Giáo án ngữ văn 11 từ tiết 18 đến tiết 31

I. Mục tiêu bài học

- Củng cố, nâng cao tri thức về thao tác lập luận phân tích

- Biết vận dụng thao tác lập luận phân tích trong bài văn nghị luận

II. Phương tiện dạy học

- SGK, SGV, bảng phụ, máy chiếu giáo án

III. Phương pháp tiến hành

- GV hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm, ra câu hỏi gợi mở, tích hợp

IV. Tiến trình dạy học

1. ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ: Hãy cho biết cách phân tích? cho ví dụ?

 

doc11 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1380 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 11 từ tiết 18 đến tiết 31, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngàysoạn:30/9/07 Ngày dạy:1/10 Tiết 16: Bài: luyện tập thao tác lập luận phân tích I. Mục tiêu bài học - Củng cố, nâng cao tri thức về thao tác lập luận phân tích - Biết vận dụng thao tác lập luận phân tích trong bài văn nghị luận II. Phương tiện dạy học - SGK, SGV, bảng phụ, máy chiếu giáo án III. Phương pháp tiến hành - GV hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm, ra câu hỏi gợi mở, tích hợp IV. Tiến trình dạy học 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: Hãy cho biết cách phân tích? cho ví dụ? 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính * HĐ1 GV gọi 1 HS đọc yêu cầu bài 1,2 SGK (Tr. 43) GV cho học sihthảo luận nhóm GVgiao việc:chia lớp thành 4 nhóm Nhóm 1,2 thảo luận làm bài tập số 1( SGK, Tr. 43) - Các nhóm cử đại diện trình bày kết quả thảo luận, các nhóm nhận xét, bổ xung - GVnhận xét ,chốt ý. - Nhóm3,4 thảo luận làm bài tập số 2(Tr. 43) - Các nhóm cử đại diện thình bày kết quả thảo luận, các nhóm nhận xét chốt ý * HĐ2 Gọi học sinh đọc tham khảo SGK (tr 44) GV : Phân tích phảI đi liền với tổng hợp Bài tập 1 (tr43) a. Những biểu hiện và tác hại của thái độ tự ti - Tự ti : +Tự dánh giá mình thấp nên thiếu tự tin + Khác với khiêm tốn (có ý thức thái độ đúng mực trong việc đánh giá bản thân, không tự kiêu, không cho mình là hơn người -Những biểu hiện của thái độ tự ti: nhút nhát e sợ lười biếng, ỷ nại dựa dẫm… Tác hại của thái độ tự ti: không hoà đồng, không quyết đoán, chậm tiến bộ trong mọi lĩnh vực… b.Những biểu hiện và tác hại của thái dộ tự phụ - Tự phụ :tự đánh giá quá cao tài năngthành tích, do đó coi thường mọi người - Khác với tự tin:Tin vào bản thân mình - Những biểu hiện của thái độ tự phụ: tự cao tự đại kiêu căng coi thường ngươì khác -Những tác hại của thái độ tự phụ :hấp tấp trong công việc dễ vấp ngã , thất bại, bị mọi ngườ xa lánh c. Khẳng định một thái độ sống hợp lí:đánh giá đúng bản thân để phát huy mặt mạnh , khắc phục mặt yếu Bài tập 2( Tr. 43) Các ý cơ bản: - Nghệ thuât sử dụng từ ngữ giầu hình tượng, cảm xúc(lôi thôi, ậm oẹ) - Biện pháp đảo thật tự cú pháp đưa các từ laý lên đầucâu - Các hình ảnh vai đeo lọ của sĩ tử, miệng thét loa của quan trường Cảnh thi cử hán học dưới chế độ thực dân phong kiến: nhếch nhác lố bịch, rệu rã Phân tích tổng hợp là không thể tách rời 4. Củng cố: - Cách phân tích - Tác dụng,mục đích của phân tích 5. Dặn dò: Soạn trước lẽ ghét thương của Nguyễn Đình Chiểu Ngàysoạn Ngày giảng: Tiết:24 bài: Thực hành về thành ngữ điển cố I. Mục tiêu bài học - Giúp học sinh nâng cao hiểu biết về thành ngữ và điển cố , về tác dụng biểu đạt của chúng, nhất là trong các văn bản văn chương nghệ thuật. - Cảm nhận được giá trị của thành ngữ và điển cố. - Biết cách sử dụng điển cố và thành ngữ trong những trường hợp cần thiết II. Phương tiện dạy học - SGK, SGK, giáo án, bảng phụ. III. Phương pháp tiến hành - GV phát vấn kết hợp với đưa câu hỏi gới ý - Tổ chức thảo luận nhóm IV. Tiến trình dạy học 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - Thế nào là thành ngữ, điển cố cho ví dụ ? 3. Dạy học bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính *HĐ1 GV phát vấn, gợi ý - HS độc lập suy nghĩ, trả lời - GV chốt ý. GV: Trần Phồn, Từ Trĩ thời hậu Hán Bá Nha, Tử Kì. GV chia lớp thành 4 nhóm. +Nhóm 1 thảo luận làm bài 1. +Nhóm 2thảo luận làm bài 2. +Nhóm 3 thảo luận làm bài 4. Nhóm 4 thảo luận làm bài 5. - Các nhóm cử đại diện trình bày kết quả thảo luận. - Các nhóm nhận xét bổ xung. GV nhạn xét chốt ý. “Nhất nhật bất kiến như tam thu hề” ( trích Kinh thi) Kinh Thi kể về 9 chữ nói tới công lao của cha mẹ đối cới con cái: sinh, cúc, phủ, súc, trưởng, dục, cố, phục, phúc. -Nguyễn Tịch đời Tấn có con mắt lạ: mắt xanh Mắt trắng. Bài 3, bài 6, bài 7 Bài 3( Tr .66) 2 điển cố này đều dùng để nói về tình bạn thắm hiết, tri kỉ ngắn gọn mà hàm súc - Điển cố là những sư việc hay câu chữ trong sách đời trước để nói lên những điều khái quát trong cuộc sống con người. Điển cố có tính ngắn gọn hàm súc, thâm thúy. Bài 6( Tr.67) - Thế là đã mẹ tròn con vuông, bà có cháu rồi nhé. - Cậu đừng có trứng khôn hơn vịt, muốn dạy khôn cho lão ư ? - Chàng đã thi đỗ Trạng Nguyên bõ những ngày nấu sử xôi kinh - Bọn lòng lang dạ thú giết người không ghê tay - Ôi dào phú quý sinh lễ nghĩa - Đừng có giả bộ tôi đi guốc trong bụng anh rồi - Nói với nó như nước đổ đầu vịt, chẳng ăn thua gì Bài 7 (Tr.67) - Chẳng ai hoàn hảo cả, ai chả có gót chân Asin - Dạo này nó chẳng khác gì chúa chổm - Phải có lập trường không lại đẽo cày giữa đường - Đời khối những kẻ sở khanh lừa gạt phụ nữ - Lớp trẻ đang tiến vào những lĩnh vực mới với sức trai phù đổng Bài 1, bài 2, bài 4, bài 5 Bài 1(Tr.66) - Các thành ngữ : +Mọt duyên hai nợ: ý nói một mình phải đảm đương công việc gia đình để nuôi cả chồng và con + Năm nắng mười mưa :vất vả cực nhọc chịu đựng dãi dầu mưa nắng Nếu so sánh 2 từ ngữ trên với các từ ngữ thông thường có nghĩa tương đương thì thấy các thành ngữ ngắn gọn cô đọng, có cấu tạo ổn định, qua hình ảnh sinh động cụ thể thể hiện được nội dung khái quát và có tính biểu cảm cao - Các cụm từ có dáng dấp thành ngữ: Lặn lội thân cò, eo sèo mặt nước Các thành ngữ và cụm từ trên phối hợp với nhau khắc họa rõ nét hình ảnh người vợ tảo tần đảm đang tháo vát. Cách biểu hiện gắn gọn nhưng nội dung thể hiện đầy đủ, sinh động cụ thể. Bài 2 (Tr.66) Thành ngữ đầu trâu mặt ngựa biểu hiện được tính chất hung bạo, thú vật vô nhân tính của quan quân đến nhà Kiều khi gia đình nàng bị vu oan. -TN cá chậu chim lồng biểu hiện được cảnh sống tù túng chật hẹp, mất tự do . TN đội trời đạp đất biểu hiện được lối sống và hành động tự do, ngang tàng không chịu khuất phục bất cứ uy quyền nào. Nó dùng để nói về tính cách hảo hán, ngang tàng của Từ Hải . Các thành ngữ trên đều dùng hình ảnh cụ thể vầ đều có tính biểu cảm Bài 4(Tr.67) Điển cố : - Ba thu: Kim Trọng đã tương tư Thúy Kiều thì một ngày không thấy mặt nhau lâu như 3 năm . - Chín chữ : Thúy Kiều nơi đất khách quê người nghĩ đến công lao của cha mẹ với mình mà mình chưa hề báo đáp được. - Liễu Chương Đài: Thúy Kiều mường tượng đến cảnh Kim Trọng trở lại thì nàng đã thuộc về người khác mất rồi. - Mắt xanh: Từ Hải rất hiểu Thúy Kiều tuy phải tiếp khách làng chơi nhưng chưa hề bằng lòng với ai Thể hiện lòng quý trọng đề cao phẩm giá của nàng Kiều. Bài 5 (Tr. 67 ) - Ma cũ bắt nạt ma mới: người cũ cậy quen biết nhiều mà lên mặt bắt nạt dọa dẫm người mới đến. Có thể thay bằng cụm từ: Bắt nạt người mới . - Chân ướt chân giáo: vừa mới đến còn lạ lẫm - Cưỡi ngựa xem hoa: làm việc qua loa không đi sâu đi sát, không tìm hiểu thấu đáo kĩ lưỡng giống như người phi ngựa thì không thể ngắm kĩ, phát hiện vẻ đẹp của hoa.Có thể thay bằng qua loa *Nếu thay thành ngữ bằng các từ ngữ thông thường tương đương thì có thể biểu hiện được phần nghĩa cơ bản nhưng mất đi phần sắc thái biểu cảm, tính hình tượng , sự diễn đạt có thể phải dài dòng hơn . 4. Củng cố: - KN thành ngữ điển cố - Cách phân tích thành ngữ, điển cố. 5. Dặn dò: - Sưu tầm các thành ngữ, điển cố,tìm hiểu kĩ ý nghĩa của chúng. Ngày giảng: Tiết: 28 Bài: thực hành nghĩa của từ trong sử dụng I. Mục tiêu bài học: Giúp HS: 1.Kiến thức: Củng cố và nâng cao kiến thức về các phương thức chuyển nghĩa của từ và hiện tượng từ nhiều nghĩa. 2.Kĩ năng: Luyện tập để có thể sử dụng từ theo các nghĩa khác nhau, đồng thời chọn lựa từ thích hợp trong từng ngữ cảnh. 3.Thái độ: Bồi dưỡng và nâng cao tình cảm yêu quý vốn từ ngữ phng phú giầu sức biểu hiện của tiếng Việt II. Phương tiện dạy học - SGK, SGV, giáo án, bảng phụ. III. Phương pháp tiến hành - GV phát vấn kết hợp với đưa câu hỏi gợi mở - Tổ chức thảo luận nhóm IV. Tiến trình dạy học 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Dạy học bài mới: Hoạt động của thầy và trò Mục tiêu cần đạt Ngày: Tiết:31 Trả bài làm văn số 2 I. Mục tiêu bài học Giúp HS: -Nhận rõ những ưu, khuyết điểm trong bài làm, biết đối chiếu với yêu cầu của đề văn, biết so sánh với bài làm văn số 1 từ đó củng cố thêm kiến thức và kĩ năng làm văn nghị luận, nhất là nghị luận văn học. - Kĩ năng phan tích đề, lập dàn ý, thao tác lập luận phân tích trong bài văn nghị luận văn học. II. Phương tiện dạy học: - SGK, SGK, giáo án, bảng phụ, bài viết số 2 của HS. III. Phương pháp tiến hành - GV phát vấn kết hợp với đưa câu hỏi gới ý - Tổ chức thảo luận nhóm IV. Tiến trình dạy học 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - Thế nào là thành ngữ, điển cố cho ví dụ ? 3. Dạy học bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính - Hãy xác định yêu cầu của đề? 1. Đề bài Phân tích bài thơ thương vợ của Trần Tế Xương. Bài thơ giúp em hỉu gì về tâm sự của tác giả. 2. yêu cầu của đề. a.Yêu cầu nội dung: cái hqay trong bài thơ thương vợ của Trần Tế Xương. b. Yêu cầu kiểu bài: Sử dụng thao tác phqân tích là chủ yếu. c. Yêu cầu tài liệu: Bài thơ thương vợ của Tú Xương. 3. Lập dàn bài a. mở bài - Giới thiệu khái quát về tác giả Tú Xương Và giá trị ND, NT của bài thơ Thương vợ. b. Thân bài - 6 câu đầu: Qua các biện pháp nghệ thuật chỉ rõ sự vất vả bươn trải, gánh nặng gia đình, đưc s hi sinh âm thầm của bà Tú. Đồng thời thể hiện tình cảm biết ơn của ông Tú đối với vợ. - Hai câu cuối: tiếng chửi mình cũng là tiếng chửi thói đời đen bạc. Tác giả đồng cảm tri âm với người phụ nữ đồng thời là đỉnh cao của nỗi thương mình một cách trào lỗngót xa của nhà thơ. c. Kết luận Tình cảm biết ơn trân trọng của TX đối với vợ Sự phản kháng mãnh liệt của t/g đối với XH bất công : trọng nam khinh nữ. Bút pháp trào phúng bậc thầy của t/g Tú Xương. 4. Nhận xét chung - Ưu bđiểm: Đa số HS nắm được yêu cầu của đề bài, một số bài viết sâu sắc có cảm xúc. - Khuyết điểm: Nhiều bài viết sơ sài, chữ viết xấu, mắc lỗi chính tả, diễn đạt. 5. Chữa lỗi

File đính kèm:

  • docTiet 18 31.doc
Giáo án liên quan