ý nghĩ; lòng nhiệt tình và quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Phan Bội Châu, nhà cách mạng lớn.

- Cảm nhận được giọng thơ tâm huyết sôi trào của tác giả.

B - THIẾT KẾ DẠY VÀ HỌC

1/ Bài cũ:

2/ Bài mới:

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

- GV cho HS đọc phần Tiểu dẫn SGK trang 3.

- GV: Em hãy trình bày ngắn gọn những nét chính về tác giả PBC?

 

 

 

 

 

 

 

- GV: Hãy kể những tác phẩm tiêu biểu của PBC?

 

- GV: Hãy cho biết hoàn cảnh sáng tác của bài thơ

 

- GV: Bài thơ thể hiện thái độ gì của người ra đi trong buổi chia tay?

- Thử cho HS chia bố cục

- GV hướng dẫn cách đọc và gọi HS đọc

- GV nêu phương pháp tiếp cận bài thơ, đặt câu hỏi, cho nhóm thảo luận, chỉ định HS trình bày và chốt ý.

C1: PBC đã đưa ra quan niệm mới về chí làm trai và tầm vóc của con người trong vũ trũ như thế nào ở hai câu thơ đầu? Chú ý nhận xét về nhịp thơ và giọng thơ.

- GV liên hệ với quan niệm về chí làm trai của Nguyễn Công trứ, Cao Bá Quát.

 

 

 

 

C2: Ở hai câu thực, nhân vật trữ tình (tác giả) đã thể hiện ý thức trách nhiệm của cá nhân bằng những biện pháp tu từ nào? Giá trị của những biện pháp tu từ đó? Lưu ý thêm phần nguyên tác so với phần dịch thơ xem có gì khác biệt?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

C3: PBC đã đưa ra quan niệm sống của kẻ sĩ trước thời cuộc như thế nào? Chú ý về nhịp thơ, giọng thơ. Nhận xét câu 6 trong phần dịch so với nguyên tác.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

C4: Hai câu cuối thể hiện khát vọng hành động và tư thế của người ra đi như thế nào? Chú ý không gian được nói đến, hình tượng thơ có gì đặc biệt, biện pháp tu từ và so sánh phần dịch thơ với nguyên tác ở câu 8

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Gợi ý cho HS tổng kết về hai giá trị của bài thơ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GV có thể tích hợp I. TÌM HIỂU CHUNG:

1/ Tác giả:( SGK)

2/ Bài thơ:

a) Hoàn cảnh sáng tác:

Năm 1905, trước lúc lên đường sang Nhật Bản, ông làm bài thơ này để từ giã bạn bè, đồng chí.

b) Chủ đề:

Bài thơ thể hiện quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước, thực hiện lý tưởng cao cả vì dân vì nước của PBC.

c) Bố cục: (như phần đọc hiểu)

II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:

1/ Hai câu đề: Là tuyên ngôn về chí làm trai:

“Làm trai phải ở trên đời  điều kỳ lạ, việc lạ  sự nghiệp phi thường

Há để càn khôn tự chuyển dời.”

- Câu thơ đầu bộc lộ chí làm trai vốn là một lí tưởng nhân sinh trong thời đại phong kiến:

o đã là trang nam nhi thì phải tạo dựng sự nghiệp phi thường để lưu danh thiên cổ.

o chí làm trai phải gắn với sự nghiệp cứu nước giải phóng quê hương  tư tưởng tiến bộ của PBC.

- Câu thứ hai: Tầm vóc của con người trong vũ trụ :

o Sống không tầm thường, không thụ động  sống tích cực.

o Phải tự mình xoay chuyển đất trời, xoay chuyển tình thế, quyết định thời cuộc, thực hiện khát vọng lớn lao.

 Giọng thơ rắn rỏi + nhịp 2/4 rồi 4/2  ý tưởng táo bạo bạo, một quyết tâm cao và niềm tự hào của đông nam nhi

2/ Hai câu thực: Ý thức trách nhiệm cá nhân giữa cuộc đời:

“Trong khoảng trăm năm cần có tớ,

Sau này muôn thuở, há không ai?”

- Dịch nghĩa: Trong cuộc đời trăm năm phải có ta. Chẳng lẽ nghìn năm sau trong lịch sử dân tộc không có ai để lại tên tuổi hay sao?

- Nguyên tắc: “hữu ngã”  “có ta”, bản dịch: “tớ”  sự trẻ trung, hóm hỉnh  thái độ hăm hở của nhân vật trữ tình ra đi tìm đường cứu nước.

- Câu hỏi tu từ  niềm tự hào lớn lao + lời giục giã những người có ý chí lớn lao phải biết nắm lấy thời cơ hành động để tự khẳng định mình.

- Nghệ thuật bình đối : “bách niên” >< “thiên tải”  sự tương phản giữa cái hữu hạn của đời người với cái vô hạn của lịch sử  khẳng định vai trò của cá nhân đối với lịch sử: kẻ làm trai phải sẵn sàng gánh vác mọi trách nhiệm mà đất nước giao phó.

 Giọng thơ đĩnh đặc, rắn rỏi thể hiện một cái “tôi “ tích cực, một cái “tôi” trách nhiệm cao cả với khát vọng và quyết tâm cao trong buổi lên đường cứu nước.

3/ Hai câu luận: Quan niệm sống đúng, sống đẹp của kẻ sĩ trước thời cuộc:

“Non sông đã chết, sống thêm nhục,

Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài!”

- Thủ pháp nhân hóa: “non sông đã chết”  giang sơn nữ một sinh mệnh có hồn. Đất nước mất chủ quyền thì con người cũng không yên ổn. Nỗi nhục lớn xuất phát từ chỗ con người trở thành nô lệ  PBC thức tỉnh, cổ vũ lòng yêu nước của nhân dân.

- Theo PBC, buổi nước mất nhà tan, sách vở thánh hiền cũng chẳng có ích gì, có nấu sử sôi kinh thì cũng trở nên vô nghĩa. Ông đặt sự nghiệp giải phóng lên hàng đầu, kêu gọi xếp bút nghiên, cầm lấy gươm súng dành lại nước nhà và kêu gọi từ bỏ lối học cũ  Tư tưởng mới mẻ này xuất phát từ tinh thần dân tộc, nhiệt huyết cứu nước của PBC.

 Nhịp thơ 4/3 + phép đối chuẩn  thái độ quyết liệt của PBC trước tình cảnh đất nước và những tín điều xưa cũ

4/ Hai câu kết: Khát vọng hành động và tư thế buổi lên đường:

"Muốn vượt bể Đông theo cánh gió,

Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi”

- Không gian : biển Đông rộng lớn có thể sánh với chí lớn của nhà cách mạng. Câu thơ là sự hăm hở của người ra đi qua khát vọng muốn vượt theo cánh gió dài trên biển rộng để thực hiện lí tưởng cách mạng của mình.

- Lối nói nhân hóa: “sóng bạc tiễn ra khơi”  trách nhiệm đè nặng trên vai nhưng tâm hồn thanh thản, thả sức cho ước mà bay cao, bay xa.

- Hình tượng thơ: vừa kì vĩ ; vừa lãng mạn, thơ mộng: những cánh gió dài và ngàn con sóng bạc cùng cùng lúc như bay lên (nhất tề phi) chắp cánh cho những khát vọng cao đẹp của PBC.

 Hai câu thơ thể hiện quyết tâm cao trong buổi lên đường thực hiện ý chí lớn laolàm nên nghiệp lớn.

III. TỔNG KẾT:

1/ Nghệ thuật:

- Thể thơ thất ngôn bát cú luật bằng truyền đạt trọn vẹn hoài bão, khát vọng của con người có chí lớn PBC.

- Bài thơ mang một giọng điệu rất riêng: hăm hở, đầy nhiệt huyết.

- Ngôn ngữ thơ bình dị mà có sức lay động mạnh mẽ . . .

2/ Nội dung:

- Bài thơ chứa đựng nội dung tư tưởng lớn lao: làm trai phải “xoay chuyển vũ trụ” và có trách nhiệm với non sông đất nước. Qua đây ta thấy được lòng yêu nước mãnh liệt và chí làm trai hăm hở nhiệt tình của PBC.

- “Lưu biệt khi xuất dương” là một tác phẩm có giá trị giáo dục to lớn đối với thanh niên nhiều thế hệ .

 

doc81 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1757 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 11- Trung học phổ thông Quang Trung thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG Phan Bội Châu A - MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS: - Thấy được vẻ đẹp trong tư thế, ý nghĩ; lòng nhiệt tình và quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Phan Bội Châu, nhà cách mạng lớn. - Cảm nhận được giọng thơ tâm huyết sôi trào của tác giả. B - THIẾT KẾ DẠY VÀ HỌC 1/ Bài cũ: 2/ Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt - GV cho HS đọc phần Tiểu dẫn SGK trang 3. - GV: Em hãy trình bày ngắn gọn những nét chính về tác giả PBC? - GV: Hãy kể những tác phẩm tiêu biểu của PBC? - GV: Hãy cho biết hoàn cảnh sáng tác của bài thơ - GV: Bài thơ thể hiện thái độ gì của người ra đi trong buổi chia tay? - Thử cho HS chia bố cục - GV hướng dẫn cách đọc và gọi HS đọc - GV nêu phương pháp tiếp cận bài thơ, đặt câu hỏi, cho nhóm thảo luận, chỉ định HS trình bày và chốt ý. C1: PBC đã đưa ra quan niệm mới về chí làm trai và tầm vóc của con người trong vũ trũ như thế nào ở hai câu thơ đầu? Chú ý nhận xét về nhịp thơ và giọng thơ. - GV liên hệ với quan niệm về chí làm trai của Nguyễn Công trứ, Cao Bá Quát. C2: Ở hai câu thực, nhân vật trữ tình (tác giả) đã thể hiện ý thức trách nhiệm của cá nhân bằng những biện pháp tu từ nào? Giá trị của những biện pháp tu từ đó? Lưu ý thêm phần nguyên tác so với phần dịch thơ xem có gì khác biệt? C3: PBC đã đưa ra quan niệm sống của kẻ sĩ trước thời cuộc như thế nào? Chú ý về nhịp thơ, giọng thơ. Nhận xét câu 6 trong phần dịch so với nguyên tác. C4: Hai câu cuối thể hiện khát vọng hành động và tư thế của người ra đi như thế nào? Chú ý không gian được nói đến, hình tượng thơ có gì đặc biệt, biện pháp tu từ và so sánh phần dịch thơ với nguyên tác ở câu 8 - Gợi ý cho HS tổng kết về hai giá trị của bài thơ. GV có thể tích hợp I. TÌM HIỂU CHUNG: 1/ Tác giả:( SGK) 2/ Bài thơ: a) Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1905, trước lúc lên đường sang Nhật Bản, ông làm bài thơ này để từ giã bạn bè, đồng chí. b) Chủ đề: Bài thơ thể hiện quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước, thực hiện lý tưởng cao cả vì dân vì nước của PBC. c) Bố cục: (như phần đọc hiểu) II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: 1/ Hai câu đề: Là tuyên ngôn về chí làm trai: “Làm trai phải ở trên đời ® điều kỳ lạ, việc lạ ® sự nghiệp phi thường Há để càn khôn tự chuyển dời.” - Câu thơ đầu bộc lộ chí làm trai vốn là một lí tưởng nhân sinh trong thời đại phong kiến: đã là trang nam nhi thì phải tạo dựng sự nghiệp phi thường để lưu danh thiên cổ. chí làm trai phải gắn với sự nghiệp cứu nước giải phóng quê hương ® tư tưởng tiến bộ của PBC. - Câu thứ hai: Tầm vóc của con người trong vũ trụ : Sống không tầm thường, không thụ động ® sống tích cực. Phải tự mình xoay chuyển đất trời, xoay chuyển tình thế, quyết định thời cuộc, thực hiện khát vọng lớn lao. Þ Giọng thơ rắn rỏi + nhịp 2/4 rồi 4/2 ® ý tưởng táo bạo bạo, một quyết tâm cao và niềm tự hào của đông nam nhi 2/ Hai câu thực: Ý thức trách nhiệm cá nhân giữa cuộc đời: “Trong khoảng trăm năm cần có tớ, Sau này muôn thuở, há không ai?” - Dịch nghĩa: Trong cuộc đời trăm năm phải có ta. Chẳng lẽ nghìn năm sau trong lịch sử dân tộc không có ai để lại tên tuổi hay sao? - Nguyên tắc: “hữu ngã” ® “có ta”, bản dịch: “tớ” ® sự trẻ trung, hóm hỉnh ® thái độ hăm hở của nhân vật trữ tình ra đi tìm đường cứu nước. - Câu hỏi tu từ ® niềm tự hào lớn lao + lời giục giã những người có ý chí lớn lao phải biết nắm lấy thời cơ hành động để tự khẳng định mình. - Nghệ thuật bình đối : “bách niên” >< “thiên tải” ® sự tương phản giữa cái hữu hạn của đời người với cái vô hạn của lịch sử ® khẳng định vai trò của cá nhân đối với lịch sử: kẻ làm trai phải sẵn sàng gánh vác mọi trách nhiệm mà đất nước giao phó. Þ Giọng thơ đĩnh đặc, rắn rỏi thể hiện một cái “tôi “ tích cực, một cái “tôi” trách nhiệm cao cả với khát vọng và quyết tâm cao trong buổi lên đường cứu nước. 3/ Hai câu luận: Quan niệm sống đúng, sống đẹp của kẻ sĩ trước thời cuộc: “Non sông đã chết, sống thêm nhục, Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài!” - Thủ pháp nhân hóa: “non sông đã chết” ® giang sơn nữ một sinh mệnh có hồn. Đất nước mất chủ quyền thì con người cũng không yên ổn. Nỗi nhục lớn xuất phát từ chỗ con người trở thành nô lệ ® PBC thức tỉnh, cổ vũ lòng yêu nước của nhân dân. - Theo PBC, buổi nước mất nhà tan, sách vở thánh hiền cũng chẳng có ích gì, có nấu sử sôi kinh thì cũng trở nên vô nghĩa. Ông đặt sự nghiệp giải phóng lên hàng đầu, kêu gọi xếp bút nghiên, cầm lấy gươm súng dành lại nước nhà và kêu gọi từ bỏ lối học cũ ® Tư tưởng mới mẻ này xuất phát từ tinh thần dân tộc, nhiệt huyết cứu nước của PBC. Þ Nhịp thơ 4/3 + phép đối chuẩn ® thái độ quyết liệt của PBC trước tình cảnh đất nước và những tín điều xưa cũ 4/ Hai câu kết: Khát vọng hành động và tư thế buổi lên đường: "Muốn vượt bể Đông theo cánh gió, Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi” - Không gian : biển Đông rộng lớn có thể sánh với chí lớn của nhà cách mạng. Câu thơ là sự hăm hở của người ra đi qua khát vọng muốn vượt theo cánh gió dài trên biển rộng để thực hiện lí tưởng cách mạng của mình. - Lối nói nhân hóa: “sóng bạc tiễn ra khơi” ® trách nhiệm đè nặng trên vai nhưng tâm hồn thanh thản, thả sức cho ước mà bay cao, bay xa. - Hình tượng thơ: vừa kì vĩ ; vừa lãng mạn, thơ mộng: những cánh gió dài và ngàn con sóng bạc cùng cùng lúc như bay lên (nhất tề phi) chắp cánh cho những khát vọng cao đẹp của PBC. Þ Hai câu thơ thể hiện quyết tâm cao trong buổi lên đường thực hiện ý chí lớn laolàm nên nghiệp lớn. III. TỔNG KẾT: 1/ Nghệ thuật: - Thể thơ thất ngôn bát cú luật bằng truyền đạt trọn vẹn hoài bão, khát vọng của con người có chí lớn PBC. - Bài thơ mang một giọng điệu rất riêng: hăm hở, đầy nhiệt huyết. - Ngôn ngữ thơ bình dị mà có sức lay động mạnh mẽ . . . 2/ Nội dung: - Bài thơ chứa đựng nội dung tư tưởng lớn lao: làm trai phải “xoay chuyển vũ trụ” và có trách nhiệm với non sông đất nước. Qua đây ta thấy được lòng yêu nước mãnh liệt và chí làm trai hăm hở nhiệt tình của PBC. - “Lưu biệt khi xuất dương” là một tác phẩm có giá trị giáo dục to lớn đối với thanh niên nhiều thế hệ . 3/ Dặn dò: - Bài cũ: Cảm nhận vẻ đẹp hào hùng lãng mạn của nhà chí sị CM PBC trong bài thơ - Bài mới: Đọc và soạn bài “Hầu trời” của Tản Đà theo câu hỏi trong SGK trang 12. NGHĨA CỦA CÂU A - MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS: Nắm được nội dung cơ bản về hai thành phần nghĩa củacâu Nhận ra và biết phân tích hai thành phần nghĩa của câu, diễn đạt được nội dung cần thiết của câu phù hợp với ngữ cảnh. B - THIẾT KẾ DẠY VÀ HỌC: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt - So sánh cặp câu a1-a2;b1-b2 (SGK) - Nhận xét về các thành phần nghĩa của câu? - Thế nào là nghĩa sự việc trong câu? - Phân tích các ví dụ trong SGK, chỉ ra một số loại sự việc phổ biến? - Cho HS thảo luận các ví dụ SGK/tr 18, 19 rồi rút ra các kiểu nghĩa tình thái I. HAI THÀNH PHẦN CỦA CÂU : 1/ So sánh hai câu trong từng cặp căn câu sau đây: a1. Hình rinh như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ (Nam Cao, Chí Phèo). a2. Có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ. b1. Nếu tôi nói thì chắc người ta cũng bằng lòng... b2. Nếu tôi nói thì người ta cũng bằng lòng... Cả hai câu a1 và a2 đều nói đến sự việc : Chí Phèo từng có một thời (ao ước có một gia đình nho nhỏ). Nhưng câu a1 kèm theo sự đánh giá chưa chắc chắn về sự việc qua từ “hình như”, còn câu a2 đề cập đến sự việc như nó đã xảy ra. Cả hai câu b1 và b1 đều đề cập đến sự việc giả định (nếu tôi nói .... người ta cũng bằng lòng). Nhưng câu b1 thể hiện sự phỏng đoán có độ tin cậy cao đối với sự việc qua từ “chắc”, còn câu b2 chỉ đơn thuần đề cập đến sự việc. 2/ Mỗi câu thường có hai thành phần: nghĩa sư việc và nghĩa tình thái. - Thông thường, trong mỗi câu hai thành phần nghĩa trên hoà quyện vào nhau. Nhưng có trường hợp, câu chỉ có nghĩa tình thái. Đó là khi câu được cấu tạo bằng từ ngữ cảm thán. Ví du : Dạ bẩm, thế ra y văn võ đều có tài cả. Chà chà? + Câu l: Nghĩa sự việc biểu hiện qua các từ ngữ (y văn vẻ đều có tài cả) Nghĩa tình thái: Thái độ ngạc nhiên qua từ (thế ra) và thái độ kính cẩn qua từ (dạ bẩm) + Câu 2: Chỉ có nghĩa tình thái: Bày tỏ thái độ thán phục qua từ cảm thán (chà chà!) II. NGHĨA SỰ VIỆC: - Nghĩa sự việc còn được gọi là nghĩa miêu tả (hay nghĩa biểu hiện, nghĩa mệnh đề) - Nghĩa sự việc trong câu là thành phần ứng với sự việc mà câu đề cập đến. - Một số loại sự việc phổ biến : + Câu biểu hiện hành động: Xuân Tóc Đỏ cắt đặt đâu vào đấy rồi mới xuống chờ những người đi đưa. (Vũ Trọng Phụng, Số Đỏ) + Câu biểu hiện trạng thái tính chất, đặc điểm: Trời thu xanh ngắt mấy từng cao. (Nguyễn Khuyến, Vịnh mùa thu) + Câu biểu hiện quá trình: Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo. ( Nguyễn Khuyến, Câu cá mùa thu) + Câu biểu hiện tư thế: Lom khom dưới núi tiều vài chú. (Bà Huyện Thanh Quan, Qua đèo Ngang) + Câu biểu hiện sự tồn tại: Còn tiền, còn bạc, còn đệ tử Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi. (Nguyễn Bình Khiêm, Thói đời) ® Động từ tồn tại: (Còn, hết) ® Sự vật tồn tại: (Bạc, tiền, đệ tử, cơm, rượu, ông tôi) + Câu biểu hiện quan hệ: Đội Tảo là một tay vai vế trong làng. (Nam Cao, Chí Phèo) ® Quan hệ đồng nhất: (là) Nghĩa sự việc của câu thường được biểu hiện nhờ các từ ngữ đóng vai trò chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ và một số thành phần phụ khác. Ghi nhớ: Nghĩa của câu bao gồm hai thành phần: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái. Nghĩa sự việc là nghĩa ứng với sự việc được đề cập đến trong câu. Nó thường được biểu hiện nhờ các từ ngữ đóng vai trò, chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ và một số thành phần phụ khác. LUYÊN TẬP: Bài tập l: SGK/Tr.9 Phân tích nghĩa sự việc trong từng câu thơ: Câu 1: Diễn tả hai sự việc chỉ trạng thái ( Ao thu lạnh lẽo / nước trong veo) Câu 2: Một sự việc - đặc điểm ( Thuyền - bè) Câu 3: Một sự việc - quá trình (Sóng - gợn) Câu 4: Một sự việc - quá trình (Lá - đưa vèo) Câu 5: Hai sự việc: Trạng thái : (tầng mây - lơ lửng) Đặc điểm : (Trời - xanh ngắt) Câu 6: Hai sự việc Đặc điểm : (Ngõ trúc - quanh co) Trạng thái : (khách - vắng teo) Câu 7: Hai sự việc - tư thế (Tựa gối/ buông cần) Câu 8: Một sự việc - hành động (cá - đớp) Bài tập 2: SGK/Tr.9 Tách nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong câu a, b, c. Nghĩa sự việc Nghĩa tình thái a) Có một ông rể quý như Xuân cũng danh giá nhưng cũng sợ. a) Công nhận sự danh giá là có (thực) nhưng chỉ ở phương đó (kể) còn ở phương diện khác thì không (đáng ... lắm) b) Hắn cũng như mình, chọn nhầm nghề b) Thái độ phỏng đoán chưa chắc chắn (có lẽ) và có ý nuối tiếc (mất rồi) c) Họ cũng phân vân như mình, mình cũng không biết rõ con gái mình có hư không. c) Thái độ phỏng đoán (dễ) ý nhấn mạnh (đến chính ngang mình) III. NGHĨA TÌNH THÁI: 1/ Sự nhìn nhận đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu. - Khẳng định tính chân thật của sự việc (Ví dụ: 1, 2 SGK/Tr.18) - Phỏng đoán sự việc với độ tin cậy cao hoặc độ tin cậy thấp (Ví dụ: 3, 4 SGK/Tr.18) - Đánh giá về mức độ hay số lượng đối với một phương diện nào đó của sự việc. (Ví dụ: 5, 6 SGK/Tr.18) - Đánh giá sự việc có thực hay không có thực, đã xảy ra hay chưa xảy ra. (Ví dụ: 7, 8 SGK/Tr.18) - Khẳng định tính tất yếu sự cần thiết hay khả năng của sự việc (Ví dụ: 9, 10 SGK/Tr.19) 2/ Tình cảm, thái độ của người nói đối với người nghe. - Tình cảm thân mật, gần gũi: (Ví dụ: 1 , 2 SGK/Tr.19) - Thái độ bực tức, hách dịch: (Ví dụ: 3, 4 SGK/Tr.19) - Thái độ kính cẩn: (Ví dụ: 5, 6 SGK Tri9) Ghi nhớ Nghĩa tình thái thể hiện thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe. Nó có thể được bộc lộ riêng qua các từ ngữ tình thái trong câu. LUYỆN TẬP: Bài 1: SGK/Tr.20 Nghĩa sự việc Nghĩa hình thái a) Ngoài này nắng đỏ cành cam / trong ấy nắng xanh lam ngọn dừa ® đặc điểm, tính chất (nắng) ở hai miền Nam/Bắc khác nhau. a) Chắc (phỏng đoán với độ tin cậy cao) b) Tấm ảnh chụp hai mẹ con kia là mợ Du và thằng Dũng ® nghĩa biểu thị quan hệ b) Rõ ràng là (khẳng định sự việc ở mức độ cao) c) Một cái gông xứng đáng với sáu người tử tù. ® Nghĩa biểu thị quan hệ c) Thật là (khẳng định một cách mỉa mai d) Xưa nay hắn sống bằng nghề cướp giật và dọa nạt. Hắn mạnh vì liều ® nghĩa biểu thị hành động d) Chỉ (nhấn mạnh sự việc) đã đành (hàm ý miễn cưỡng công nhận sự việc) Bài 2: SGK/Tr.20 - Các từ ngữ thể hiện tình thái trong các câu sau: a) Nói của đáng tội (thừa nhận việc khen này là không nên đối với đứa bé) b) Có thể (nêu khả năng) c) Những (đánh giá ở mức độ cao) HẦU TRỜI Tản Đà A - MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS: Hiểu được ý thức cá nhân, ý thức nghệ sĩ của Tản Đà thể hiện qua câu chuyện “Hầu trời”; thấy được quan niệm mới về nghề văn và nét cách tân nghệ thuật trong bài thơ. B - Kiểm tra bài cũ Giới thiệu bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt HS đọc phần KQCĐ HS đọc phần tiểu dẫn, tóm tắt ý chính về cuộc đời sáng tác HS đọc từ câu 25®98 nêu xuất xứ, chủ đề, bố cục của đoạn thơ? HS đọc từ câu 25®52, thái độ của Tản Đà khi đọc thơ? Nhận xét về cái “tôi” của Tản Đà? Tìm các câu thơ tả thái độ của người nghe thơ như thế nào? Qua miêu tả thái độ của người nghe, Tản Đà ngụ ý gì? HS đọc từ câu 65®68, thảo luận: Tản Đà ý thức rất rõ điều gì? Nhận xét về việc xưng tên của Tản Đà? HS đọc câu 75®78, Tản Đà khát khao điều gì? Khát vọng của Tản Đả cho thấy ông là người như thế nào? HS đọc từ câu 79®98, thảo luận để tìm và cắt nghĩa các câu thơ nói lên quan niệm về nghề văn của Tản Đà? I. TÌM HIỂU CHUNG: 1/ Tác giả(sgk) 2/ Bài thơ “Hầu trời”: Xuất xứ: in trong tập “Còn chơi” (xuất bản 1921) Thể loại: Thất ngôn trường thiên II. ĐỌC HIỂU VẰN BẢN: 1.Nhan đề và cách vào đề: Nhan đề : cảm hứng lãng mạn, hướng vào cõi mộng không có thực. Cách vào đề; câu nghi vấn, câu khẳng định, điệp từ “ thật” gợi sự tò mò, cách vào đề độc đáo. 2.Chuyện đọc thơ cho trời và chư tiên nghe: a) Thái độ của thi nhân: “Đọc hết văn vần sang văn xuôi. Hết văn thuyết lí lại văn chơi” ... “Đọc đã thích”, ... “ran cung mây” ... ® cao hứng, đắc ý, tự hào b) Thái độ của người nghe thơ Liệt kê, điệp từ ® người nghe rất chăm chú, tất cả đều tán thưởng, hâm mộ, xúc động... ® tài năng thu hút của Tản Đà. ® Nhà thơ ý thức rất rõ về tài năng thơ ca, về giá trị đích thực của mình - Trời khen: “văn thật tuyệt”, “văn trần được thế chắc có ít...”, “đẹp như sao băng”, mạnh như mây chuyển”, “êm như gió thoảng, tinh như sương. Dầm như mưa sa, lạnh như tuyết”. Nghệ thuật nhân hóa, so sánh, câu cảm Kể lại việc Trời khen mình cũng chính là một hình thức tự khen. Các nhà nho trước Tản Đà đều khoe tài nhưng chữ “tài” mà họ nói tới gắn với khả năng “kinh bang tế thế”. Trước Tản Đà, chưa ai nói trắng ra cái hay, cái “tuyệt” của văn thơ mình như vậy, hơn nữa, lại nói trước mặt Trời. ® Ý thức cá nhân ở nhà thơ đã phát triển rất cao. Þ Tản Đà tìm đến tận trời để bộc lộ tài năng thơ ca của mình, thể hiện “cái tôi” rất “ngông”, táo bạo.Giọng kể rất đa dạng, hóm hỉnh, nhà thơ có ý thức gây ấn tượng cho người đọc. 3.Câu 53 ® câu 98: Tản Đà trò chuyện với trời: Nhịp thơ linh hoạt từ 4/3 chuyển sang 2/2/3, giọng thơ dí dỏm: Tản Đà “tâu trình” rõ ràng về họ tên, “xuất xứ” của mình trong hẳn một khổ thơ . Khát vọng thực hiện việc “thiên lương” cho nhân gian ® Tản Đà ý thức được trách nhiệm của người nghệ sĩ với đời, khát khao được gánh vác việc đời, đó cũng là một cách tự khẳng định mình. Thân phận nhà văn cũng rất rẻ rúng trong xã hội thực dân nửa phong kiến ® Ý thức về bản thân, khát vọng “thiên lương” >< hoàn cảnh thực tại, nhà thơ phải chống chọi với nhiều vấn đề phức tạp trong nghề nghiệp và trong cuộc sống. Thi nhân phải lên tận cõi tiên để khẳng định mình, để tìm tri kỉ ® cảm thấy chán ngán cõi trần, muốn thoát li thực tại. Tác giả mượn chuyện hư ảo đê chuyển tải khát vọng mãnh liệt, mong dược trả giá tương xứng với tài năng của mình. III. GHI NHỚ( SGK). VỘI VÀNG Xuân Diệu A - MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS: - Cảm nhận được niềm khao khát sống mạnh liệt, sống hết mình và quan niệm vê thời gian, về tuổi trẻ và hạnh phúc của Xuân Diệu. - Thấy được sự kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc mãnh liệt, dồi dào và mạch luận lí sâu sắc; những sáng tạo độc đáo về nghệ thuật của bài thơ. B - THIẾT KẾ DẠY VÀ HỌC: Kiểm tra bài cũ Giới thiệu bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt - Hãy cho biết xuất xứ bài thơ. - GV đọc mẫu và hướng dẫn HS đọc: + đoạn đầu: say mê, náo nức + đoạn 2: theo giọng trầm, nhịp chậm, buồn + đoạn 3: giọng hối hả, sôi nổi, cuống quýt - HS đọc bài thơ, chia đoạn, nêu ý chính từng đoạn - Nhận xét cách diễn đạt của nhà thơ trong 4 câu thơ mở đầu? (thể thơ, cách dùng từ, hình ảnh, nhịp thơ...?) Hình ảnh thiên nhiên, sự sống được tác giả cảm nhận như thế nào? Nhận xét về cách diễn tả tâm trạng tình cảm của thi nhân trước bức tranh thiên nhiên, cuộc sống Quan niệm của Xuân Diệu về thời gian có gì khác với quan niệm truyền thống? Quan niêm này được X.Diệu diễn tả như thế nào? Nét đặc sắc về n.thuật, n.dung của đoạn thơ? Quan niêm sống của X.Diệu có chỗ nào tích cực? Đoạn thơ cuối thể hiện rằng X.Diệu có thái độ sống như thế nào? Nhận xét chung về dòng cảm xúc xuyên suốt cả bài thơ của tác giả? Nêu kết luận chung I. TÌM HIỂU CHUNG: 1. Tác giả: 2. Tác phẩm: Bài thơ được in trong tập “Thơ thơ”, xuất bản năm 1938. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: 1/ 11 câu đầu: Tình yêu cuộc sống say mê, tha thiết của nhà thơ. a) 4 câu đầu: 4 câu thơ năm chữ, kiểu câu khẳng định. Điệp ngữ “tôi muốn” ® điệp cấu trúc, nhịp thơ gấp gáp, khẩn trương. ® khẳng định ước muốn táo bạo, mãnh hệt: muốn ngự trị thiên nhiên, muốn đoạt quyền tạo hóa ® ý tưởng có vẻ như ngông cuồng của thi nhân xuất phát từ trái tim yêu cuộc sống thiết tha, say mê, và ngây ngất b) 7 câu kế: Bức tranh thiên nhiên : yến anh, ong bướm, hoa lá, ánh sáng chớp hàng mi ... Thiên nhiên hiện hữu có đôi có lứa, có tình như mời gọi, như xoắn xuýt. - Điệp khúc “này đây” và phép liệt kê tăng tiến cùng một số cụm từ “tuần tháng mật”, “khúc tình si” ® sự sung sướng, ngất ngây; hối hả, gấp gáp như muốn nhanh chóng tận hưởng vẻ đẹp của cuộc sống. - Cách diễn đạt độc đáo: “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”; so sánh ® vật chất hóa khái niệm thời gian qua hình ảnh “cặp môi gần” ® vừa gợi hình thể vừa gợi tính chất (thơm ngon và ngọt ngào). Þ Quan niệm mới mẻ về cuộc sống, về tuổi trẻ và hạnh phúc. Đối với Xuân Diệu, thế giới này đẹp nhất vì có con người giữa tuổi trẻ và tình yêu. Thời gian quý giá nhất của mỗi đời người là tuổi trẻ mà hạnh phúc lớn nhất của tuổi trẻ là tình yêu. Biết thụ hưởng chính đáng những gì mà cuộc sống dành cho mình, sống hết mình nhất là những tháng năm tuổi trẻ, đó là một quan niệm mới, tích cực, thấm đượm tinh thần nhân văn. 2/ 18 câu tiếp theo: Nỗi băn khoăn trước thời gian và cuộc đời. - - “Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua ... sẽ già”. Điệp từ, nghệ thuật tương phản :, thời gian tuyến tính, thời gian như một dòng chảy xuôi chiều, một đi không trở lại. Quan niệm này xuất phát từ cái nhìn động: cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu là cảm nhận đầy tính mất mát. - “Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật... tiếc cả đất trời”. Nghệ thuật tương phản, từ láy “bâng khuâng” ® cảm xúc lưu luyến tuổi trẻ, mùa xuân, cuộc đời ® Nhà thơ yêu say đắm cuộc sống. - “Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi ... tiễn biệt”: Nhân hóa, cảm nhận bằng mọi giác quan. Mỗi khoảnh khắc trôi qua là một sự mất mát. Cảm nhận tinh tế những mất mát chia phôi. Khắp vũ trụ là lời thở than của vạn vật, là không gian đang tiễn biệt. Mỗi sự vật đang ngậm ngùi tiễn biệt một phần đời của chính nó ® cùng với sự ra đi của thời gian là sự phôi pha, phai tàn của từng cá thể. . 3/ 10 câu cuối: Khát vọng sống, khát vọng yêu cuồng nhiệt, hối hả. - “Mau đi thôi!” Câu cảm thán ® giục giã sống “vội vàng” để tận hướng tuổi trẻ và thời gian, không sống hoài, sống phí... - Điệp ngữ “Ta muốn”: khát vọng sống mãnh liệt, khát vọng được yêu thương: “Ta muốn say cánh bướm với tình yêu” - Liệt kê : hình ảnh “mây, gió, cánh bướm, non nước, cây, cỏ, ...” ® Thị giác cảm nhận về không gian của cuộc sống mới mơn mởn, đầy ánh sáng rất đáng yêu Khứu giác cảm nhận về mùi vị “thơm” hương cuộc sống Thính giác cảm nhận “thanh sắc của thời tươi” “Cái hôn”,“cắn”® cảm giác mãnh hệt, vồ vập, yêu thương - “Ta muốn ôm ® riết ® say ® thâu ® cắn”: các động từ, tăng tiến, phép điệp -> tình yêu mãnh liệt táo bạo của một cái “tôi” thi sĩ yêu cuộc sống cuồng nhiệt, tha thiết với mềm vui trần thế, tâm thế sống tích cực . III. GHI NHỚ (SGK) THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ A - MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS: - Hiểu được mục đích, yêu cầu và cách bác bỏ - Biết cách bác bỏ một ý kiến, quan niệm sai lầm B - THIẾT KẾ DẠY VÀ HỌC Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt - Thế nào là thao tác lập luận bác bỏ? - Thao tác lập luận bác bỏ được dùng với mục đích gì? - Để bác bỏ thành công, ta cần nắm vững yêu cầu nào? I. MỤC ĐÍCH, YÊU CÂU CỦA THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ 1/ Khái niệm thao tác lập luận bác bỏ: Bác bỏ một ý kiến tức là chứng minh ý kiến đó là sai. 2/ Mục đích của thao tác lập luận bác bỏ: Để bác bỏ những quan điểm, ý kiến không đúng, bày tỏ và bênh vực những quan điểm, ý kiến đúng đắn 3/ Yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ - Muốn bác bỏ một ý kiến sai, trước hết hãy trích dẫn ý kiến đó một cách đầy đủ, khách quan và trung thực - Phải làm sáng tỏ ý kiến đã sai ở chỗ nào? (luận điểm, luận cứ hay cách lập luận) và vì sao sai ? (dùng lý lẽ, dẫn chứng để phân tích) II. CÁCH BÁC BỎ: 1/ Đọc các đoạn trích trong SGK và nhận xét VD l: đoạn trích a (SGK/tr.24) Lập luận của Nguyễn Bách Khoa Bác bỏ của Đinh Gia Trinh - Nguyễn Du là con bệnh thần kinh - Nguyễn Du mắc bệnh ảo giác - Tác giả căn cứ vào đâu mà biết như vậy rằng Nguyễn Du mắc bệnh thần kinh? ® Bệnh thần kinh không có tổn thương về khí quan ® ... những câu đó chỉ nó bệnh chứ không nói là mắc bệnh thần kinh ® ... v.v... Ta cho là tưởng tượng của nghệ sĩ ® Căn cứ vào mấy bài thơ mà quyết đoán như vậy là quá bạo ® Có những thi sĩ ... thường sẵn thứ tưởng tượng kỳ dị, có khi quái dị ấy Þ Ông Đinh Gia Trinh đã bác bỏ cách lập luận thiếu tính khoa học, suy diễn chủ quan của ông Nguyễn Bách Khoa. Tác giả đã chỉ ra sự suy diễn vô căn cứ của ông Nguyễn Bách Khoa bằng hệ thống lập luận, dẫn chứng chặt chẽ... Hình thức đa dạng phong phú: câu tường thuật, câu hỏi tu từ... ® Phân tích những khía cạnh sai lệch và thiếu chính xác VD 2: Đoạn trích b (SGK/tr.25) Nguyễn An Ninh bác bỏ luận cứ: “Nhiều người than phiền tiếng nước mình nghèo nàn” - Lý lẽ: “Lời trích cứ không có cơ sở ... An Nam nào” - Dẫn chứng: Ngôn ngữ Nguyễn Du - Chỉ ra nguyên nhân: Do sự bất tài của con người - Hình thức: câu hỏi tu từ Tiếng nước mình không nghèo nàn Þ Chỉ ra nguyên nhân Hãy cho biết cách thức bác bỏ VD3: Đoạn trích c (SGK/25) Ông Nguyễn Khắc Viện nêu luận điểm không đúng đắn của người khác: “Tôi hút, tôi bị bệnh mặc tôi!” rồi bác bỏ luận điểm đó bằng cách nêu lên những dẫn chứng cụ thể và phân tích rõ tác hại ghê ghớm của việc hút thuốc lá. 2/ Cách thức bác bỏ: - Bác bỏ là dùng lí lẽ và chứng cứ để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác. Từ đó, nêu ý kiến đúng của mình để thuyết phục người nghe (người đọc). - Có thể bác bỏ một luận điểm, luận cứ hoặc cách lập luận bằng cách nêu tác hại, chỉ ra nguyên nhân hoặc phân tích những khía cạnh sai lệch, thiếu chính xác, ... của luận điểm, luận cứ, lập luận ấy. - Khi bác bỏ, cần tỏ thái độ khách quan, đúng mực. TRÀNG GIANG Huy Cận A - MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS: - Thấy được vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên được vẽ bằng bút pháp đơn sơ, thanh đạm, tinh tế vừa cổ điển vừa hiện đại gần gũi và tiêu biểu cho hồn thơ Huy Cận trước CMT8 - Cảm nhận được nỗi buồn, cô đơn trước vũ trụ rộng lớn, nhạy cảm trước thiên nhiên và khao khát giao cảm với đời, với tấm lòng yêu nước thầm kín. B -THIẾT KẾ DẠY VÀ HỌC Kiểm tra bài cũ Giới thiệu bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt HS đọc tiểu dẫn, trình bày những hiểu biết về nhà thơ, tập thơ và bài thơ HS đọc diễn cảm, thuộc từng khổ, nêu cảm nhận chung, khái quát về thơ (ND tư tưởng) ® âm điệu buồn nhiều cung bậc Phân tích khổ 1: Những yếu tố nào tạo cảm xúc cho K1? Cách dùng hệ thống từ ngữ, hình ảnh, nhịp điệu? P.tích cụ thể hình tượng NT có tính thẩm mỹ, mang tính biểu tượng. P.tích cách dùng từ láy, đối ngữ, đảo ngữ Hình tượng NT nào gợi cho em nghĩ đến cuộc đời, kiếp người? - Giọng thơ gợi cảm giác gì? (hụt hẩng, mất mát) từ nhân vật trữ tình có ý thức cuộc sống. - P.tích quan hệ giữa cái vô hạn và hữu hạn của cảm nhận

File đính kèm:

  • docGiao an GV.doc
Giáo án liên quan