Giáo án ngữ văn 11 tuần 15

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

- Nắm được yêu cầu về nội dung, hình thức của bản tin và cách viết bản tin.

- Bước đầu viết được bản tin ngắn, đơn giản, phù hợp với phạm vi nhà trường

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng nắm bắt, thu thập thông tin và viết bản tin

3. Thái độ: Có thái độ trung thực, thận trọng khi đưa tin

B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

1. Giáo viên:

- Trang bị: SGK, SGV, chuẩn KTKN, giáo án, một số thông tin cập nhật

- Phương pháp: - Phương pháp chủ đạo: nêu vấn đề, kết hợp: nêu vấn đề, gợi mở, thảo luận, diễn giảng.

2. Học sinh:

- Phương tiện: sgk, vở ghi, vở soạn.

- Chuẩn bị: Soạn bài theo câu hỏi SGK

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 7961 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 11 tuần 15, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/12/2012 Tiết: 56 BẢN TIN A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Nắm được yêu cầu về nội dung, hình thức của bản tin và cách viết bản tin. - Bước đầu viết được bản tin ngắn, đơn giản, phù hợp với phạm vi nhà trường 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng nắm bắt, thu thập thông tin và viết bản tin 3. Thái độ: Có thái độ trung thực, thận trọng khi đưa tin B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Giáo viên: - Trang bị: SGK, SGV, chuẩn KTKN, giáo án, một số thông tin cập nhật - Phương pháp: - Phương pháp chủ đạo: nêu vấn đề, kết hợp: nêu vấn đề, gợi mở, thảo luận, diễn giảng. 2. Học sinh: - Phương tiện: sgk, vở ghi, vở soạn.. - Chuẩn bị: Soạn bài theo câu hỏi SGK C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Mục đích, yều cầu của bản tin. (RLKN: phân tích) - Bản tin là gì? - Có bao nhiêu loại bản tin thường gặp? Trình bày cụ thể từng loại. - GV yêu cầu HS rút ra kết luận: Khi viết bản tin thì cần đảm bảo những yêu cầu nào? Hoạt động 2: - Trước khi viết bản tin cần phải làm gì? - GV yêu cầu HS đọc mục II.2 SGK, trang 161, 162 và lời các câu hỏi SGK. + Qua tìm hiểu bản tin trên, em hãy cho biết khi viết bản một bản tin cách viết như thế nào? Hoạt động 3: - GV yêu cầu HS thảo luận và cử đại diện nhóm trình bày.   Nhóm 1: Bài tập 1   Nhóm 2: Bài tập 2 I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA BẢN TIN 1. Khái niệm bản tin. Bản tin là là một thể loại báo chí nhằm thông báo kịp thời, chính xác những sự kiện thời sự có ý nghĩa trong đời sống xã hội. 2. Phân loại bản tin. Bản tin chia làm nhiều loại dựa vào dung lượng và mục đích thông tin. + Tin vắn là loại tin không có nhan đề, dung lượng ngắn (chỉ một đến hai câu), thông báo vắn tắt về các sự kiện. + Tin thường có độ dài trên dưới 300 chữ, có nhan đề, nêu sự kiện và kết quả một cách chi tiết hơn. + Tin tường thuật phản ánh sự kiện một cách cụ thể, chi tiết từ đầu đến cuối. + Tin tổng hợp nhằm thông tin tổng hợp nhiều sự kiện xung quanh một hiện tượng nào đó có vấn đề đáng quan tâm với sự tường thuật, mô tả cụ thể, chi tiết các sự kiện kèm theo sự phân tích, lý giải nguyên nhân – kết quả và ý nghĩa cảu chúng. 3. Yều cầu bản tin: + Đảm bảo tính thời sự (đưa tin kịp thời, nhanh chóng). + Phải có ý nghĩa xã hội. + Nội dung thông tin phải chân thực, chính xác. II. CÁCH VIẾT BẢN TIN 1. Khai thác và lựa chọn tin. Trước khi viết bản tin, cần khai thác, lựa chọn sự kiện có ý nghĩa cụ thể, chính xác (khi nào, ở đâu, ai làm, xảy ra như thế nào, kết quả ra sao). 2.Viết bản tin: a) Cách đặt tiêu đề: Tiêu đề phải ngắn gọn, có sức gợi, có liên quan trực tiếp đến nội dung bản tin. b) Cách mở đầu bản tin. Chứa đựng những thông tin quan trọng nhất (khái quát về sự kiện và kết quả). c) Triển khai bản tin: Chi tiết hóa, giải thích nguyên nhân hoạc kết quả, tường thuậ chi tiết, sự kiện. III. LUYỆN TẬP Bài tập 1: A, B, D, E đều viết được bản tin, còn C cũng có thể viết được nếu đó là nhân vật được xã hội quan tâm. Bài tập 2: - Giống: Cung cấp thông tin mới, vấn đề xã hội quan tâm. - Khác: + Bản tin đơn thuần chỉ thông báo tin tức (tin ngắn, đáng tin cậy). + Quảng cáo, ngoài việc thông báo tin, còn có mục đích chủ yếu là quảng cáo, chào mời khách hàng mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ.(chưa thật sự tin cậy). + Phóng sự điều tra có độ dài lớn hơn bản tin, miêu tả cụ thể, chi tiết sự việc, phân tích và bình luận các sự kiện.( cần xác minh lại, hiện thực nhiều hơn). Bài tập 3: Về nhà D. CỦNG CỐ, DẶN DÒ 1. Củng cố: Yêu cầu HS đọc phần Ghi nhớ SGK 2. Dặn dò: - Làm bài tập 3 - Chuẩn bị bài đọc thêm: “Cha con nghĩa nặng”(Hồ Biểu Chánh); “Vi hành” (Nguyễn Ái Quốc); “Tinh thần thể dục” (Nguyễn Công Hoan). Ngày soạn: 16/12/2012 Tiết: 57 – 58 Hướng dẫn đọc thêm: CHA CON NGHĨA NẶNG (Hồ Biểu Chánh); VI HÀNH (Nguyễn Ái Quốc); TINH THẦN THỂ DỤC ( Nguyễn Công Hoan) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: Hiểu và tự đọc- hiểu 3 tác phẩm văn xuôi của 3 tác giả. Hiểu được những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của từng tác phẩm bằng cách trả lời hệ thống các câu hỏi. Từ đó mở rộng hiểu biết văn học Việt Nam những năm trước 1945. 2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng đọc và tóm tắt truyện. B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Giáo viên: - Trang bị: SGK, SGV, chuẩn KTKN, giáo án.. - Phương pháp: đọc diễn cảm. Định hướng tìm hiểu nội dung và nghệ thuật bằng cách trả lời hệ thống câu hỏi SGK qua trao đổi thảo luận nhóm.. 2. Học sinh: - Phương tiện: sgk, vở ghi, vở soạn.. - Chuẩn bị: Soạn bài theo câu hỏi SGK C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1 Tìm hiểu vb CHA CON NGHĨA NẶNG. (RLKN: phân tích, tháo luận nhóm, phát biểu tự do) - Kể tóm tắt nội dung câu chuyện qua các tình huống. - Qua tình huống đó, Hồ Biểu Chánh muốn khẳng định điều gì? - Ngôn ngữ nghệ thuật trong tác phẩm có gì đặc biệt? Hoạt động 2 Tìm hiểu văn bản VI HÀNH. (RLKN: phân tích, tháo luận nhóm, phát biểu tự do) - Hướng dẫn HS đọc tiểu dẫn, nắm các thông tin chính, gạch chân ở SGK. - Đọc kể tóm tắt truyện. - Lần lượt trả lời các câu hỏi HDHB. - GV tổng hợp, định hướng cho HS Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản TINH THẦN THỂ DỤC (RLKN: phân tích, tháo luận nhóm, phát biểu tự do) - Hướng dẫn HS đọc tiểu dẫn, nắm các thông tin chính, gạch chân ở SGK. - Đọc kể tóm tắt truyện. - Lần lượt trả lời các câu hỏi HDHB. - GV tổng hợp, định hướng cho HS . Bài 1. Cha con nghĩa nặng. 1. Tình huống giàu kịch tính. + Sau 11 năm trốn tránh, Sửu trở về quê vì thương con, muốn được gặp con, sợ con bơ vơ nhưng lại là nguy cơ làm tan vỡ hạnh phúc của con. + Bố vợ đuổi Sửu đi với thái độ gay gắt vì lợi ích của hai cháu và cuả chính Sửu. Ông thương con rể nhưng lại không muốn để Sửu ở lại gặp hai con. + Thằng Tý nghe được câu chuyện giữa ông ngoại và bố, nảy sinh mâu thuẫn giữa hiếu và nghĩa -> quyết định chạy theo cha. + Sửu vì thương con mà muốn tự tử, Tý vì chữ hiếu mà quyết định chạy theo cha, từ bỏ hạnh phúc riêng của mình: Chữ hiếu thắng. -> Ca ngợi tình nghĩa cha con sâu nặng 2. Nghệ thuật kể chuyện. - Theo trình tự thời gian. - Miêu tả trực tiếp nội tâm NV qua lời nói và h/động. - Ngôn ngữ giàu sắc thái Nam Bộ, sử dụng nhiều từ ngữ và cách nói địa phương -> Tác giả mang đến cho bạn đọc một câu chuyện giàu giá trị nhân đạo, ngợi ca tình nghĩa cha con sâu nặng có cả hai chiều: con đối với cha và cha đối với con. Bài 2: VI HÀNH 1. Mâu thuẫn trào phúng cơ bản của truyện. Mâu thuẫn (MT) giữa bản chất bên trong và hình thức bên ngoài; giữa vị thế bù nhìn và thói ăn chơi với sứ mệnh của một vị vua; giữa mục đích và việc làm của td Pháp đối với nhân dân Pháp khi dùng Khải Định sang thăm Pháp. 2. Tình huống truyện độc đáo. - Nhầm lẫn những người da vàng với Khải Định của cập tình nhân trẻ; nhầm lẫn của giới chức an ninh và mật thám Pháp. - Tình huống này làm tăng tính khách quan, hấp dẫn ; tăng tính trào phúng và đả kích, tăng sức tố cáo trong việc thể hiện chủ đề và khắc họa chân dung vua Khải Định. 3. Hình tượng vua Khải Định. - Được xây dựng bằng bút pháp trào phúng, châm biếm, đả kích . - Hiện ra một cách khách quan trong cái nhìn, cảm nhận, đánh giá của người Pháp. - Lố lăng , cổ hủ, vua như hề, ham ăn chơi, làm bù nhìn mất thể diện quốc gia. Bài 3. Tinh thần thể dục. 1. Bố cục: 5 cảnh. + Nội dung trát của quan huyện. + Cảnh anh Mịch xin ông Lí được miễn đi xem đá bóng. + Cảnh bác Phô gái xin được đi xem đá bóng thay chồng. + Cảnh bà Phó Bính xin hối lộ ông Lí để thuê thằng Sang đi thay con mình. + Cảnh tróc nã người đi xem bóng đá. 2. Định hướng nội dung và nghệ thuật. a. Nghệ thuật dựng truyện độc đáo. - Dựng lên 5 cảnh thể hiện một chủ đề trào phúng: Cái tinh thần thể dục của một hời trước cách mạng. - Cảnh một là nguyên nhân cho tất cả cảnh sau, ba cảnh cònlại là cảnh đối phó của dân làng trước cái lệnh sắt đá của quan Huyện. Cuối cùng là cảnh tróc nã dữ dội, đưa người đi xem bóng đá mà như là giải tù binh b. Mâu thuẫn trào phúng của truyện: Nội dung mệnh lệnh bắt dân làng phải đi xem bóng đá trên huyện >< sự sợ hãi, lẩn trốn, tìm mọi cách không tuân lệnh của dân làng. - Lời xin của anh Mịch >< sự từ chối của lí trưởng - Yêu cầu của bà phó Bính >< sự giải quyết của ông Lí. - Cảnh tróc nã của tuần phiên >< sự sợ hãi của thằng Cò - Kết quả tróc nã >< thái độ của ông Lí. c. Nghĩa phê phán của truyện. Sự giả dối, bịm bợm của phong trào thể dục thể thao thời Pháp thuộc, trong khi đời sống nhân dân còn vô cùng nghèo khổ, không hợp lòng dân thì phải thực thi mệnh lệnh, cưỡng ép, người dân tìm mọi cách chạy trốn như trốn giặc. D. CỦNG CỐ, DẶN DÒ 1. Củng cố: GV yêu cầu học sinh xem lại các bài tập SGK 2. Dặn dò: - Chuẩn bị bài mới: Luyện tập viết bản tin

File đính kèm:

  • docTuan 15.doc
Giáo án liên quan