Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 22 - Đọc văn Việt bắc (tác giả Tố Hữu)

A/ Yêu cầu cần đạt:

Giúp học sinh:

Nắm được những nét chính về cuộc đời hoạt động cách mạng, con đường thơ của Tố Hữu. Hiểu rõ nét nổi bật trong phong cách thơ của Tố Hữu là sự hoà quyện giữa nội dung trữ tình chính trị và nghệ thuật biểu hiện đậm đà tính dân tộc.

B/ Phương tiện thực hiện:

- SGK, SGV

- Thiết kế bài học

- Các tài liệu tham khảo

C/ Cách thức tiến hành:

GV gợi mở vấn đề, hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi và thảo luận, trả lời các câu hỏi

D/ Tiến trình dạy học:

- Kiểm tra sĩ số.

- Kiểm tra bài cũ :

- Vào bài mới.

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1500 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 22 - Đọc văn Việt bắc (tác giả Tố Hữu), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 22 - Đọc văn Ngày soạn: 4-10/2008 Việt Bắc (Tác giả Tố Hữu) A/ Yêu cầu cần đạt: Giúp học sinh: Nắm được những nét chính về cuộc đời hoạt động cách mạng, con đường thơ của Tố Hữu. Hiểu rõ nét nổi bật trong phong cách thơ của Tố Hữu là sự hoà quyện giữa nội dung trữ tình chính trị và nghệ thuật biểu hiện đậm đà tính dân tộc. B/ Phương tiện thực hiện: - SGK, SGV - Thiết kế bài học - Các tài liệu tham khảo C/ Cách thức tiến hành: GV gợi mở vấn đề, hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi và thảo luận, trả lời các câu hỏi D/ Tiến trình dạy học: - Kiểm tra sĩ số. - Kiểm tra bài cũ : - Vào bài mới. Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức cần đạt * GV gọi HS đọc mục “Tiểu dẫn” trong SGK. - Tóm tắt tiểu sử TH và cho biết yếu tố nào đã ảnh hưởng sâu đậm đến hồn thơ TH? - Cho biết các tập thơ của TH và thời gian sáng tác? - Tập "Từ ấy" gồm những phần nào? Nội dung tư tưởng từng phần? - Cho biết nội dung tư tưởng của tập "Việt Bắc"? - Nội dung tư tưởng của tập thơ "Gió lộng"? - Cho biết nội dung tư tưởng của 2 tập thơ trên? - Nêu những nét cơ bản trong phong cách nghệ thuật thơ TH? - HS đọc phần kết luận trong SGK và cho biết những kết luận chung nhất về thơ Tố Hữu? - HS đọc phần “ghi nhớ” 1/ Vài nét về Tiểu sử. - Nguyễn Kim Thành (1920 -2002) tại Thừa Thiên Huế. - Xuất thân: Gia đình nhà nho (cha và mẹ đã truyền cho Tố Hữu tình yêu thiết tha đối với văn học- VH dân gian) - TH sớm giác ngộ CM. - Năm 1996, ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. 2/ Con đường cách mạng, đường thơ a/ Tập thơ " Từ ấy" 1937- 1946. - Gồm 3 phần: "Máu lửa", "Xiềng xích", "Giải phóng"- tương ứng 3 chặng đường trong 10 năm hoạt động của TH. - Giá trị: Chất men suy lí tưởng, lãng mạn trong trẻo, nhạy cảm.. VD: Đi đi em., Tiếng hát sông Hương, Từ ấy… b/ Tập thơ " Việt Bắc" 1946- 1954. - Nội dung tư tưởng: + VB là khúc ca hùng tráng, thiết tha về cuộc kháng chiến chống P. + Thể hiện thành công hình ảnh, tâm tư của những con người kháng chiến. VD: Sáng tháng Năm (1951), Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Ta đi tới… c/ Tập thơ "Gió lộng" 1955 - 1961. - Nhà thơ hướng về quá khứ để thấm thía những nỗi đau khổ của cha ông, công lao của thế hệ đi trước. - Cuộc sống mới trên miền Bắc tràn đầy sức sống và niềm vui. - Tình cảm thiết tha, sâu nặng với miền Nam ruột thịt VD: Quê mẹ, Mẹ Tơm, Em ơi.. Balan, Bài ca xuân 1961. d/ Tập "Ra trận" 1962-1971, "Máu và hoa" 1972-1977. - Tập thơ “Ra trận” là bản anh hùng ca về “miền Nam trong lửa đạn sáng ngời”. VD: Có thể nào yên, Lá thư Bến Tre, Giữa ngày xuân… - Tập thơ” Máu và hoa” ghi lại một chặng đường cách mạng đầy gian khổ, hi sinh và niềm tin vào sức mạnh tiềm tàng của xứ sở quê hương, con người Việt Nam mới. 3/ Phong cách nhệ thuật thơ Tố Hữu. - Về nội dung, thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị sâu sắc. - Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi - Giọng thơ mang tính chất tâm tình rất tự nhiên, đằm thắm chân thành mà ngọt ngào, tha thiết. - Nghệ thuật biểu hiện trong thơ Tố Hữu mang tính dân tộc đậm đà. + Thể thơ: lục bát, thất ngôn + Ngôn ngữ: Sử dụng những ừ ngữ và cách nói quen thuộc với dân tộc, phát huy cao độ tính nhạc, sử dụng tài tình các từ láy, thanh điệu, vần thơ. IV. Kết luận: SGK/ 99 Thơ Tố Hữu là tấm gương trong sáng phản chiếu tâm hồn một người chiến sĩ cách mạng suốt đời phấn đấu hi sinh vì tương lai của dân tộc. * Ghi nhớ : SGK/99 Củng cố- Hướng dẫn HS nắm được những nét chính về con đường thơ Tố Hữu và phong cách nghệ thuật trong thơ ông. Hs chuẩn bị bài : Luật thơ. Tiết 25, 26 - Đọc văn Ngày soạn: 11-10/2008 Việt Bắc - Tố Hữu- A/ Yêu cầu cần đạt: - Giúp học sinh: - Cảm nhận một thời kháng chiến gian khổ mà anh hùng, nhất là nghĩa tình gắn bó thắm thiết của những người kháng chiến với Việt Bắc, với nhân dân, đất nước. - Nghệ thuật bài thơ đậm đà tính dân tộc, làm dạt dào thêm tình yêu quê hương đất nước trong tâm hồn mỗi người Việt Nam. - Rèn kĩ năng cảm thụ thơ. B/ Phương tiện thực hiện: - SGK, SGV - Thiết kế bài học - Các tài liệu tham khảo C/ Cách thức tiến hành: GV gợi mở vấn đề, hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi, trao đổi và thảo luận, trả lời các câu hỏi. D/ Tiến trình dạy học: - Kiểm tra sĩ số. - Kiểm tra bài cũ : - Vào bài mới. GV gọi HS đọc mục “Tiểu dẫn” trong SGK và yêu cầu HS: - Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ? - Nêu vị trí của đoạn trích? GV gọi Hs đọc đoạn trích: (chú ý đọc diễn cảm thể hiện được sự ân tình, tha thiết, chân thành.) GV đọc mẫu một đoạn. - Nêu cảm nhận chung của em về đoạn thơ? - Nhận xét gì về cách kết cấu của bài thơ? Cách kết cấu ấy có gì gần gũi với ca dao, dân ca và tác dụng của nó? - Em nhận xét gì về cách xưng hô? Cách sử dụng 2 từ " mình " và "ta" trong bài thơ này ? - Trong khổ 1, tác giả sử dụng nghệ thuật gì? Tác dụng ? - Việt Bắc trong kháng chiến được tái hiện qua những kỉ niệm nào? - Trong giờ phút chia li, tâm trạng người ra đi thể hiện qua từ ngữ nào? - Cảnh Việt Bắc kháng chiến được tái hiện qua những hình ảnh nào? - Nỗi nhớ ấy được gợi lên bởi những từ ngữ nào? Hãy phân tích? - Những kỉ niệm về cuộc k/c anh hùng đ ược miêu tả như thế nào? - Tính dân tộc được thể hiện như thế nào trong đoạn trích? GV gọi HS đọc “Ghi nhớ” SGK - Đánh giá về nội dung và nghệ thuật bài thơ? I. Giới thiệu chung: 1/ Hoàn cảnh sáng tác. - Tháng 10/1954, Trung Ương Đảng, Chính phủ từ căn cứ miền núi về miền xuôi tiếp quản thủ đô Hà Nội. Nhân sự kiện có tính lịch sử này Tố Hữu đã sáng tác bài thơ “Việt Bắc” 2/ Vị trí đoạn trích. Đoạn trích nằm ở phần đầu của bài thơ (Tái hiện những kỉ niệm cách mạng và kháng chiến: Đó là những tình cảm của anh cán bộ kháng chiến đối với thiên nhiên và con người Việt Bắc, tình cảm của Việt Bắc đối với cách mạng và kháng chiến) I. Đọc – Hiểu văn bản. 1. Cuộc chia tay - Bài thơ có cách kết cấu theo lối đối đáp của ca dao trữ tình. Thực chất đó là lối độc thoại, đắm mình trong hoài niệm ngọt ngào về quá khứ. Nó nêu bật tình nghĩa thắm thiết của con người với cách mạng và kháng chiến. Nó còn là khát vọng về tương lai với nhiều dự cảm mới mẻ. - Nhà thơ đã tạo ra lời đối đáp giữa kẻ ở, người đi a. Lời người ở lại. - Xưng hô: mình (trở đi trở lại) - ta : Sử dụng từ ngữ diễn tả trong tình yêu đôi lứa, tình cảm vợ chồng ă tình cảm thân mật, tha thiết. - Đặc sắc ở chỗ Tố Hữu đã tạo ra lối đối đáp trong tưởng tượng, nhà thơ để Việt Bắc hỏi: Mình đi, có nhớ? Mình về, có nhớ? Điệp ngữ: “mình có nhớ” ă khắc sâu kỉ niệm của người Việt Bắc với cán bộ kháng chiến. - Những kỉ niệm: + Gian khổ nhưng căm thù giặc. + Nhớ sản vật miền rừng. + Nhà nghèo nhưng ấm tình người cách mạng. + Nhớ địa danh lịch sử. ề VB hiện lên trong hoài niệm đầy đắng cay, gian khổ nhưng tình nghĩa thật mặn nồng. b. Lời người ra đi. - Tâm trạng: bâng khuâng, bồn chồn... "Cầm tay nhau........nay" - Nghệ thuật láy: bâng khuâng, bồn chồn....... - Quyến luyến , mến thương… - "Lòng ta sau ......nhiêu" ă Tình cảm nhớ nhung , thuỷ chung trước sau như một. 2. Nỗi nhớ Việt Bắc. a. Nỗi nhớ con người, cuộc sống Việt Bắc. - Hình ảnh: bản, bếp lửa, rừng nừa bờ tre, người mẹ, lớp học, rừng chiều... ă Khắc sâu kỉ niệm gắn bó với cuộc sống, con người Việt Bắc. b. Nỗi nhớ thiên nhiên, núi rừng Việt Bắc.. - Mùa đông: hoa chuối đỏ tươi - Mùa xuân: mơ nở trắng rừng - Mùa hè: ve kêu rừng phách - Mùa thu: trăng rọi hoà bình ă đoạn thơ hay và tiêu biểu miêu tả bức tranh thiên nhiên bốn mùa mang vẻ đẹp riêng của Việt Bắc C. Nỗi nhớ về cuộc kháng chiến anh hùng. - " Rừng che....................mai lên" + Đó là cuộc chiến tranh nhân dân: toàn dân đánh giặc, đánh bằng tất cả những gì có trong tay. + Đó là cuộc kháng chiến toàn dân toàn diện “Ai về có nhớ ai không… khu” - Nghệ thuật: hình ảnh so sánh “đêm đêm… rung”, nhịp thơ sôi nổi, giọng thơ hào hùng, hình ảnh gây ấn tượng mạnh mẽ khác hẳn với đoạn trên êm ả, ngọt ngào ă Không khí sôi nổi của sinh hoạt cách mạng. - Khổ cuối: Niềm tin tưởng và hi vọng của con người Việt Nam về Đảng, Bác Hồ. * Đoạn thơ gợi nhớ lại và ca ngợi chiến công của bộ đội, dân công, quân dân một lòng đánh giặc... 3. Tính dân tộc. - Thể lục bát tài tình, thuần thục. - Sử dụng cách nói dân gian: xưng hô, thi liệu, đối đáp... - Giọng điệu quen thuộc, gần gũi hấp dẫn... - Sở trường sử dụng các từ láy. *Ghi nhớ: SGK III. kết luận. - VB là khúc hùng ca và cũng là khúc tình ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. -Với thể thơ lục bát, lối kết cấu độc đáo, ngôn ngữ đậm sắc thái dân gian đã góp phần tạo nên sự thành công cho “Việt Bắc”. c/ Củng cố- dặn dò. * Học thuộc bài thơ. * Soạn bài: Bác ơi.

File đính kèm:

  • docViet Bac To Huu.doc