Giáo án Ngữ văn 12 - Bài: Số phận con người

Mikhain A-lêch-xan-đrô-vích Sôlôkhôp (1905-1984) là một nhà văn Nga lỗi lạc.

- Ông sinh trưởng trong một gia đình nông dân ở thị trấn Vi- ô- xen-xcai-a thuộc tỉnh Rô-xtôp trên vùng thảo nguyên sông Đông.

- Ông sớm tham gia công tác cách mạng từ khá sớm: thư ký ủy ban thị trấn, nhân viên thu mua lương thực, tiễu phỉ .

- Cuối năm 1922 ông lên Maxtcơva làm đủ mọi nghề: đập đá, khuân vác, kế toán để thực hiện giấc mơ viết văn, thời gian rảnh ông dành cả cho việc tự học và đọc văn học.

- 1925 ông trở về sông Đông bắt đầu viết “Sông Đông êm đềm”, cuốn tiểu thuyết lớn nhất của đời mình.

- Năm 1926, ở tuổi 21, ông cho in 2 tập truyện ngắn là :Truyện sông Đông, Thảo Nguyên Xanh.

- Năm 1932 là Đảng viên Đảng cộng sản Liên Xô.

- 1939 ông được bầu làm viện sĩ Viện hàn lâm khoa học Liên Xô.

- Trong thời kỳ chiến tranh Vệ quốc (1941-1945) với tư cách là phóng viên chiến tranh, ông xông pha nhiều mặt trận và cho ra đời nhiều tác phẩm phản ánh cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.

 

doc13 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5403 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Bài: Số phận con người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỐ PHẬN CON NGƯỜI 1.Tác giả. 1.1. Cuộc đời: - Mikhain A-lêch-xan-đrô-vích Sôlôkhôp (1905-1984) là một nhà văn Nga lỗi lạc. - Ông sinh trưởng trong một gia đình nông dân ở thị trấn Vi- ô- xen-xcai-a thuộc tỉnh Rô-xtôp trên vùng thảo nguyên sông Đông. - Ông sớm tham gia công tác cách mạng từ khá sớm: thư ký ủy ban thị trấn, nhân viên thu mua lương thực, tiễu phỉ…. - Cuối năm 1922 ông lên Maxtcơva làm đủ mọi nghề: đập đá, khuân vác, kế toán để thực hiện giấc mơ viết văn, thời gian rảnh ông dành cả cho việc tự học và đọc văn học. - 1925 ông trở về sông Đông bắt đầu viết “Sông Đông êm đềm”, cuốn tiểu thuyết lớn nhất của đời mình. - Năm 1926, ở tuổi 21, ông cho in 2 tập truyện ngắn là :Truyện sông Đông, Thảo Nguyên Xanh. - Năm 1932 là Đảng viên Đảng cộng sản Liên Xô. - 1939 ông được bầu làm viện sĩ Viện hàn lâm khoa học Liên Xô. - Trong thời kỳ chiến tranh Vệ quốc (1941-1945) với tư cách là phóng viên chiến tranh, ông xông pha nhiều mặt trận và cho ra đời nhiều tác phẩm phản ánh cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. - 1965 ông được tặng giải thưởng Nôben về văn học với tiểu thuyết “Sông Đông êm đềm” Tại sao nói Sô-lô-khốp là con người và nhà văn của sông Đông? Vì ông sinh ra và gắn bó máu thịt với vùng đất sông Đông, chỉ có sông Đông mới mang lại nguồn cảm hứng sáng tác cho ông, ông viết rất nhiều và rất thành công với đề tài quê hương. Chình tác phẩm Sông Đông êm đềm đã mang về cho ông giải Nobel văn học. 1.2. Sự nghiệp. - Vị trí: Sôlôkhôp là nhà văn hiện thực lớn của nền văn học Xô Viết cũng như nền văn học thế giới thế kỷ XX. - “Sông Đông êm đềm” là cuốn tiểu thuyết vĩ đại nhất của Sôlôkhôp, tác phẩm đã được nhận giải thưởng quốc gia, đã được nhà văn lão thành của Nga đánh giá Sô- lô- khốp “Con đại bàng non tung cánh trên bầu trời văn học”. Và năm 1965, bộ tiểu thuyết này đã đạt giải Nô- ben về văn học. - Ngoài ra ông còn có tiểu thuyết “Đất vỡ hoang” “Họ chiến đấu vì tổ quốc” và nhiều bài ký, chính luận, truyện ngắn nổi tiếng khác (Số phận con người) - Tác phẩm của ông phản ánh chân thực cuộc sống và con người Nga với những nét tính cách điển hình trong cả thời chiến và thời bình. 2. Tác phẩm “Số phận con người” của Sô-lô-khốp. 2.1. Tóm tắt. Anđrây Xô-cô-lốp là chiến sĩ Hồng quân Liên Xô đã tham gia chống phát xít trong thế chiến thứ hai và đã phải gánh chịu nhiều tổn thất nặng nề: bản thân bị tù đày, bị thương, vợ và hai con chết vì bom đạn, con trai hy sinh đúng vào ngày chiến thắng phát xít, khi tiến công vào Beclin. Xô-cô-lôp giải ngũ, không còn nơi nương tựa, ông phải đến ở nhờ nhà bạn và làm lái xe chở hàng. Tại đây ông gặp Va-ni-a, chú bé mồ côi cha mẹ vì chiến tranh, cũng đang lang thang đói rách. Xô-cô-lôp nhận bé làm con nuôi. Bên nhau hai cha con sống thật hạnh phúc. Nhưng số phận vẫn chưa buông tha hai cha con. Trong một chuyến chở hàng, Xô-cô-lôp gặp rủi ro, bị tước bằng lái xe. Thế là mất việc, hai bố con dắt nhau đi lang thang “khắp nẻo đường nước Nga” để kiếm sống nhưng vẫn có một niềm tin vào cuộc sống, vào sức mạnh con người và Xô-cô-lôp vẫn giấu không cho bé Va-ni-a biết nỗi đau khổ riêng tư của mình. 2.2. Chủ đề Số phận con người tập trung khám phá nỗi bất hạnh của con người sau chiến tranh. Song tuy viết về những đau thương, mất mát mà chiến tranh gây ra, tác giả vẫn giữa vững niềm tin ở tính cách Nga kiên cường cũng như lòng tin ở cuộc sống bao dung. 2.3. Giá trị nội dung và nghệ thuật qua truyện ngắn “Số phận con người” của Sô-lô-khốp. 2.3.1. Nhân vật Xô-cô-lôp. Truyện “Số phận con người” xuất hiện trên báo “Sự thật” vào cuối năm 1956. Hình ảnh nhà văn Xôcôlốp để lại trong lòng ta bao ám ảnh về số phận con người đầy bất hạnh thương đau. Qua số phận nhân vật này, ta cảm nhận sâu sắc nhiệt tình tố cáo thảm họa chiến tranh, mô tả chiến tranh trong bộ mặt thật của nó; biểu dương khí phách anh hùng của người lính Xô viết, khám phá chiều sâu tính cách Nga bình dị, nhân ái - được thể hiện bằng một bút phát nghệ thuật điêu luyện, độc đáo của nhà văn Sôlôkhốp. Đọc “Số phận con người” ta vô cùng xúc động trước trang đời đầy nước mắt và máu của nhân vật Xôcôlốp. Năm 1941, phát xít Đức bất ngờ tấn công Liên Xô. Cùng với hàng triệu người Xô viết cầm vũ khí đứng lên, Xôcôlốp ra trận. Anh nếm trải những gian truân, thất bại buổi đầu của Liên Xô. Hai lần bị thương vào chân và tay. Rồi anh bị giặc bắt, bị đày đọa suốt hai năm trong nhiều trại tập trung. Sống bằng xúp lõng bõng, bánh mì lẫn mạt cưa. Áo quần xơ xác, lao động khổ sai, người tù da bọc xương. Hàng trăm tù binh bỏ mạng. Tù binh Nga bị bọn phát xít đánh bằng thanh sắt, thanh gỗ, thanh củi, đánh bằng báng súng, đấm bằng tay, đạp bằng chân vô cùng dã man. Bọn chỉ huy trại đấm vào mặt, vào mũi tù binh cho hộc máu ra; chúng gọi đó là trò “phòng bệnh cúm”. Chúng “sáng tạo” ra mọi cách cực kỳ man rợ để đánh đập bắn giết tù binh. Đêm và ngày, lúc lao động khổ sai và lúc bị nhốt sau hàng rào dây thép gai, Xôcôlốp cũng như các tù binh khác bị cái chết bủa vây, bị tử thần rình rập. Sau 5 năm chiến tranh, hơn 20 triệu người Xô viết bị chết, hàng ngàn thành phố, hàng vạn làng mạc bị bom đạn phát xít biến thành tro tàn. Gia đình Xôcôlốp gánh chịu bao mất mát đau thương. Vợ và 2 con gái bị giặc ném bom giết hại. Con trai - đại uý pháo binh Anatôli, niềm tự hào cuối cũng đã ngã xuống trong ngày chiến thắng bởi viên đạn bắn lén của một tên thiện xạ phát xít! Thế là hết! Nỗi đau khủng khiếp làm cho Xôcôlốp “như người mất hồn”. Chiến tranh kết thúc, được giải ngũ nhưng anh không muốn về lại Vôrônegiơ quê hương vì đâu còn gia đình nữa. Bé Vania cũng là hiện thân cho thảm họa chiến tranh. Cha “chết ở mặt trận”. “Mẹ bị bom chết trên tàu hỏa khi mẹ con cháu đang đi tàu”. Bé cũng không biết, không nhớ từ đâu đến. Bà con thân thuộc “không có ai cả”. Và chỉ biết “bạ đâu ngủ đó”, “ai cho gì thì ăn nấy!” Áo quần em “rách bươm xơ mướp”, “đầu tóc rối bù”; “mặt mũi thì bê bết nước dưa hấu, lem luốc bụi bặm, bẩn như ma lem”… Hình ảnh bé Vania cũng như cuộc đời Xôcôlốp được tác giả miêu tả một cách chân thật cảm động thể hiện nhiệt tình tố cáo thảm họa chiến tranh, mô tả chiến tranh trong bộ mặt thật của nó. Cái giá của chiến thắng mà mọi dân tộc cũng như nhân dân Liên Xô trong thế chiến 2 phải trả là cực kỳ khủng khiếp. Chỉ còn lại một phần ba số binh sĩ ra trận trở về, trong số đó, nhiều người trên mình mang đầy thương tật. Sức khỏe sa sút, cạn kiệt. Chiến tranh đã đi qua, nhưng một năm sau Xôcôlốp cảm thấy quả tim mình, “đã rệu rã lắm rồi”, nhiều khi “tự nhiên nó nhói lên, thắt lại, và giữa ban ngày mà tối tăm mặt mũi”. Nhưng cái đau khổ nhất do bão tố chiến tranh đem đến cho con người không chỉ là mất mát, tang thương, điêu tàn… mà còn là những vết thương lòng rỉ máu, những ám ảnh kinh hoàng còn mãi trong ký ức, cứ xiết chặt lấy tâm hồn người lính thời hậu chiến. Bé Vania vốn hoạt bát có lúc lại “lặng thinh, tư lự” có lúc lại “thở dài”. Cái áo bành tô da của bố ngày nào cứ riết lấy tâm hồn của em như một ám ảnh không nguôi! Còn Xôcôlốp thì nỗi đau như vô tận “không ở lâu mãi một chỗ được”, nỗi buồn không bao giờ nguôi, “hai bố con cứ cuốc bộ khắp nước Nga”… Hầu như đêm nào anh cũng chiêm bao thấy những người thân bị giặc giết “gặp lại vợ con sau hàng rào dây thép gai”…, “ban ngày trấn tĩnh được, không hở ta một tiếng thở dài, một lời than vãn nhưng ban đêm thì gối ướt đầm nước mắt…”. Xôcôlốp và bé Vania trở thành “côi cút, hai hạt cát đã bị sức mạnh phũ phàng của bão tố chiến tranh thổi bạt tới những miền xa lạ…” Nhân vật Xôcôlốp là một con người Nga chân chính, tiêu biểu cho khí phách anh hùng của người lính Xô viết trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Vốn là một nông dân rồi làm thợ, một lái xe. Một gia đình ổn định, êm ấm: một vợ và ba con. Anh đã ra trận như hàng triệu công dân với ý thức “Tổ quốc hay là chết!” Hai lần bị thương vào chân và tay; vết thương lành, anh lại cầm súng đánh giặc rồi bị bắt làm tù binh. Lao động khổ sai trong mưa, nắng, tuyết; bị đánh bằng báng súng, bằng thanh sắt, bằng gộc. Áo quần tả tơi, bánh mì lẫn mạt cưa, lưng bát xúp lõng bõng. Anh đã đứng vững trước mọi thử thách ác liệt. Kiên quyết trừ khử tên phản bội đốn mạt! Hiên ngang trước mũi súng tên hung thần Muynle , chỉ huy trại tập trung. Với đôi mắt bình thản, anh nhìn thẳng vào họng súng lục tên phát xít. Tự kìm chế sự đói khát khi đứng trước bàn tiệc của lũ giặc. Đàng hoàng uống rượu, không chỉ uống một cốc mà còn uống nữa để mừng cái chết của mình kinh ngạc khâm phục nói: “Mày là một thằng lính Nga chân chính. Tao cũng là lính và tao trọng những địch thủ có khí tiết. Tao sẽ không bắn mày nữa”. Tầm vóc của Xôcôlốp, của người lính Nga trong máu lửa được miêu tả một cách chân thực, hào hùng làm cho truyện “Số phận con người” mang vẻ đẹp một “tiểu anh hùng ca”. Qua nhân vật Xôlôlốp, tác giả đã khám phá chiều sâu tính cách Nga bình dị và nhân ái. Sau chiến tranh anh vẫn nhớ hoài cái giây phút từ biệt vợ con để ra trận, anh đẩy Irina ra khi chị cứ níu lấy anh, không thả… Bình dị trước biến cố trọng đại khi lịch sử đưa số phận anh lên “điểm tựa” thử thách! Lửa chiến tranh đã tắt hơn một năm rồi, mà lòng Xôcôlốp mãi không nguôi đau. Anh đã tìm đến rượu, “uống một ly rượu lử người”, anh đã “quá say mê cái món nguy hại ấy!”. Đang sống âm thầm trong bị kịch, anh tưởng không có lối thoát. Nhưng rồi tình cảm người cha, - tình thương đồng loại đã thức dậy, làm cho vết thương lòng rỉ máu bấy nay, như được mọc lên một lớp da non. Gặp bé Vania “đầu tóc rối bù”, “rách bươm xơ mướp”, sống bơ vơ nơi hiệu giải khát, bạ đâu ngủ đó… ai cho gì thì ăn mấy”, nhất là khi nhìn thấy cặp mắt của em “như những ngôi sao sáng ngời sau trận mưa đêm”, Xôcôlốp thấy “thích nó” và “nhớ nó”, cố cho xe chạy nhanh để được về “gặp nó”. Anh đã quyết định: “Không thể để cho mình với nó chìm nghỉm riêng rẽ được! Mình sẽ nhận nó làm con!” Một quyết định đầy nhân ái. Anh đã cứu bé Vania, và anh đã tự cứu mình! Như có một phép thần biến cải: “Ngay lúc đó tâm hồn tôi bỗng nhẹ nhõm và bừng sáng lên!” Câu nói khẽ của Xôcôlốp: “Là bố của con” khi nghe bé Vania nghẹn ngào hỏi: “Thế chú là ai?” tưởng là bình dị nhưng đầy nước mắt, chứa đựng cả một biển tình thương mênh mông! Trước những cái hôn vào má, vào môi, vào trán, trước những cử chỉ “yêu thương bố…” của bé Vania Xôcôlốp vô cùng xúc động: “Mắt tôi thì mờ đi, cả người cũng run lên, hai bàn tay lẩy bẩy…”. Xôcôlốp đã nhận bé Vania làm con. Anh đã tắm rửa, đưa bé đi cắt tóc, may áo quần mới, săn sóc em. Hai linh hồn đau khổ tựa vào nhau làm cho nỗi mất mát, đau thương sau chiến tranh được dịu lại. Giấc ngủ được yên lành hơn: “Lần đầu tiên, sau nhiều năm tôi được ngủ một giấc yên lành. Còn bé Vania thì rúc vào nách bố nuôi “như con chim sẻ dưới mái rạ, ngáy khe khẽ…” Hạnh phúc là san sẻ. Xôcôlốp lòng vui không lời nào tả xiết, đêm đêm thức dậy đánh diêm ngắm nhìn bé Vania ngủ ngon lành. Đời anh đã có một sự đổi thay kì diệu: “Trái tim đã suy kiệt, đã bị chai sạn vì đau khổ, nay trở nên êm dịu hơn. Vết thương lòng đâu dễ nguôi? Vì thế mà Xôcôlốp phải cõng đứa con nuôi bé bỏng đi khắp nước Nga. Chỉ đến một lúc nào đó, bé Vania lớn lên vào học một trường ổn định thì Xôcôlốp “mới có thể ở yên một chỗ”. Anh đang chịu đựng và vượt qua số phận bằng tình thương của người bố đối với đứa con. Cuộc gặp bất chợt với “hai con người côi cút” và câu chuyện đau lòng của họ đã để lại trong lòng tác giả bao nỗi buồn thấm thía, nhưng ông vẫn tin vào dũng khí và lòng nhân ái của người Nga, vẫn tin vào tương lai, cho dù bão tố chiến tranh có thổi bạt họ tới những miền xa lạ. “Cái gì đang chờ đón họ ở phía trước? Thiết nghĩ rằng con người Nga đó, con người có ý chí kiên cường, sẽ đứng vững được và sống bên cạnh bố, chú bé kia một khi lớn lên sẽ có thể đương đầu với mọi thử thách, sẽ vượt qua mọi chướng ngại trên đường, nếu như Tổ quốc kêu gọi”. Truyện “Số phận con người” có kết cấu “truyện lồng trong truyện” đã tô đậm những đau khổ, những phẩm chất cao đẹp của nhân vật Xôcôlốp, khắc họa đậm nét tính cách và tâm hồn Nga, đem đến cho người đọc nhiều xúc động thấm thía về số phận con người trong chiến tranh và thời hậu chiến. Với những chi tiết, tình tiết rất sống, rất điển hình và chân thực, tác giả đã mô tả mặt thật của chiến tranh , ca ngợi người lao động bình thường trong cuộc đời, anh binh nhì trong máu lửa, người cha trong cuộc sống phức tạp, nhiều khó khăn thời kỳ sau chiến tranh. Qua nhân vật Xôcôlốp, người đọc cảm nhận được những ý tưởng sâu sắc mà Sôlôkhốp gửi gắm qua kiệt tác này: Với lòng dũng cảm mà con người vượt qua những thử thách chiến tranh; với lòng nhân ái có thể làm dịu bớt nỗi đau mà chiến tranh gieo rắc, để lại. Đoạn trữ tình ngoại đề làm cho cảm hứng nhân đạo thêm lung linh chói sáng. Nhân dân Việt Nam vừa trải qua 30 năm chiến tranh. Hình ảnh Xôcôlốp rất gần gũi với mỗi chúng ta. Nhân vật này rất sống, rất đáng thương nhưng vô cùng cao đẹp xứng đáng được mọi người yêu mến, cảm phục.  2.3.2. Nhân vật Va-ni-a. Sẽ là vô cùng khiếm khuyết khi bức tranh đời ấy không có hình tượng chú bé Va-ni-a. Va-ni-a là một nạn nhân của chiến tranh, tất cả người thân của chú bé đều chết vì bom đạn phát xít. Va-ni-a sống bơ vơ, không nơi nương tựa, không nhớ gì về quê hương. Những ký ức về người bố luôn hằng sâu trong chú bé. Va-ni-a luôn hi vọng người bố từ chiến trường trở về đón mình. Trong chiến tranh, những người trưởng thành chịu đau thương, mất mát là đều dễ thấy. Nhưng nếu khắc tạc được một hình hài thơ bé lạc lõng sau chiến tranh thì sức tố cáo tội ác của cuộc chiến ấy mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Sô-lô-khốp đã thực hiện được điều này. Va-ni-a xuất hiện tô đậm thêm nỗi mất mát vô bờ của những người dân vô tội dưới họa phát xít. Cũng như Xô-cô-lốp, gia đình chú bé Va-ni-a cũng bị chiến tranh hủy hoại. Bố cậu bé hy sinh trong chiến tranh. Ký ức của nó bây giờ chỉ toàn là những chết chóc: “Bố cháu đâu, hả Va-ni-a?”. Nó rỉ tai: “Chết ở mặt trận” – Thế mẹ cháu?”. – “Mẹ bị bom chết trên tàu hỏa khi mẹ con cháu đang đi tàu”. – “Thế ở đây cháu có ai bà con thân thuộc không?”. – “Không có ai cả”.- “Thế đêm cháu ngủ ở đâu?”.- “Bạ đâu ngủ đó”. Bản lí lịch tốc kí qua cuộc đối thoại giữa Va-ni-a và Xô-cô-lốp đã cho thấy toàn bộ thảm cảnh của cậu bé. Cái chết của cha mẹ cậu bé diễn ra khi nó còn rất bé nên kí ức của nó không lưu giữ được nhiều. Đáng chú ý là cách nói năng của Va-ni-a. Thoạt nghe người đọc cứ ngỡ chẳng hề có chút đau đớn nào trong những lời đối thoại đó. Nhưng ngẫm kĩ, đằng sau những lời đối đáp liên tiếp ấy là nỗi đau khôn cùng. Va-ni-a lúc này không chỉ không còn cha mẹ, không còn người thân thích, ngay đến cả chỗ trú thân cũng không có. Thức ăn của nó cũng chỉ là nhờ bố thí: “Nó ăn ngay ở hiệu giải khát, ai cho gì thì ăn nấy”. Cậu bé là một phiên bản đồng dạng của Xô-cô-lốp. Hai mảnh hình hài trơ trọi ở dương thế. Thảm cảnh họ gặp phải đều đến từ chiến tranh. Họ không có khả năng lựa chọn, khi những kẻ bất nhân giáng tai họa xuống cuộc đời. Có sự khác biệt đôi chút giữa hai số phận này. Xô-cô-lốp là người am hiểu và nếm trải cuộc đời, người nhận thức nỗi đau mất mát một cách sâu sắc và có thể diễn tả nên lời. Va-ni-a cũng cảm nhận được sự mất mát, nhưng chỉ trong phạm vi hẹp bởi giới han tuổi tác. Dẫu sao thì hai nỗi đau đã gặp nhau. Ắt hẳn sẽ có sự đồng cảm. 2.3.3. Người kể chuyện. Truyện được kết cấu theo lối truyện lồng truyện, người kể kể lại câu chuyện được nghe từ người khác. Cách kể này gần giống với cách kể truyện ngắn Người trong bao của Sê- khốp. Người kể chuyện ở vị trí ngôi thứ nhất xưng tôi kể lại câu chuyện của một nhân vật (Xô-cô-lốp) cũng xưng tôi. Bối cảnh để kể câu chuyện là nơi đợi thuyền sang sông. Còn bối cảnh truyện là không gian rộng lớn: cuộc chiến tranh vệ quốc của người Nga và thân phận người lính, người dân Nga thời hậu chiến. Sự tài nghệ của cách kể là không tập trung nhiều vào chiến tranh nhưng sự thảm khốc của nó thì vô cùng ghê gớm. Ngay cả khi tiếng sung đã im bặt, thì nỗi đau thương, tàn phá của chiến tranh phát xít vẫn hoành hành. Số phận con người- không hề là số ít, được đặt trong sự soi chiếu giữa hai khoãng thời gian và không gian: chiến tranh và hòa bình. Những người may mắn sống sót trở về cũng đâu có thể tìm được hạnh phúc, bình yên. Chiến tranh gây thương tích trên hình hài họ, hủy hoại hết người thân của họ, để lại duy nhất họ đối diện với nỗi cô đơn, hoài nhớ khôn nguôi. Lời kể của nhân vật tôi, khẳng định điều đó: “Tôi đã chôn người trên đất người, đất Đức, niềm vui sướng và niềm hy vọng cuối cùng của tôi; đại đội pháo đã nổ sung vĩnh biệt tiến người chỉ huy của họ tới nơi an nghĩ cuối cùng; trong người tôi như có cái gì đó vỡ tung ra”. Ngay trước cửa ngõ Bec-lin, ngay trước chiến thắng cuối cùng, niềm hy vọng, chút hạnh phúc cuối cùng của tôi đã tuột mất, phát đạn của tên lính phát xít Đức đã giết chết người con trai cuối cùng còn sống của tôi. Trước đó cả gia đình tôi đều bị bom Đức tàn sát khi tôi đang ngoài chiến trận. Ngón đòn số phận đã giáng cho tôi- Xô-cô-lốp nỗi bi thảm cuối cùng, phát xít Đức bị tiêu diệt không đồng nghĩa với việc mọi bất hạnh trên cuộc đời anh đã ngủ yên, mà ngược lại, nỗi thảm khốc vẫn còn từng phút, từng giây hiện diện, giày vò tả tơi những người đang sống. Sự sống của họ dường như càng khốn cùng hơn lúc đang thời chiến: “Hầu như đêm nào tôi cũng chiêm bao thấy những người thân đã quá cố. Và lúc nào cũng thế, tôi ở bên này hàng rào dây thép gai, vợ con thì tự do ở bên kia… Tôi nói đủ chuyện với I-ri-na, với các con nhưng chỉ vừa mới toan lấy tay đẩy dây thép gai ra, thì vợ con lại rời bỏ tôi, cứ như vụt tan biến mất…” Xem ra, kí ức chiến tranh quá đỗi kinh hoàng. Con người có thể ngừng ngay được tiếng sung, nhưng dư âm của nó thì chẳng dễ gì xóa bỏ. Nhất là đối với ai trực tiếp nếm trải sự hủy hoại của nó. Trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Hê-minh-uê cùng với bao chàng trait ham dự cuộc chiến ấy, khi trở về họ rơi vào nỗi tuyệt vọng sâu sắc vì hoàn toàn tan vỡ ảo tưởng về chiến tranh đế quốc phi nghĩa. Lớp thanh niên ấy hình thành nên một “thế hệ mất mát”, những người có lối sống của chủ nghĩa hiện sinh sau này. Ở Xô-cô-lốp thì lại khác, mặc dù cũng rơi vào nỗi khủng hoảng nhân sinh, nhưng người lính Xô Viết chọn cho mình một cách sống tích cực, có ý nghĩa hơn. Đấy là nén nỗi đau, bắt tay xây dựng cuộc sống mới: “Chúng tôi chở các thứ hàng hóa về các huyện, và mùa thu thì chuyển sang chở lúa mì”. Nhưng cuộc sống không vì thế mà bình yên. 2.3.4. Tính chất sử thi. Bằng cách để người kể bộc lộ trực tiếp tình cảm của mình, tác giả đã biến một câu chuyện bi thành những bản tình ca bất diệt về tình người và đạo lí làm người trên thế gian. Trong tác phẩm, hầu hết các nhân vật đều khóc vì cảnh ngộ thương tâm của chính họ và của những người xung quanh. Lần này thì chính người kể rơi lệ: “Không, không phải những người đứng tuổi đã bạc đầu trong chiến tranh chỉ khóc trong chiêm bao đâu. Họ cũng khóc trong thực tại đấy”. Tính chất anh hùng ca của một văn bản nghệ thuật bao giờ cũng được đặt trên cảm hứng ngợi ca và đề cao ý thức cộng đồng, thêm vào đó là thái độ xem cái chết nhẹ tựa lông hồng của nhân vật lí tưởng. Trong Số phận con người nhân vật lí tưởng là Xô-cô-lốp. Nhân vật này được tác giả khắc họa trên bức phù điêu của những chiến công lẫy lừng- chiến công của một chiến sĩ Hồng quân Nga kiên cường. Nhân vật của sử thi- những người anh hùng hồn nhiên như đất trời, họ dễ dàng và sẵn sàng rơi lệ trước bất kì một tình huống thương tâm hay một niềm vui khôn tả nào đó. Trong Ô-đi-xê người anh hùng Uy-lít-xơ đã khóc dầm dề khi đoàn tựu với người vợ Pê-nê-lốp yêu quý. Trong câu chuyện của Sô-lô-khốp, ngoài Xô-cô-lốp còn có hai nhân vật nữa cũng khóc. Đấy là người kể chuyện và vợ người bạn Xô-cô-lốp. Những giọt nước mắt này vừa khẳng định tình cảm chân thành của họ dành cho những mảnh đời ngang trái vừa bộc lộ chất sử thi trong con người họ. Phẩm chất nữa của người anh hùng sử thi là không sợ cái chết. Xô-cô-lốp đã chứng tỏ được bản lĩnh này khi ở ngoài mặt trận và khi bị bắt làm tù binh, đối diện với sĩ quan Đức. Quay về với cuộc sống đời thường, Xô-cô-lốp vẫn giữ được phẩm chất cao quý đó. Anh dũng cảm đương đầu với mất mát, bình lặng sống như một người công dân tốt của xã hội. Cần ghi nhớ, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, Xô-cô-lốp vẫn cứ là con người lao động bình thường. Điều này càng làm tăng thêm phẩm chất anh hùng ở anh. Tuy nhiên, nếu chỉ ghi nhận Xô-cô-lốp ở khía cạnh này, thì người đọc chưa thể thấy hết chiều sâu từ hình tượng. Phẩm chất anh hùng của Xô-cô-lốp được nuôi dưỡng từ cuộc sống đời thường. Anh không sở hữu bất kỳ một con người bình thường nào khác. Nét tính cách anh hùng của anh bám rễ sâu vào đời thường, vào những công việc cụ thể mà bất kì ai cũng phải thực hiện để sống như một con người. Như vậy, phẩm chất anh hùng của Xô-cô-lốp không hề xa lạ với mọi người, ai cũng có thể phấn đấu để đạt được tầm vóc anh hùng ấy. Xuất phát từ đời thường, Xô-cô-lốp cũng có những nỗi đau rất đời thường. Điều này tạo nên những chuyển biến tâm lí trong tâm hồn Xô-cô-lốp. Chính khía cạnh tâm lí này càng làm nổi bật hơn tố chất anh hùng của nhân vật này. Xô-cô-lốp không chỉ bị những giấc mơ của quá khứ ám ảnh, mà thực tại, khi ý thức tuổi tác, ý thức sức khỏe suy kiệt, trông anh bỗng trỗi lên nỗi lo sợ. Có điều nỗi sợ ấy không phải để dành cho bản thân, mà là cho người khác. Tóm lại đó là nỗi sợ mang tính anh hùng: “Tôi chỉ sợ lúc nào đó đang ngủ mà tôi chết luôn làm cho con trai tôi phải khiếp sợ”. Có nghĩa là sợ choc ho nỗi sợ của người khác. Nhân vật đã mang tính sử thi, nhưng điều tạo nên âm hưởng sử thi cho văn bản trước hết phải kể đến người kể chuyện. Đặc biệt, người kể ở đây cũng mang đầy đủ phẩm chất của một nhân vật sử thi. Đầu tiên là giọng điệu kể. Giọng kể vừa trữ tình, vừa sâu lắng cảm thông và ngợi ca. Giọng kể này có mối tương giao khăng khít với giọng của chính Xô-cô-lốp. Nhờ thế, khi kể lại lời của nhân vật này, người đọc không thấy có sự khác biệt trong cảm hứng trần thuật. Do đặc điểm tự sự hiện đại quy định rằng người kể luôn có xu thế trần tục hóa con người nên hình tượng Xô-cô-lốp hiện lên với đầy đủ dáng vẻ đời thường. Nhưng những chi tiết được người kể chọn lựa luôn ở trong vòng ngưỡng mộ, ngợi ca. Đến đây ta thấy được lối kể vô cùng độc đáo của Sô-lô-khốp. Bản thân trần thuật sử thi, theo Bakhtin, bao giờ cũng tuân thủ nguyên tắc tôn sung quá khứ. Chuyện được kể luôn nằm trong quá khứ- một quá khứ trở thành thiêng liêng thần thánh. Sô-lô-khốp thì tái hiện cả quá trình từ quá khứ đến thực tại. Cách làm này làm cho ta thấy những thử thách gian truant, hiểm nghèo mà nhân vật anh hùng phải trải qua. Đồng thời, người kể không tấn phong nhân vật mình thành thánh nhân. Tính hiện đại trong hình tượng nhân vật sử thi của Sô-lô-khốp là ở đó. Thời xưa, nghệ nhân ngợi ca nhân vật của mình trong dáng vóc một thần thánh. Thời nay, nhân vật được ca ngợi không phải vì họ là một thánh nhân mà là vị họ là một thường dân của cuộc đời. Tính chất nhập vai mãnh liệt trong tự sự của Sô-lô-khốp đã khiến câu chuyện của ông thấm đẫm chất thơ. Chất thơ ấy vừa mang âm hưởng hùng tráng của sử thi vừa mang chất bi thương của thơ hiện đại. Đấy là chất thơ toát lên từ cái nhìn bi tráng về cuộc đời và những cảnh ngộ thương tâm trên đời. Có sự đồng điệu kì diệu trong chất thơ bi hùng ấy giữa người kể, người nghe rồi kể lại và với độc giả mọi thời. Chẳng có ai không đồng cảm với nhưng lời tự bạch chan chứa tình người này: “không, không phải những người đứng tuổi đã bạc đầu trong chiến tranh chỉ khóc trong chiêm bao đâu. Họ cũng khóc trong thực tại đấy. Nhưng cái chính ở đây là đừng làm tổn thương em bé, đừng để cho em thấy những giọt nước mắt đàn ông hiếm hoi nóng bỏng lăn trên má mình.” 2.3.5. Đặc sắc nghệ thuật:  - Kiểu truyện lồng truyện, hai người kể chuyện (tác giả và nhân vật). Nhờ đó, đảm bảo tính chân thực, tạo ra một phương thức miêu tả lịch sử mới: lịch sử trong mối quan hệ mật thiết với số phận cá nhân. - Sáng tạo nhiều tình huống nghệ thuật, nhiều chi tiết tình tiết để khám phá chiều sâu tính cách nhân vật. Số phận con người có sức rung cảm vô hạn của chất trữ tình sâu lắng. Nhà văn đã sáng tạo ra hình thức tự sự độc đáo, sự xen kẽ nhịp nhàng giọng điệu của người kể chuyện (tác giả và nhân vật chính). Sự hoà quyện chặt chẽ chất trữ tình của tác giả và chất trữ tình của nhân vật đã mở rộng, tăng cường đến tối đa cảm xúc nghĩ suy và những liên tưởng phong phú cho người đọc. 2.4. Giá trị và ý nghĩa của tác phẩm. -Giá trị hiện thực: Tố cáo chiến tranh; phản ánh số phận, tính cách kiên cường và trung hậu của con người Nga trong và sau chiến tranh.  -Giá trị nhân đạo: Quan tâm số phận nghiệt ngã của con người; niềm cảm thương, trân trọng ý chí con người. Niềm cảm phục của tác giả về sự hy sinh của thế hệ đi trước để tạo niềm tin cuộc sống cho thế hệ kế tiếp. -Ý nghĩa tư tưởng Khám phá và ca ngợi tính cách Nga, đó là sự cứng rắn ý chí kiên cường có niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống và tâm hồn nhân hậu sâu sắc. Số phận con người của Sô-lô-khốp đã khiến ta suy nghĩ nhiều hơn đến số phận của từng con người cụ thể sau chiến tranh. Tác phẩm đã khẳng định một cách viết mới về chiến tranh: không né tránh mất mát, không say với chiến thắng mà biết cảm nhận chia sẻ những đau khổ tột cùng củ

File đính kèm:

  • docvan hoc.doc