Giáo án ngữ văn 11 tuần 8

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp H/S: 1. Nắm được một cách hệ thống những kiến thức cơ bản về VHVNTĐ.

2. Có năng lực đọc – hiểu văn bản VH, phân tích VH theo từng cấp độ: sự kiện, tác giả , tác phẩm , hình tượng, ngôn ngữ VH.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

SGK,SGV, Thiết kế bài học.

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ.

2. Giới thiệu bài mới.

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1576 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 11 tuần 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn tập văn học Trung Đại a. mục tiêu bài học Giúp H/S: 1. Nắm được một cách hệ thống những kiến thức cơ bản về VHVNTĐ. 2. Có năng lực đọc – hiểu văn bản VH, phân tích VH theo từng cấp độ: sự kiện, tác giả , tác phẩm , hình tượng, ngôn ngữ VH. b. phương tiện thực hiện SGK,SGV, Thiết kế bài học. C. tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ. 2. Giới thiệu bài mới. Phương pháp Nội dung cần đạt ( H/S đọc câu hỏi SGK) Cá nhân HS đại diện cho nhóm trình bày trước lớp bài chuẩn bị của mình . HS khác lắng nghe và nhận xét. GV tóm tắt đánh giá I. NộI DUNG Câu 1: HSTL&PB * Những biểu hiện về cảm hứng yêu nước trong văn học trung đại từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX. - Chủ nghĩa yêu nước là một đặc điểm lớn của VHTĐ. Nó vô cùng phong phú và đa dạng. Là âm hưởng hào hùng khi chiến đấu và chiến thắng chống ngoại xâm, là âm hưởng bi tráng khi nứoc mất nhà tan, là giọng điệu thiết tha khi thái bình thịnh trị. - Bên cạnh những nội dung yêu nước đã kế thừa từ những giai đoạn VH trước đó, ở giai đoạn này lòng yêu nước còn được thể hiện những nội dung mới: ý thức về vai trò của người hiền tài; tư tưởng canh tân đất nước. * Có hai sự kiện tác động trực tiếp đến cảm hứng yêu nước thời kì này. - Chế độ PK từ khủng hoảng dẫn đến suy thoái. - Thực dân Pháp bắt đầu xâm lược, bè lũ PK bán nước đầu hàng; nhân dân ta kiên cường khởi nghĩa. * Phân tích ngắn nội dung một số tác phẩm VHTĐ đã học để chứng minh (HS tự chọn). Câu 2: HSTL&PB Những nội dung nhân đạo chủ yếu của giai đoạn này là: + thương cảm trước bi kịch và đồng cảm với khát vọng của con người:; đề cao nhân phẩm, tài năng; lên án tố cáo những thế lực bạo tàn đã chà đạp và tước đi quyền sống cơ bản của con người; đề cao truyền thống đạo lí nhân nghĩa của dân tộc. + Cảm hứng nhân đạo trong giai đoạn này có những biểu hiện mới hơn so với những giai đoạn trước : hướng vào quyền sống con người, nhất là con người trần thế ; ý thức về cái Tôi cá nhân đậm nét. Câu 3 : HSĐTL&PB * Thượng kinh kí sự ghi lại việc tác giả lên kinh chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán. Đoạn trích vào phủ Chúa Trịnh là bức tranh chân thực về cuộc sống nơi phủ chúa, được khắc hoạ ở hai phương diện : cuộc sống thâm nghiêm , giàu sang, xa hoa phè phỡn và cuộc sống thiếu sinh khí (biểu hiện cho sự mục ruỗng từ bên trong của giai cấp PK). Câu 4 : Những giá trị về nội dung và nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu. - Về nội dung : đề cao đạo lí nhân nghĩa, đề cao lòng yêu nước. - Về nghệ thuật: Tính chất đạo đức - trữ tình, mang đậm màu sắc Nam Bộ qua ngôn ngữ hình tượng nghẹ thuật. II. Phương pháp 1, Ba đặc điểm về phương pháp nghệ thuật của văn học trung đại. - Tư duy nghệ thuật: Theo mẫu nghẹ thuật có sẵn đã thành công thức. - Quan niệm thẩm mĩ: Hướng về cái đẹp trong quá khứ, thiên về cái cao cả, tao nhã, ưa sử dụng những điển tích, điển cố thi liệu Hán học. Bút pháp nghệ thuật: Thiên về ước lệ tượng trưng. 2, Một số thể loại văn chương trung đại A, Hịch: Một loại văn thời cổ mà vua chúa, tướng lĩnh hay người đứng đầu một tổ choc dùng để kêu gọi, cổ vũ mọi người hãy chiến đấu tiêu diệt kẻ thù. B, Chiếu: Một loại văn thư được nhà vua dùng để ban bố mệnh lệnh cho toàn dân. C, Cáo: Một thể văn thư mà nhà vua dùng để ban bố trước toàn dân nhằm trình bày một chủ trương, công bố kết quả một sự nghiệp… thao tác lập luận so sánh A. Mục tiêu và bài học Giúp HS: 1, Hiểu được vai trò của thao tác so sánh trong bài văn nghị luận. Biết vận dụng thao tác so sánh khi viết một đoạn văn, bài văn nghị luận. B. Phương tiện thực hiện SGK, SGV. Thiết kế bài học. C. Tiến trình dạy học Kiểm tra bài cũ. Giới thiệu bài mới. Phương pháp Nội dung cần đạt GV : Cho HS đọc SGK . trả lời những câu hỏi theo gợi ý. GV : Chia nhóm thực hiện tl&tl câu hỏi. GVH : Anh (chị) hãy cho biết thế nào là lập luận so sánh ? GVH: Anh (chị) hãy cho biết Luận điểm chính trong ví dụ ở SGK là gì ? GVH: Anh (chị)hãy cho biết tác dụng của thao tác lập luận so sánh ? GVH: Anh (chị)hãy cho biết yêu cầu của thao tác lập luận so sánh ? (H/S đọc SGK) GVH: Anh (chị) hãy cho biết có mấy cách so sánh ? GVH: Anh (chị) hãy làm bài tập phần luyện tập trong SGK Tr 80. 1, Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận so sánh. - So sánh như một biện pháp tu từ giúp người đọc hình dung rõ hơn một điều gì đó (đưa ra một điều người ta đã biết để nói một điều mà người ta chưa biết, đưa một điều cụ thể để có thể liên tưởng đến điều trừu tượng…). Thao tác lập luận so sánh nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật để chỉ ra những nét giống nhau và khác nhau. Luận điểm chính trong đoạn văn trích từ bài Nguyễn Du hay lòng một người Anh (Chế Lan Viên tuyển tập) là: Truyện Kiều nâng cao lịch sử thơ ca, Chiêu hồn mở rộng địa dư thơ ca vào tận cõi chết. Để thuyết phục người đọc tác giả đã đưa ra hàng loạt những so sánh có tính tăng cấp. Tác dụng: + Tìm ra sự giống và khác nhau + Tìm ra bản chất sự vật. + Khẳng định giá trị và ý nghĩa của sự vật hiện tượng đối với đời sống con người. Sự đóng góp sáng tạo của tài năng con người. - Yêu cầu của thao tác lập luận so sánh: + Không nên so sánh khập khiễng mà so sánh phải dựa trên cùng một tiêu chí, cùng bình diện. + So sánh phải rút ra được những nhận xét đánh giá. 2, Cách so sánh: A, lập luận so sánh tương đồng: là chỉ ra những nét giống nhau giữa đối tượng được so sánh với đối tượng so sánh nhằm làm nổi bật đặc điểm của đối tuợng đang được so sánh. VD: Trích phần đầu của bản Tuyên Ngôn độc lập (đã chuẩn bị) B, Lập luận so sánh tương phản: là chỉ ra sự khác nhau giữa hai hay nhiều sự vật. VD: Xét ví dụ trong SGK Tr 80. + Nguyễn Tuân đã so sánh tác giả của Tắt đèn với hai loại người: Loại chủ trương cải lương hương ẩm và loại người hoài cổ. Mục đích của việc so sánh: làm nổi bật cái đúng của tác giả Ngô Tất Tố khi ông cho rằng chỉ có đáu tranh giai cấp thì người nông dân mới thoát khỏi cảnh bị áp bức bóc lột. 3, Luyện tập HSTL&PB Bài tập 1 Tác giả đã so sánh hai tác phẩm văn học nổi tiếng. Cách so sánh đối chiếu về: + Nội dung cơ bản của hai tác phẩm + Mặc dù ở hai thời đại, hai cảnh ngộ nhưng cùng một dân tộc. + Cách đánh giá của tác giả : làm rõ ý chí chiến đấulàm nên vẻ đẹp của đất nước con ngưòi VN. Bài tập 2 Khi phân tích hình ảnh ngưòi nghĩa sĩ cần giuộc cần so sánh với hình ảnh người chiến sĩ trong Đồng chí của Chính Hữu, Nhớ của Nguyên Hồng…v.v. Trả bài làm văn số 2 mục tiêu bài học Giúp học sinh hệ thống hoá những kiến thức và kĩ năng biểu lộ ý nghĩa cảm xúc, về lập dàn ý và diễn đạt…Đồng thời tự đánh giá những ưu điểm và nhược điểm trong bài làm của mình từ đó có những định hướng cần thiết để làm tốt hơn ở những bài viết sau. B- Phương pháp và tiến trình tổ chức dạy học 1. Phương pháp dạy học Tuỳ từng đối tượng ở mỗi lớp có cách trả bài riêng. Cần nắm chắc đặc điểm của từng lớp để định ra nội dung cách thức trả bài sao cho các em có thể rút kinh nghiệm, nâng cao trình độ ở những bài viết sau. 2. Tiến trình tổ chức dạy học a. Xác định yêu cầu của bài làm. GV cho học sinh đọc lại đề bài b. Nhận xét chung: Gv có thể nhận xét chung thông qua một số nội dung cả bài tốt lẫn bài xấu. GV cũng cần khuyến khích động viên những bài viết có ý tưởng đúng đắn, độc lập và sáng tạo, sủa chữa những ý chưa đúng, từ đó đánh giá những ưu điểm và nhược điểm trong bài làm của các em. Ngoài ra đa số các em còn mắc lỗi chính tả, có những em rất nghiêm trọng ( Thường là những em có điểm kém). Thầy giáo đã sửa trong bài viết, yêu cầu về nhà tự giác sửa lỗi, có kiểm tra. c. Biểu dương và sửa lỗi: - Gv chọn một số bài, đoạn văn tiêu biểu có ý hay, sáng tạo, có cảm xúc đọc cho HS nghe cùng học và rút kinh nghiệm. - Cũng nên chọn một số bài mắc lỗi kiến thức, diễn đạt, chính tả đọc và cùng các em sửa , rút kinh nghiệm. d. Trả bài và tổng kết.

File đính kèm:

  • docTuan 8 On tap van hoc Trung Dai.doc
Giáo án liên quan