Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 103,104. Đọc văn: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ.

A.Mục tiêu cần đạt:

Bài1: Thấy được tính cách của 2 nhân vật: Tào Tháo và Lưu Bị qua cuộc đấu trí. Thấy được nghệ thuật khắc hoạ tính cách nhân vật của trích đoạn .

Bài2: Thấy được nghệ thuật viết truyện ngắn tài hoa của tác giả. Nội dung tố cáo sâu sắc bộ mặt của bọn quan lại p/k áp bức nhân dân và vấn đề “Phúc ấm” đương thời của xã hội pk Trung quốc.

Bài3: Hiểu được tâm trạng lẻ loi của người chinh phụ và lòng đồng cảm sâu sắc của tác giả với khát vọng hạnh phúc lứa đôi.

Thấy được nghệ thuật miêu tả tâm trạng và âm điệu của đoạn thơ.

B.Phương tiện thực hiện: sgk,sgv, thiết kế bài giảng, chuẩn bị bài tập của h/s.

C.Cách thức tiến hành: Qua hệ thống câu hỏi g/v cho h/s tìm hiểu những nội dung cần đạt của bài đọc thêm. Vì đây là bài đọc thêm nên chủ yếu g/v hình thành cho h/s cách tự học.

D.Tiến trình thực hiện.

1.ổn định lớp: 10v1: 40.

2.Kiểm tra bài cũ: Không.

3.Bài mới.

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1708 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 103,104. Đọc văn: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ., để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 102 Đọc thêm: Tào Tháo uống rượu luận anh hùng. Dế chọi. Tiết 103,104. Đọc văn: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ. Ngày dạy: 7/3/2007. A.Mục tiêu cần đạt: Bài1: Thấy được tính cách của 2 nhân vật: Tào Tháo và Lưu Bị qua cuộc đấu trí. Thấy được nghệ thuật khắc hoạ tính cách nhân vật của trích đoạn . Bài2: Thấy được nghệ thuật viết truyện ngắn tài hoa của tác giả. Nội dung tố cáo sâu sắc bộ mặt của bọn quan lại p/k áp bức nhân dân và vấn đề “Phúc ấm” đương thời của xã hội pk Trung quốc. Bài3: Hiểu được tâm trạng lẻ loi của người chinh phụ và lòng đồng cảm sâu sắc của tác giả với khát vọng hạnh phúc lứa đôi. Thấy được nghệ thuật miêu tả tâm trạng và âm điệu của đoạn thơ. B.Phương tiện thực hiện: sgk,sgv, thiết kế bài giảng, chuẩn bị bài tập của h/s. C.Cách thức tiến hành: Qua hệ thống câu hỏi g/v cho h/s tìm hiểu những nội dung cần đạt của bài đọc thêm. Vì đây là bài đọc thêm nên chủ yếu g/v hình thành cho h/s cách tự học. D.Tiến trình thực hiện. 1.ổn định lớp: 10v1: 40. 2.Kiểm tra bài cũ: Không. 3.Bài mới. Thầy và trò Nội dung cần đạt. Tiết1 Tình huống của trích đoạn? tính cách 2 nhân vật được bộc lộ qua các chi tiết nào? nghệ thuật miêu tả nhân vật? Tại sao Tào Tháo lại gọi Lưu Bị đến để bàn luận về anh hùng? Việc làm đó cho thấy Tào Tháo là người như thế nào? Nhận xét về tính cách Tào Tháo? Nêu ra các chi tiết về nhân vật Lưu Bị rồi nhận xét đặc điểm tính cách nhân vật? Lưu Bị đánh rơi thìa thật hay giả vờ rơi thìa? Vì sao? Bài này, g/v cho h/s đọc và tìm hiểu ý nghĩa nghệ thuật qua tình huống truyện và nhân vật Thành Danh. Truyện phản ánh cái gì của xã hội? Nghệ thuật viết truyện có gì đặc sắc? Em tìm những chi tiết tả về nhân vật Thành Danh? Em có đồng ý với cách kết thúc số phận nhân vạt Thành Danh như vậy không?. Nếu đồng ý với cách kết của truyện , em cho biết ý nghĩa của việc kết như vậy? Nếu không đồng ý, em có thể viết một cái kết khác và cho biết ý nghĩa về cái kétt của em? Qua hai bài học em thấy bài nào hay? Cả hai đều hay? Vì sao? Tiết2 Qua phần tiểu dẫn em thuyết trình về tác giả, tác phẩm ? Em hày chỉ ra nghệ thuật khắc hoạ tâm trạng nhân vật của đoạn thơ? Tâm trạng của người chinh phụ như thế nào? Em nhận xét gì về bức tranh thiên nhiên ở đoạn1? Chú ý thời gian, không gian cảnh vật ở đây có giá trị biểu cảm điều gì? Hình ảnh ngọn đèn trong đoạn thơ có ý nghĩa gì? Hình ảnh hoa đèn có ý nghĩa gì? Tâm trạng ấy phản ánh điều gì? Tiết3. ở đoạn thơ này, tâm trạng của người chinh phụ diễn ra như thế nào? Phân tích cách sử dụng các từ láy trong câu thơ? Thiên nhiên cảnh vật ở đây hiện lên như thế nào? Em nhận xét gí về hệ thống hình ảnh ở những cau thơ này? Cái hay của những câu thơ kết là ở chỗ nào? Nhà thơ dùng thủ pháp nghệ thuật ào để diễn tả tâm trạng nhân vật trữ tình? Dặn dò: Tiết 105. Đề văn nghị luận. Học sgk. Bài1: Tào Tháo uống rượu luận anh hùng. 1.Tình huống của trích đoạn: - Tào Tháo đang ở thế rất mạnh, còn Lưu Bị tuy cũng ấp ủ chí anh hùng nhưng thế còn yếu nên phải nương nhờ Tào tháo, vì vây đặc biệt phải giữ kín ý đồ chiến lược của mình. Được mời đến luận bàn về anh hùng là Lưu Bị đã bị đặt vào tầm ngắm của Tào Tháo, bị đặt váo thế rất dễ để lộ bí mật. 2.Tính cách hai nhân vật. a,Nhân vật Tào Tháo: Nổi tiếng là người đa nghi, nên Tào Tháo cho mời Lưu Bị đến để bàn luận về anh hùng. - Tào tháo hỏi Lưu Bị về anh hùng trong thiên hạ. - Tào Tháo bác bỏ tất cả các nhân vật mà Lưu bị kể tên cho là anh hùng. - Cuối cùng Tào tháo kết luận một câu: Anh hùng trong thiên hạ chỉ có 2 đó là Sứ quân và Tháo mà thôi. - Khi thấy Tào Tháo nói vậy, nghe tiếng sấm Lưu Bị giật mình, Tháo cười nói: “Trượng phu cũng sợ sấm à?”. Nhận xét: Tào Tháo là người đa nghi, chủ quan, tự phụ, tinh ranh, tài giỏi. Tuy vậy trong cuộc đấu trí này tào Tháo đã thua Lưu Bị. b.Nhân vật Lưu Bị. Lưu Bị nổi tiếng là người khôn ngoan và khiêm nhường, bình tĩnh. Trong trich sđoạn này bộc lộ rất rõ phẩm chất ấy. - Lưu Bi trồng rau, như không muốn làm việc lớn. - Khi nghe tào Tháo hỏi về người hùng trong thiên hạ thì Lưu Bị nói tên những người tầm thường, không nói đến Tào Tháo, một cách khiêm nhường. - Khi nghe Tào Tháo nói đích danh Lưu Bị là người anh hùng, Lưu Bị giật mình đánh rơi thìa xuống đất( Tâm lí chân thật), song cúi xuống nhặt thìa và lấy lại bình tĩnh. - Nói lảng sang tiếng sấm: “Gớm thật, tiếng sấm dữ quá” Câu này đầy ẩn ý. - Cuối cùng Lưu Bị đã thắng Tào Tháo . Nhận xét về thành công của nghệ thuật: - Tạo tình huống hấp dẫn đầy kịch tính. - Miêu tả tính cách nhân vật rất tinh tế, sâu sắc qua từng hành động, lời nói của nhân vật. - thấy rõ thái độ “Tôn Lưu, biếm Tào” qua cách gọi danh nhân vật. Bài dế chọi. 1.Tác giả và thể loại tác phẩm: - Tác giả(sgk). - Thể loại: truyện ngắn. 2.Nội dung và nghệ thuật nổi bật của truyện: - Nghệ thuật: Truyện ngắn đặc sắc ở bút pháp miêu tả và tạo dựng tình huống giàu kịch tính. - Kết hợp giữa yếu tố tả thực và yếu tố kì ảo rất nhuần nhuyễn, hợp tình hợp lí nhằm làm nổi bật ý tưởng của nhà văn. - Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình. - Nội dung: Thông qua một câu chuỵên tưởng chừng đơn giản(Dế chọi). Nhà văn tố cáo gay gắt sự hà hiếp dân đen của giai cấp p/k Trung Quốc đương thời. -Nhân vật thành Danh: Lúc đầu nghèo khó. Bản thân anh rơi vào tình cảnh bi đát do không tìm được dế. Anh đã định tự tử. Vợ anh khuyên đi cầu may . Và anh đã được trời phật giúp đỡ. Tờ giấy bói đã chỉ cho anh nơi có dế. Anh như ược thoát chết. Ai ngờ con anh nghịch thả dế ra...Hình ảnh đứa con đâm đầu xuống giếng chết có ý nghĩa tố cáo gay gắt xã hội. Song, chuyện không dừng ở đó. Đứa con đã hoá thành dế thần, có sức mạnh vô song. Nhờ thế, Thành Danh không những có dế nộp quan trên mà còn được trọng thưởng. Cuối cùng Thành Danh trở thành người có quyền cao chức trọng, giàu có nhất vùng. - Truyện có giá trị ở cái kết của nhân vật như vậy: Chuyện phúc ấm trở thành vấn đề cần suy ngẫm giống như lời bàn của tác giả phần cuối truyện. Liệu khi Thành Danh đứng trong vị trí của giai cấp thống trị anh ta sẽ thế nào? Bánh xe lịch sử liệu có quay ngược được không?...Vì vậy, kết thúc một số phận nhân vậy, câu truyện lại mở ra một vấn đề mới. - Từ chuyện của Thành Danh, nhà văn bàn luận được vấn đề “Phúc ấm” rất sâu sắc. Bài3: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ. 1.Tiểu dẫn. - Tác giả, dịch giả:(sgk). - Tác phẩm “Chinh phụ ngâm khúc”. Đề tài: Chiến tranh p/k cát cứ ở Việt Nam. Nội dung: Thông qua hình ảnh người chinh phụ, tác giả tố cáo chiến tranh phi nghĩa. Đồng cảm với khát vọng hạnh phúc của người phụ nữ khi có chống ra trận. 2.Trích đoạn: a.Nghệ thuật khắc hoạ tâm trạng người cô phụ: *Bố cục: Đoạn thơ được chia thành 3 phần: Phần1: Câu1 đến câu 16: Nỗi cô đơn của người chinh phụ sau khi tiẽn chồng ra trận. Phần2: Câu 17 đến câu 28: Nỗi nhớ thương chồng ở phương xa. Phần3: Còn lại: Nỗi khao khát hạnh phúc lứa đôi. *Bút pháp: - Qua mỗi đoạn thơ ngắn, tác giả dùng bút pháp tả cảnh ngụ tình để diễn tả tâm trạng nhân vật. -Từ tâm trạng phóng chiếu ra cảnh vật. Vì vậy, bức tranh tâm trạng được in hình trên bức tranh cảnh vật thiên nhiên.Đó là bút pháp nghệ thuật tiêu biểu của văn học trung đại. - Dùng từ láy có giá trị biểu cảm cao trong việc diễn tả tâm trạng nhân vật trữ tình. b.Phân tích: Đoạn đầu: Câu1-16: * Người cô phụ sống trong tình cảnh lẻ loi vô cùng: - Nghệ thuật khắc hoạ tâm trạng nhân vật được biểu đạt dưới bức tranh thiên nhiên có cả không gian và thời gian. Không gian là một khoảng hiên nhà vắng ngắt, người cô phụ lặng thầm gieo từng bước chân mỏi mệt tâm can, não nề tâm trạng. Không gian là căn phòng đơn chiếc cô quạnh, ngồi trong nhà sau cái rèm thưa để mà trông ngóng., hướng vọng ra ngoài trông chờ tin nhạn mà chỉ thấy biệt tăm. Như vậy: Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước, ngồi rèm thưa cũng một mình, nhìn đâu, đi đâu, ở chỗ nào cũng chỉ gặp lại chính mình. ngọn đèn đơn độc chiếu sáng yếu ớt. Hình ảnh ngọn đèn: - Ngọn đèn trong đêm là nguồn sáng đối lập với bóng đêm bao trùm, vì vậy nó có ý nghĩa diễn tả thân phận nhỏ bé cô đơn của nàng. - Ngọn đèn là đối tượng tâm sự trực tiếp của nàng. - Câu sau không còn là cả ngọn đèn nữa mà là “Hoa đèn”( Hoa đèn là cái bấc đèn hết dầu cháy thành hoa). Chữ “Hoa đèn” đi liền với chữ “Bóng người khá thương”có ý nghĩa so sánh nàng bây giờ khác nào hoa đèn kia: Tàn lụi, khóc thương chồng cạn kiệt sức sống. Điểm thêm vào đó là tiếng gà gáy “eo óc”, nghe não nề, nhức nhối vô cùng. Về thời gian được diễn tả bằng từ “đằng đẵng năm canh”. Đây là thời gian chờ đợi, thời gian tâm lí “ Một khắc đồng hồ mà tưởng chừng như đằng đẵng mấy niên” tiếng gà gáy eo óc, bóng hoè rủ phất phơ tàn tạ...Tất cả những hình ảnh đó nhằm khắc hoạ nỗi cô đơn, âm thầm của người chinh phụ. Đoạn2: Câu17- 32: Nỗi nhớ nhung sầu muộn của người cô phụ: Đoạn thơ này tiêu biểu cho bút pháp tả cảnh ngụ tình: - Người chinh phụ nhớ chồng được diễn tả bằng những từ lấy: “Đằng đẵng, đau đáu”. Đó là nỗi nhớ triền miên năm tháng, không lúc nào nguôi ngoai(Chiều dài của nỗi nhớ). Độ sâu của nỗi nhớ được gợi cảm bằng từ “đau đáu”: Là nhớ thường trực, day dứt vô cùng, nỗi nhớ như có kim đâm vào lòng. - Người chinh phụ nhìn ra cảnh vật: Cảnh vật lúc này thật ghê rợn: “Sương như búa bổ mòn gốc liễu. Tuyết dường cưa xẻ héo cành ngô. Giọt sương phủ bụi chim gù. Sâu tường kêu vẳng chuông chùa nện khơi” Nhìn ra cảnh vật chỉ thấy một màu lạnh toát của tuyết và sương. Mỗi tiếng rơi của nó như búa bổ vào lòng, như cưa xẻ vào ruột. Đây là hình ảnh thơ diễn tả rất điển hình nỗi đau khổ của niềm cô đơn. Hình ảnh chim gù: Là chim cu gù nhau trong bụi rậm, nghe tiếng chim gù lòng nàng chinh phụ bỗng như lạnh giá hơn. Hình ảnh “Gió thốc ngoài hiên”, diễn tả cái sợ hãi của tình cảnh lẻ loi đơn chiếc của phận liễu đào tơ. Ngọn gió thổi thốc từ hiên xuyên tận vào màn, nơi gường nằm của người chinh phụ .Những từ “thốc”, “xuyên” có giá trị gợi cảm rất cao. Đoạn3. - Người chinh phụ nhìn hoa và trăng: Nghệ thuật diễn tả thành công nhất của khổ thơ này là dùng 2 hình ảnh trăng và hoa trong đêm hoà quyện vào nhau, bổ sung cho nhau cùng ngời sắc thắm, xoắn xuýt lấy nhau, bằng thủ pháp điệp ngữ, lồng kết hình ảnh. Trông thấy cảnh như vậy lòng nàng cô phụ dấy lên bao khát vọng thèm muốn hạnh phúc lứa đôi. Tâm trạng của nàng lúc này như thoát xác để hoà vào cảnh vật. Song phút giây ấy càng trở nên trớ trêu khi trở về thực cảnh cô đơn của mình, vì vậy mà “Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đau”. Chữ “xiết” trong câu thơ ở tình cảnh này như mũi dao nhọn vô hình đâm trúng tim nàng Tóm lại: Bằng những hình ảnh thiên nhiên, ngoại cảnh. Tác giả đã đặc tả tâm trạng người cô phụ, tạo vần điệu buồn đau khôn tả...Đó là nét đặc thù của bút pháp tả cảnh ngụ tình của văn học trung đại. *

File đính kèm:

  • docTiet 102103104 van 10 nang cao.doc