Giáo án Ngữ văn 6 - Bài 10 - Tiết 40: luyện nói kể chuyện

A. Mục tiêu cần đạt:

1. Mục tiêu chung

- Nắm chắc kiến thức đã học về văn tự sự: chue đề, dàn bài, đoạn văn, lời kể và ngôi kể trong văn tự sự

- Biết trình bày, diễn đạt để kể một câu chuyện của bản thân

- Yêu quê huơng đất nước, tình yêu cuộc sống, trau chuốt trong cách dùng từ, đặt câu.

- Có ý thức rèn luyện cách nói năng, trình bày một câu chuyện, vấn đề bằng văn nói một cách mạch lạc.

- Mạnh dạn, tự tin khi kể chuyện trước đông người.

2. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng

a. Kiến thức:

- Chủ đề, dàn bài, đoạn văn, lời kể và ngôi kể trong văn tự sự.

- Yêu cầu của việc kể một câu chuyện của bản thân.

b. Kĩ năng:

- Lập dàn ý và trình bày rõ ràng, mạch lạc một câu chuyện của bản thân trước lớp.

B. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:

Tự nhận thức, ra quyết định, giao tiếp, đảm nhiệm trách nhiệm, hợp tác, tư¬ duy sáng tạo, tìm kiếm hỗ trợ, quản lí thời gian, giải quyết vấn đề, ứng phó, biểu đạt sáng tạo

C. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

Dàn bài trên bảng phụ; đoạn văn mẫu.

2. Học sinh:

Dàn bài đã chuẩn bị, tập nói theo dàn bài.

D. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học:

1. Phương pháp thực hành.

2. Ph¬ương pháp đàm thoại (Kĩ thuật đặt câu hỏi)

3. Phương pháp thảo luận nhóm.(Kĩ thuật chia nhóm, giao nhiệm vụ)

 

docx4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 9575 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Bài 10 - Tiết 40: luyện nói kể chuyện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
S: 23/10/12 Bài 10. Tiết 40: LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN. G: 26/10/12 A. Mục tiêu cần đạt: 1. Mục tiêu chung - Nắm chắc kiến thức đã học về văn tự sự: chue đề, dàn bài, đoạn văn, lời kể và ngôi kể trong văn tự sự - Biết trình bày, diễn đạt để kể một câu chuyện của bản thân - Yêu quê huơng đất nước, tình yêu cuộc sống, trau chuốt trong cách dùng từ, đặt câu. - Có ý thức rèn luyện cách nói năng, trình bày một câu chuyện, vấn đề bằng văn nói một cách mạch lạc. - Mạnh dạn, tự tin khi kể chuyện trước đông người. 2. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng a. Kiến thức: - Chủ đề, dàn bài, đoạn văn, lời kể và ngôi kể trong văn tự sự. - Yêu cầu của việc kể một câu chuyện của bản thân. b. Kĩ năng: - Lập dàn ý và trình bày rõ ràng, mạch lạc một câu chuyện của bản thân trước lớp. B. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: Tự nhận thức, ra quyết định, giao tiếp, đảm nhiệm trách nhiệm, hợp tác, tư duy sáng tạo, tìm kiếm hỗ trợ, quản lí thời gian, giải quyết vấn đề, ứng phó, biểu đạt sáng tạo… C. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Dàn bài trên bảng phụ; đoạn văn mẫu. 2. Học sinh: Dàn bài đã chuẩn bị, tập nói theo dàn bài. D. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: 1. Phương pháp thực hành. 2. Phương pháp đàm thoại (Kĩ thuật đặt câu hỏi) 3. Phương pháp thảo luận nhóm.(Kĩ thuật chia nhóm, giao nhiệm vụ) Đ. Các bước lên lớp: 1. Ổn định tổ chức: (1’) Sĩ số: 2. Kiểm tra đầu giờ: (1’) - GV kiểm tra việc chuẩn bị dàn bài của HS ở nhà. 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động: * Hoạt động 1: Khởi động: (1’) H: Để việc giao tiếp bằng ngôn ngữ nói có hiệu quả và giúp các em tự tin khi kể về mình, kỉ niệm của mình...có cảm xúc. Bài học hôm nay chúng ta thực hành luyện nói. Hoạt động của thầy và trò. T/g Nội dung chính *HĐ2: Luyện nói kể chuyện: - Mục tiêu: + Tìm hiểu yêu cầu của một đề bài cụ thể. + Tập kể một câu chuyện của bản thân và tập nhận xét phần trình bày của bạn. H: Nhắc lại đề bài đã chuẩn bị? HS: Trả lời GV: Ghi đề bài lên bảng. -> Kiểm tra sự chuẩn bị dàn ý của HS. HS: Báo cáo việc chuẩn bị. GV: Gọi HS trình bày các ý chính của dàn bài. HS: Trình bày, nhận xét. GV: Sửa, bổ sung cho dàn bài hoàn chỉnh -> KL trên bảng phụ: GV: Nhấn mạnh: Có thể chọn ngôi 3, 1 tuỳ ý, tuỳ ý chọn thứ tự kể theo không gian, thời gian, mạch hồi tưởng. GV: Chia lớp thành 6 nhóm -> Y/c HS kể trước nhóm (15’). Lưu ý khi trình bày + Nói to, rõ đề mọi người cùng nghe được + Tự tin, đàng hoàng, mắt nhìn vào mọi người + Trước và sau khi nói cần nói “kính thưa” VD: - Kính thưa các bạn trong tổ! Kính thưa cô giáo, thưa toàn thể các bạn trong lớp! Sau đây tôi xin được kể lại chuyến về quê của tôi trong dịp nghỉ hè qua - Kính thưa các bạn trong tổ. Kính thưa cô giáo, thưa toàn thể các bạn! Trên đây là toàn bộ câu chuyện của tôi. Mong các bạn đóng góp ý kiến cho tôi. Tôi xin trân trọng cảm ơn! HS trình bày bài chuẩn trước nhóm -> NX, góp ý cho nhau -> Cử đại diện cho 6 nhóm trình bày trước lớp. GV : Y/c : + Phát âm rõ ràng, dễ hiểu ; diễn đạt hay, trong sáng, ngắn gọn, tự nhiên. + Bố cục rõ ràng. + Diễn cảm, không học thuộc ; khi kể chú ý nhìn vào đối tượng giao tiếp... HS : Cử đại diện nhóm lên trình bày trước lớp. GV: Bao quát lớp, nhắc nhở, động viên. HS: Cả lớp nghe, NX + Nội dung + Hình thức: ngôi kể, thứ tự kể, bố cục truyện GV: NX, uốn nắn, có thể cho điểm bài hay, có cảm xúc. -> Đưa VD phần mở bài (bảng phụ) Đã lâu lắm rồi, tôi mới có dịp trở về quê hương, nơi tổ tiên, ông cha tôi sinh ra và gắn bó. Tôi hồi hộp và bâng khuâng vì từ khi lớn lên, đây là dịp đầu tiên tôi được về quê. Tỉnh dậy từ sớm, trước cả nhà, tôi cố hình dung ra quê mình có lẽ nó sẽ đẹp như bức tranh, nhưng thật khó. Tôi đành chịu và sốt sắng đợi về đến nơi sẽ biết. H: Muốn trình bày bài luyện nói theo dàn bài có hiệu quả người nói phải lưu ý điều gì? HS: HĐCN, trả lời GV: NX, bổ sung, chốt: * HĐ 3 : Đọc bài nói tham khảo : - Mục tiêu : Biết dựa vào bài tham khảo để điều chỉnh bài nói của mình. HS: Đọc bài tham khảo (2HS) H: Em học tập được điều gì qua bài tham khảo này? HS: HĐCN, trả lời GV: NX, bổ sung * Kết luận - Đánh giá việc chuẩn bị bài của HS, quá trình luyện nói. 33’ 7’ I. Chuẩn bị: Lập dàn bài kể miệng trên lớp cho đề bài sau: Kể về một chuyến về quê. a. Mở bài: - Lí do về thăm quê, về với ai, quê ở đâu? b. Thân bài: - Kể việc chuẩn bị lên đường về quê, tâm trạng xôn xao khi được về quê. - Quang cảnh chung của quê hương. - Những người gặp đầu tiên trong làng… - Sau đó gặp họ hàng ruột thịt ntn? - Thăm phần mộ tổ tiên, gặp bạn bè cùng trang lứa… - Dưới mái nhà người thân…. c. Kết bài: - Chia tay, cảm xúc về quê hương. II. Luyện nói trên lớp: 1. Luyện nói trong nhóm: 2. Luyện nói trước lớp: III. Bài tham khảo (SGK. 112) 4.Củng cố: (1’) - GV nhận xét về ưu, khuyết điểm của HS trong buổi nói chuyện. 5. Hướng dẫn HS họctập: (1’) - Hoàn thiện bài viết. - Chuẩn bị dàn ý cho bài viết TLV số 2. - Soạn bài: Cụm danh từ. + K/n + Cấu tạo.

File đính kèm:

  • docxLuyen noi ke chuyen.docx