Giáo án ngữ văn 11 từ tiết 92 đến tiết 108

I, MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS:

1, Kiến thức:

Hiểu rõ thuật ngữ loại hình Tiếng Việt và đặc điểm loại hình Tiếng Việt HS qua việc giải các bài tập.

2, Kỹ năng:

Vận dụng kiến thức vào thực hành giải bài tập, học tập Tiếng Việt và học ngoại ngữ tốt hơn.

II, PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:

1, Giáo viên: - Thiết kế bài giảng SGK,SGV

- Máy chiếu Prôjecter

- Phiếu học tập.

2, Học sinh: Vở bài tập, vở ghi, SGK

III, PHƯƠNG PHÁP: - Thảo luận nhóm

- Vấn đáp

- Tích hợp

IV, TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC:

1, Ổn định tổ chức:

2, Kiểm tra bài cũ:

Câu hỏi : Trình bày những đặc điểm loại hình của tiếng Việt.

 

 

doc14 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1878 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 11 từ tiết 92 đến tiết 108, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 92: Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt (Tiếp) I, Mục tiêu bài học: Giúp HS: 1, Kiến thức: Hiểu rõ thuật ngữ loại hình Tiếng Việt và đặc điểm loại hình Tiếng Việt HS qua việc giải các bài tập. 2, Kỹ năng: Vận dụng kiến thức vào thực hành giải bài tập, học tập Tiếng Việt và học ngoại ngữ tốt hơn. II, Phương tiện thực hiện: 1, Giáo viên: - Thiết kế bài giảng SGK,SGV - Máy chiếu Prôjecter - Phiếu học tập. 2, Học sinh: Vở bài tập, vở ghi, SGK III, Phương pháp: - Thảo luận nhóm - Vấn đáp - Tích hợp IV, Tiến trình giờ học: 1, ổn định tổ chức: 2, Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi : Trình bày những đặc điểm loại hình của tiếng Việt. Hoạt động của GV và HS GV: Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 1. Tổ chức hoạt động nhóm nhỏ: Thời gian: 5’ Nhiệm vụ: Thực hiện yêu cầu của đề bài ở các ví dụ: Nhóm 1: VD1 Nhóm 2: VD2 Nhóm 3: VD3 Nhóm 4: VD4 HS: Nhận nhiệm vụ, thảo luận, trả lời. GV: Nhận xét, chuẩn kiến thức: Lưu ý: Cần nhận thức rõ vai trò của trật tự từ, hiện tượng không biến đổi hình thái của từ. GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập Tổ chức hoạt động nhóm nhỏ Thời gian: 5 phút Nhiệm vụ: Thực hiện yêu cầu của đề bài. HS nhận nhiệm vụ, thảo luận, trả lời. GV nhận xét, chuẩn liến thức. Chiếu đoạn văn SGK tr58 GV gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập. HS làm việc cá nhân. GV- Gọi học sinh xác định và phân tích. - Nhận xét, chuẩn kiến thức. Nội dung II, Luyện tập 1, Bài 1: Hãy phân tích những ngữ liệu dưới đây về mặt từ ngữ (chú ý những từ ngữ in đậm) để chứng minh tiếng Việt thuộpc loại hình đơn lập. - nụ tầm xuân(1): phụ ngữ của cụm động từ chỉ đối tượng của hoạt động hái. - nụ tầm xuân(2): chủ ngữ của động VD2: - bến(1): phụ ngữ của cụm động từ chỉ đối tượng của động từ nhớ. - bến (2): chủ ngữ của động từ đợi. VD3: - trẻ(1): Phụ ngữ của cụm động từ chỉ đối tượng của động từ yêu. - trẻ(2): chủ ngữ của động từ đến VD4: - Bống (1,2,3,4): phụ ngữ của cụm động từ chỉ đối tượng của động từ đem, thả, đưa - Bống(5,6) :chủ ngữ của động từ ngoi, lớn lên. =>Vai trò ngữ pháp thay đổi nhưng hình thức của câu vẫn giữ nguyên, chỉ trật tự sắp đặt các từ trong câu là khác nhau. 2, Bài 2: Tìm một câu tiếng Anh đã học, đối chiếu với câu tự dịch ra tiếng Việt, so sánh, phân tích để đi đến kết luận: Tiếng Anh thuộc loại hình ngôn ngữ hoà kết, tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập. Ví dụ: Tiếng Anh: - I reading book. - I read book Tiếng Việt: - Tôi đang đọc sách. - Tôi đọc sách. - Từ trong tiếng Anh có sự hoà kết âm tiết trong các tình huống sử dụng-> ngôn ngữ hoà kết. - Tiếng Việt trong trường hợp nào cũng giữ nguyên hình thức-> ngôn ngữ đơn lập. 3, Bài 3: Xác định hư từ và phân tích tác dụng thể hiện ý nghĩa của chúng trong đoạn văn sau: *Các hư từ gồm: đã, các, để, lại, mà - đã: chỉ hoạt động xảy ra thời điểm truớc - các: chỉ toàn thể số nhiều toàn thể của sự vật. - để: chỉ mục đích. - lại: chỉ hoạt động tái diễn - mà: chỉ mục đích. 4, Củng cố: Nội dung cơ bản của bài 5, Dặn dò: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 94: TôI yêu em Pus-kin I, Mục tiêu bài học: Giúp HS: 1, Kiến thức: -Thấy được vẻ đẹp thơ trữ tình Pus-kin: giản dị, trong sáng, tinh tế cả về hình thức ngôn từ lẫn nội dung tâm tình. 2, Kỹ năng: - Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn trong tình yêu chân thành, say đắm, vị tha của Pus-kin. II, Phương tiện thực hiện: 1, Giáo viên: - Thiết kế bài giảng - SGK,SGV - Máy chiếu Prôjecter - Phiếu học tập. 2, Học sinh: Vở bài tập, vở ghi, SGK III, Phương pháp - Đọc diễn cảm - Thảo luận nhóm - Vấn đáp - Thuyết giảng IV, Tiến trình giờ học: 1, ổn định tổ chức. 2, Kiểm tra bài cũ: Không tiến hành. 3, Bài mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu phần tiểu dẫn. - Gọi 1 HS đọc to phần tiểu dẫn SGK - Nêu những nét cơ bản về tác giả Pus-kin? HS trả lời. GV nhận xét, chuẩn kiến thức. Nêu những nét cơ bản của tác phẩm? GV: Cung cấp những thông tin về mối tình của nhà thơ. Hoạt động 2: GV hướng dẫn học sinh đọc-hiểu văn bản - Hướng dẫn HS đọc diễn cảm, thể hiện được sự cảm hiểu bước đầu với tính chất, điệu nói, lời từ giã-giãi bày, bộc bạch, những phức cảm…. - Hãy giải nghĩa các từ đánh dấu trong SGK -Bài thơ có thể chia bố cục như thế nào? GV giúp HS đối chiếu với nguyên bản Thông qua việc đối chiếu em nhận thấy bài thơ có những nét gì tiêu biểu? GV gọi 1 HS đọc 4 câu thơ. -Bài thơ mở đầu bằng cụm từ gì? trong cum từ ấy tác giả lựa chọn cách xưng hô như thế nào? Sắc thái biểu cảm? GV: Cung cấp bằng máy chiếu 4 câu dịch sát nghĩa và bài thơ Ngài và anh, cô và em(Pus-kin) để học sinh liên hệ, so sánh cách xưng hô. -Tôi đã yêu em: tình yêu vẫn có lẽ Chưa tắt hẳn trong tâm hồn tôi; Nhưng hãy để nó (tình yêu ấy) không làm phiền em thêm nữa; Tôi không muốn làm em buồn vì bất cứ điều gì. Tâm trạng nhân vật trữ tình ra sao? -Yêu cầu HS đọc đoạn thơ. - Nhận xét các dấu chấm câu, từ đó nhận diện xúc cảm trong lòng nhân vật trữ tình: dù lý trí kìm nén, chế ngự nhưng có vượt qua được tình cảm không? -Hai câu kết có lặp lại cum từ tôi yêu em không? hướng tới quá khứ hay nối tiếp tới tương lai? Mong ước của nhân vật trữ tình bộc lộ điều gì? GV gợi ý để HS liên hệ thực tế về tình yêu thực sự, cao thượng. GV gợi HS đọc phần ghi nhớ SGK I, Tiểu dẫn 1, Tác giả -A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pus-kin(1799-1837), “Mặt trời của thi ca Nga”, là nhà thơ vĩ đại “có ý nghĩa to lớn khôg chỉ trong lịch sử văn chương mà cả trong lịch sử thức tỉnh của dân tộc Nga”. - Nội dung thơ ca: Thể hiện tuyệt đẹp tâm hồn nhân dân Nga khao khát tự do và tình yêu. - Tác phẩm: 800 bài thơ trữ tình, tiểu thuyết bằng thơ(éP-ghê-nhi Ô-nhê-ghin), trường ca( Người tù cáp-ca-dơ) 2, Tác phẩm: - Là một trong những bài thơ tình nổi tiếng thế giới. - Khơi nguồn từ mối tình của nhà thơ với A.A.Ô-lê-nhi-a - Nhan đề do người dịch đặt. II, Đọc- hiểu văn bản 1, Đọc, giải nghĩa từ, chia bố cục a, Đọc b, Giải nghĩa từ (SGK) c, Bố cục : 2 phần : + 4 câu đầu + 4 câu sau 2, Tìm hiểu bài thơ: a,Tìm hiểu chung: - Trong bài thơ Pus-kin không dụng công xây dựng hình ảnh, cũng rất ít sử dụng các biện pháp tu từ . - Bài thơ khá tiêu biểu cho phong cách thơ trữ tình “Điệu nói”. - Ngôn ngữ trong sáng, giản dị. - Sự lặp đi lặp lại dòng thơ: Tôi yêu em -> tấu lên giọng điệu chủ đạo của toàn bài: Tình yêu sôi nổi, nồng nàn, tha thiết…. b, Tìm hiểu bài thơ * 4 câu đầu Tôi yêu em: đến nay chừng có thể Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai; Nhưng không để em phải bận lòng thêm nữa, Hay hồn em phải gợn bóng u hoài. - Mở đầu bài thơ là cụm từ: Tôi yêu em. Nguyên văn: Tôi đã yêu em : ý nghĩa thời quá khứ, mang sắc thái trang trọng( ngôi thứ hai số ít sang ngôi thứ hai số nhiều) ->Lời tự nhủ, trực tiếp, ngắn gọn, giản dị: Tình yêu nồng nàn, say đắm còn mãi cả trong quá khứ và hiện tại. - Dấu hai chấm (:)diễn giải, và từ sau hai chấm này tình yêu xuất hiện như một chủ thể khác: phân thân để tự vấn cõi lòng giữa cái tôi còn yêu(tiếng nói ngập ngừng, bối rối)và cái tôi không yêu (mạnh mẽ dứt khoát) vì không muốn em buồn. -> Một sự dằn lòng, chế ngự, vươn lên trong ý nghĩa đích thực: đem hạnh phúc đến cho đối tượng mình yêu. *4 câu sau: Tôi yêu em âm thầm không hy vọng, Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen, Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm, Cầu em được người tình như tôi đã yêu em - Cụm từ tôi yêu em lặp lại, nhưng không trôI chảy như hai câu 3,4 mà nhiều ngắt cách, rối bời, khúc mắc. -> Tình trạng tôi luôn luôn bị giày vò, đau khổ, vật vã, trăn trở, day dứt. Câu thơ như nói cái bị động, tiêu cực mà làm hiện lên những nhịp đập sôi nổi, mạnh mẽ, tràn đầy sinh lực của tráI tim yêu. -Hai câu kết: Mở đâù bằng cụm từ tôi yêu em nhưng vừa trở về quá khứ vừa nối tiếp tới tương lai: Giữ lại tất cả sầu khổ, dằn vặt cho riêng mình, gửi gắm tình yêu vào một người khác, mong họ dành tình yêu chân thành như mình cho đối tượng mình yêu là em ->Vượt lên sự ích kỷ thường tình, quên đi cái tôi để nghĩ đến người mình yêu. Đó là tình yêu thực sự. Với tình yêu ấy ngưòi ta phấn đấu thực hiện toàn mãn trong yêu hơn là được yêu. III,Tổng kết: Ghi nhớ(SGK) 4, Củng cố: -Nội dung cơ bản của bài 5,Dặn dò: Học bài cũ chuẩn bị bài mới. Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 93 Trả bài viết số 6 I, Mục tiêu bài học: Giúp HS: 1, Kiến thức: - Nắm được các ưu nhược điểm của mình trong bài viết. 2, Kỹ năng: -Rút kinh nghiệm về cách vận dụng các thao tác lập luận: Phân tích, so sánh, bác bỏ, cách thức diễn đạt và trình bày. II, Phương tiện thực hiện: 1, Giáo viên: - Thiết kế bài giảng . SGK,SGV - Máy chiếu Prôjecter - Phiếu học tập. - - Tập bài kiểm tra đã chấm 2, Học sinh: Vở bài tập, vở ghi, SGK III, Phương pháp: - Thảo luận nhóm - Vấn đáp IV, Tiến trình giờ học: 1, ổn định tổ chức: 2, Kiểm tra bài cũ: Hoạt động của GV và HS Nội dung Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 95: Đọc thêm: Bài thơ số 28 Ta-go I, Mục tiêu bài học: Giúp HS: 1, Kiến thức: Nắm nội dung cơ bản của bài thơ: Tính triết lý của Ta-go khẳng định điều kỳ diệu trong tình yêu: Sự khám phá và khát khao trong tình yêu là vô hạn. 2, Kỹ năng: Đọc hiểu, cảm nhận. II, Phương tiện thực hiện: 1, Giáo viên: - Thiết kế bài giảng SGK,SGV - Phiếu học tập. 2, Học sinh: Vở bài tập, vở ghi, SGK III, Phương pháp: - Thảo luận nhóm - Vấn đáp - Đọc diễn cảm IV, Tiến trình giờ học: 1, ổn định tổ chức: 2, Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi : đọc thuộc lòng bài thơ Tôi yêu em(Pus-kin) và phân tích hai câu thơ đầu. Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV: Gọi HS đọc tiểu dẫn SGK -Hãy nêu những nét cơ bản về tác giả ? Ta-go là người châu á đầu tiên vinh dự nhận giải thưởng Nô-ben về văn học -Tác phẩm trích trong tập thơ nào? GV hướng dẫn và gọi HS đọc diễn cảm bài thơ Gv gọi HS đọc câu thơ -Hình tượng so sánh trong câu mở đầu thể hiện niềm khao khát gì trong tình yêu? Trăng chỉ in trên bề mặt chứ không bao giờ có thể vào sâu trong biển cả cũng như đôi mắt em chỉ nhìn thấy vẻ bề ngoài mà không bao giờ hiểu biết hết tâm tưởng của anh. Tâm trạng em bộc lộ ra sao? - Đọc đoạn thơ, xác định lối cấu trúc và nêu mục đích? -Sự tương đồng và khác biệt giữa viên ngọc, đoá hoa với trái tim, giữa lạc thú, khổ đau với tình yêu? Liên hệ:Tôi yêu em( Pus-kin) Cách nói nghịch lý trong tình yêu được sử dụng như thế nào trong tình yêu? Nhận xét về nội dung bài thơ? Liên hệ với thực tế trong việc xây dựng, vun đắp tình yêu. I, Tiểu dẫn 1, Tác giả - Ra-bin-đra-nát Ta-go(1861-1941) là nhà văn, nhà văn hoá lớn của ấn Độ. -Ông để lại một gia sản khổng lồ các tác phẩm thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. 2, Tác phẩm - Là bài thơ số 28 trong tập Người làm vườn - tập thơ nổi tiếng, tiêu biểu cho giọng thơ giàu chất trữ tìnhvà chất triết lý của Ta-go. II, Đọc-hiểu văn bản 1, Đọc 2, Tìm hiểu văn bản * Câu thơ đầu: Đôi mắt băn khoăn của em buồn Đôi mắt em muốn nhìn sâu vào tâm tưởng của anh Như trăng kia muốn vào sâu trong biển cả. -Hình tượng so sánh: Đôi mắt em như trăng kia muốn nhìn vào muốn vào sâu tâm tưởng của anh biển cả . Dùng hình tượng ánh trăng và biển cả để biểu đạt nỗi khát khao trong tình yêu: muốn hiểu hết tâm tưởng của nhau-> giàu giá trị tạo hình và biểu cảm. - Đôi mắt băn khoăn của em buồn->khát khao trở thành nỗi buồn khổ, trăn trở, phiền muộn. * Những câu thơ tiếp theo -Lối cấu trúc đưa ra những giả định( nếu A chỉ là B) rồi phủ định( nhưng A lại là C) để đI đến kết luận nhằm mục đích nhấn mạnh sự khác biệt giữa mọi sự vật hiện tượng trong cuộc sống với tình yêu-> Tình yêu là một trạng thái riêng không thể hiểu biết và nắm bắt một cách đơn thuần. - Giữa viên ngọc, đoá hoa với trái tim +Tương đồng: Đều bộc lộ tình cảm yêu thương. +Khác biệt: Vật chất và tinh thần -Giữa lạc thú, khổ đau và tình yêu +Tương đồng: lạc thú, khổ đau là trạng thái của tình yêu. +Khác biệt: Thể hiện trạng thái rõ ràng và trạng thái phức hợp khó thể hiện hết. => Cuộc đời, trái tim không thể phơi bày hết ra bên ngoài dù chủ thể rất muốn. * Cách nói nghịch lý trong tình yêu Anh không giấu em một điều gì Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh….. -> Sử dụng khá nhiều trong bài thơ thể hiện điều kỳ diệu trong tình yêu: càng khao khát muốn biết, càng tìm hiểu càng không biết gì. Điều này tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn của tình yêu. III, Kết luận Bài thơ thể hiện chất triết lý sâu sắc trong tình yêu. Có ý nghĩa lớn đối với việc vun đắp xây dựng tình yêu bền vững. 4, Củng cố : Nội dung cơ bản của bài 5, Dặn dò: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 96: Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt I, Mục tiêu bài học: Giúp HS: 1, Kiến thức: Nắm vững hơn cách viết tiểu sử tóm tắt 2, Kỹ năng: Viét được bản tiểu sử tóm tắt II, Phương tiện thực hiện: 1, Giáo viên: - Thiết kế bài giảng SGK,SGV - Phiếu học tập. 2, Học sinh: Vở bài tập, vở ghi, SGK III, Phương pháp: - Thảo luận nhóm - Vấn đáp - Đọc diễn cảm IV, Tiến trình giờ học: 1, ổn định tổ chức: 2, Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi : Đọc thuộc lòng bài thơ số 28(Ta-go) và phân tích câu thơ đầu. Hoạt động của GV và HS Nội dung GV gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập SGK Tổ chức hoạt động nhóm nhỏ Thời gian: 10 phút Nhiệm vụ: Thực hiện yêu cầu của bài tập 1(SGK tr 63) HS: Nhận nhiệm vụ, thảo luận. GV: Nhận xét, chuẩn kiến thức. GV: Yêu cầu(hoặc cho HS xung phong ) lần lượt hai HS trình bày bản tiểu sử tóm tắt. -Tập thể tham gia phát biểu nhận xét. -Từng cá nhân sửa chữa, bổ xung và hoàn thiện bản tiểu sử tóm tắt do mình viết ra. GV: Gọi 1 HS đọc phần đọc thêm SGK tr63. I Bài tập 1 -Mục đích viết tiểu sử tóm tắt: giới thiệu sơ yếu lý lịch, trình độ, khả năng và những thành tích đã đạt được của ứng viên. -Nội dung:Họ tên, ngày tháng năm sinh, trình độ học vấn và chính trị, nơi công tác và chức vụ đảm nhận, các khả năng và những thành tích đã đạt được. - Viết tiểu sử tóm tắt theo kết cấu đã học: +Giới thiệu khái quát ứng viên: họ tên, ngày tháng năm sinh, học vấn, trình độ chính trị, nơI sinh sống và công tác. +Các năng lực và kết quả học tập, công tác của ứng viên. +Đánh giá, nhận xét chung về năng lực, uy tín của ứng viên. II, Bài tập 2 4, Củng cố: Nội dung cơ bản của bài: Nắm vững cách viết tiểu sử tóm tắt. 5, Dặn dò: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới: Soạn: Người trong bao( Sê-khốp) Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 97,98 Người trong bao Sê-khốp I, Mục tiêu bài học: Giúp HS: 1, Kiến thức: -Hiểu được giá trị tư tưởng của truyện ngắn người trong bao: phê phán sâu sắc lối sống trong bao hèn nhát, cá nhân, ích kỷ và hủ lậu của một bộ phận trí thức Nga cuối thế kỷ XIX, qua hình tượng nhân vật người trong bao Bê-li-cốp. -Hiểu được nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật điển hình, sáng tạo biểu tượng, cách kể truyện độc đáo;giọng điệu vừa mỉa mai, châm biếm vừa trầm buồn. 2, Kỹ năng: - Củng cố kỹ năng phân tích nhân vật và khái quát chủ đề của truyện. 3, Thái độ: Có thái độ căm gét và đấu tranh với lối sống thu mình trong bao: Háo danh, xu nịnh, giáo điều, sợ hãi, hèn hạ trước quyền lực.Từ đó, góp phần xây dựng đạo đức và lối sống trung thực, tự tin, lành mạnh, chan hoà với mọi người vì lý tưởng cao đẹp. II, Phương tiện thực hiện: 1, Giáo viên: - Thiết kế bài giảng SGK,SGV - Phiếu học tập. 2, Học sinh: Vở soạn, vở ghi, SGK III, Phương pháp: - Thảo luận nhóm - Vấn đáp - Đọc diễn cảm IV, Tiến trình giờ học: 1, ổn định tổ chức: 2, Kiểm tra bài cũ: Không thực hiện. Hoạt động của GV và HS Nội dung GV gọi 1 HS đọc tiểu dẫn SGK Nêu những nét khái quát về tác giả? Mở rộng: Tác phẩm của Sê-khốp đã nghiêm khắc lên án chế độ XH bất công, thói cường bạo và cuộc sống ăn hại củavtầng lớp cầm quyền Nga đương thời. Ba truyện ngắn: Khóm khúc bồn tử, Một chuyện tình yêu, Người trong bao. GV hướng dẫn cách đọc -Lưu ý HS +Các đoạn chữ nhỏ: Kể lại +Các đoạn chính văn có thể đọc chọn lọc kết hợp với kể. + Giọng đọc chậm buồn thoáng chút châm biếm -Hãy tóm tắt thật ngắn gọn bằng vài ba câu nội dung toàn truyện. -Hãy chia bố cục của truyện? -Tìm những chi tiết, hình ảnh miêu tả bức chân dung Bê-li-cốp? ( Gợi ý: chú ý gương mặt, ăn mặc, phục sức…) Vậy có thể kết luận Bê-li-cốp là người như thế nào? TháI độ của mọi người dành cho Bê-li-cốp như thế nào? -Mọi người có tò mò muốn thay đổi cách sống của y không? Kết quả như thế nào? Lối sống và con người Bê-li- cốp có ảnh hưởng như thế nào với mọi người xung quanh? CáI chết của Bê-li-cốp diễn ra như thế nào? Nhận xét về giá trị nghệ thuật chi tiết cái chết của Bê-li-cốp? Thái độ của mọi người ra sao? Sau khi hắn chết cuộc sống của mọi nguời có gì đổi khác không? Vậy lối sống của Bê-li-cốp có ảnh hưởng như thế nào đối với đạo đức, văn hoá Nga? Hình ảnh cái bao có ý nghĩa như thế nào ? Hãy nêu những đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm? GV gọi một HS đọc to phần ghi nhớ SGK Hãy liên hệ thực tế với kểu người trong bao trong tác phẩm. ( gợi ý: Khi XH loài người trở nên trong sạch, lành mạnh tự dothì lối sống trong bao mới triệt để chấm dứt) GV tổ chứ hoạt động nhóm nhỏ (5’) Nhiệm vụ: Tìm vài thành ngữ Việt Nam có nội dung gần với lối sốngtrong bao, với kiểu người như Bê-li-cốp -HS nhận nhiệm vụ, thảoluận, trả lời. -GV nhận xét, cung cấp một số câu thành ngữ. I, Tiểu dẫn 1, Tác giả -An-tôn Páp-lô-vích Sê-khốp( 1860-1904), nhà văn Nga kiệt xuất là một đại biểu cuối cùng của chủ nghĩa hiện thực Nga. -Tác phẩm thường có cốt truyện giản dị, đặt ra nhiều vấn đề có ý nghĩa XH to lớn, ý nghĩa nhân bản sâu xa. 2, Tác phẩm Là một trong ba truyện ngắn có chung chủ đề phê phán lối sống tầm thường, dung tục tiểu tư sản, lối sống của một kiểu người, một bộ phận trí thức trong XH Nga những năm cuối thế kỷ XIX. * Đặc sắc nghệ thuật: -Nhân vật kể chuyện đặt ở ngôi thứ nhất. -Tính khách quan của truyện. - Sự đan xen hài hoà, tự nhiên, khéo léo giữa kể, tả, phát biểu cảm xúc, bình luận. -Hình ảnh tả thực-biểu trưng: Cái bao-một khám phá và kháI quát nghệ thuật độc đáo, điển hình. II, Đọc-hiẻu văn bản 1, Đọc 2, Tìm hiểu bố cục của truyện Bê-li-cốp khi còn sống 2 phần Bê-li-cốpkhi qua đời 3, Tìm hiểu văn bản a, Bê-li-cốp khi còn sống * Chân dung Bê-li-cốp -Vẻ bề ngoài +Cặp kính đen trên gương mặt nhợt nhạt, nhỏ bé, choắt lại như mặt chồn. +Ăn mặc, phục sức khác người: Tất cả đều trong bao, mang bao, cho vào bao: giày, ủng, kính,ô… +Đến ý nghĩ của mình hắn cũng cố giấu vào bao. -Tính cách:+ nhút nhát, ghê sợ nhưng lại ngợi ca tôn sùng cái quá khứ. +Thích sống theo những thông tư, chỉ thị một cách máy móc. +Luôn lo lắng, sợ hãi, sợ tất cả. +Luôn thoả mãn, luôn hài lòng với lối sống cổ lỗ, hủ lậu, kỳ quái của mình. => Bê-li-cốp là kẻ hèn nhát, cô độc, máy móc giáo điều, thu mình vào một cái vỏ, tạo cho mình một thứ bao sống tách biệt với mọi người và xã hội.Hắn là kiểu người trongbao, lối sống trong bao. *ảnh hưởng của lối sống và con người Bê-li-cốp với mọi người. -Thái độ của mọi người :ghét, sợ, tránh xa, không muốn dây với y. Cô-va-ren-cô khinh ghét ra mặt, mắng thẳng vào mặt Bê-li-cốp, gây gổ, to tiếng, đẩy hắn ngã lăn xuống cầu thang. -Mọi người thử thay đổi cách sống của hắn( gán ghép với Va-len-ca) nhưng vô ích. -Lối sống và tinh thần của mọi người xung quanh bị ảnh hưởng mạnh mẽ, dai dẳng bởi lối sống và con người Bê-li-cốp. =>Bê-li-cốp là con đẻ, là hệ quả kỳ quái của chế độ phong kiến chuyên chế đang phát triển trên con đường tư bản hoá nước Nga cuối thế kỷ XIX. b. Bê-li-cốp khi đã chết -Bê-li-cốp chết một cách bất ngờ. Cái chết của Bê-li-cốp là tất yếu mang ý nghĩa triết học, biểu tượng. -Mọi người không ít ngạc nhiên.Họ cảm thấy thoát khỏi gánh nặng, thấy nhẹ nhàng, thoải mái. - Chưa được bao lâu cuộc sống lại diễn ra như cũ, như khi Bê-li-cốp còn sống: Nặng nề, mệt nhọc, tùi túng. =>Lối sống của Bê-li-cốp đã ám ảnh, đâù độc bầu không khí trong sạch, lành mạnh của văn hoá, đạo đức Nga đương thời. C,ý nghĩa hình ảnh cái bao -Nghĩa đen: Vật dùng để bao, gói, đựng đồ vật, hàng hoá…hình túi, hình hộp. -Nghĩa bóng: Lối sống và tính cách của Bê-li-cốp. -Nghĩa biểu trưng: Kiểu người trong bao, lối sống trong bao.Cả XH Nga thời điểm đó phảI chăng cũng là một cáI bao khổng lồ trói buộc, tù hãm, vây bủa, ngăn chặn tự do của mọi người? III, Tổng kết -Đặc sắc nghệ thuật: + Chọn ngôi kể thứ ba->vừa đảm bảo tính khách quan vừa đảm bảo tính chủ quan. + Tạo cấu trúc kể truyện lồng trong truyện + Giọng kể bộc lộ rõ tâm trạng. + Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình. + Nghệ thuật xây dựng biểu tượng: Cái bao Ghi nhớ (SGK) VI, Luyện tập * Bài 4 Một số câu thành ngữ: -Mũ ni che tai -Con ốc nằm co -rụt cổ rùa -Len lét như rắn mồng năm -co vồi rụt cổ -nhát như thỏ đế. 4, Củng cố: -Nội dung cơ bản của bài 5, Dặn dò: -Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.

File đính kèm:

  • docTiet 92108.doc