Giáo án Ngữ văn 12 - Hồn trương ba, da hàng thịt (trích) - Tác giả Lưu Quang Vũ

A. Mục tiêu cần đạt

1. Về tri thức

Qua đọc - hiểu văn bản, HS cần:

- Cảm nhận được nỗi day dứt đau khổ ngày càng không thể chịu đựng nổi của nhân vật Trương Ba trong tình cảnh: tâm hồn thanh cao phải nương náu trong thân xác anh hàng thịt phàm tục, thô thiển.

- Hiểu được ý nghĩa triết lí, chiều sâu tư tưởng của vở kịch qua tình cảnh trớ trêu, thấy được quyết định đúng đắn của nhân vật Hồn Trương Ba.

- Thấy được nghệ thuật diễn tả hành động và ngôn từ nhân vật của Lưu Quang Vũ trong việc phát triển xung đột, giải quyết tình huống, thể hiện tính cách nhân vật.

2. Về thái độ

Bồi dưỡng ý thức về lẽ sống, lẽ làm người: cuộc sống vô vàn quí giá, song phải là một cuộc sống hài hòa giữa tồn tại thể chất và sự thanh cao, phong phú, chân thực về tinh thần; và cho dù sự sống đáng quí đến chừng nào, con người cũng không thể có nó bằng mọi giá. Còn có điều cao hơn cả sự sống thường nhật, đó là ý thức tự trọng, là phẩm giá, là con người được sống chân thực, không dối trá.

Bồi dưỡng tình yêu với tác phẩm văn học chân chính, sự trân trọng với khát vọng cống hiến cho cuộc sống của người nghệ sĩ.

3. Về kĩ năng

Học sinh cần được rèn luyện các kĩ năng sau:

- Kĩ năng đọc hiểu văn bản kịch hiện đại, nhất là kĩ năng phân tích nhân vật kịch qua hành động và lời văn nghệ thuật để đạt được mục tiêu giao tiếp : Cảm nhận được những suy ngẫm về nhân sinh và hạnh phúc, có thái độ với những thói tiêu cực trong lối sống hiện thời.

- Kĩ năng tập làm văn như: kĩ năng về văn tự sự, về nhân vật, về cốt truyện.; đặc biệt là kĩ năng về văn bản kịch: qua xung đột thấy tính cách nhân vật và vấn đề cuộc sống đặt ra trong tác phẩm.

- Các kĩ năng đọc ( đặc biệt là đọc phân vai ) nói, nghe, ghi bài, trình bày, bộc lộ, phân tích, bình văn, so sánh, xâu chuỗi.

 

doc10 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4028 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Hồn trương ba, da hàng thịt (trích) - Tác giả Lưu Quang Vũ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hồn Trương Ba, da hàng thịt ( Trích ) Lưu Quang Vũ A. Mục tiêu cần đạt 1. Về tri thức Qua đọc - hiểu văn bản, HS cần: - Cảm nhận được nỗi day dứt đau khổ ngày càng không thể chịu đựng nổi của nhân vật Trương Ba trong tình cảnh: tâm hồn thanh cao phải nương náu trong thân xác anh hàng thịt phàm tục, thô thiển. - Hiểu được ý nghĩa triết lí, chiều sâu tư tưởng của vở kịch qua tình cảnh trớ trêu, thấy được quyết định đúng đắn của nhân vật Hồn Trương Ba. - Thấy được nghệ thuật diễn tả hành động và ngôn từ nhân vật của Lưu Quang Vũ trong việc phát triển xung đột, giải quyết tình huống, thể hiện tính cách nhân vật. 2. Về thái độ Bồi dưỡng ý thức về lẽ sống, lẽ làm người: cuộc sống vô vàn quí giá, song phải là một cuộc sống hài hòa giữa tồn tại thể chất và sự thanh cao, phong phú, chân thực về tinh thần; và cho dù sự sống đáng quí đến chừng nào, con người cũng không thể có nó bằng mọi giá. Còn có điều cao hơn cả sự sống thường nhật, đó là ý thức tự trọng, là phẩm giá, là con người được sống chân thực, không dối trá... Bồi dưỡng tình yêu với tác phẩm văn học chân chính, sự trân trọng với khát vọng cống hiến cho cuộc sống của người nghệ sĩ... 3. Về kĩ năng Học sinh cần được rèn luyện các kĩ năng sau: - Kĩ năng đọc hiểu văn bản kịch hiện đại, nhất là kĩ năng phân tích nhân vật kịch qua hành động và lời văn nghệ thuật để đạt được mục tiêu giao tiếp : Cảm nhận được những suy ngẫm về nhân sinh và hạnh phúc, có thái độ với những thói tiêu cực trong lối sống hiện thời... - Kĩ năng tập làm văn như: kĩ năng về văn tự sự, về nhân vật, về cốt truyện...; đặc biệt là kĩ năng về văn bản kịch: qua xung đột thấy tính cách nhân vật và vấn đề cuộc sống đặt ra trong tác phẩm. - Các kĩ năng đọc ( đặc biệt là đọc phân vai ) nói, nghe, ghi bài, trình bày, bộc lộ, phân tích, bình văn, so sánh, xâu chuỗi... B. Chuẩn bị bài học 1.GV - Về kiến thức : Nắm vững đặc điểm của phương thức biểu đạt (PTBĐ) là tự sự biểu hiện trong văn bản kịch để hiểu được nội dung và hình thức của vở kịch thông qua đoạn trích. - Về yêu cầu dạy học tích hợp: Gắn đọc hiểu văn bản với các yếu tố đặc trưng của phương thức tự sự dưới dạng bi kịch ( như xung đột căng thẳng trong sự việc, nhân vật trong bi kịch, đối thoại và độc thoại của nhân vật, lời dẫn của người kể, lời văn giàu chất thơ của Lưu Quang Vũ, các hành động sân khấu...; với nghệ thuật biểu diễn kịch nói - có điều kiện cho HS xem băng hình vở kịch do Nhà hát kịch Tuổi trẻ dựng- với việc đối chiếu cốt truyện dân gian... ) - Về đổi mới phương pháp và yêu cầu dạy học tích cực : Tổ chức cho HS đọc hiểu văn bản kịch bằng sự phối hợp các hình thức dạy học như: đọc diễn cảm, phân vai và tóm tắt văn bản; kết hợp đối thoại về văn bản qua hệ thống câu hỏi với các lời giảng bình; kết hợp học cá nhân với học nhóm, phần mềm về Lưu Quang Vũ và vở kịch, về đời sống xã hội và đất nước thời kì vở kịch ra đời... và các tình huống học tập; kết hợp nghe và quan sát màn hình để ghi bài...; kết hợp tìm hiểu bài ở nhà và việc gợi ý học bài bằng các câu hỏi trắc nghiệm...; giữa học tập và luyện tập. Kết hợp cảm nhận từ văn bản ngôn từ đối sánh với cảm nhận qua hành động trên sân khấu, giữa học trên lớp và ngoại khóa về kịch 2. HS - Tập đọc phân vai trôi chảy và diễn cảm theo văn bản trong SGK và sự định hướng của GV từ giờ giao bài về nhà trước. - Tìm ý để trả lời câu hỏi và tham gia vào các hoạt động đọc hiểu khác. - Hệ thống một số văn bản kịch đã học trong chương trình ( từ THCS đến THPT). C. Hoạt động dạy học I. Giới thiệu bài Tổ chức dạy học của GV Hoạt động học của HS - Lời dẫn vào bài: Sự sống là quí giá, sự sống được ý thức cao của con người lại càng quí giá hơn. Nhưng sống thế nào cho ra sống, sống thế nào là xứng đáng và hạnh phúc ? Đó là câu hỏi, là nỗi khắc khoải nhân sinh từ muôn đời, ta đã từng biết qua các suy tư của nhân vật Hăm lét, qua nhân vật của Lep Tôn xtôi- Anđrây Bônkônxki, qua thơ Tố Hữu... Nhà viết kịch Lưu Quang Vũ có cách đặt vấn đề như thế nào trong vở kịch " Hồn Trương Ba, da hàng thịt"? Đó là nội dung chúng ta hướng tới trong bài học hôm nay. - GV ghi tên bài Nghe, mở SGK, vở. Ghi tên bài II. Đọc và tìm hiểu chú thích văn bản Tổ chức dạy học của GV HĐ học của HS 1. Hướng dẫn đọc: a. Hỏi :Theo em, kịch bản "Hồn Trương Ba, da hàng thịt " cần được đọc như thế nào ? Hãy đọc một đoạn theo yêu cầu của bản thân. b. Định hướng chung: - Văn bản được trích có hai phần với hai cách đọc khác nhau: Phần Tóm lược, với nội dung thuyết minh về vở kịch và chỉ dẫn sân khấu, cần đọc bằng giọng khách quan, nhịp điệu vừa phải, riêng chỉ dẫn sân khấu ở phần đầu cần hơi hạ thấp giọng. Phần văn bản kịch với sự xuất hiện của nhân vật cần đựoc đọc phân vai, với giọng đọc sát với tính cách nhân vật. Thí dụ; giọng đau khổ, bối rối của Hồn Trương Ba, giọng từ tốn, bình dị và có phần cổ xưa, chân quê của nhân vật bà vợ Trương Ba, giọng đắc thắng, tự tin một cách khó chịu của nhân vật anh hàng thịt, gịọng đanh thép, cứng cỏi, hồn hiên của nhan vật cái Gái... - Lời dẫn của tác giả cần được đọc với giọng chậm rãi, gần với giọng kể chuyện. - Chú ý những chỗ ngắt giọng và câu văn bỏ lửng, các câu văn hướng vào nội tâm để đảm chất thơ trong ngôn ngữ kịch của Lưu Quang Vũ( do tính chất của sự căng thẳng nội tâm ). * Có thể đọc mẫu những lời thoại tiêu biểu c. Hãy đọc theo yêu cầu trên 1. a. Trả lời ( 2 HS ) b. Nghe c. Tập đọc ( 2 HS ) 2. Hỏi a. Với em, trong phần Tiểu dẫn về Lưu Quang Vũ và về tác phẩm ''Hồn Trương Ba, da hàng thịt'' trong số các từ ngữ được chú thích, phần Tiểu dẫn nào và từ ngữ nào khó hiểu nhất? SGK đã trình bày như thế nào ? Thử diễn đạt cách hiểu về ý Tiểu dẫn đó hoặc đặt 1 câu với một từ ? b. Từ phần Tiểu dẫn và chú thích của SGK về tác giả và tác phẩm, em hãy trình bày sự hiểu biết của em qua hình thức hoặc trả lời câu hỏi trắc nghiệm hoặc tự luận bằng một đoạn thuyết minh ngắn gọn ( hoặc sử dụng hình thức câu hỏi nêu vấn đề : Nói đến kịch là nói đến khả năng tham gia giải quyết mạnh mẽ và trực tiếp nhất các vấn đề xã hội và nhân sinh; nói đến tài năng kịch là nói đến một tài năng tổng hợp... Hãy trình bày ý kiến về các vấn đề trên ? ) - GV đưa câu hỏi lên màn hình 2. Trả lời a.Một số HS b. Hai HS ( mỗi HS một cách trả lời khác nhau ) 3. Sử dụng màn hình kết hợp lời thuyết minh để giới thiệu thêm tư liệu về tác giả và tác phẩm 3. Quan sát màn hình 4. Lời bình ngắn gọn và một vài mệnh đề chốt trên màn hình - Con người với tài năng nhiều mặt, nhiệt huyết cháy bỏng, từng trải sâu sắc cả trong đời sống và nghệ thuật Lưu Quang Vũ là điều kiện sáng tạo các vở kịch tầm vóc. - Sự biến chuyển mạnh mẽ của xã hội Việt Nam những năm 80 và sự đóng góp to lớn quí giá của kịch Lưu Quang Vũ ( LQV). - Đề tài và chủ đề của vở kịch ( trong đối sánh với truyện dân gian để thấy cách xây dựng tình huống kịch và ý đồ mới mẻ của LQV) - Vị trí đoạn kịch " Nhà Trương Ba" 4. Nghe và ghi III. Đọc - hiêủ văn bản 1. Đọc - hiểu cấu trúc văn bản Tổ chức dạy học của GV HĐ của HS Tóm tắt tình huống kịch 1. Hỏi: Có ý kiến cho rằng, đoạn trích " Nhà Trương Ba " trong " HTB, DHT" là cảnh mà ở đó, xung đột trung tâm của vở kịch đã lên đến đỉnh điểm? ý kiến của em thế nào ?Tại sao ? ( Có thể gợi ý, dẫn dắt các biểu hiện của đỉnh điểm kịch để HS có tri thức tiếp cận ) 1. Trả lời ( 2 HS ) 2.Giảng ( Qua màn hình và lời thuyết minh ) - Đây là cảnh cuối của vở kịch, nghĩa là lúc tình huống kịch ( hồn này xác nọ ) đã được đẩy lên đến mức cao nhất. Vì sao có thể nói như thế? Vì sau mấy tháng sống trong tình trạng bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo, nhân vật HTB ngày càng trở nên xa lạ với bạn bè, người thân trong gia đình ( xung đột với xung quanh) nhưng đặc biệt là càng ngày càng chán chính mình ( được thể hiện qua câu nói ở đầu đoạn trích ). Đến đây mọi sự xung đột đều bùng nổ. Có thể tóm tắt qua các bước sau: - HTB tự cảm thấy không thể sống thế này mãi, muốn thoát ra khỏi cái xác thô lỗ. - Hồn và xác đối thoại với sự giễu cợt đắc ý của xác làm hồn càng khổ đau, bế tắc. - Mọi người trong gia đình xa lánh ( người vợ ), cự tuyệt ( đứa cháu ) hoặc thương hại, bối rối ( người con dâu ) khiến HTB càng đau đớn, tuyệt vọng, muốn kết thúc sự trớ trêu. - Cuộc gặp gỡ, đối thoại cuối cùng của HTB với tiên Đế Thích và việc HTB nhận ra hành động cần thiết của mình. Quyết định ( từ trong lương tri ) dứt khoát của HTB và hành động thắp hương gọi Đế Thích là bước ngpặt quyết định- như là sự cởi nút - để giải quyết xung đột kịch về sau. ( Chuyển ý : Tính cách nhân vật kịch và vấn đề xã hội nhân sinh luôn được miêu tả trong diễn biến xung đột kịch, trong lời và hành động của nhân vật. Vì vậy, chúng ta sẽ tìm hiểu các vấn đề đó trong diễn biến của tình huống - xung đột ) 2. Nghe và quan sát màn hình Cảm nhận ban đầu về nghệ thuật tạo xung đột của kịch Lưu Quang Vũ? 1, 2 HS 2. Đọc- hiểu nhân vật Hồn Trương Ba 21. Nhân vật HTB trong cuộc đối thoại giữa hồn và xác Tổ chức dạy học của GV HĐ của HS 1. Giao việc và hỏi a. Hãy đọc lại các lời thoại giữa hồn và xác. b. Thống kê các lời nói của hồn và xác. Nhận xét về dung lượng ngôn từ, giọng điệu và thế quân bình trong đối thoại giữa hai nhân vật. Từ đó, rút ra kết luận về cuộc đối thoại giữa hồn và xác. c. Nhận xét về sự thay đổi giọng điệu của xác giữa 8 lời thoại đầu và 5 lời thoại còn lại? Sự đổi thay đó có ý nghĩa nghệ thuật như thế nào ? d. ý nghĩa ẩn dụ của cuộc đối thoại hồn - xác? 1. Đọc và trả lời a. 3 HS cùng đọc phân vai b. 2 nhóm HS c. 2 nhóm HS còn lại d. 2 HS 2. Tóm tắt bằng giảng và bình - Có 26 lời thoại của hai nhân vật, 13 lời của hồn và 13lời của xác. Nếu như lời xác dung lượng tràn đầy, rất hùng biện thì lời của hồn ngắn ngủi, yếu ớt, thậm chí có khi không phải là lời thoại có tính phản bác mà chỉ là hành động sợ hãi, trốn chạy ( lời số 4, 6). Tuy nhiên, có những lời tuy giọng còn yếu ớt nhưng ý nghĩa cứng cỏi ( số 5, số 12 ). Điều đó có thể thấy, xác đắc thắng nhơn nhơn, hồn bế tắc, lúng túng, đau khổ. Cuộc đấu tranh giữa hồn và xác đâu có dễ dàng, thậm chí có nhiều khi hồn yếu thế. Tuy nhiên, cuối cũng, hồn vẫn nói lên được tiếng nói của mình, dù chỉ là yếu ớt và đau khổ. Nhân cách đã thắng. Nhưng đầy cam go. Sức hấp dẫn của xung đột nhờ thế tăng thêm, cuốn hút hơn. - Sự thay đổi giọng điệu giữa 8 lời thoại đầu và 5 lời thoại còn lại của xác có ý nghĩa rất quan trọng. Nó thể hiện sự thayđổi tính cách của xác và ý nghĩa của ẩn dụ này. 8 lời thoại đầu cho thấy một "tính cách " xác " ti tiện ", 5 lời thoại sau cho thấy một quan nịêm mới mẻ về " xác". Xác, bản thân nó không có lỗi. Vấn đề cơ bản là hồn đã tác động ngược lại để có một cái " xác " như thế nào, con người đã chăm sóc phần xác của mình thích đáng chưa? Và ý nghĩa nhân văn và triết học về sự hoàn thiện con người nhờ thế được mở rộng hơn. - Cuộc đối thoại hồn - xác là cuộc đấu tranh giữa các mặt khác nhau trong một con người với ý nghĩa đa chiều: nội dung và hình thức, con ngưòi của nhu cầu và con người của thiên chức, cái cao cả và cái tầm thường... ( Con người trong mối quan hệ với chính mình ) 2. HS nghe và ghi Cảm nhận ban đầu về lời thoại của nhân vật trong kịch LQV? Nêu dẫn chứng ? 2HS 2.2. Nhân vật Hồn Trương Ba trong các cuộc đối thoại với mọi người trong gia đình Tổ chức dạy học của GV HĐ của HS 1. Hỏi: Qua đọc, khảo sát các cuộc thoại giữa HTB và các nhân vật trong gia đình, em hãy cho biết : nhân vật Hồn Trương Ba trong tình cảnh nhập vào xác anh hàng thịt hiện lên như thế nào qua điểm nhìn của những người thân ? Việc chọn nhiều nhân vật và đều là người thân thiết cùng cất lên tiếng nói tạo nên hiệu quả như thế nào? 1. Làm việc nhóm và trao đổi 2. Tóm tắt, giảng và bình Từ khi hồn phải trú ngụ trong một thân xác khác, nhân vật Trương Ba thay đổi nhiều. Chứng kiến và phải chịu đựng nhiều nhất sự thay đổi ấy lại là những người vốn kính yêu ông nhất. Nhưng giờ đây, họ đã lần lượt cất lên tiếng nói cảnh tỉnh, phê phán, không chấp nhận ông nữa. Ông đã trở nên - Thờ ơ với nỗi niềm của người khác - Vụng về, thô lỗ, làm đổ vỡ, làm hỏng ( cây cối, cánh diều ) những điều đẹp đẽ. - Vẻ " hiền hậu, tốt lành " không còn nữa Việc chọn các nhân vật khác nhau là để tạo nên một cái nhìn đa chiều về nhân vật, thực chất là sự nhận thức về bản thân mình một cách nghiêm khắc mà chí tình nhất. 2. Nghe, quan sát và ghi bài 3. Hỏi Nhân vật HTB đón nhận hình ảnh ấy của mình với thái độ ra sao? Hãy nhận xét các câu trả lời của Hồn Trương Ba trong sự kết hợp với hành động sân khấu? 3.Trả lời 2 HS 4. Tóm tắt, bình Nhân vật Hồn Trương ba đón nhận những sự thật về bản thân với một thái độ phức tạp và đầy biến chuyển: Qua hình thức các câu ngắn, câu dở chừng, các hành động sân khấu được chỉ dẫn... có thể thấy: Lúc đầu HTB chưa nhận thức được về mình và còn biện minh cho mình...càng về sau, thái độ của HTB càng thay đổi theo hướng tiếp nhận sự thật dù rất đau đớn ( Mặt lặng ngắt như tảng đá, song " Không, ta không giận. Cảm ơn con đã nói thật" )cùng việc càng lúc càng nhận thấy sự thật, cũng là lúc càn day dứt, đau khổ, thất vọng về chính mình. 4. Nghe, quan sát màn hình và ghi 5. Yêu cầu hoạt động Lập bảng đối chiếu hành động lời nói của HTB và lời nói của các nhận vật khác và suy nghĩ về sự phát triển của xung đột kịch ? 5. Bốn nhóm HS ( chuẩn bị bằng USB hoặc bảng phụ hoặc phim trong ) 6. Tóm tắt, chốt trên màn hình HTB càng lúc càng tiến đến sự nhận thức được sự thật về mình, những sự thật không dễ chịu. Đỉnh điểm của nhận thức về mình là đến hành động thắp hương để gọi Đế Thích. Như vậy, xung đột kịch được đẩy lên nhờ 2 yếu tố : Sự tác động của ngôn ngữ kịch và thái độ của những người khác và sự xung đột ngay trong chính bản thân HTB. 6. Nghe quan sát và ghi 2.3. Hồn Trương Ba trong cuộc đối thoại với Đế Thích Tổ chức dạy của GV HĐ của HS 1. yêu cầu đọc phân vai đoạn kịch này 1.Một số HS đọc 2. Hỏi a. Trong kịch, các lời thoại nhiều khi không chỉ để khắc họa tính cách nhân vật hay góp phần tạo ra và giải quyết tình huống, mà còn là những phát ngôn cho tư tưởng của tác giả. Em thử tìm lời thoại nào của HTB mà em cho là chứa đựng sự biến chuyển nhận thức của nhân vật và cũng bộc lộ tư tưởng của tác giả? b. Hãy giải thích sự lựa chọn của mình? a. 2, 3 HS nêu b. 2 HS 3. Tóm tắt a. Đó là hai lời thoại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng: " Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi trọn vẹn." Và " Sống nhờ vào đồ đạc, của cải của người khác, đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống thế nào thì ông chẳng cần biết." b. Trong hoàn cảnh của HTB, từ việc chết rồi lại được sống tiếp, đó là điều ai cũng mong muốn. Nhưng chính nhân vật này lại cất lên tiếng nói: vấn đề quyết định không phải là sống, mà là sống như thế nào! Điều này có ý nghĩa: - Con người là một thế thống nhất, hồn xác phải hài hòa đông thuận. Dù khiếm khuyết về tinh thần hay thể xác cũng là cuộc sống không trọn vẹn, bất bình thường. - Sống thiếu chân thực với mình là cuộc sống vô nghĩa, bất hạnh và cũng không cần thiết cho ai. 3. a. HS nghe và ghi b. HS nghe và ghi 4. Hỏi. a. Nhập vào xác anh hàng thịt phàm tục thô thiển, HTB gặp bao điều đáng day dứt xấu hổ. Tại sao khi được phép nhập vào xác cu Tị ngây thơ trong trắng, HTB lại từ chối? Phải chăng tính cách nhân vật này không nhất quán? Nhận xét về nhân vật Trương Ba từ sự việc này? b. Có ý kiến cho rằng cái chết của cu Tị là chi tiết độc đáo có tính "mở nút". Trình bày ý kiến của mình và đánh giá cách dựng tả nhân vật của LQV? 4. Trả lời a. Thảo luận b. Hai HS 5. Tóm tắt - Sự từ chối của HTB là kết quả của những trải nghiệm thấm thía từ một đoạn đời bi hài hồn này xác nọ. Mặt khác, HTB thương yêu mẹ con cu Tị. Có thể nói hành động xin Đế Thích cho cu Tị sống còn mình chết mới là hành động nhất quán của nhân vật- nhất quán với bản chất tự trọng, sáng suốt, nhân hậu và có ý thức cao về ý nghĩa cuộc sống. b. Chi tiết cu Tị chết có ý nghĩa đẩy nhanh diễn biến kịch đi đến chỗ" mở nút" . Chi Tiết này buộc HTB phải quyết định nhanh chóng, dứt khoát. LQV đã dựng tả quá trình đi đến quyết định đó một cách tự nhiên, hợp lí và thuyết phục. 5. HS nghe nhìn và ghi 2.4. Nhân vật Trương Ba ở đoạn kết Hoạt động dạy của GV HĐ của HS 1. Em hãy đọc đoạn kết, giọng thanh thản tươi sáng, ấm áp 1. Một số HS 2. Hỏi. a. Trong lời HTB nói với vợ sau khi đã chết thật, cứ nhắc đi nhắc lại " Tôi vẫn ở đây..." và qua so sánh sự thay đổi trong hai lời thoại của cái Gái, các nhân vật đã nói hộ tư tưởng gì của LQV? b. Phát biểu cảm nghĩ về câu nói của cái Gái " Cho nó mọc lên thành cây mới...mãi mãi" 2. Trả lời a. Một HS b. Một HS 2. Tóm tắt. a. Sự bất tử của con người nằm trong ý nghĩa sự sống và sự hóa thân vào cuộc sống xung quanh ta chứ không phải ở độ dài thời gian. b. Hãy sống trong sự hóa thân vào những điều tốt đẹp. 2. HS nghe, nhìn, ghi 3. Đọc - hiểu ý nghĩa văn bản Tổ chức dạy của GV HĐ của HS 1. Hỏi a. Đọc "Hồn Trương Ba, da hàng thịt ", em hiểu được gì về giá trị nội dung và nghệ thuật nổi bật của tác phẩm? b. Từ văn bản, em hiểu gì về thái độ của tác giả đối với một số biểu hiện tiêu cực lúc bấy giờ? c. Tác phẩm đem đến cho em bài học nhận thức nào bổ ích hơn cả ? d. Cảm nhận về sức hấp dẫn nghệ thuật kịch LQV ở trích đoạn? 1. Thảo luận trong các nhóm, cử đại diện phát biểu ý kiến : 1 nhóm triònh bày, một nhóm bổ sung. Thực hiện trên giấy trong hoặc giấy trắng Ao 2. Giảng. - Như chuẩn trong SGK + Chủ đề: Bi kịch con người đánh mất mình. + Đặc sắc NT: Xây dựng ẩn dụ lớn, phát triển truyện dân gian đầy sáng tạo, nhân vật đa dạng phong phú; xung đột hợp lí và căng thẳng, lời thoại đa nghĩa, có chiều sâu triết li, có cá tính, chứa kịch tính cao ... + Thái độ của tác giả: Phê phán những biểu hiện đáng buồn, tiêu cực trong xã hội ta lúc bấy giờ như : Có hiện tượng chạy theo ham muốn vật chất bằng mọi giá đến nỗi đánh mất mình, Ngược lại, lại có những con người không chịu chăm lo đến cuộc sống vật chất thường nhật, không phấn đấu cho một cuộc sống hạnh phúc vẹn toàn. Hai quan niệm sống đều đáng phê phán. LQV còn nêu tình trạng con người còn sống thiếu chân thực, là nguy cơ bị tha hóa do danh và lợi. 2. Nghe, nhìn, ghi 4. Theo em, con người muốn được sống hài hòa, chân thực cần có những điều kiện nào ? Có phải chỉ cần sự nỗ lực tự hoàn thiện của mỗi cá nhân hay còn có vai trò của xã hội, cộng đồng? HS tự do bộc lộ 4. Luyện tập ( GV lựa chọn khoảng 50% để luyện tại lớp, còn lại giao về nhà ) Bài 1. Hãy viết một bài văn ngắn ( 20 - 25 dòng ) trình bày cảm nhận về nhân vật xác Trương Ba. Bài 2. Cảm nhận về nghệ thuật xây dựng tình huống, xây dựng nhân vật của vở kịch. Bài 3. Nhân vật cô Tấm trong Tấm Cám, Ngô Tử Văn trong sáng tác của Nguyễn Dữ và Trương Ba trong sáng tác của LQV. Bài 4. Có ý kiến nhận xét rằng lời thọai kịch của LQV rất giàu chất thơ. Bình luận và chứng minh. Bài 5. Nếu em là nhân vật Trương Ba.

File đính kèm:

  • docHon Truong Ba da hang thit(1).doc