Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 23: Tây Tiến (Quang Dũng)

A.MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Giúp hs nắm được hoàn cảnh ra đời của bài thơ; cảm nhận được những kỉ niệm đẹp, hào hùng của đoàn quân Tây Tiến một thuở

2. Kĩ năng: Rèn luyện hs kĩ năng đọc- hiểu văn bản

3.Thái độ: Giáo dục HS lòng cảm phục, thái độ trân trọng đối với người lính cụ Hồ, từ đó biết sống cho xứng đáng với thế hệ đi trước.

B. PHƯƠNG PHÁP: Đối thoại, diễn giảng, nêu vấn đề.

C. CHUẨN BỊ CỦA GV; HS:

1.Chuẩn bị của GV: Giáo án, sgk, tltk

2.Chuẩn bị của HS: Vỡ soạn bài, sgk

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1.Ôn định: Ktra sĩ số

2.K tra bài cũ: Cho biết những thành công của văn bản “Tuyên ngôn độc lập”

3.Bài mới:

Cuộc k/c chống Pháp của dân tộc đến nay đã lùi xa cách chúng ta hơn nửa thế kỉ nhưng những dòng thơ của một thời lửa cháy thì vẫn còn vang vọng trong tâm hồn bạn đọc. Chúng ta sẽ đến với những bài thơ đi cùng năm tháng ấy mà cụ thể là thi phẩm Tây Tiến của Quang Dũng.

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1940 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 23: Tây Tiến (Quang Dũng), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 23 Soạn: Ngày 7 tháng 10 năm 2007 Tây tiến (T1) (Quang Dũng) A.MỤC TIÊU 1.Kiến thức: Giúp hs nắm được hoàn cảnh ra đời của bài thơ; cảm nhận được những kỉ niệm đẹp, hào hùng của đoàn quân Tây Tiến một thuở 2. Kĩ năng: Rèn luyện hs kĩ năng đọc- hiểu văn bản 3.Thái độ: Giáo dục HS lòng cảm phục, thái độ trân trọng đối với người lính cụ Hồ, từ đó biết sống cho xứng đáng với thế hệ đi trước. B. PHƯƠNG PHÁP: Đối thoại, diễn giảng, nêu vấn đề. C. CHUẨN BỊ CỦA GV; HS: 1.Chuẩn bị của GV: Giáo án, sgk, tltk 2.Chuẩn bị của HS: Vỡ soạn bài, sgk D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1.Ôn định: Ktra sĩ số 2.K tra bài cũ: Cho biết những thành công của văn bản “Tuyên ngôn độc lập” 3.Bài mới: Cuộc k/c chống Pháp của dân tộc đến nay đã lùi xa cách chúng ta hơn nửa thế kỉ nhưng những dòng thơ của một thời lửa cháy thì vẫn còn vang vọng trong tâm hồn bạn đọc. Chúng ta sẽ đến với những bài thơ đi cùng năm tháng ấy mà cụ thể là thi phẩm Tây Tiến của Quang Dũng. HOẠT ĐỘNG CỦA GV, HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠT HĐ1: Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời bài thơ -GV: Dựa vào sgk, hãy cho biết: + Em biết gì về nhà thơ QD? + Hoàn cảnh ra đời bài thơ? ( HS làm việc cá nhân) HĐ2: Đọc-hiểu văn bản -GV: Cảm hứng chủ đạo? Nỗi nhớ TT được bộc lộ trực tiếp ntn? - GV: Những địa danh nào được nhắc đến? Âm hưởng do các địa danh ấy gợi ra cho em cảm nhận ntn về những vùng đất này? - GV:Trong nỗi nhớ của nhà thơ, thiên nhiên nơi địa bàn tác chiến của đ vị TT được tái hiện với những đặc điểm nào? + Đặc biệt là con đường hành quân... Em có nhận xét gì về cách thể hiện con đường hành quân? Ân tượng? - GV: Câu thơ:”Anh bạn dãi dầu... bỏ quên đời” cho em cảm nhận ntn? GV: Nhận xét về bút pháp thơ QD? Ý/n? -GV: Nhớ TT còn là những kỉ niệm ấm áp. Hãy chỉ ra và phân tích. Việc để những kỉ niệm ấm áp lùi lại phía sau có ý nghĩa gì đối với sự tiếp nhận của người đọc? I.GIỚI THIỆU TÁC GIẢ- TÁC PHẨM (sgk) II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN 1.Những kỉ niệm của một thời hào hùng - Nỗi nhớ Tây Tiến: ...Tây Tiến ơi/... nhớ chơi vơi Ø Cảm hững chủ đạo. Nỗi nhớ da diết, cồn cào(từ hô đáp:ơi; sự lặp lại khuôn vần ơi) + Không gian- địa bàn tác chiến: * Các địa danh: Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu, Châu Mộc...Ø tạo cảm giác lạ tai, gợi những miền đất hoang vu, xa xôi, bí hiểm * Thiên nhiên: sương lấp, đêm hơi, thác gầm, cọp trêu người, mưa xa khơi... Ø khắc nghiệt, dữ dội * Con đường hành quân:dốc - khúc khuỷu - thăm thẳm - heo hút cồn mây súng ngửi trời; ngàn thước lên cao ngàn thước xuống Ø Sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật: phối âm, từ láy, nhân hoá, ngắt nhịp... đã đặc tả con đường:hết sức hiểm trở, khó đi(cheo leo, khúc khuỷu, độ dốc cực lớn...) - Người lính: ... không bước nữa/ gục lên súng mũ bỏ quên đờiØ cái chết kiêu hùng trong tư thế hành quânØ tô đậm sự gian khổ Ø Bút pháp lãng mạn: phóng đại, tô đậm nét dữ dội, gây ấn tượng mạnh. Ø Chiếc phông thiên nhiên có ý nghĩa đặc biệt làm nổi bật chân dung tinh thần người lính Tây Tiến +Những kỉ niệm hân hoan, ấm áp, gợi nhớ * Bữa cơm nếp xôi thắm thiết nghĩa tình * Đêm lửa trại - liên hoan văn nghệ (có sự góp mặt của em trong xiêm áo lộng lẫy, dáng điệu e ấp tình tứ, có man điệu...) Ø tinh thần lạc quan, yêu đời * Một chiều tiễn biệt (chiều sương - hồn lau - hoa đong đưa...) Ø hết sức ám ảnh, có sức gợi cảm lớn (không gian sông nước miền tây nên thơ, mơ màng, bảng lảng sương khói...) tài thơ QD: giàu chất hội hoạ... Ø Góp phần làm cân bằng cảm xúc 4.Củng cố: Em có cảm nhận ntn về hồn thơ QD qua đoạn thơ vừa khám phá? 5.Dặn dò, hướng dẫn HS học tập ở nhà: - Trình bày những cảm nhận của em về cái hay, cái đẹp đoạn thơ vừa học Tiết 24 Soạn: Ngày 10 tháng 10 năm 2007 Tây tiến (T2) (Quang Dũng) A.MỤC TIÊU 1.Kiến thức: Giúp hs cảm nhận được vẻ đẹp của người lính Tây Tiến một thuở 2. Kĩ năng: Rèn luyện hs kĩ năng đọc- hiểu văn bản 3.Thái độ: Giáo dục HS lòng cảm phục, thái độ trân trọng đối với người lính cụ Hồ, từ đó biết sống cho xứng đáng với thế hệ đi trước. B. PHƯƠNG PHÁP: Đối thoại, diễn giảng, nêu vấn đề. C. CHUẨN BỊ CỦA GV; HS: 1.Chuẩn bị của GV: Giáo án, sgk, tltk 2.Chuẩn bị của HS: Vỡ soạn bài, sgk D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1.Ôn định: Ktra sĩ số 2.Ktra bài cũ: Cho biết những cảm nhận của em về hồn thơ QD trong đoạn thơ vừa học 3.Bài mới: Trong dòng hoài niệm về đồng đội của nhà thơ, chúng ta còn bắt gặp chân dung của những những người lính Tây Tiến - những chân dung mang vẻ đẹp của một thời hào hùng...Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ đến với những chân dung ấy qua những dòng thơ Tây Tiến của một thời lửa cháy . HOẠT ĐỘNG CỦA GV, HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠT HĐ2: Tìm hiểu vẻ đẹp chân dung người lính Tây Tiến -GV: những nét đặc trưng của chân dung người lính TT? Nxét cách thể hiện? ( HS làm việc cá nhân) GV: cảm giác của em khi đọc những câu thơ tiếp theo nói về cái chết? GV: hình ảnh “áo bào”? Có thể viết: Ao sờn thay chiếu...? Cụm từ:”Anh về đất” gợi điều gì? GV: Nêu vài từ tổng kết vẻ đẹp người lính TT. Cảm nhận của em khi đọc khổ cuối? HĐ3: Tổng kết bài học GV: nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của thi phẩm. Nội dung tư tưởng? (HS thảo luận theo nhóm nhỏ) II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN 2.Hình ảnh người lính Tây Tiến - Đoàn binh không mọc tóc- Quân xanh màu lá - Dữ oai hùm Ø có một sự tương phản giữa dáng vẻ bề ngoài và phẩm chất bên trong(bên ngoài: tiều tuỵ, xanh xao - bên trong khí phách mạnh mẽ) - Mắt trừng: Ø vẻ đẹp cổ điển. Câu thơ bộc lộ tinh thần cảnh giác cao độ, tư thế sẳn sàng chiến đấu - Đêm mơ HN dáng kiều thơmØ nét đẹp tâm hồn: hào hoa, lãng mạn, đa tình. Giấc mơ cần có để nâng đỡ người lính - Rải rác biên cương mồ viễn xứ Ø cảm giác hoang lạnh, bi thương - Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Ø nâng đỡ câu thơ trên: tinh thần xả thân vì nghĩa lớn; lí tưởng chiến đấu cao cả, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng. - Ao bào: hình ảnh không có thực: Ø cái nhìn trân trọngØ hình ảnh thơ cổ kính(đắp cho đồng đội bằng tất cả niềm tiếc thương và kính phục) - Anh về đất: nói giảm Ø cái chết nhẹ nhàng, thanh thản, bình dị - Sông Mã gầm lên khúc độc hành: khúc nhạc trầm hùng - nghi lễ của thiên nhiên hoang dạiØ đưa tiễn linh hồn người lính về với chốn yên nghỉ vĩnh hằng Ø người lính TT đẹp vẻ đẹp khí phách anh hùng, ở lí tưởng chiến đấu, ở tâm hồn lãng mạn, hào hoa, ở sự mộc mạc, giản dị trong cả cái chết. Đó là vẻ đẹp bi tráng và hào hoa * Khổ cuối: TT người đi không hẹn ước/ Đường lên thăm thẳm một chia phôiØ láy lại ý thơ cổ: nhất khứ bất phục hoàn Ø tư thế lên đường: đầy quyết tâm - Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi Ø nhấn mạnh lí tưởng xả thân quên mình Ø Âm điệu vừa hào hùng, vừa nao nao III. TỔNG KẾT -NT: bút pháp thơ vừa hiện thực vừa lãng mạn (nghiêng về lãng mạn); giàu chất hội hoạ, tinh tế; ngôn ngữ thơ giàu nhạc tính, cảm xúc mãnh liệt, chân thành -ND: khắc hoạ một bức tượng đài bi tráng bằng thơ về người lính TT, cũng là để tưởng niệm một thế hệ người con ưu tú của tổ quốc đã ra đi ngày ấy và đã có nhiều người không trở về. 4.Dặn dò, hướng dẫn HS học tập ở nhà: - Học thuộc lòng bài thơ. Phân tích vẻ đẹp người lính TT. - Soạn bài:”Bên kia sông Đuống” (Hoàng Cầm) 5.Bổ sung, rút kinh nghiệm sau khi dạy:

File đính kèm:

  • docTiet 23 Tay tien.doc