Giáo án Ngữ văn 12 năm học 2012 - 2013 - Sở Giáo dục dào tạo Bắc Giang

A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

- Nắm được một số nét tổng quát về các giai đoạn phát triển; những thành tựu chủ yếu và đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỷ XX. Hiểu được mối quan hệ giữa văn học với thời đại, hiện thực đời sống và sự phát triển của lịch sử văn học.

-Có năng lực tổng hợp khái quát và hệ thống hoá các kiến thức đã học về văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỷ XX.

B. PHƯƠNG PHÁP.

-Phát vấn. Thuyết giảng.

C. CHUẨN BỊ.

-Giáo viên: Soạn giáo án.

-Học sinh: Soạn bài.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.

1. Ổn định.

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

 

doc190 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1101 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 năm học 2012 - 2013 - Sở Giáo dục dào tạo Bắc Giang, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1 Tiết 1 + 2: Ngày soạn: 15 tháng 8 năm 2012 KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: - Nắm được một số nét tổng quát về các giai đoạn phát triển; những thành tựu chủ yếu và đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỷ XX. Hiểu được mối quan hệ giữa văn học với thời đại, hiện thực đời sống và sự phát triển của lịch sử văn học. -Có năng lực tổng hợp khái quát và hệ thống hoá các kiến thức đã học về văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỷ XX. B. PHƯƠNG PHÁP. -Phát vấn. Thuyết giảng. C. CHUẨN BỊ. -Giáo viên: Soạn giáo án. -Học sinh: Soạn bài. D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. 1. Ổn định. 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu các đơn vị kiến thức trong bài. -Văn học Việt Nam thời kỳ này ra đời trong hoàn cảnh nào? Điều gì là thuận lợi? Giáo viên giới thiệu thêm: Văn chương không được nói nhiều chuyện đau buồn, chuyện tiêu cực.Phản ánh tổn thất trong chiến đấu là văn chương lạc điệu không lành mạnh. -Văn chương không được nói chuyện hưởng thụ chuyện hạnh phúc cá nhân Đề tài tình yêu cũng hạn chế Nếu có viết về tình yêu phải gắn liền với nhiệm vụ chiến đấu. -Văn chương phải phản ánh nhận thức con người phân biệt rạch ròi giữa địch-ta, bạn-thù. Văn học thiên về hướng ngoại hơn là hướng nội. Nêu nhận định khái quát về thành tựu của văn học giai đoạn 1945-1954? Chứng minh một cách ngắn gọn? Về thơ biểu hiện cụ thể như thế nào? -Giáo viên giới thiệu thêm: Một số bài thơ: Nguyên tiêu, Báo tiệp Đăng sơn, Cảnh khuya của Hồ Chí Minh. Tố Hữu tiêu biểu cho xu hướng khai thác những đề tài truyền thống. Nguyễn Đình Thi tiêu biểu cho sự tìm tòi cách tân thơ ca (huớng nội). Quang Dũng tiêu biểu cho cảm hướng lãng mạn anh hùng. -Về kịch? Về lí luận phê bình? -Em có kết luận gì về văn học giai đoạn 1945-1954? - Văn học 1954-1965 tập trung phản ánh điều gì ? Chứng minh ngắn gọn thành tựu của văn học giai đoạn 1955-1964 -Văn xuôi? -Thành tựu về thơ? -Thành tựu về kịch? -Nêu khái quát thành tựu văn học giai đoạn này? Thơ những năm chống Mĩ đạt tới thành tựu xuất sắc, tập trung thể hiện cuộc ra quân vĩ đại của cả dân tộc, khám phá sức mạnh của con người Việt Nam, đề cập tơí sứ mạng lịch sử và ý nghĩa nhân loại của cuộc kháng chiến chống Mĩ. Thơ vừa mở mang, vừa đào sâu hiện thực đồng thời bổ sung, tăng cường chất suy tưởng và chính luận. -Thơ ca ghi nhận những tác giả vừa trực tiếp chiến đấu vừa làm thơ (Đó là những con người: Cả thế hệ giàn ngang gánh đất nước trên vai)-Bằng Việt. -Truyện và kí có thành tựu như thế nào? -Thơ có thành tựu như thế nào? -Giáo viên minh hoạ: +Ra trận, Máu và hoa (Tố Hữu), Hoa ngày thường, Chim báo bão, Những bài thơ đánh giặc (Chế Lan Viên), Hai đợt sóng, Tôi giàu đôi mắt (Xuân Diệu). Nêu những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ 1954-1975? Em hiểu như thế nào là một nền văn học vận động theo hướng Cách mạng hoá ? Chứng minh ? Đại chúng: "Đông đảo quần chúng " Khuynh hướng sử thi là gì ? Cảm hứng lãng mạn ? -Vài nét khái quát về hoàn cảnh lịch sử, xã hội của văn học Việt Nam từ 1975 đến hết thế kỷ XX? -Nêu những thành tựu chủ yếu của văn học giai đoạn này ? I. Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975. 1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử xã hội văn hoá. Văn học Việt Nam ra đời trong hoàn cảnh: cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc ngày càng ác liệt: -Chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp. -Hai mươi mốt năm kháng chiến chống Mĩ. -Xây dựng chủ nghĩa xã hội miền Bắc. a. Mười năm (1945-1964) cuộc sống con người có nhiều thay đổi. -Nền kinh tế nghèo nàn, chậm phát triểnhình ảnh quê hương, đất nước và những con người kháng chiến như bà mẹ, anh vệ quốc quân, chị phụ nữ, em bé liên lạc. Tất cả đều thể hiện chân thực và gợi cảm. b. Từ 1954-1965: * Chủ đề: + Tập trung thể hiện hình ảnh người lao động, ca ngợi đất nước và con người trong những ngày đầu xd CNXH ở miền Bắc với cảm hứng lãng mạn, tràn đầy niềm vui và tin tưởng vào ngày mai. + Hướng về miền Nam với nỗi đau chia cắt và ý chí thống nhất đất nước. *Thành tựu: -Văn xuôi: Những tác phẩm tiêu biểu: Cửa biển (4tập)-Nguyên Hồng, Vỡ bờ (2 tập)-Nguyễn Đình Thi, Sống mãi với thủ đô-Nguyễn Huy Tưởng, Cao điểm cuối cùng -Hữu Mai, Trước giờ nổ súng -Lê Khâm, Mười năm -Tô Hoài, Cái sân gạch, Mùa lúa chiêm -Đào Vũ, Mùa lạc -Nguyên Khải, Sông Đà -Nguyễn Tuân. -Thơ:-: Gió lộng -Tố Hữu, Ánh sáng và phù sa -Chế Lan Viên, Riêng chung -Xuân Diệu, Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, Bài ca cuộc đời -Huy Cận, Tiếng sóng -Tế Hanh, Bài thơ Hắc Hải -Nguyễn Đình Thi, Những cánh buồm -Hoàng Trung Thông. -Về kịch: Kịch phát triễn mạnh Đó là các vở: Một Đảng viên-Học Phi, Ngọn lửa -Nguyễn Vũ, Nổi gió, Chị Nhàn-Đào Hồng Cẩm. c. Từ 1965-1975: * Chủ đề bao trùm: + Ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng (không sợ giặc, dám đánh giặc, quyết đánh giặc). Có đời sống tình cảm hài hoà giữa riêng và chung, bao giờ cũng đặt cái chung lên trên hết, có tình cảm quốc tế cao cả). +Tổ quốc và xã hội chủ nghĩa. - Văn xuôi: +Người mẹ cầm súng, những đứa con trong gia đình - Nguyễn Đình Thi, Rừng xà nu -Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc). +Ở Miền Bắc: Kí của Nguyễn Tuân -Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi,Vùng trời (3 tập). -Thơ:-Ra trận. Máu và hoa (Tố Hữu). -Hoa ngày thường, chim báo bão (Chế Lan Viên) Và những gương mặt: Phạm Tiến Duật, Lê Anh Xuân, Nguyễn Khoa Điềm. Tất cả đã mang tới cho thơ ca tiếng nói mới mẻ, sôi nổi, trẻ trung. -Kịch: Đại đội trưởng của tôi -Đào Hồng Cẩm, Đôi mắt -Vũ Dũng Minh. - Lý luận, nghiên cứu phê bình:Tập trung ở một số tác giả như Vũ Ngọc Phan, Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Xuân Diệu, Chế Lan Viên. d. Văn học vùng địch tạm chiếm từ 1945-1975: -Văn học vùng địch tạm chiếm từ 1945-1975có hai thời điểm. +Dưới chế độ thực dân Pháp (1945-1954). +Dưới chế độ Mĩ -Nguỵ (1954-1975). -Chủ yếu là những xu hướng văn học tiêu cực phản động xu hướng chống phá cách mạng xu hướng đồi truỵ. -Bên cạnh các xu hướng này cũng có văn học tiến bộ thể hiện lòng yêu nước và cách mạng. +Vũ Hạnh với (Bút máu). +Vũ Bằng với (Thương nhớ mười hai). +Sơn Nam với (Hương rừng Cà Mau). 3. Đặc điểm của văn học Việt Nam từ 1945-1975: a.Văn học vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước. - Nhà văn - chiến sĩ. - Văn học trước hết phải là một thứ vũ khí đấu tranh Cách mạng. - Hiện thực đời sống Cách mạng và kháng chiến là nguồn cảm hứng lớn cho văn học. - Quá trình vận động, phát triển của nền văn học mới ăn nhịp với từng chặng đường của lịch sử dân tộc. - Đề tài chủ yếu: + Đề tài Tổ Quốc. + Đề tài XHCN. - Nhân vật trung tâm:Ngưòi chiến sĩ trên mặt trận đấu tranh vũ trang và những người trực tiếp phục vụ chiến trường, người lao động. b.Nền văn học hướng về đại chúng: - Quần chúng đông đảo vừa là đối tượng phản ánh vừa là đối tượng phục vụ ; vừa là nguồn cung cấp, bổ sung lực lượng sáng tác cho văn học: + Quan tâm tới đời sống của nhân dân lao động, nói lên nỗi bất hạnh cũng như niềm vui, niềm tự hào của họ. + Nền văn học mới tập trung xây dựng hình tượng quần chúng Cách mạng: miêu tả người nông dân, người mẹ, người phụ nữ, em bé … c. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. + Khuynh hướng sử thi: - Đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân tộc. - Nhân vật chính thường là những con người đại diện cho tinh hoa, khí phách, phẩm chất và ý chí của dân tộc; tiêu biểu cho lý tưởng cộng đồng hơn là lợi ích và khát vọng cá nhân -> Con người chủ yếu được khám phá ở lẽ sống lớn và tình cảm lớn. - Giọng văn ngợi ca, hào hùng…. + Cảm hứng lãng mạn: - Cảm hứng khẳng định cái tôi tràn đầy cảm xúc và hướng tới lý tưởng. Ca ngợi CN anh hùng Cách mạng và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc -> Nâng đỡ con người Việt Nam vượt qua thử thách. => Khuynh hướng sử thi kết hợp với cảm hứng lãng mạn đã làm cho văn học giai đoạn này thấm nhuần tinh thần lạc quan, đồng thời đáp ứng được yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển Cách mạng II. Vài nét khái quát Văn học Việt Nam từ 1975 đến hết thế kỉ XX: 1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử xã hội, văn hoá. -Chiến tranh kết thúc, đời sống về tư tưởngtâm lí, nhu cầu vật chất con người đã có những thay đổi so với trước. Từ 1975-1985 ta lại gặp phải những khó khăn về kinh tế sau cuộc chiến kéo dài cộng thêm là sự ảnh hưởng của hệ thống XHCN ở Đông Âu bị sụp đổ. -Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) mở ra những phưương hướng mới thực sự cởi mở cho văn nghệ Đẳng khẳng định: "Đổi mới có ý nghĩa sống còn là nhu cầu bức thiết. Thái độ của Đảng nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật". 2. Qúa trình phát triển và thành tựu chủ yếu: - Trường ca: "Những người đi tới biển" (Thanh Thảo) - Thơ: "Tự hát" (X Quỳnh) , "Xúc xắc mùa thu" (Hoàng Nhuận Cầm), … - Văn xuôi: "Đứng trước biển", " Cù lao tràm ", (Nguyễn Mạnh Tuấn), Thời xa vắng (Lê Lựu)… - Kí: "Ai đã đặt tên cho dòng sông" (Hoàng Phủ NgọcTường), "Cát bụi chân ai" (Tô Hoài). III. Kết luận. Xem SGK. Tiết 3: Ngày soạn: 18 tháng 8 năm 2012 NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: -Biết cách viết một bài văn về tư tưởng đạo lí. -Có ý thức tiếp thu những quan niệm đúng đắn và phê phán những quan niệm sai lầm. B. PHƯƠNG PHÁP. - Nêu vấn đề - Phát vấn. C. CHUẨN BỊ. -Giáo viên: Soạn giáo án. -Học sinh: Soạn bài. D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: a. Đặt vấn đề: b. Triển khai bài: Hoạt động của thầy và trò Hội dung - Giáo viên ghi đề bài lên bảng và yêu cầu học sinh tập trung tìm hiểu các khía cạnh sau: --Thế nào là nghị luận về một tư tưởng đạo lí? -Nêu những yêu cầu khi làm bài văn nghị luận về tư tưởng, đạo lí? - Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi sau: +Thế nào là sống đẹp? (Gợi ý: về lý tưởng tình cảm hành động). + Vậy sống đẹp là gì? Bài học rút ra? - Cách làm bài nghị luận? *Giáo viên giảng rõ: -Giải thích khái niệm của đề bài (ví dụ ở đề trên đã dẫn, ta phải giải thích sống đẹp là thế nào?). -Giải thích và chứng minh vấn đề đặt ra (tại sao lại đặt ra vấn đề sống có đạo lí, có lí tưởng và nó thể hiện như thế nào? -Suy nghĩ cách đặt vấn đề ấy có đúng không? (Hay sai) Chứng minh nên ta mở rộng bàn bạc bằng cách đi sâu vào vấn đề nào đó-Một khía cạnh.Ví dụ làm thế nào để sống có lí tưởng, có đạo lí hoặc phê phán cách sống không có lí tưởng,hoài bão, thiếu đạo lí) này phải cụ thể sâu sắc, tránh chung chung. Sau cùng của suy nghĩ là nêu ý nghĩa vấn đề. -Vấn đề mà cố thủ tướng ấn Độ nêu ra là gì? Đặt tên cho vấn đề ấy? I. Tìm hiểu chung: 1. Khái niệm: -Nghị luận về một tư tưởng đạo lý là quá trình kết hợp những thao tác lập luận để làm rõ những vấn đề tư tưởng, đạolí trong cuộc đời: -Tư tưởng đạo lí trong cuộc đời bao gồm: +Lí tưởng (lẽ sống). +Cách sống. +Hoạt động sống. +Mối quan hệ giữa con người với con người (cha mẹ, vợ chồng, anh em,và những người thân thuộc khác) ở ngoài xã hội có các quan hệ trên dưới, đơn vị, tình làng nghĩa xóm, thầy trò, bạn bè.… 2. Yêu cầu làm bài văn về về tư tưởng đạo lí: a. Hiểu đựoc vấn đề cần nghị luận, ta phải qua bước phân tích, giải đề, xác định được vấn đề, với đề trên đây ta thực hiện. +Hiểu được vấn đề nghị luận là gì Ví dụ: "Sống đẹp là thế nào hỡi bạn” -Muốn tìm thấy các vấn đề cần nghị luận, ta phải qua các bước phân tích, giải đề xác định được vấn đề, với đề trên đây ta thực hiện. +Thế nào là sống đẹp? *Sống có lí tưởng đúng đắn, cao cả, phù hợp với thời đại, xác định vai trò trách nhiệm. *Có đời sống tình cảm đúng mực, phong phú và hài hoà. *Có hành động đúng đắn. -Suy ra: Sống đẹp là sống có lí tưởng đúng đắn, cao cả, cá nhân xác định được vai trò trách nhiệm với cuộc sống, có đời sống tình cảm hài hoà phong phú, có hành động đúng đắn. Câu thơ nêu lên lí tưởng và hành động và hướng con người tới hành động để nâng cao giá trị, phẩm chất của con người. b. Từ vấn đề nghị luận xác định người viết tiếp tục phân tích, chứng minh những biểu hiện cụ thể của vấn đề, thậm chí bàn bạc, so sánh bãi bỏnghĩa là áp dụng nhiều thao tác lập luận. c. Phải biết rút ra ý nghĩa vấn đề. d. Yêu cầu vô cùng quan trọng là người thực hiện nghị luận phải sống có lí tưởng và đạo lí. 3. Cách làm bài nghị luận: a. Bố cục: Bài nghị luận về tư tưởng đậo lí cũng như các bài văn nghị luận khác gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. b. Các bước tiến hành ở phần thân bài: phụ thuộc vào yêu cầu của thao tác những vấn đề chung nhất. II. Củng cố. III. Luyện tập. Câu 1: Vấn đề mà Nê -ru cố Tổng thống ấn Độ nêu ra là văn hoá và những biểu hiện ở con người Dựa vào đây ta đặt tên cho văn bản là: -Văn hoá con người. -Tác giả sử dụng các thao tác lập luận. +Giải thích +chứng minh. +Phân tích +bình luận. +Đoạn từ đầu đến “hạn chế về trí tuệ và văn hoá” Giải thích + khẳng định vấn đề (chứng minh). +Những đoạn còn lại là thao tác bình luận. +Cách diễn đạt rõ ràng, giàu hình ảnh. Câu 2:-Sau khi vào đề bài viết cần có các ý: *Hiểu câu nói ấy như thế nào? Giải thích khái niệm:-Tại sao lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường, vạch phương hướng cho cuộc sống của thanh niên tavà nó thể hiện như thế nào? -Suy nghĩ. +Vấn đề cần nghị luận là đề cao lí tưởng sống của con người và khẩng định nó là yếu tố quan trọng làm nên cuộc sống con người. +Khẳng định: đúng. +Mở rộng bàn bạc. *Làm thế nào để sống có lí tưởng? *Người sống không có lí tưởng thì hậu quả sẽ ra sao? *Lí tưởng cuả thanh niên ta hiện nay là gì? -Ý nghĩa của lời Nê-ru. *Đối với thanh niên ngày nay? *Đối với con đường phấn đấu lí tưởng, thanh niên cần phải như thế nào? 4.Củng cố: Nắm nội dung bài. 5.Dặn dò: Tiết sau học Đọc văn Tuyên ngôn độc lập. TUẦN 2 Tiết 4, 5 Ngày 23 tháng 8 năm 2012 TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP (t4) A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: -Hiểu được quan điểm sáng tác những nét khái quát về sự nghiệp văn học và những đặc điểm cơ bản về phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh. -Vận dụng có hiệu quả những kiến thức nói trên vào việc đọc hiểu văn thơ của Người. B. PHƯƠNG PHÁP. - Đọc diễn cảm-Phát vấn-Nêu vấn đề. C. CHUẨN BỊ. - Giáo viên: Soạn giáo án. - Học sinh: Soạn bài. D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu những thành tựu chủ yếu của văn học giai đoạn 1945-1955? 3. Bài mới: a. Đặt vấn đề: b. Triển khai bài: Hoạt động của thầy và trò Nội dung -Học sinh đọc tiểu dẫn. -Nêu tóm tắt tiểu sử của Bác? -Giáo viên giới thiệu thêm: -Năm 1945 cùng với Đảng lãnh đạo nhân dân giành chính quyền Người độc tuyên ngôn khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. -Người được bầu làm chủ tịch nước trong phiên họp Quốc hội đầu tiên, tiếp tục giữ chức vụ đó cho đến ngày mất 2/9/1969. Văn chương không phải là sự nghiệp chính của Bác nhưng trong quá trình hoạt động cách mạng, Người đã sử dụng văn chương như một phương tiện có hiệu quả Sự nghiệp văn chương của Bác được thể hiện trên các lĩnh vực - Trình bày ngắn gọn sự nghiệp văn học của Bác? -Điều đáng lưu ý ở tập thơ Nhật kí trong tù là tính hướng nội Đó là bức chân dung tinh thần tự hoạ về con người tinh thần của Bác-Một con người có tâm hồn lớn, dũng khí lớn, trí tuệ lớn. Con người ấy khát khao tự do hướng về Tổ quốc, nhạy cảm trước cái đẹp của thiên nhiên, xúc động trướpc đau khổ của con người. Đồng thời nhìn thẳng vào mâu thuẫn xã hội thối nát, tạo ra tiếng cười đầy trí tuệ. -Anh (chị) hãy trình bày những nét cơ bản về văn chính luận? -Nêu những hiểu biết của em về thể loại truyện và ký của Bác? -Giáo viên khái quát nội dung truyện và ký của Bác: -Nội dung của truyện và kí đều tố cáo tội ác dã man bản chất tàn bạo, và xảo trá của bọn thực dân phong kiến tay sai đối với các nước thuộc địa, đồng thời đề ca những tấm gương yêu nước, cách mạng. -Giáo viên giới thiệu thêm về tập "Nhật kí trong tù": Bác làm chủ yếu trong thời gian bốn tháng đầu Tập nhật kí bằng thơ ghi lại một cách chính xác những điều mắt thấy tai nghe của chế độ nhà tù Trung hoa dân quốc Tưởng Giới Thạch Tập thơ thể hiện sự phê phán sâu sắc. Từ những ý kiến trên chúng ta rút ra phong cách nghệ thuật của Bác: Thơ Bác là sự kết hợp giữa bút pháp cổ điển mà hiện đại. -Phong cách nghệ thuật của Bác đa dạng, phong phú ở các thể loại nhưng rất thống nhất. I. Tìm hiểu chung: 1. Vài nét về tiểu sử của Bác. a. Tiểu sử: (Xem SGK). b. Qúa trình hoạt động cách mạng. -Năm 1911: Bác ra đi tìm đường cứu nước. -Năm 1930: Bác đã thống nhất 3 tổ chức cộng sản thành Đảng cộng sản Đông Dương (nay là Đảng cộng sản Việt Nam). -Năm 1941: Người về về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. -Năm 1990: nhân dịp kỉ niệm 100 ngày sinh của Người, tổ chức Giáo dục Khoa học và văn hoá Liên hiệp quốc đã ghi nhận và suy tôn Bác là Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Đóng góp to lớn nhất của Bác là tìm ra đường cứu nước giải phóng dân tộc. 2. Quan điểm sáng tác văn học: - Văn học là một thứ vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp đấu tranh Cách mạng. - Văn chương phải có tính chân thật và dân tộc + Người đặc biệt coi trọng mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm. * Trước khi đặt bút viết, Bác đặt ra câu hỏi: -Viết cho ai (đối tượng sáng tác). -Viết để làm gì (mục đích sáng tác). -Viết về cái gì (nội dung sáng tác). -Viết như thế nào? (phương pháp sáng tác). ® Nhờ có hệ thông quan điểm trên đây, tác phẩm văn chương của Bác vừa có giá trị tư tưởng, tình cảm, nội dung thiết thực mà còn có nghệ thuật sinh động, đa dạng. 3. Sự nghiệp văn học: a. Văn chính luận: -Tuyên ngôn độc lập: Một áng văn chính luận mẫu mực: Lập luận chặt chẽ, lời lẽ đanh thép, giọng văn hùng hồn, ngôn ngữ trong sáng, giàu tính biểu cảm ở thời điểm gay go, quyết liệt của cuộc dân tộc. -"Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến"; "Lời kêu gọi chống Mĩ cứu nước". Đó là lời hịch truyền đi vang vọng khắp non sông làm rung động trái tim người Việt Nam yêu nước. => Những áng văn chính luận của Người viết ra không chỉ bằng trí tuệ sáng suốt, sắc sảo mà bằng cả một tấm lòng yêu ghét phân minh, bằng hệ thống ngôn ngữ chặt chẽ, súc tích. b.Truyện và kí. -Đây là những truyện Bác viết trong thời gian Bác họat động ở Pháp, tập hợp lại thành tập truyện và kí Tất cả đều được viết bằng tiếng Pháp. Đó là những truyện Pa ri (1922), Lời than vãn của Bà Trưng Trắc (1922), Con người biết mùi hun khói (1922), Đồng tâm nhất trí (19220), Vi Hành (1923), Những trò lố hay Va ren và Phan Bội Châu (1925). -Bút pháp nghệ thuật hiện đại, tạo nên những tình huống độc đáo, hình tượng sinh động, nghệ thuật kể chuyện linh hoạt, trí tưởng tượng phong phú, vốn văn hoá sâu rộng, trí tuệ sâu sắc, trái tim tràn đầy nhiệt tình yêu nước và cách mạng. -Ngoài tập truyện và kí, Bác còn viết: Nhật kí chìm tàu (1931), Vừa đi vừa kể chuyện (19630). c. Thơ ca: -Nhật kí trong tù (1942-1943) bao gồm 134 bài tứ tuyệt, viết bằng chữ Hán. -Nghệ thuật thơ "Nhật kí trong tù" rất đa dạng, phong phú Đó là sự kết giữa bút pháp cổ điển với hiện đại, giữa trong sáng giản dị và thâm trầm sâu sắc -Tập "Thơ Hồ Chí Minh" bao gồm những bài thơ Bác viết trước năm 1945 và trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ. 4. Phong cách nghệ thuật: -Phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh độc đáo, đa dạng mà thống nhất. +Văn chính luận: -Lập luận chặt chẽ. -Tư duy sắc sảo. -Giàu tính luận chiến. -Giàu cảm xúc hình ảnh. - Giọng văn đa dạng khi hùng hồn đanh thép, khi ôn tồn lặng lẽ thấu tình đạt lí +Truyện và kí: - Kết hợp giữa trí tuệ và hiện đại (tạo ra mâu thuẫn làm bật tiếng cười châm biếm, tính chiến đấu mạnh mẽ). +Thơ ca: Phong cách thơ ca chia làm hai loại: *Thơ ca nhằm mục đích tuyên truyền: -Được viết như bài ca (diễn ca. dễ thuộc, dễ nhớ. -Giàu hình ảnh mang tính dân gian. *Thơ nghệ thuật: -Thơ tứ tuyệt viết bằng chữ Hán. -"Thơ Bác đã giành cho thiên nhiên một địa vị danh dự "(Đặng Thai Mai). +Cách viết ngắn gọn. +Rất trong sáng, giản dị. +Sử dụng linh hoạt các thủ pháp nghệ thuật nhằm làm rõ chủ đề. Kết luận: +Thơ văn Hồ Chí Minh là di sản tinh thần vô giá. +Là một bộ phận gắn bó với sự nghiệp của Người. +Có vị trí quan trọng ời ớinh hơ văn của Bác chúng ta rút ra kết luận :o nhưng rất thống nhất _________________________________________trọng trong lịch sử văn học và đời sống tinh thần dân tộc dân tộc. +Thơ văn cuả Bác thể hiện chân thật và sâu sắc tư tưởng, tình cảm và tâm hồn cao cả của Bác. +Tìm hiểu thơ ca của Bác chúng ta rút được nhiều bài học quý báu: *Yêu nước thương người, một lòng vì nước vì dân. *Rèn luyện trong gian khổ, luôn lạc quan, ung dung tự tại. *Thắng không kiêu, bại không nản. *Luôn luôn mài sắc ý chí chiến đấu. *Gắn bó với thiên nhiên. II. Củng cố. -Tham khảo phần Ghi nhớ (SGK). III. Luyện tập: 4. Củng cố: Nắm quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thụât của thơ văn Hồ Chí Minh. 5. Dặn dò: Tiết sau học: Tuyên ngôn đọc lập (tiếp ) TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP (t5) A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: -Hiểu được quan điểm sáng tác những nét khái quát về sự nghiệp văn học và những đặc điểm cơ bản về phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh. -Vận dụng có hiệu quả những kiến thức nói trên vào việc đọc hiểu văn thơ của Người. B. PHƯƠNG PHÁP. - Đọc diễn cảm-Phát vấn-Nêu vấn đề. C. CHUẨN BỊ. - Giáo viên: Soạn giáo án. - Học sinh: Soạn bài. D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu những nét chủ yếu của sự nghiệp sáng tác Hồ Chí Minh ? 3. Bài mới: a. Đặt vấn đề: b. Triển khai bài: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về bản tuyên ngôn. - Thao tác 1: Tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác của bản tuyên ngôn. + GV: Bản tuyên ngôn ra đời trong hoàn cảnh của thế giới và Việt Nam như thế nào? + HS: Dựa vào sách giáo khoa để trả lời. + GV: Sự kiện này không chỉ là dấu mốc trọng đại trong trang sử đất nước mà còn trở thành nguồn cảm hứng dào dạt cho thơ ca: Hôm nay sáng mùng hai tháng chín Thủ đô hoa vàng nắng Ba Đình Muôn triệu tim chờ chim cũng nín Bỗng vang lên tiếng hát ân tình (Tố Hữu) - Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh xác định mục đích viết và đối tượng hướng đến của bản tuyên ngôn. + GV: Nói thêm về tình thế đất nước lúc bấy giờ: - Miền Bắc: quân Tưởng mà đứng sau là Mĩ đang lăm le - Miền Nam: quan Anh cũng sẵn sàng nhảy vào - Pháp: dã tâm xâm lược VN lần thứ 2. + GV: Trước tình hình như thế, theo em, đối tượng mà bản tuyên ngôn hướng đến là những ai? Bản tuyên ngôn được viết ra nhằm mục đích gì? + HS: Đối tượng: o Tất cả đồng bào Việt Nam o Nhân dân thế giới o Các lực lượng ngoại bang nhân danh đồng minh diệt phát xít Nhật (Pháp, Mĩ , Anh, Trung Quốc…. - Thao tác 4: Hướng dẫn học sinh xác định bố cục của văn bản. + GV: Cho học sinh nghe một số đoạn qua giọng đọc của Bác. Sau đó, gọi học sinh đọc tiếp văn bản. Yêu cầu: - Đọc rõ ràng, âm vang, có ngắt nghỉ giữa các phần như giọng đọc của Bác. - Phần nội dung: đọc với giọng hùng hồn, đanh thép, nhấn mạnh vào cấu trúc trùng điệp để tô đậm tội ác của Pháp. - Phần viết về quá trình nổi dậy: đọc với giọng tự hào, nhấn giọng vào chữ sự thật. - Lời tuyên ngôn và tuyên bố cuối cùng: giọng trang trọng, hùng hồn. + HS: Đọc nối tiếp bản tuyên ngôn theo yêu cầu của GV. + GV: Một bản tuyên ngôn độc lập thường có ba phần: Mở đầu, nội dung và kết luận. Căn cứ vào tác phẩm, hãy đánh dấu vị trí từng phần và phát biểu khái quát nội dung mỗi phần? + HS: Trao đổi, thảo luận theo nhóm bàn và trả lời. + GV: Định hướng, nhận xét ý kiến của học sinh. + GV: Chỉ ra mạch lập luận: Mục đích của bản Tuyên ngôn độc lập không chỉ tuyên bố mà còn “đánh địch”, bẻ gãy những luận điệu xảo trá của kẻ thù. - Vì vậy, trước hết bản tuyên ngôn xác định cơ sở pháp lí, điểm tựa vững chãi, thuyết phục cho lập luận ở phần mở đầu. - Đó cũng là căn cứ để vạch tội kẻ thù, chỉ ra tính chất phi nghĩa của chúng, là cơ sở để khẳng định cho lẽ phải của ta (Ở phần nội dung dung) - Từ đó, mới hùng hồn khẳng định xóa bỏ chế độ, quan chủ, thực dân của Pháp. à Lập luận thuyết phục ở tính logic chặt chẽ: Từ cơ sở lí luận đối chiếu với thực tiễn, rút ra kết luận phù hợp, đích đáng, không thể không công nhận. * Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản. - Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần 1 của bản tuyên ngôn. + GV: Cơ sở pháp lí của bản Tuyên ngôn độc lập này là gì? + HS: phát biểu cá nhân. + GV: Theo em, việc Bác trích dẫn lời của hai bản tuyên ngôn này thể hiện sự khôn khéo như thế nào? + HS: Trao đổi, trả lời. + GV: Việc trích dẫn này cũng thể hiện được sự kiên quyết như thế nào? + GV: Từ ý nghĩa trên, em hiểu được là Bác trích dẫn hai bản tuyên ngôn này nhằm mục đích gì? + HS: Trao đổi và trả lời. + GV: Theo em, việc Bác trích dẫn như vậy để từ đó suy rộng ra điều gì? + HS:

File đính kèm:

  • docngu van 12tron bo NH 20122013 so GDDT Bac Giang.doc
Giáo án liên quan