Giáo án ngữ văn 11 từ tiết 252 đến tiết 267

Giúp học sinh hiểu được:

 Nhận thức được tình cảm yêu ghét phân minh mãnh liệt và tấm lòng thương dân sâu sắc của Nguyễn Đình Chiểu.

 Hiểu được đặc trưng cơ bản của bút pháp trữ tình Nguyễn Đình Chiểu: Cảm xúc trữ tình, đạo đức nồng đậm, sâu sắc, vẻ đẹp bình dị chân chất của ngôn từ.

 Rút ra được bài học đạo đức tình cảm yêu ghét chính đáng trong cuộc sống của mỗi chúng ta.

B.PHƯƠNG PHÁP

 Đọc văn bản.

 Câu hỏi phát vấn.

 Thảo luận nhóm.

C.PHƯƠNG TIỆN

 Sách giáo khoa.

 Sách giáo viên.

 Sách bài tập.

 Văn thơ Nguyễn Đình Chiểu.

D.TIẾN TRÌNH

 Ổn định tổ chức.

 Kiểm tra bài cũ:

Câu hỏi:

a/Em hiểu danh lợi là gì? Hãy cho biết thái độ của Cao Báo Quát đối với danh lợi?

b/Hình ảnh bãi cát đã thể hiện thái độ ấy như thế nào?

 Bài mới :

 

doc12 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1418 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 11 từ tiết 252 đến tiết 267, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 17-18, văn học LẼ GHÉT THƯƠNG (Trích truyện Lục Vân Tiên-Nguyễn Đình Chiểu) A.MĐYC Giúp học sinh hiểu được: Nhận thức được tình cảm yêu ghét phân minh mãnh liệt và tấm lòng thương dân sâu sắc của Nguyễn Đình Chiểu. Hiểu được đặc trưng cơ bản của bút pháp trữ tình Nguyễn Đình Chiểu: Cảm xúc trữ tình, đạo đức nồng đậm, sâu sắc, vẻ đẹp bình dị chân chất của ngôn từ. Rút ra được bài học đạo đức tình cảm yêu ghét chính đáng trong cuộc sống của mỗi chúng ta. B.PHƯƠNG PHÁP Đọc văn bản. Câu hỏi phát vấn. Thảo luận nhóm. C.PHƯƠNG TIỆN Sách giáo khoa. Sách giáo viên. Sách bài tập. Văn thơ Nguyễn Đình Chiểu. D.TIẾN TRÌNH Ổn định tổ chức. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: a/Em hiểu danh lợi là gì? Hãy cho biết thái độ của Cao Báo Quát đối với danh lợi? b/Hình ảnh bãi cát đã thể hiện thái độ ấy như thế nào? Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG GV: Gọi học sinh đọc phần tiểu dẫn trong sách giáo khoa, sau đó rút ra những nét tiêu biểu của truyện Lục Vân Tiên. -Truyện Lục Vân Tiên thuộc loại truyện Nôm bác học, nhưng lại mang tính chất dân gian. -Tác phẩm ban đầu được các học trò của Nguyễn Đình Chiểu ghi chép và tru yền đọc, sau đó mới nhanh chóng lan rộng ra ngoài xã hội, biến thành một truyện kể mang tính truyền miệng, qua những sinh hoạt văn hóa dân gian ở Nam Kì. -Như kể thơ nói thơ, hát thơ Vân Tiên… -Tác phẩm được dịch giả người Pháp Ô.Ba Rê dịch ra tiếng Pháp 1964. ?Truyện Lục VÂn Tiên thể hiên quan niệm đạo đức truyền thống và khát vọng của những người bình dân về lẽ công bằng trong khuôn khổ xã hội phong kiến. -Nhân vật được khác họa chủ yếu qua hành động, ngôn ngữ, cử chỉ hơn là diễn biến nội tâm. -Ngôn ngữ thơ bình dị, nôm na mang nhiều chất dân dã, đời thường. Đặc biện truyển Lục vân Tiên mang đậm sắc thái Nam Bộ. -Có thể nói lần đầu tiên trong văn học dân tộc người dân niềm Nam đất Việt được thấy mình trong một tác phẩm văn chương, từ cuộc sống, lời ăn tiếng nói, đến tính tình, sở nguyện…Đó là một trong những lí do chủ yếu để tác phẩm được phổ biến rộng rãi và có sức sống lâu bền trong lòng người. GV: hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm đoạn thơ. -Học sinh đọc đúng nhịp -Đọc giọng phù hợp với tâm trạng. ? Đoạn trích có thể phân thành mấy đoạn? Đó là những đoạn nào? Nội dung khái quát của mỗi đoạn? ?Anh/ chị hãy đọc các chú thích, tìm những điểm chung giữa các đời vua mà ông Quán ghét và giữa những con người mà ông Quán thương. Từ đó hãy nhận xét về cơ sở của lẽ ghét thương theo quan điểm đạo đức của Nguyễn Đình chiểu. ?Quán ghét việc gì?Tại sao lại ghét? Quán ghét chuyện tầm phào: -Ghét những chuyện vu vơ, hão huyền. -Ghét những chuyện không có nghĩa lí gì. Ghét đời Trụ Kiệt mê dâm: -Nhà thơ lấy hình ảnh hai ông vua hoang dâm vô độ của Trung Quốc -Vua kiệt nhà hạ, vua Trụ nhà Thương, => Hai ông vua bạo ngược của lịch sử Trung Quốc. Ghét đời U lệ đa đoan: -Hình ảnh U Vương và lệ Vương. -Hai ông vua khét tiếng tàn bạo hoang dâm đời nhà Chu. -Ghét những chuyện rắc rối. Ghét đời ngũ Bá phân vân -Đây là cành lộn xộn chia lìa đổ nát, chiến tranh liên miên. ? Tác giả nêu ra tất cả các triều đại đó có những điểm nào chung? ?Vì ai mà ông quán ghét? Ở đoạn thơ này mỗi cập câu thơ lục bát là một tiếng dân được nhắc đến. Tất cả những lời kết tội đó xoay quanh một ý: ở các thời đại đó chỉ có dân là gánh chịu mọi tai ách khổ sở trăm chiều. “Để dân đến nỗi sa hầm sẩy hang... Khiến dân luống chịu lầm than muôn phần... Chuộng bề dối trá làm dân nhọc nhằn. Sớm đầu tối đánh lằng nhằng rối dân.” =>Như vậy tác giả đã đứng về phía nhân dân xuất phát từ quyền lợi của dân.Đó là cơ sở của lẽ ghét nhà thơ ghét sâu sắc mãnh liệt đến độ tận cùng của cảm xúc: “Ghét cay ghét đắng ghét vào tận tâm”. HẾT TIẾT 17, CHUYỂN SANG TIẾT 18 GV: yêu cầu học sinh đọc các chú thích và tìm ra điểm chung của các nhân vật được nhắc đến. ?Ông Quán thương ai? Vìa sao ông Quán thương những người đó? Thương đức thánh nhân, Thương thầy Nhan Tử, ông Gia Cát, Thương Đổng Tử, Nguyên Lượng, Hàn Dũ, Liêm Lạc. Đây là những bật thánh nhân (Khổng Tử lận đận: khi nơi Tống, Vệ lúc Trần, lúc khuông) (Nhan Uyên “dở dang” chết sớm) (Gia Cát dành phui pha, tài năng bởi không xoay chuyển nổi thời vận nhà Hán) (Đổng Trọng thư chí lớn mà “không ngôi”) (Nguyên lượng phải lui về cày) Hàn Dũ bị đày đi xa) (Chu Đôn di và Trình Di, Trình Hạo bị xua đuổi). ?Những thánh nhân đó có những điểm nào tương đồng với nhà thơ Đồ Chiểu? -Những bật thánh nhân đó có những nét đồng cảnh với Nguyễn Đình Chiểu. Là một nhà nho Nguyễn Đình Chiểu cũng từng nuôi chí hành đạo, giúp đời, lập nên sự nghiệp công danh: “Chí lăm trả nợ nước non cho rồi” -Nhưng cuộc đời dồn cho nhà thơ quá nhiều bất hạnh, lại thêm thời buổi nhiểu nhương, những người tài đức phải: “Lánh nơi danh lợi chông gai cực lòng”. -Bởi thế lẽ ghét thương đây chính là niềm cảm thương sâu sắc tận đáy lòng Đồ Chiểu. -Nguyễn Đình Chiểu đã vì cuộc đời, vì an bình của nhân dân mà thương, mà tiếc cho những người hiền tài không gặp thời vận mà đến nỗi “phải phui pha”. Cái đẹp, cái cao cả là ở đó. ?Lẽ ghét thương của Nguyễn Đình Chiểu xuất phát từ tình cảm như thế nào? ?Anh/chị có nhận xét gì về biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ? Gợi ý: -Cách sử dụng điệp ngữ. -Nghệ thuật đố: đối từ và tiểu đối. ?Biện pháp nghệ thuật tu từ đó có ý nghĩa như thế nào trong việc biểu hiên cảm xúc? Biểu hiện sự trong sáng, phân minh, sâu sắc trong tâm hồn của tác giả về hai tình cảm: thương ghét. Thương và ghét cứ đan cài, tiếp nối nhau, không thể tách rời, rất sâu nặng trong tâm hồn của tác giả. Thương ra thương, ghét ra ghét, không mập mờ lẫn lộn, cũng không nhạt nhòa chung chung. Làm tăng độ cảm xúc: yêu thương và căm ghét đều đạt đến độ tột cùng, yêu thương rất mực và căm ghét cũng đến điều. GV: học sinh có thể tìm hiểu phân tích nghệ thuật của hai câu thơ 7-8: -Lời lẽ bình dị, không đẽo gọt cầu kì nhờ biện pháp lặp từ (lập 4 lần trong hai câu thơ), nghe như đay nghiến, như xiết vào lòng người. Từ đó làm cho người đọc cảm nhận được độ sâu nặng của cảm xúc, nỗi ghét dường như đạt đến tận cùng của tình cảm con người (ghét vào tận tâm). ?GV: học sinh thảo luận để giải thích câu thơ cuố của đoạn thơ. “Vì chưng hay ghét cũng là vì thương”. Gợi ý: Để giải thích câu thơ học sinh cần tìm mối quan hệ khăng khít không thể tách rời giữa hai tình cảm (thương-ghét) trong tâm hồn nhà thơ. -Bởi thương đến xót xa trước cảnh nhân dân phải chịu cảnh lầm than, cực khổ, thương những người có tài đức mà bị vùi dập. Nguyễn Đình Chiểu càng căm ghét những kẻ hại dân, hại nước dẩy con người vào cảnh éo le ngang trái. ?Qua đoạn thơ anh/ chị hãy nêu cảm nghĩ của anh chị về nhân vật ông Quán. -Ông là một con người mang cốt cách rất đặc biệt: bộc trực, ngay thẳng, phân minh, rạch ròi, bởi giàu tình thương nên cũng nặng nỗi ghét. -Cách biểu hiện cảm xúc mang nặng tính cách con người miền Nam đất Việt. Như giáo sư Trần Văn Giàu đã nói: ... “Trải sóng gió,vượt núi đèo người Việt cực nam dường như đã bỏ lại đằng sau minh những cái gì quá nặng nề ràng buộc của nho giáo, tính tình người dân đơn giản, thẳn thắng, có khi “nguyên thủy” -Học sinh về nhà học bài và chuẩn bị bài mới tiếp theo. I.TÌM HIỂU CHUNG 1.Tiểu dẫn: (Sgk) 2/Đọc văn bản -Đoạn thơ có hai nội dung lớn: +Lẽ ghét. +Lẽ thương. 3/Phân đoạn: Đ 1:6 câu thơ đầu: lời đối đáp giữa ông Quán với Tử Trực, Lục Vân Tiên. Đ 2: từ câu 7-câu 16 là lẽ ghét, Đ 3: Từ câu 17-câu 20 là lẽ thương. Đ 4: hai câu kết. II.PHÂN TÍCH 1/ Lẽ ghét Quán ghét chuyện tầm phào: -Ghét những chuyện vu vơ, hão huyền. -Ghét những chuyện không có nghĩa lí gì. Ghét đời Trụ Kiệt mê dâm: -Nhà thơ lấy hình ảnh hai ông vua hoang dâm vô độ của Trung Quốc -Vua kiệt nhà hạ, vua Trụ nhà Thương, => Hai ông vua bạo ngược của lịch sử Trung Quốc. Ghét đời U lệ đa đoan: -Hình ảnh U Vương và lệ Vương. -Hai ông vua khét tiếng tàn bạo hoang dâm đời nhà Chu. -Ghét những chuyện rắc rối. Ghét đời ngũ Bá phân vân -Đây là cành lộn xộn chia lìa đổ nát, chiến tranh liên miên. =>Tất cả các triều đại đó có điểm chung là chính sự suy tàn, vua chúa thì say đắm tửu sắc, không chăm lo đến đời sống của nhân dân. Ở đoạn thơ này mỗi cập câu thơ lục bát là một tiếng dân được nhắc đến. Tất cả những lời kết tội đó xoay quanh một ý: ở các thời đại đó chỉ có dân là gánh chịu mọi tai ách khổ sở trăm chiều. “Để dân đến nỗi sa hầm sẩy hang... Khiến dân luống chịu lầm than muôn phần... Chuộng bề dối trá làm dân nhọc nhằn. Sớm đầu tối đánh lằng nhằng rối dân.” =>Như vậy tác giả đã đứng về phía nhân dân xuất phát từ quyền lợi của dân.Đó là cơ sở của lẽ ghét nhà thơ ghét sâu sắc mãnh liệt đến độ tận cùng của cảm xúc: “Ghét cay ghét đắng ghét vào tận tâm”. 2/Lẽ thương Thương đức thánh nhân, Thương thầy Nhan Tử, ông Gia Cát, Thương Đổng Tử, Nguyên Lượng, Hàn Dũ, Liêm Lạc. Đây là những bật thánh nhân. Tất cả là những người có tài có đức và nhất là có chí muốn hành đạo giúp đời giúp dân nhưng đều không đạt sở nguyện. -Những bật thánh nhân đó có những nét đồng cảnh với Nguyễn Đình Chiểu. Là một nhà nho Nguyễn Đình Chiểu cũng từng nuôi chí hành đạo, giúp đời, lập nên sự nghiệp công danh: “Chí lăm trả nợ nước non cho rồi” -Nhưng cuộc đời dồn cho nhà thơ quá nhiều bất hạnh, lại thêm thời buổi nhiểu nhương, những người tài đức phải: “Lánh nơi danh lợi chông gai cực lòng”. -Bởi thế lẽ ghét thương đây chính là niềm cảm thương sâu sắc tận đáy lòng Đồ Chiểu. -Nguyễn Đình Chiểu đã vì cuộc đời, vì an bình của nhân dân mà thương, mà tiếc cho những người hiền tài không gặp thời vận mà đến nỗi “phải phui pha”. Cái đẹp, cái cao cả là ở đó. =>Lẽ ghét thương của Nguyễn Đình Chiểu xuất phát từ tình cảm yêu thương nhân dân, mong muốn nhân dân được sống bình yên, hạnh phúc, những người tài đức có điều kiện thực hiện chí bình sinh của mình. 3/Nghệ thuật Điệp từ:tần số sử dụng lớn (từ ghét được lập lại 12 lần, từ thương cũng 12 lần). Đối từ: đối trong cả đoạn thơ “ghét ....ghét...”, “thương...thương...” (10 câu về lẽ ghét, 14 câu về lẽ thương) Tểu đối trong một câu thơ: “hay ghét...hay thương”, “thương ghét, ghét thương”, lại ghét...lại thương” *Tác dụng biện pháp tu từ: Biểu hiện sự trong sáng, phân minh, sâu sắc trong tâm hồn của tác giả về hai tình cảm: thương ghét. Thương và ghét cứ đan cài, tiếp nối nhau, không thể tách rời, rất sâu nặng trong tâm hồn của tác giả. Làm tăng độ cảm xúc. III CỦNG CỐ DẶN DÒ: -Đọan thơ mang tính triết lí sâu sắc về đạo đức, nhưng không hề khô khan, cứng nhắc mà dạt dào cảm xúc -Đoạn thơ là tình cảm xuất phát từ trái tim của tác giả đối với nhân dân. Tiết 19, đọc thêm CHẠY GIẶC (Nguyễn Đình Chiểu) BÀI CA PHONG CẢNH HƯƠNG SƠN (Chu Mạnh Trinh). A.MĐYC: Giúp học sinh thấy được những nội dung cơ bản sau: -Cảnh đất nước và nhân dân bị giặc pháp đến xâm lược. -Tâm trạng đau xót của tác giả khi nước nhà bịa giặc pháp xâm lược. -Hiểu được bức tranh phong cảnh thiên nhiên trong bài hương sơn phong cảnh ca của Chu Mạnh Trinh. -Tư tưởng bảo tồn những giá trị văn hóa của dân tộc thể hiện trong bài thơ. B.PHƯƠNG PHÁP -Câu hỏi phát vấn. -Đọc hiểu. -Thảo luận nhóm. C.PHƯƠNG TIỆN: -Sách giáo khoa. -Sách nghiên cứu về văn thơ Nguyễn Đình Chiểu và Cdhu Mạnh Trinh. D.TIẾN TRÌNH: Ổn định tổ chức Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: a/Trình bày nội dung của lẽ ghét thương của Nguyễn Đình Chiểu. b/Mối quan hệ giữa hai tình cảm ghét và thương trong tâm hồn của tác giả? c/Đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ? Hoạt động của thầy và trò Nội dung Gv:yêu cầu học sinh đọc phần tiểu dẫn trong dách giáo khoa và nắm những nội dung chính của tác giả và những thông tin liên quan đến bài thơ. Gv: gọi học sinh có giọng đọc tướng đối đứng lên đọc bài thơ. ?Cảnh trong bài thơ là cảnh gì? ?Cảnh đất nước và nhân dân bị thực dân Pháp xâm lược được nhà thơ miêu tả như thế nào? GV: cho học sinh thảo luận tìm ra nội dung ý nghĩa của hai câu thơ cuối. -Hai câu thơ cuối là một câu hỏi lớn. -Hỏi nhằm mục đích kêu gọi mọi người đứng lên chống thực dân Pháp. -Hỏi để trách nhà nước phong kiến đang thờ ơ trước cảnh nước nhà bị giặc đánh chiếm, nhân dân bị lầm than. ?Bài thể hiện tấm lòng của Nguyễn đình Chiểu đối với dân với nước như thế nào? GV: gọi học sinh đọc phần tiểu dẫn trong sách giáo khoa và rút ra những nội dung cơ bản về bài thơ. GV: Gọi học sinh có chất giọng tốt đứng lên đọc bài thơ. ? Bài thơ thể hiện một cảnh sắc thiên nhiên như thế nào? ?Bài thơ có thể chia làm mấy đoạn? Đó là những đoạn nào? Nội dung của từng đoạn? ?Bài thơ nói lên tâm hồn của nhà thơ như thế nào? Bài thơ là tình yêu thiên nhiên đến độ say mê của một tâm hồn thi sĩ tài hoa. *Đồng thời bài thơ là sự phát hiện một vẻ đẹp độc đáo, thanh cao thoát tục của thắng cảnh Hương sơn nỗi tiếng. *Bài thơ cũng chứa đựng nỗi lòng yêu nước sâu kín của tác giả. *Học sinh về nhà học bài và chuẩn bị bài mới. I.TÌM HIỂU CHUNG *Bài thơ: Chạy giặc 1/Tiểu dẫn (sgk). 2/Đọc bài thơ 3/Nội dung bài thơ: -Bài thơ là cảnh đất nước bị thực dân Pháp xâm lược đến nỗi đau lòng. -Cảnh thực dân Pháp xâm lược được nhà thơ miêu tả qua những hình ảnh, chi tiếc: +Tiếng súng xâm lược của thực dân Pháp. +Cảnh người dân bị mất nhà cửa. +Cảnh chim chóc bị đe dọa đến cuộc sống. +Bến Nghé bị Pháp đánh chiếm. +Đồng Nai cũng nằm trong cảnh tang thương. +Hai câu thơ cuối: “Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng, Nỡ để dân đen mắc nạn này”. -Hai câu thơ cuối là một câu hỏi lớn. -Hỏi nhằm mục đích kêu gọi mọi người đứng lên chống thực dân Pháp. -Hỏi để trách nhà nước phong kiến đang thờ ơ trước cảnh nước nhà bị giặc đánh chiếm, nhân dân bị lầm than. Bài thơ là nỗi lòng yêu nước thương dân và lòng căm thù giặc của tác giả trước cảnh nước nhà bị thực dân Pháp xâm lược. Nhà thơ sử dụng nghệ thuật ẩn dụ để thể hiện nỗi lòng thầm kín của mình với non sông đết nước. *Bài ca phong cảnh hương sơn 1/Tiểu dẫn 2/Đọc bài thơ -Vài nét về núi Hương Sơn: Là dãy núi ở huyện Mĩ Đức Hà Tây cach Hà Nội 62km, trên núi có chùa Hương thờ phật bà qua âm. -Nơi dây vừa là danh lam (chùa nổi tiếng) -Nơi đây vừa là thắng cảnh(cảnh đẹp). -Đây là một quần thể bao gồm: suối chùa, hang, động, rất đẹp hàng năm mở hội vào tháng 2-3 âm lịch. 3/Nội dung: *Bài thơ chia là 3 đoạn: -4 câu thơ đầu: Giới thiệu Hương Sơn. -10 câu tiếp theo: tả cảnh Hương sơn. -Suy niễm của tác giả trước vẻ đẹp của phong cảnh Hương sơn. *Bài thơ là tình yêu thiên nhiên đến độ say mê của một tâm hồn thi sĩ tài hoa. *Đồng thời bài thơ là sự phát hiện một vẻ đẹp độc đáo, thanh cao thoát tục của thắng cảnh Hương sơn nỗi tiếng. *Bài thơ cũng chứa đựng nỗi lòng yêu nước sâu kín của tác giả. II/ CỦNG CỐ DẶN DÒ: Bài thơ là tình yêu thiên nhiên đến độ say mê của một tâm hồn thi sĩ tài hoa. *Đồng thời bài thơ là sự phát hiện một vẻ đẹp độc đáo, thanh cao thoát tục của thắng cảnh Hương sơn nỗi tiếng. *Bài thơ cũng chứa đựng nỗi lòng yêu nước sâu kín của tác giả. Tiết 20, làm văn TRẢ BÀI VIẾT SỐ 1, LÀM BÀI VIẾT SỐ 2 A.MĐYC Giúp học sinh hiểu rõ những ưu, khuyết điểm của bài làm để củng cố kiến thức và kĩ năng làm bài văn nghị luận. Rút kinh nghiệm về cách phân tích đề, lập dàn ý và bài viết thứ hai tiếp theo. B.PHƯƠNG PHÁP Câu hỏi phát vấn. -Đọc hiểu. -Thảo luận nhóm. C.PHƯƠNG TIỆN: -Sách giáo khoa. -Sách giáo viên. -Sách bài tập. D.TIẾN TRÌNH: Ổn định tổ chức Kiểm tra bài cũ: Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV: Nhận xét ưu khuyết điểm của bài làm học sinh chỉ ra cái sai cần khắc phục cho các bài viết tiếp theo của học sinh. GV: gọi học sinh lên trả bài cho cả lớp, sau đó học sinh xem xét bài làm của mình và đọc kĩ nhận xét của tầy giáo để biết bài viết vủa mình còn hạn chế ở chỗ nào. Sau khi xem xét xong nếu có gì thắc mắc giáo viên giải đáp và tiến hành vào điểm. *Đề bài: Bằng suy nghĩ của mình, Anh/chị hãy bàn về “thái độ học tập và thi cử” của học sinh trong thời đại hiện nay. ?Xác định những luận điểm cho bài làm. Học sinh nêu lên những ý cơ bản cho phần mở bài. -Phần mở bài có 3 ý: -Nêu tầm quan trọng của việc học đối với đời sống xã hội và sự phát triển của đất nước. -Thái độ học tập của học sinh hiện nay. -Thái độ thi cử của học sinh hiện nay. ?Em nào cho biết phần giài quyết vấn đề cần phân tích bàn luận những vấn đề gì? -Đây là phần trọng tâm của bài học, chúng ta cần phân tích những luận điểm sau đây: 1/Trình bày tầm quan trọng của việc học hiện nay. -Học tập mang lại lợi ích gì cho bản thân, cho xã hội, và sự phát triển của một quốc gia? -Nếu như mọi người trong xã hội không dược học hành, thì ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của đất nước? 2/Phân tích thái độ học tập của học sinh hiện nay: -Xuất hiện một bộ phận học sinh thiếu ý thức học tập, có tư tưởng đua đòi chạy theo lối sống không lành mạnh, làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục của nước nhà. 3/Khi ý thức học tập kém thì ý thức thi cử cũng kém theo, những học sinh đó xuất hiện tư tưởng gian lận, đua nhau làm nên một tệ nạn trong thi cử cho ngành giáo dục. -Cần đấu tranh loại bỏ những tư tưởng xấu đó để xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng thoát ra khỏi căn bệnh hiểm nghèo đã từ lâu trờ thành một nỗi lo cho toàn xã hội. 4/Bên cạnh những học sinh có tư tưởng học tập và thi cử cho tốt thì một bộ phận học sinh có ý thức học tập tốt đáng trân trọng, đặc biệt những học sinh nghèo hiếu học, họ trở thành tấm gương trong học tập để mọi người noi theo. 5/Đưa ra giải pháp học tập hữu hiệu cho tất cả các bạn học sinh để đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, kém phát triển. ?Phần kết bài cần tổng hợp những ý nào? Đề bài viết số 2 (bài viết ở nhà) Phân tích tình cảm, tâm trạng của Trần Tế Xương trong bài thơ “Thương Vợ”. Qua hình ảnh bà Tú, Anh/Chị có suy nghĩ gì người phụ nữ trong xã hội cũ vá người phụ nữ trong xã hội hiện nay? GV: học sinh đọc kĩ đề và lập dàn bài để tiến hành viết bài văn hoàn chỉnh có chất lượng cao. GV: Bài viết này học sinh phải trình bày được những yêu cầu sau: a/Nội dung: Lời trong bài thơ là lời của ông Tú. Bài thơ là tình cảm của ông Tú dành cho bà Tú. Hình ảnh trong bài thơ là hình ảnh của bà Tú. Qua lời lẽ, hình ảnh mà Tú Xương miêu tả về bà Tú, nhà thơ biểu lộ một tình cảm sâu lắng của mình đối với vợ. Tình cảm yêu thương trân trọng, mến phục chịu ơn cùng với nỗi thông cảm sâu sắc của ông đối với vợ. b/Tâm trạng của nhà thơ Học sinh phải phân tích được tâm trạng rai rức, khổ tâm của một ngưới chồng vô tích sự. Tâm trạng phẫn nộ của một con người trí thức trước xã hội tối tăm bế tắc. c/Hình ảnh bà Tú tiêu biểu cho hình ảnh vất vả đảm đang, chịu thương chịu khó của người phụ nữ sống trong xã hội phong kiến. Nhà thơ lên tiếng tố cáo xã hội bất công. d/Hình ảnh người phụ nữ trong xã hội hiện nay đã có sự thay đổi lớn lao. Đã bình đẳng với nam giới trong tất cả mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội. Người phụ nữ đã thực sự là chủ gia đình và xã hội. CỦNG CỐ DẶN DÒ: -Học sinh về nhà lập dàn bài cho bài viết số 1, sửa chữa những sai xót trong bài làm đã được giáo viên chỉ ra trong tiết trả bài. -Nghiên cứu, suy nghĩ làm bài viết số 2 cho thật sự chất lượng trí tuệ. I/NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ Những hạn chế: -Phần lớn bài viết của học sinh đều sơ sài. -Lập luận yếu không có dẫn chứng thuyết phục. -Chữ viết sai chính tả nhiều. -Viết câu thiếu sự liên kết Ưu điểm: -nhìn chung học sinh nắm được nội dung nghị luận. -Có suy nghĩ đúng trong hoàn cảnh học tập hiện nay. II/PHÁT BÀI VÀO ĐIỂM 1/Phát bài 2/Giải quyết thắc mắc 3/Vào điểm III/LẬP DÀN BÀI A/Mở bài: -Nêu tầm quan trọng của việc học đối với đời sống xã hội và sự phát triển của đất nước. -Thái độ học tập của học sinh hiện nay. -Thái độ thi cử của học sinh hiện nay. B/giải quyết vấn đề: 1/Trình bày tầm quan trọng của việc học hiện nay. -Học tập mang lại lợi ích gì cho bản thân, cho xã hội, và sự phát triển của một quốc gia? -Nếu như mọi người trong xã hội không dược học hành, thì ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của đất nước? 2/Phân tích thái độ học tập của học sinh hiện nay: -Xuất hiện một bộ phận học sinh thiếu ý thức học tập, có tư tưởng đua đòi chạy theo lối sống không lành mạnh, làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục của nước nhà. 3/Khi ý thức học tập kém thì ý thức thi cử cũng kém theo, những học sinh đó xuất hiện tư tưởng gian lận, đua nhau làm nên một tệ nạn trong thi cử cho ngành giáo dục. -Cần đấu tranh loại bỏ những tư tưởng xấu đó để xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng thoát ra khỏi căn bệnh hiểm nghèo đã từ lâu trờ thành một nỗi lo cho toàn xã hội. 4/Bên cạnh những học sinh có tư tưởng học tập và thi cử chưa tốt thì một bộ phận học sinh có ý thức học tập tốt đáng trân trọng, đặc biệt những học sinh nghèo hiếu học, họ trở thành tấm gương trong học tập để mọi người noi theo. 5/Đưa ra giải pháp học tập hữu hiệu cho tất cả các bạn học sinh để đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, kém phát triển. C/Kết luận -Khẳng định tầm quan trọng của học tập. -Kêu gọi tất cả mọi người phải ra sức học tập phấn đấu để trở thành những nhân tài cho đất nước, tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao có kĩ năng cao để phát triển kinh tế. -Phê phán những học sinh không có ý thức học tập, đồng thời biểu dương những học sinh có ý thức phấn đấu trong học tập đạt được những thành tích vẻ vang. IV/BÀI VIẾT SỐ 2: 1/Đề bài: Phân tích tình

File đính kèm:

  • docTiet 252627 Chieu cau hien.doc
Giáo án liên quan