Giáo án Ngữ văn 12 - Đọc văn: Sóng (Xuân Quỳnh)

A. Mục tiêu bài học: Giúp HS:

- Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn và niềm khát khao của người phụ nữ về một tình yêu thủy chung, bất diệt.

- Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật kết cấu, xây dựng hình ảnh, nhịp điệu và ngôn từ của bài thơ.

B. Cách thức tiến hành:

- Phương tiện: sử dụng đèn chiếu hoặc CNTT (nếu có).

- Phương pháp: kết hợp đọc diễn cảm, đàm thoại, nêu vấn đề, phát vấn.

C. Tiến trình tổ chức giờ học:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Dạy bài mới:

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 38749 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Đọc văn: Sóng (Xuân Quỳnh), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 37-38 Tuần: 13 Ngày soạn: 9/8/08 Đọc văn: SÓNG (Xuân Quỳnh) A. Mục tiêu bài học: Giúp HS: - Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn và niềm khát khao của người phụ nữ về một tình yêu thủy chung, bất diệt. - Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật kết cấu, xây dựng hình ảnh, nhịp điệu và ngôn từ của bài thơ. B. Cách thức tiến hành: - Phương tiện: sử dụng đèn chiếu hoặc CNTT (nếu có). - Phương pháp: kết hợp đọc diễn cảm, đàm thoại, nêu vấn đề, phát vấn. C. Tiến trình tổ chức giờ học: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Dạy bài mới: Lời vào bài Hoạt động của thầy và trò. Nội dung cần đạt HĐ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu tri thức phần tiểu dẫn. TT1: Đọc tiểu dẫn SGK? TT2:Tóm tắt những nét chính trong cuộc đời Xuân Quỳnh? TT3: Những đặc điểm nổi bật trong hồn thơ XQ? * GV sử dụng CNTT hoặc đèn chiếu cho HS xem ảnh chân dung và các tập thơ chính của XQ. HĐ2: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài thơ. TT1: Em hãy cho biết xuất xứ, đề tài, và nhận xét âm điệu bài thơ? TT2: Hãy xác định hình tượng bao trùm, xuyên suốt bài thơ và tạm chia bố cục?. HĐ3: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài thơ. TT1: Hãy nêu những nhận xét của em về cách mở đầu bài thơ của nữ sĩ XQ? Qua đó, em có cảm nhận gì về sóng - tình yêu? TT3: Theo em ở 2 câu thơ này XQ đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì để biểu đạt ý thơ? Phân tích giá trị biểu cảm của bptt đó. TT4: Ở khổ thơ 2, tác giả thể hiện mối quan hệ giữa sóng – tình yêu ntn? Liên hệ: Thơ Xuân Diệu, Nguyễn Bính. TT5:Nhận xét chung về nội dung và nghệ thuật của 2 khổ thơ đầu. Hết tiết 37- Củng cố TT6: Phát hiện những đặc sắc nghệ thuật được XQ sử dụng để diễn tả những nỗi niềm của tình yêu? Nhận xét giọng điệu thơ? - LH: TY trên dòng sông quan họ. TT7: Khổ thứ 5 có gì khác so với các khổ thơ còn lại trong bài? Giữa sóng và em có quan hệ như thế nào? Hãy phát hiện những sáng tạo nghệ thuật của XQ ở khổ thơ này? TT8: Em hiểu như thế nào về ý thơ “lòng em ... thức”? TT9: XQ đã gửi gắm điều gì qua khổ 6,7? . TT10: “Có một nỗi lo âu, một trạng thái bất an bàng bạc trong cách cảm nhận hạnh phúc của XQ”. Ở khổ thơ 8 nỗi niềm của XQ gửi gắm có điểm giống với ý kiến này không? Hãy lí giải. TT11: Suy nghĩ của em về khổ thơ kết? HĐ4: Hướng dẫn HS đánh giá tổng quát về bài thơ. TT1: Em có nhận xét gì về nghệ thuật kết cấu của bài thơ. Kết cấu này có tác dụng như thế nào khi thể hiện cảm xúc của nhân vật trữ tình? TT2: Bài thơ là lời tự bạch của 1 tâm hồn phụ nữ đang yêu. Theo cảm nhận của em, tâm hồn người phụ nữ đó có những điểm gì?. A. Giới thiệu:: a. Cuộc đời: SGK b. Thơ ca: tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, hồn nhiên, tươi tắn, chân thành đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường. - Tác phẩm chính: SGK B. Đọc - hiểu: I. Đọc diễn cảm: II. Tìm hiểu văn bản: * Xuất xứ: sáng tác 1967, in trong tập Hoa dọc chiến hào. * Đề tài: tình yêu ® XQ có cách thể hiện riêng. * Âm điệu: được tạo nên bởi:-Thể thơ: 5 chữ cùng với sự linh hoạt khi ngắt nhịp, phối âm, hiệp vần. - Phương thức tổ chức ngôn từ, hình ảnh ® hòa trộn thanh âm, nhịp điệu của sóng với những trăn trở, xúc cảm của người con gái đang yêu. * Bố cục: 3 phần + 2 khổ đầu: Sóng biển và tình yêu + 5 khổ giữa: Sóng - suy nghĩ, trăn trở + 2 khổ cuối: Sóng - khát vọng tình yêu, hạnh phúc. 1. Sóng biển và tình yêu: - Dữ dôi - dịu êm; ồn ào - lặng lẽ → mở đầu bằng 4 tính từ. → Miêu tả những trạng thái đối lập, đa dạng của những con sóng. → Liên tưởng đến tâm lí phức tạp của người phụ nữ khi yêu. - Sông - không hiểu mình - Sóng - tìm ra bể → Ẩn dụ: sóng không bằng lòng với khuôn khổ nhỏ hẹp mà khao khát vươn ra biển cả → khát vọng tự khám phá, tự nhận thức, khát khao sự đồng cảm, đồng điệu trong tình yêu.. - Sóng: ngày xưa, ngày sau: vẫn thế → sự trường tồn của sóng trước thời gian. - Khát vọng tình yêu - bồi hồn trong ngực trẻ: tình yêu là khát vọng lớn lao, vĩnh hằng của tuổi trẻ và nhân loại. * Giọng thơ chân thực, tự nhiên đầy suy tưởng, XQ đã biểu đạt một quan niệm mới mẻ và khát vọng mãnh liệt trong tình yêu. 2. Sóng-suy nghĩ, trăn trở: - Điệp từ: em nghĩ: quay về lòng mình, nhu cầu tìm hiểu, phân tích, khám phá → tình yêu chín chắn đầy suy nghĩ, trăn trở. - Câu hỏi tu từ: Từ nơi nào sóng lên? Gió bắt đầu từ đâu? Khi nào ta yêu nhau? → XQ dựa vào quy luật tự nhiên để truy tìm khởi nguồn của tình yêu nhưng nguồn gốc của sóng cũng như tình yêu đều bất ngờ, đầy bí ẩn, không thể lí giải. - Khổ 5: tăng số lượng câu thơ → cảm xúc dạt dào. + Sóng và em đan cài vào nhau lòng sâu. Sóng: nhớ bờ trên mặt nước Em: nhớ anh trong mơ ngày đêm còn thức + Sóng nhớ bờ mãnh liệt, tha thiết - Em → nhớ anh đắm say hơn bội phần. Nỗi nhớ choáng ngợp cõi lòng không chỉ trong ý thức mà thấm sâu vào trong tiềm thức. → Bày tỏ tình yêu một cách chân thành, tha thiết mà mạnh dạn, mãnh liệt. - Khổ 6 + 7: + dẫu xuôi - phương bắc; dẫu ngược - phương nam→ nỗi nhớ trải rộng cả không gian, thời gian. + Em hướng về anh một phương → tình yêu hết mình, tuyệt đối, thủy chung, được khẳng định một cách rạch ròi, dứt khoát. + Sóng tới bờ dù cách trở: Tình yêu là sức mạnh để em và anh vượt qua gian lao, thử thách để đạt đến hạnh phúc. → Niềm tin mãnh liệt vào tình yêu. è Qua hình tượng thơ song hành: sóng và em, XQ thể hiện một cái tôi sôi nổi, chân thành bộc lộ mình. 3. Sóng - khát vọng tình yêu, hạnh phúc:: - Cuộc đời - dài thế - Năm tháng - đi qua → Kiểu câu nhượng bộ: Âu lo, phấp phỏng về sự hữu hạn của đời người và sự mong manh của hạnh phúc (cảm giác thường trực trong thơ XQ ở giai đoạn sau ). → XQ âu lo nhưng không thất vọng mà luôn muốn được sống hết mình cho tình yêu. - Làm sao tan ra → trăm con sóng → ngàn năm còn vỗ: dùng từ chỉ số lượng lớn, phô bày khát khao vĩnh viễn hóa, bất tử hóa tình yêu. C. Kết luận: 1. Nghệ thuật: - Kết cấu tương đồng, hòa hợp giữa sóng và em. - Nhịp điệu tự nhiên, linh hoạt - Ngôn từ, hình ảnh trong sáng, giản dị ® hội tụ nhiều nét tiêu biểu trong phong cách thơ XQ 2. Nội dung: Qua hình tượng sóng, bài thơ thể hiện một tâm hồn phụ nữ luôn khao khát hạnh phúc, chân thành, nồng hậu, mạnh dạn bày tỏ khát vọng của mình trong tình yêu.. D. Củng cố, luyện tập: _Hướng dẫn HS làm bài tập ở SGK - Bài thơ Sóng gợi cho em những suy nghĩ gì về tình yêu? Hình tượng sóng và em được nhà thơ XD với dụng ý nghệ thuật như thế nào? Dặn dò: Học thuộc bài thơ và nắm kĩ những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật. So sánh cảm xúc về tình yêu của XQ qua Sóng và XD qua Vội vàng. Chuẩn bị bài: LT vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn NL.

File đính kèm:

  • doctiet 3738 Song CB.doc
Giáo án liên quan