Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết: 22 Việt Bắc (Tố Hữu)

A. Mục đích yêu cầu :

Giúp HS :

- Nắm được những điểm cơ bản để hiểu và đánh giá đúng thơ Tố Hữu : nhà thơ cách mạng, nhà thơ của lý tưởng cộng sản, thơ Tố Hữu là đỉnh cao của thơ trữ tình chính trị trong văn học Việt Nam.

- Nắm được con đường sáng tác của Tố Hữu qua năm chặng với các tập thơ. Vị trí và nội dung cơ bản của mỗi tập. Những chặng đường thơ Tố Hữu gắn liền với các thời kỳ của cuộc đấu tranh cách mạng, thể hiện sự vận động của tư tưởng và nghệ thuật của nhà thơ.

- Hiểu được những nét chủ yếu của phong cách thơ Tố Hữu.

B. Phương tiện thực hiện

SGK, SGV, Giáo án, ảnh tác gia Tố Hữu

C. Cách thức tiến hành

GV hướng dẫn HS đọc SGK tóm tắt những nét chính, trao đổi, thảo luận, trả lời cu hỏi.

A. Tiến trình tổ chức

1 Kiểm trabài cũ

 

doc7 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 6438 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết: 22 Việt Bắc (Tố Hữu), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 22 VIỆT BẮC (TỐ HỮU) Ngày soạn: 30/09/09 Ngày giảng: 04/10/09 Mục đích yêu cầu : Giúp HS : Nắm được những điểm cơ bản để hiểu và đánh giá đúng thơ Tố Hữu : nhà thơ cách mạng, nhà thơ của lý tưởng cộng sản, thơ Tố Hữu là đỉnh cao của thơ trữ tình chính trị trong văn học Việt Nam. Nắm được con đường sáng tác của Tố Hữu qua năm chặng với các tập thơ. Vị trí và nội dung cơ bản của mỗi tập. Những chặng đường thơ Tố Hữu gắn liền với các thời kỳ của cuộc đấu tranh cách mạng, thể hiện sự vận động của tư tưởng và nghệ thuật của nhà thơ. Hiểu được những nét chủ yếu của phong cách thơ Tố Hữu. B. Phương tiện thực hiện SGK, SGV, Giáo án, ảnh tác gia Tố Hữu C. Cách thức tiến hành GV hướng dẫn HS đọc SGK tóm tắt những nét chính, trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi. Tiến trình tổ chức Kiểm trabài cũ Bài mơí Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt Hoạt Động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu về tiểu sử tác giả. HS đọc SGK nêu những nét chính về cuộc đời tố Hữu? GV Tố: tự mình, trong mình- Hữu: có, xở hữu-Tố Hữu: tự mình có. Tố: trong trắng- Hữu: bạn-Tố Hữu: người bạn tốt, chân thành HĐ2: Hướng dẫn HS tìm hiểu Đường cách mạng, đường thơ của Tố Hữu. GV: các chặng đường thơ TH gắnbó song hành với các giai đoạn cách mạng, phản ánh những chặng đường CM, đồng thời thể hiện sự vận động của tư tưởng và nghệ thuật thơ TH Gv: Tố Hữu có ùnhững tập thơ tiêu biểu nào? HS trả lời Nêu ND cơ bản của tập “Từ ấy”? kể cả mặt mạnh và những gì chưa đạt được? Ví dụ tiêu biểu: “Tâm tư û trong tù; Nhớ đồng; Bà má Hậu Giang;Tiếng hát đi đày” Nội dung cơ bản của tập thơ Việt Bắc? Tác phẩm tiêu biểu “Lượm; Sáng tháng năm; Hoan hô chiến sĩ Điện Biên; Việt Bắc;Ta đi tới” Em hiểu gì về nội dung tập thơ Gió lộng? Nêu những nét chính về tập thơ? Tác phẩm tiêu biểu? GV kết luận: Rõ ràng từ tuổi thanh xuân cho đến cuối đời,bền bỉ, liên tục, không đứt đoạn, dòng chảy thỏ TH luôn song hành, gắn bó mật thiết và thống nhất vớidòng cách mạng VN. Với TH làm c/m và làm thơ không hề tách rời, không hề mâu thuẫn như chính ông từng viết: “Rằng thơ với Đảng nặng duyên tơ” HĐ3: Hướng dẫn HS tìm hiểu phong cách thơ Tố Hữu. Những nét cơ bản trong phong cách NT thơ TH? GV: TH là nhà thơ cộng sản. Thơ TH trước hết nhằm mục đích phục vụ cho đấu tranh c/m, đồng thời cũng là nhà thơ trữ tình kiểu mới, tạo được sự thống nhất giữa tuyên truyền C/m và cảm hứng trữ tình – TH đem vào thơ ca c/m một tiếng nói trữ tình mới mẻ với cảm xúc, tình cảm cụï thể trực tiếp, cảm tình của CÁI TÔI cá thể nhưng là con người ở giữa mọi người trong cuộc đấu tranh cm. vdụ “ Ba mươi năm đời ta có Đảng; Bài ca xuân 68” Trong thơ TH đời sống con người được khám phá, cảm nhận chủ yếu trên phương diện chính trị, trong mối qhệ với cuộc đấu tranh cm, với lí tưởng lẽ sống c/m, ân tình c/m: Bài “Người con gái VN” Từø cõi chết em trở về chói lọi Như buổi em đi, ngọn cờ đỏ gọi Em trở về, người con gái quang vinh Cả nước ôm em khúc ruột của mình Bài “Hãy nhớ lấy lời tôi” Có những phút làm nên lịch sử Có cái chết hoá thành bất tử Có những lời hơn mọi bài ca Có con người như chân lí sinh ra Nhà thơ tâm sự: “anh phải lòng đất nước và nhân dân mình và đã nói về đất nước và nhân dân mình như nói về người đàn bà mình yêu….” Do đó trong thơ TH những bài thơ hay nhất thường là những bài kết hợp 3 chủ đề: lẽ sống CM + Niềm vui CM + ân tình CM. Vdụ “Việt Bắc; Ta đi tới…” GV: “Khái niệm sử thi: Văn học hướng về đại chúng, phục vụ chính trị….phản ánh những sự kiện có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân. Nhân vật trung tâm của nó thường là những con người đại diện cho giai cấp, dân tộc, với tính cách dường như kết tinh đầy đủ những phẩm chất cao quí của cộng đồng. Và người cầm bút cũng vậy không phải nhân danh cá nhân mà nhân danh cộng đồng để khẳng định ngợi ca những anh hùng với những chiến công chói lọi…” (Nguyễn Đăng Mạnh) H/S đọc phần kết luận, ghi nhớ và làm bài tập - HĐ 4: Hướng dẫn HS kết luận - Cảm nhận chung của em về nhà thơ Tố Hữu? - Định hướng và lưu ý HS phần ghi nhớ SGK Tiểu sử : Tên thật : Nguyễn Kim Thành, sinh 1920 Quê : tỉnh Thừa Thiên Huế. - Xuất thân trong một gia đình nhà Nho có truyền thống văn hoá. Gia đình : cha thích thơ ca, dạy Tố Hữu làm thơ, mẹ thuộc nhiều dân ca xứ Huế. Quê hương: Huế thơ mộng, trữ tình, nhiều làn điệu dân ca. à Hai yếu tố trên ảnh hưởng đến hồn thơ Tố Hữu. Bản thân : sớm giác ngộ lý tưởng CM (1938) à Sự nghiệp thơ văn gắn liền sự nghiệp CM Được nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996 Mất năm 2002 Tác phẩm tiêu biểu : Từ ấy , gió lộng , Việt Bắc , Máu và hoa , Ra trận … II. Con đường cách mạng, đường thơ Con đường thơ TH bắt đầu cùng lúc với sự giác ngộ c/m của nhà thơ: Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua ti Quá trình sáng tác gắn bó mật thiết với qúa trình hoạt động c/m của nhà thơ, với các giai đoạn của phong trào đấu tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo của ĐCS. * Lí tưởng CS là ngọn nguồàn mọi cảm hứng nghệ thuật của Tố Hữu. * Với TH làm thơ là một hành đông cách mạng nhằm mục đích tuyên truyền, giác ngộ đấu tranh cho thắng lợi của lí tưỏng csản. * Lí tưởng thực tiễn đấu tranh cách mạng và mục tiêu nhiệm vụ của mỗi giai đoạn CM đã chi phối từ quan niệm nghệ thuật đến đề tài, chủ đề, từ cảm hứng chủ đạo đến nhân vật trữ tình, cái tôi trữ tình trong thơ TH. 1) Từ ấy (1937 - 1946) : Chặng đường 10 năm giác ngộ và say mê lý tưởng, khao khát chiến đấu. Gồm 3 phần thơ : + Máu lửa : Là tiếng reo vui của một tâm hồn bắt gặp lý tưởng, tố cáo xã hội bất công và khơi dậy ở những người bất hạnh tinh thần đấu tranh. + Xiềng xích : Ghi lại tinh thần đấu tranh, vượt thử thách của người chiến sĩ trong tù, tâm hồn tha thiết yêu đời và cổ vũ quần chúng đấu tranh. + Giải phóng : Người chiến sĩ hoà nhập lại với phong trào đấu tranh, ca ngợi cách mạng tháng Tám thành công. 2) Việt Bắc (1947 - 1954): Phản ánh cuộc sống kháng chiến và con người kháng chiến gian khổ mà anh hùng. Ca ngợi các tầng lớp nhân dânVN kháng chiến chống thực dân Phápdưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, ca ngợi tình quân dân, anh bộ đội, những chiến thắng vẻ vang, tập trung phẩm chất cao đẹp nhất là Bác Hồ. 3) Gió lộng (1955 – 1961) : Thể hiện niềm vui và niềm tự hào của con người làm chủ đất nước. Phản ánh cuộc sống mới xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, nhớ về miền Nam còn chia cắt. * XDCNXH: Các bài tiêu biểu “Bài ca xuân 61; Mùa thu mới” Hạn chế: Không tránh khỏi cái nhìn giản đơn, một chiều về CNXH, ngợi ca một chiều c/s mới ở miền Bắc . * Thành công hơn cả là những bài thơ viết về đề tài đấu tranh thống nhất đất nước, những bài thơ về tình cảm với miền Nam: “Quê mẹ; Mẹ tơm; Lá thư Bến Tre…” 4) Ra trận (1962 – 1971) : Phản ánh không khí hào hùng của cả nước chống Mỹ. Suy nghĩ và phát hiện về con người Việt Nam rất đáng tự hào, với đủ mọi tầng lớp. “Bác ơi; theo chân Bác” 5) Máu và hoa (1972 – 1977) : Tổng kết giai đoạn kháng chiến và niềm vui chiến thắng bằng cảm hứng lãng mạn anh hùng. “Nước non ngàn dặm; Toàn thắng về ta” 6) Một tiếng đờn (1992) và ta với ta (1999) Sự chuyển biến mới trong cảm xúc, thể hiện: suy nghĩ , chiêm nghiệm mang tính phổ quát về cuộc sống, con người; kiên định niềm tin vào lí tưởng và con đường cách mạng VN, tn vào chữ Nhân luôn toả sáng ở mỗi con người VN. III/ Phong cách nghệ thuật 1) Khuynh hướng trữ tình – chính trị : - Tố Hữu là một chiến sĩ – thi sĩ. Thơ ông phục vụ cho cuộc đấu tranh cách mạng ở từng giai đoạn, luôn lấy lý tưởng cách mạng và quan điểm chính trị để thể hiện mọi đề tài. - Nội dung : Đề cập đến những vấn đề lý tưởng dân tộc, xã hội chủ nghĩa đồng thời dạt dào cảm hứng lãng mạn, một niềm lạc quan, phơi phới và tình cảm sôi nổi. Thơ TH không đi sâu thể hiện c/s và tình cảm riêng tư mà tập trung làm sáng tỏ những tình cảm lớn, cao cả, tiểu biểu, phổ biến của người c/m: Tình yêu lí tưởng, lãnh tụ, đồng bào, đồng chí, tình quân dân, tình cảm quốc tế vô sản. Niềm vui trong thơ TH là niềm vui lớn, vui chung của nhân dân và cách mạng: Tôi chạy trên miền Bắc Hớn hở giữa mùa xuân Rộn rực muôn màu sắc Náo nức muôn bàn chân Thơ TH là thơ của lẽ sống lớn, tình cảm lớn: + Trước c/m lẽ sống lớn là con đường c/m Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim (Từ ấy) Sau c/m lẽ sống của dân tộc cũng là lẽ sống của thời đại Ta hiểu vì sao ta chiến đấu Ta hiểu vì ai ta hiến máu (chào xuân 67) * Tình cảm lớn, niềm vui lớn: niềm say mê lí tưởng c/s, tình đồng chí, lòng yêu nước, yêu nhân dân, yêu Đảng, yêu lãnh tụ: + Lòng yêu nước: (Ta đi tới) Đẹp vô cùng tổ quốc ta ơi ……………………………………………… Bến nước Bình Ca + Tình yêu Đảng: (30 năm đời ta có Đảng) Đảng ta đó trăm tay nghìn mắt Đảng ta đây xương sắt da đồng Đảng ta muôn vạn công nông Đảng ta muôn vạn tấm lòng niềm tin Đảng ta Mác- Lênin vĩ đại Lại hồi sinh trả lại cho ta Trời cao biển rộng bao la Bát cơm,tấm áo, hương hoa, hồn người + Tình yêu lãnh tụ: (Sáng tháng năm) Bác Hồ đó là lòng ta yên tĩnh Ôi người cha đôi mắt mẹ hiền sao! Giọng của người không phải sấm trên cao Thấm từng tiếng ấm vào lòng mong ước Con nghe Bác tưởng nghe lời non nước Tiếng ngày xưa và cả tiếng mai sau + Niềm vui trước những thành tựu và sự trưởng thành của CM: Ồ đâu phải qua đêm dài lạnh cóng Mặt trời lên là hết bóng mù sương Ôâi đâu phải qua đoạn đường lửa bỏng Cuộc đời ta bỗng chốc hoá thiên đường Nhưng sắc đẹp đã ửng hồng đôi má Cộng hoà ta nay tuổi mới mười ba Sức đang lớn, chưa nở vang tất cả Đã vui rồi môi đỏ nụ cười hoa (Mùa thu mới) 2) Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn Đề tài chủ yếu là những sự kiện chính trị lớn của đất nước, nêu ra những vấn đề có ý nghĩa toàn dân và lịch sử: Cả miền Bắc xây dựng CNXH, cảnh cả nước lên đường ra trận. - Cái tôi trữ tình là cái tôi nhân danh cộng đồng dân tộc. VD: “Cháo 61 đỉnh cao muôn trượng Ta đứng đây mắt nhìn 4 hướng Trông lại nghìn xưa trông tới mai sau Trông Bắc, trông Nam, trông cả địa cầu” ….Có gì đẹp trên đời hơn thế Người yêu người, sống để yêu nhau Đảng cho ta trái tim giàu Thẳng lưng mà bước ngẩng đầu mà bay (bài ca xuân 61) Nhân vật trữ tình đại diện cho phẩm chất dân tộc, giai cấp: Cụ Hồ, anh Nguyễn Văn Trỗi, Trần Thị Lí, Mẹ Suốt - Cảm hứng chủ đạo trong thơ là cảm hứng lãng mạn. Hình ảnh thơ phong phú, từ láy giàu nhạc tính, phối âm nhịp nhàng, trầm bổng. 3) Giọng tâm tình ngọt ngào : - Do ảnh hưởng từ chất dân ca xứ Huế và từ quan niệm thơ là tiếng nói đồng ý, đồng chí, đồng tình. - Cách xưng hô trò chuyện thân tình, thắm thiết. 4) Đậm đà tính dân tộc : - Về nội dung : Phản ánh đậm nét hình ảnh Tổ quốc Việt Nam, con người Việt Nam, tiếp nối, phát huy tinh thần, tình cảm dân tộc. - Về nghệ thuật : Sử dụng đa dạng các thể thơ dân tộc, kết hợp giọng thơ cổ điển và dân gian, làm phong phú cho thơ lục bát dân tộc. - Về ngôn ngữ : Sử dụng từ ngữ và lối nói quen thuộc của dân tộc, phối âm trầm bổng nhịp nhàng nên dễ thuộc. Nhìn chung, nghệ thuật thơ Tố Hữu thiên về truyền thống hơn đổi mới. IV/ Kết luận Thơ Tố Hữu là bằng chứng sinh động về sự kết hợp hài hồ hai yếu tố cách mạng và dân tộc trong sáng tạo nghệ thuật, sáng tạo thi ca. Củng cố – dỈn dß Cuéc ®êi Tè H÷u Con ®­êng th¬ Tè H÷u Phong c¸ch nghƯ thuËt Tè H÷u V/ Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

File đính kèm:

  • docT 22-2 - To Huu.doc