Giáo án ngữ văn 11 từ tiết 47 đến tiết 60

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

- Giúp HS nhận rõ đặc điểm của " Ngôn ngữ báo chí" và " Phong cách ngôn ngữ báo chí".

- Có kỹ năng viết tin, phân tích bài bình luận hay phóng sự báo chí.

B. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

GV hướng dẫn HS thảo luận, trả lời câu hỏi

C. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

SGK + SGV+ Giáo án

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

2. Giới thiệu bài mới

 

doc30 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1385 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án ngữ văn 11 từ tiết 47 đến tiết 60, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết47 bài: Phong cách ngôn ngữ báo chí A. Mục tiêu bài học - Giúp HS nhận rõ đặc điểm của " Ngôn ngữ báo chí" và " Phong cách ngôn ngữ báo chí". - Có kỹ năng viết tin, phân tích bài bình luận hay phóng sự báo chí. B. Cách thức tiến hành GV hướng dẫn HS thảo luận, trả lời câu hỏi C. Phương tiện thực hiện SGK + SGV+ Giáo án D. Tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ 2. giới thiệu bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Yêu cầu cần đạt Hoạt động1 (HS lần lượt đọc các đoạn trong SGK). - Hãy nêu nhận xét về các đặc điểm nổi bật trong đoạn " Tôn vinh 122 thủ khoa năm 2006"? I. Tìm hiểu chung 1. Văn bản báo chí Bản tin: có thời gian, địa điểm, sự kiện chính xác. - Hãy nêu nhận xét về các đặc điểm nổi bật trong đoạn " Nơi đầu tiên xoá xong nhà tạm cho đồng bào dân tộc"? - Hãy nêu nhận xét về các đặc điểm nổi bật trong đoạn " Nhà... chằn tinh"? - Phóng sự : tường thuật chi tiết ,sự kiện và miêu tả bằng hình ảnh, -Tiểu phẩm: gi ọng v ăn th ân m ậtlà một thể loại báo chí gọn nhẹ, dân dã, có sắc thái mỉa mai, châm điếm, hàm chứa chính kiến về thời cuộc. ( HS đọc SGK) Báo chí có nhưng thể loại và tồn tại những dạng nào?có chức năng chung là gì? 2. Nhận xét chung về văn bản báo chí và ngôn ngữ báo chí a) Thể loại: bản tin, phóng sự, tiểu phẩm, phỏng vấn, quảng cáo, trao đổi ý kiến, bình luận... b)các dạng tồn tại: báo nói, báo viết, báo hình c)Chức năng:cung cấp tin tức thời sự.Phản ánh dư luận và ý kiến của quần chúng.nêu lên quan đi ểm ch ính ki ến. - Thế nào là ngôn ngữ báo chí ? *Kh ái ni ệm :Là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức, thời sự, chính Trị xã hội cập nhật, phản ánh dư luận quần chúng và quan điểm chính kiến của tờ báo nhằm hướng dẫn mọi người theo quan điểm tiến bộ, phê phán những quan điểm sai trái, lạc hậu. - Ngôn ngữ báo chí hết sức đa dạng. Nó có chức năng thông tin xã hội. Mỗi thể loại có yêu cầu riêng về sử dụng ngôn ngữ. Câu 3: Viết một tiểu phẩm phê phán một số biểu hiện không tốt tronglớp. II. Luyện tập Điều làm mọi người không bằng lòng là ý thức tự do vô kỉ luật của một số em học sinh lớp11. ý thức tự do vô kỉ luật thường biểu hiên ở bỏ tiết học đi chơi. Thậm chí nói chuyện riêng trong giờ học, không chú ý lắng nghe ý kiến của tập thể, chỉ hành động theo ý thức của riêng mình. ý thức tự do vô kỉ luật đồng hành với chủ nghĩa cá nhân, hạ và giảm giá trị con người. Nguyên nhân từ đâu? ý thức tự do vô kỉ luật bắt nguồn từ những con người coi thường người khác, xem không ai bằng mình, chỉ coi mình là nhất, tôn thờ chủ nghĩa cá nhân. Làm thế nào để khỏi rơi vào tình trạng ý thức tự do vô kỉ luật? Điều quan trọng nhất là ghép mình vào tập thể. Mình sống vì mọi người, đừng để mọi người vì mình. Con người biết phát huy sức mạnh của tập thể, cá nhân mình. Một số thể loại văn học: Thơ, truyện A. Mục tiêu bài học Giúp HS : - Nhận biết được loại và thể trong văn học. - Hiểu khái quát đặc điểm của một số thể loại văn học. - Vận dụng hiểu biết đó vào đọc văn. B. Cách thức tiến hành GV hướng nêu câu hỏi, hướng dẫn HS thảo luận và trả lời. C. Phương tiện thực hiện SGK + SGV+ Giáo án D. Tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ 2. giới thiệu bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Yêu cầu cần đạt I. Tìm hiểu chung 1. Thể loại văn học (HS đọc SGK) - Em hãy nêu quan niệm chung về thể loại văn học. - Các nhà nghiên cứu bao giờ cũng chú ý tới loại. Trên cơ sở của các loại đi sâu vào cấp độ tồn tại nhỏ hơn để phân biệt ra các thể. + Loại là phương thức tồn tại chung. + Thể là sự hiện thực hoá của loại. - giới lí luận nghiên cứu văn học đều tán thành phân văn học thành 3 loại; + Loại tự sự ( dùng lời kể, miêu tả để xây dựng cốt truyện, khắc hoạ tính cách nhân vật, dựng lên bức tranh về đời sống). + Loại trữ tình : (lấy cảm xúc, suy nghĩ tâm trạng con người làm đối tượng thể hiện chủ yếu). * Loại kịch( thông qua lời thoại và hành động nhân vật mà tái hiện những xung đột xã hội). Theo bảng dưới đây: Thể Là hiện thực hoá của loại Tự sự Tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn,... Trữ tình Thơ ca ( thơ trữ tình, thơ tự sự, thơ trào phúng) Kịch Chính kịch, bi kịch, hài kịch. - Cần chú ý tới đặc trưng của từng loại. + Tự sự là kể chuyện, trình bày sự việc, sự vật một cách cụ thể, chi tiết. Tập trung miêu tả thế giới bên ngoài. + Trữ tình là bộc lộ tình cảm, thể hiện tâm hồn con người đặc biệt là đời sống nội tâm. + Kịch là sự xung đột giữa hiện thực cuộc sống và tâm trạng con người thể hiện qua lời thoại và hành động của nhân vật. - Trong mỗi thể loại có nhiều thể. Trong một thể lại có nhiều kiểu nhỏ hơn. 2. Các thể tiêu biểu a. Thơ ( HS đọc SGK) a1: Đặc trưng của thơ - Thơ có những đặc trưng gì ? - Thơ là tiếng nói của cảm xúc mãnh liệt. Nói khác đi tính chất trữ tình mới là quan trọng nhất, kì diệu nhất của thơ. GV: Lấy VD và PTVD - Đặc trưng thứ hai của thơ là nhịp điệu. Nhịp điệu làm tăng thêm tính trữ tình của thơ. - Nội dung trữ tình, ngôn ngữ giầu nhịp điệu là đặc trưng cơ bản của thơ. a2: Các kiểu loại thơ : - Các định các kiểu loại thơ ? - Phân loại theo nội dung biểu hiện: + Thơ trữ tình ( đi sâu vào tâm tư tình cảm chiêm nghiệm về cuộc đời? + Thơ tự sự ( cảm nghĩ vận động theo mạch kể chuyện). + Thơ trào phúng ( phủ nhận những điều xấu bằng đùa cợt, mỉa mai) - Phân loại theo tổ chức bài thơ ta có : + Thơ cách luật ( viêt theo quy định như thơ Đường, lục bát, song thất lục bát) + Thơ tự do ( không theo luật) + Thơ văn xuôi ( như văn xuôi nhưng có nhịp điệu) a3. Cách đọc thơ - Nêu khái quát những yêu cầu khi đọc thơ ? Đọc thơ cần phải chú ý tới những yêu cầu sau: - Biết tên bài thơ, tập thơ đến tác giả và hoàn cảnh, mục đích sáng tác. - Đọc kỹ bài thơ để cảm nhận ý thơ qua câu chữ, hình ảnh. - Lý giải, đánh giá. Trong ba bước, bước nào cũng quan trọng. Song lưu ý: các ý thơ đều bắt đầu từ tứ thơ. Đó là ý chính, ý lớn bao quát toàn bài, làm điểm tựa cho sự vận đông của cả bài thơ. Nói một cách khác tứ thơ là sự kiện, hình ảnh tiêu biểu nhất trong thơ để cho cảm xúc vận động xung quanh nó. Tứ của bài ca dao Mười tay là hình ảnh bàn tay người mẹ miền núi. Tứ của bài ca dao Tát nước đầu đình là chiếc áo bỏ quên. Nắm được tứ, ta sẽ hiểu được cảm xúc trong thơ. Lí giải, đánh giá đòi hỏi cảm thụ mang tính tổng hợp, nâng cao để phát hiện ra ý nghĩa tư tưỏng và giá trị nghệ thuật của bài thơ. b. Truyện. B1. Đặc trưng của truyện (HS đọc SGK) - Em hãy nêu những đặc trưng của truyện ? - Truyện mang tính khách quan trong sự phản ánh. Cốt truyện được tổ chức một cách nghệ thuật. Nhân vật được miêu tả sinh động, chi tiết gắn với hoàn cảnh. Phạm vi miêu tả không bị hạn chế về không gian, thời gian. Ngôn ngữ linh hoạt gần với ngôn ngữ đời sống ( ba đặc trưng). + Truyện mang tính khách quan trong sự phản ánh. + Cốt truyện được tổ chức một cách nghệ thuật ( nhân vật sinh động, chi tiết gắn với hoàn cảnh. Phạm vi miêu tả không bị hạn chế về không gian, thời gian ). + Ngôn ngữ linh hoạt gần với đời sống. - Hãy miêu tả và nói rõ từng đặc trưng của truyện? - Truyện mang tính khách quan + Con người, sự kiện được miêu tả và kể lại bởi một người kể chuyện nào đó. + Nếu thơ in đậm dấu ấn chủ quan thì truyện in đậm dấu ấn khách quan. + Dù kể chuyện người hay kể chuyện mình, truyện bao giờ cũng tôn trọng sự thật. Bởi trên cái nền sự thật ấy mới có thể hư cấu, tạo nhân vật điển hình. - Cốt truyện được tổ chức một cách nghệ thuật. + Cốt truyện bao gồm nhân vật, sự kiện và mối quan hệ giữa các tình tiết và sự kiện. Tất cả tạo ra sự vận động của hiện thực được phản ánh, góp phần khắc hoạ tính cách nhân vật, số phận từng nhân vật. Nhân vật được miêu tả đặt trong quan hệ với hoàn cảnh, môi trường xung quanh. Vì thế truyện không bị hạn chế về không gian, thời gian. - Ngôn ngữ truyện + Ngôn ngữ phong phú. Có ngôn ngữ người kể chuyện, ngôn ngữ nhân vật. Bên cạnh ngôn ngữ đối thoại có độc thoại. Ngôn ngữ truyện gần với đời sống. B2. Các kiểu truyện ( HS đọc sgk) - Hãy nêu tóm tắt các kiểu truyện? - Văn học dân gian có nhiều kiểu truyện. Đại thể có: +Truyện thần thoại + Truyện truyền thuyết + Truyện cổ tích + Truyện cười + Truyện ngụ ngôn - Văn học trung đại + Truyện viết bằng chữ Hán (Truyền kì mạn lục - Nguyễn Dữ) + Truyện viết bằng chữ Nôm - Văn học hiện đại + Truyện ngắn ( ít nhân vật, sự kiện. Có thể kể về cuộc đời hay một đoạn, chốt lát của một nhân vật. Trong phạm vi hạn hẹp vẫn có thể đặt ra vấn đề lớn lao ( chữ người tử tù). + Truyện vừa và truyện dài ( không có sự phân biệt rạch ròi giữa hai loại truyện này). Truyện dài ( tiểu thuyết) phản ánh đời sống một cách toàn vẹn sinh động, đi sâu khám phá số phận cá nhân, hư cấu linh hoạt, tổng hợp thư pháp của các thể loại văn học, nghệ thuật khác, đa dạng về màu sắc thẩm mĩ. Tiểu thuyết được coi là " Hình thái chủ yếu của nghệ thuật ngôn từ " ( Cô gi nôp). B3. Cách đọc truyện ( HS đọc Sgk). - Có mấy bước khi đọc truyện? Nêu tóm tắt từng bước. - Có 4 bước khi đọc truyện: + Tìm hiểu xuất xứ Đó là bối cảnh xã hội, hoàn cảnh sáng tác để thấy được tính lịch sử cụ thể của diễn biến đời sống được miêu tả trong truyện. Từ đó hiểu thêm ý nghĩa của truyện. + Phân tích cốt truyện với các diễn biến: Mở đầu, vận động, kết thúc. Mở đầu, vận động, kết thúc có hấp dẫn, sinh động không. Nó đã phản ánh được hiện thực chưa? Người kể chuyện đã sử dụng ngôn ngữ lời kể như thế nào? Điểm quan sát ( điểm nhìn), cách dẫn dắt, gợi tả đến giọng văn khách quan, trữ tình hay châm biếm. + Phân tích nhân vật: Thường là phân tích nhân vật theo diễn biến cốt truyện tức là theo tình tiết sự kiện diễn ra. Chú ý ngoại hình nhân vật có thể nói lên điều gì về bản chất. Đặc biệt là hành động nhân vật, ngôn ngữ nhân vật ( bao gồm cả đối thoại, độc thoại0 và mối quan hệ giữa nhân vật này với nhân vật khác trong tác phẩm với môi trường sống xung quanh. + Xác định ý nghĩa tư tưởng của truyện *Truyện đặt ra vấn đề ? có ý nghĩa như thế nào? Cũng có thể xác định giá trị của truyện qua các phương tiện : nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ. Nói khác đi truyện không chỉ " tái hiện lịch sử đời sống"mà còn là hành trình đi tìm con người trong con người". - Một vài nét đặc sắc trong nghệ thuật biểu hiện của bài Thu điếu. + Nghệ thuật tả cảnh * Chọn điểm nhìn từ " ao thu" đến " tầng mây". Mở rộng không gian với chiều cao đến vô tận. * Từ " tầng mây" điểm nhìn lại trở về với ngõ trúc, ao thu. * Tác giả tả những gì quan sát được trên mặt ao và làm nổi bật mùa thu nơi làng quê. ( Se lạnh, trong trẻo, yên tĩnh). - Dùng cái động " Cá đâu đớp động dưới chân bèo", để tả cái tĩnh mịch, êm ả của làng quê. + Tả tình * Tả cảnh để ngụ tình. Đó là tình yêu quê hương đất nước được diễn tả một cách kín đáo, tế nhị. + Sử dụng ngôn ngữ * Ngôn ngữ giầu hình tượng: mây lơ lửng, sóng gợi í, lá khẽ đưa vèo, nước trong, trời xanh ngắt. * Cách hợp vần "eo" trong tiếng cuối của nhiều dòng thơ gợi sự vắng vẻ, tĩnh lặng đồng thời gợi cảm giác êm ả nhẹ nhàng nơi làng quên thân thuộc. Bài tập 2 Nhận xét về cốt truyện, nhân vật, lời kể trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam. + Cốt truyện; Truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam là truyện không thành chuyện ( không có chuyện). Sự kiện tiêu biểu chỉ là Liên và An chờ đợi chuyến tài đi qua trong đêm khuya. Nội dung chủ yếu của truyện là diễn biến tâm trạng của cô bé Liên. Hai đứa trẻ thuộc loại truyện tâm tình. + Nhân vật: Chị em Liên và những con người lần lượt xuất hiện lúc chiều buông, đêm xuống, khuya về. * Lúc chiều buông ( chiều tàn). Một phiên chợ tàn, kiếp người tàn tạ, những người kiếm sống như đi chợ, mấy đứa trẻ con nhà nghèo bới rác, chị em Liên. * Lúc đêm xuống Quanh góc chợ và sân ga có mẹ con chị Tí, bác Siêu bán phở, gia đình bác Xẩm, bà già Thi... Nhân vật Liên và An, nhất là Liên được khắc hoạ ở chiều sâu nội tâm với biến thái tinh vi của nỗi buồn và khao khát một cái gì tươi sáng hơn cuộc đời tối tăm nơi phố huyện tỉnh lẻ. Ngôn ngữ (lời kể) * Lúc tả bên ngoài: Tiếng trống thu không, tiếng ếch nhái, tiếng muối kêu. * Lúc tả bên trong ( nội tâm nhân vật0 " Liên thấy lòng buồn man mác trước giờ khắc của ngày tàn. * Đối lập ở nhiều phương diện âm thanh. Có âm thanh gợi hai vẻ đẹp thơ mộng, cũng có âm thanh gợi cuộc sống lam lũ. Đối lập về sáng tối trong lời kể. * Lời kể tâm tình thủ thỉ như tâm sự với người đọc. Đó là phong cách của Thạch Lam. III. Củng cố Tham khảo phần ghi nhớ (sgk) Chí phèo ( Phần một: Tác giả ) Nam Cao A. Mục tiêu bài học - Giúp HS hiểu được những nét về con người, sự nghiệp văn chương của nhà văn Nam Cao. - Thấy được giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo mới mẻ qua các nhân vật Chí Phèo, Bá Kiến. - Về nghệ thuật: Hiểu được điển hình hoá miêu tả tâm lý nhân vật, cách kể truyện và kết thúc truyện của Nam Cao. B. Cách thức tiến hành GV nêu vấn đề, hướng dẫn HS thảo luận, trả lời câu hỏi C. Phương tiện thực hiện SGK + SGV+ Giáo án D. Tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ 2. giới thiệu bài mới Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt I.Tìm hiểu chung 1. Tiểu dẫn ( HS đã đọc ở nhà) - Tóm tắt nội dung phần tiểu dẫn ( cuộc đời con người, sự nghiệp của Nam Cao). - Cuộc đời : Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri. Sinh ngày 29-10-1917 trong một gia đình nông dân ở làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam ( nay là xã Hoà Hậu, huyện Lí Nhân, tỉnh Hà Nam). Nam Cao là bút danh. Ông lấy chữ làm đầu của huyện và của tổng Nam Sang, Cao Đà để đặt bút danh. Điều đó chứng tỏ Nam Cao rất có ý thức với quê hương mình. - Học hết bậc thành chung, Nam Cao theo một ông bác họ vào Sài Gòn kiếm sống. Vì điều kiện sức khoẻ, Nam Cao ra Bắc sống bằng nghề giáo khổ trường tư và bạc bẽo trong nghề viết văn. Năm 1940 Nhật nhảy vào Đông Dương, trường Bưởi phải đóng cửa làm chỗ nhốt ngựa, Nam Cao lại về quê tiếp tục dạy học. Đây là thời gian, ông có điều kiện hiểu biết về người nông dân, về cuộc sống, khát vọng của họ. Năm 1943, Nam Cao bí mật tham gia Hội Văn hoá cứu quốcdưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Năm 1945 tham gia cướp chính quyền ở huyện Lí Nhân. Ông được bầu làm chủ tịch xã lâm thời. Năm 1946, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ, Nam Cao khoác ba lô lên đường trực tiếp tham gia kháng chiến. Ông có mặt ở Nam Trung Bộ trong những ngày đầu. Năm 1947 có mặt tại chiến khu Việt Bắc làm công tác báo chí, tuyên truyền kháng chiến. Ông lần lượt tham gia : - Chiến dịch Biên giới 1950 Tháng 11-1951 trên đường đi công tác vùng dịch hậu Liên khu III ( Thanh Hóa trở ra Hà Nam ) ông bị địch phục kích và sát hại tại một địa điểm cách bốt Hà Đan, Ninh Bình 3km. ( Làng Vũ Đại, xã Gia Xuân, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. - Con người Nam Cao được thể hiện như thế nào? - Con người Nam Cao có hai đặc điểm đáng chú ý: + Bề ngoài có vẻ vụng về, ítn nói nhưng có đời sống nội tâm phong phú. Những cuộc đấu tranh gay gắt nhiều khi căng thẳng trong lòng Nam Cao trước những suy nghĩ, việc làm mà ông cho là tầm thường của mình. Ông là người tri thức trung thực luôn luôn vươn lên và nghiêm khắc đấu tranh với chính mình để thoát khỏi lối sống tầm thường, nhỏ nhen, khát khao vươn tới tâm hồn của con người thạt đẹp. Những tác phẩm viết về đề tài tri thức nghèo của Nam Cao đều gắn với cuộc đấu tranh bản thân trung thực, âm thầm mà quyết liệt trong suốt quãng đời cầm bút. + Nam Cao có tấm lòng đôn hậu, chan chứa yêu thương. Ông gắn bó tha thiết với người nông dân ở quê hương mình, nhất là những người nghèo khổ áp bức. Nam Cao quan niệm không có tình thương đồng loại thì không đáng là người. Đây là điểm cốt lõi để Nam Cao viết những truyện ngắn về đề tài nông dân chan chứa tinh thần nhân đạo. - Sự nghiệp văn chương của Nam Cao được thể hiện như thế nào ? - Nói tới sự nghiệp văn chương của Nam Cao phải đề cập đến quan điểm sáng tác, đề tài và tác phẩm chính. Đặc biệt là phong cách nghệ thuật. + Quan điểm sáng tác của Nam Cao. * Nhìn thẳng vào sự thật tàn nhẫn, nhà văn phải mở lòng ra để đón mọi vang động của cuộc đời, phải nói lên nỗi cùng quẫn của nhân vật, vì họ mà lên tiếng. Cho nên ông đã đoạn tuyện với những sáng tác của chủ nghĩa lãng mạn đương thời, ông tìm đến chủ nghĩa hiện thực " Nghệ thuật vị nhân sinh". * Ông khẳng định tác phẩm hay, có giá trị phải là tác phẩm thể hiện nhân đạo hoá con người. Đó là một yêu cầu tất yếu. Từ đó ông lên án những tác phẩm chỉ tả bề ngoài xã hội. * Nam Cao ý thức sâu sắc và đòi hỏi các nhà văn phải tìm tòi sáng tạo đồng thời phải có lương tâm, có nhân cách xứng đáng. " Văn chương không cần... chưa có " " Cẩu thả trong bất cứ ... đê tiện" * Sau cách mạng và những năm đầu cuộc kháng chiến với quan điểm. "Sống đã rồi hãy viết". Ông tận tuỵ trong công việc với quan điểm " Bây giờ tôi làm những việc không nghệ thuật để sửa soạn cho tôi có một nghệ thuật cao hơn". - Những đề tài chính của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám 1945. Đề tài Nông dân Tri thức nghèo 1. Tác phẩm 2. Nội dung phản ánh Chí Phèo, Dì Hảo, Lão Hạc, Lang Rận, Một bữa no, Một đám cưới, Mua Danh, Điếu văn, Trẻ em không được ăn thịt chó, tư cách mõ, nửa đêm. - Dựng lên bức tranh chân thực về đời sống nông dân Việt Nam nghèo đói, xơ xác trong sự bần cùng hoá hết sức thê thảm vào những năm 1940-1945. + Chú ý những con người cùng đường, thấp cổ bé họng. Những số phận bi thảm, những con người bị đầy đoạ vào cảnh nghèo đói bị lăng nhục tàn nhẫn bất công. + Một bộ phận nông dân bị xô đẩy vào con đường bần cùng đầy tội lỗi không lối thoát. Nhà văn không hề bôi nhọ người nông dân mà đi sâu vào nội tâm nhân vật để khẳng định nhân phẩm của họ, ngay cả khi họ bị vùi dập mất cả hình người, tính người. - Trăng sáng, Đời thừa, Những chuyện không muốn viết, Mua nhà, Truyện tình, Quên điều độ, Cười, Nước mắt... và tiểu thuyết Sống mòn. - Miêu tả bi kịch tinh thần của người tri thức nghèo trong xã hội cũ. Đó là " Giáo khổ trường tư" nhà văn nghèo, viên chức, những con người làm công ăn lương... tất cả đều có ý thức về sự sống và nhân phẩm, có hoài bão, có tâm huyết và tài năng. Họ đều muốn xây dựng sự nghiệp tinh thần cao quý. Nhưng cơm, áo, gạo, tiền và hoàn cảnh xã hội, làm cho họ phải " sống mòn". Một kẻ vô ích, một người thừa " đời thừa". Nam Cao phê phán xã hội vô nhân đạo bóp nghẹt sự sống, tàn phá tâm hồn con người và khao khát cuộc sống thật có ích, có ý nghĩa. Kết luận Viết về người nông dân hay người tri thức, tác phẩm của Nam Caon mang nội dung tư tưởng, triết học sâu sắc. Đó là vật chất và ý thức, hoàn cảnh và con người, môi trường và tính cách, Nam Cao rất chú ý về nhân phẩm, về thái độ kinh, trọng đối với con người, xã hội vô nhân đạo đối với con người, xã hội vô nhân đạo đối với con người. - Sau cách mạng tháng tám và thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, Nam Cao viết những tác phẩm nào? - Đôi mắt (1948). Tô Hoài cho rằng : "Truyên ngắn Đôi mắt là tuyên ngôn nghệ thuật của lớp nhà văn chúng tôi ngày ấy" - Nhật kí ở rừng (1948), Chuyện biên giới 91950)... đều là những tác phẩm có giá trị của nền văn học kháng chiến chống thực dân Pháp thời kì đầu. - Nêu những nét chính về phong cách nghệ thuật của Nam Cao? - Trong văn xuôi hiện đại Việt Nam, Nam Cao đã tạo cho mình một phong cách riêng: + Một là : Nhà văn có biệt tài phân tích tâm lí nhân vật kể cả nhân vật có tâm lí phức tạp, những hiện tượng lưỡng tính: dở say, dở tỉnh, dở khóc, dở cười, mấp mé ranh giới giữa thiện và ác, giữa con người, con vật. Nam Cao đã tạo ra những đoạn độc thoại rất chân thật, sinh động. Do chú ý phân tích tâm lí nhân vật nêu kết cấu về thời gian đôi khi bị đảo lộn hoặc tạo ra không gian nghệ thuật ( không gian chở tâm trạng con người). + Hai là: Truyện của Nam Cao thường viết về những phạm vi nhỏ hẹp, những vấn đề quen thuộc, cả những cái tầm thường nhưng lại chứa đựng những vấn đề lớn lao, những triết lí sâu sắc về cuộc sống, về nghệ thuật. Cho nên giọng văn của Nam Cao buồn thương đến chua chát, rưng rưng đến lạnh lùng mà vẫn đằm thắm yêu thương. Kết luận - Nam Cao là nhà văn lớn, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn. Nếu thời gian là thước đo để thử thách thì tác phẩm của ông càng ngời sáng. Ông có nhiều đóng góp quan trọng trong quá trình hoàn thiện truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam trên bước đường hiện đại hoá nửa đầu thế kỉ XX. II. Củng cố Tham khảo phần ghi nhớ (sgk) Phong cách ngôn ngữ báo chí ( Tiếp theo) Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt I. Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của ngôn ngữ báo chí. a. Các phương tiện diễn đạt ( HS đọc sgk) - SGK trình bày những phương tiện diễn đạt nào của phong cách ngôn ngữ báo chí ? Hãy tóm tắt ý cơ bản? - Các phương tiện diễn đạt của phong cách ngôn ngữ báo chí. Biểu hiện Nội dung cụ thể của các phương tiện Tự vựng Hết sức phong phú. ở mỗi phạm vi phản ánh, mỗi thể loại báo chí lại có lớp từ dành riêng. - Tin tức: sử dụng danh từ riêng - Phóng sự: Sử dụng nhiều từ chỉ hình ảnh có trong đời sống hoặc ở một địa phương nhất định. - Bình luận thời sự: Dùng nhiều từ ngữ có sắc thái chính trị ( công cuộc đổi mới, vị thế Việt Nam, tốc độ phát triển, kinh tế thị trường). - Tiểu phẩm : Sử dụng ngôn ngữ nhân vật. Ngữ pháp Câu văn trong ngôn ngữ báo chí thường ngắn gọn, rõ ràng, sáng sủa, đảm bảo thông tin chính xác. Câu ngắn trong tin vắn, câu dài trong bình luận. Nhưng cũng có câu gắn với lời nói hàng ngày trong tiểu thuyết. Tu từ - Sử dụng từ ngữ thể hiện sự so sánh, liên tưởng, ẩn dụ, hoán dụ, đảo ngữ, sử dụng câu ngắn kết hợp với câu dài. - ở dạng nói, ngôn ngữ báo chí đòi hoỉ phát âm rõ ràng chuẩn mực. - ở dạng viết chú ý cỡ chữ, kiểu chữ, mầu sắc và hình ảnh. Biểu hiện Nội dung cụ thể của đặc trưng b. Đặc trưng ngôn ngữ báo chí ( HS đọc sgk) Hãy nêu một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ đặc trưng ngôn ngữ báo chí ? Tính thông tin thời sự Vì truyền tin từng ngày trên mọi hoạt động xã hội, đảm bảo chất lượng thông tin, ngôn ngữ phải chính xác về địa điểm, thời gian nhân vật và sự kiện. Tính ngắn gọn Lời văn báo chí phải ngắn gọn, lượng thông tin cao. Tiêu biểu là tin vắn, tin nhanh, quảng cáo. Phóng sự, bình luận có thể viết dài, soang không dài quá 3 trang báo. Bài dài thường có tóm tắt in đậm ở đầu đề. Tính sinh động hấp dẫn - Ngôn ngữ báo chí phải kích thích sự tò mò hiểu biết của người đọc. Thể hiện ở cách dùng từ, đặt câu. Trước hết ở đề mục (tít) của bài báo II. Củng cố Tham khảo phần ghi nhớ ( sgk) III. Luyện tập Qua bản tin về An Giang, đối chiếu với đặc trưng của ngôn ngữ báo chí có thể thấy: + Chưa đầy 6 dòng với 107 tiếng, bản tin thể hiện sự ngắn gọn nhưng lượng thông tin lại nhiều. Ta biết được thời gian, địa điểm. Bộ văn hoá- Thông tin công nận di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia Ô Tà Sóc. Hơn nữa đây là di tích quốc gia thứ 15 của tỉnh An Giang. Người nghe, người đọc còn nắm được thông tin về Ô Tà Sóc. ( rộng km2, với hệ thống hang động, đường mòn hiểm trở. Từ năm 1962 đến năm 1967 là căn cứ địa của Tỉnh Uỷ An Giang. + Nó là tin mang tính thời sự cập nhật nên ngôn ngữ phải chính xác về thời gian, địa điểm và sự kiện. Câu 2 Tham khảo Màu xanh đang bị huỷ diệt Mấy năm gần đây, các thành phố mọc lên kéo theo các công trình lớn. Nhu cầu về nguyên vật liệu - nhất là gạch ngói, vôi, cát đã thu hút bao ông chủ đầu tư. Mấy xã thuộc hai khu vực Bắc và Nam sông Đuống thuộc tỉnh Bắc Ninh san sát mọc lên các lò gạch. Nơi ngày trước là cánh đồng lúa, ngô, đỗ, đay... thì nay là nơi ngày đêm sản xuất gạch. Khói xả ra khét lẹt. Cây cối ở các làng xung quanh hầu như trụi lá. Ai có thể khẳng định chắc chắn sức khoẻ của những cư dân ở vùng lân cận lò gạch như thế nào? Có mà trời biết. Hãy nhìn vào cây cối. Màu xanh của nó là sức sống. Mỗi nhành cây, phiến lá là lá phổi tự nhiên cung cấp ô xi cho con người. Khói lò thiêu huỷ màu xanh ấy... Hãy cứu lấy màu xanh đồng ruộng, màu xanh của tre, của chuối, của cây cối bên vườn, hãy cứu lấy chính ta. Chí phèo ( Phần hai : Tác phẩm ) Nam Cao Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt I. Tìm hiểu chung 1. Tiểu dẫn ( HS đọc sgk) - Phần tiểu dẫn nêu nội dung gì ? - Giới thiệu truyện Chí Phèo của Nam Cao: + Nguyên tiêu đề truyện ngắn là cái lò gạch cũ, + Năm 1941, NXB Đời mới, Hà Nội in thành sách và đổi tên là Đôi lứa xứng đôi. + Năm 1946, Hội văn hoá cứu quốc xuất bản, Nam Cao lấy tên nhân vật chính đặt tiêu đề cho tác phẩm của mình là Chí Phèo. Đây là tác phẩm tiêu biểu cho chủ nghĩa hiện thực và nhân đạo. Đồng thời chứng minh cho tài năng bậc thầy của Nam Cao, một nhà văn lớn. - Em có suy nghĩ gì về việc đổi tên của tác phẩm ? Tiêu đề của tác phẩm mang ý nghĩa bao trùm và thể hiện nội dung chủ yếu của tác phẩm. + Nếu đặt tiêu đề truyện là Cái lò gạch cũ mới chỉ phản ánh một đoạn đời sinh ra của Chí Phèo. Hơn nữa ở đoạn cuối khi Chí Phèo tự sát, cái lò gạch lại thoáng xuất hiện trong suy nghĩ của Thị Nở chỉ làm tăng thêm hạn chế của Nam Cao, không tìm được giải pháp cuộc đời cho người nông dân. + Đặt tiêu đề truyện là Đôi lứa xứng đôi truyện đề cập chủ yếu mối tình Chí Phèo, Thị Nở. Bao vấn đề khác không hề được chú

File đính kèm:

  • docTiet 4760.doc