Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết: 25, 26 Đọc văn: Việt bắc - Tố Hữu

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

- Kiến thức: Cảm nhận được một thời cách mạng và kháng chiến gian khổ mà anh hùng, nghĩa tình gắn bó thắm thiết của những người kháng chiến với Việt Bắc, với nhân dân, đất nước; qua đó thấy rõ: Từ tình cảm thuỷ chung truyền thống của dân tộc, Tố Hữu đã nâng lên thành một tình cảm mới, in đậm nét thời đại, đó là ân tình cách mạng - một cội nguồn sức mạnh quan trọng tạo nên thắng lợi của cách mạng và kháng chiến

- Kĩ năng: Nắm vững phương thức diễn tả và tác dụng của bài thơ: Nội dung trữ tình chính trị được thể hiện bằng một hình thức nghệ tuật đậm đà tính dân tộc, có sức tác động sâu xa, làm dạt dào thêm tình yêu quê hương đất nước trong tâm hồn mỗi người Việt Nam

- Tư tưởng: Giáo dục lối sống ân tình, ân nghĩa và lòng biết ơn những con người đã hy sinh cho cách mạng.

- * Lưu ý: TIẾT 2:

+ Nỗi nhớ Việt Bắc trong lòng người ra đi

+ Nắm được những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của văn bản

+ Bồi dường niềm tự hào dân tộc, lối sống nghĩa tình, cách mạng, đạo lí uống nước nhớ nguồn

II. CHUẨN BỊ:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Đồ dùng dạy học, phiếu học tập,

- Phương án tổ chức lớp học: nhóm học, thảo luận, thuyết trình, nêu vấn đề, giảng bình, đọc sáng tạo.

- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo, thiết kế bài giảng.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Đọc kĩ văn bản sách giáo khoa, sách tham khảo, soạn bài theo Hướng dẫn học bài

- Nội dung và các bài tập của tiết trước.

III. Cách thức tiến hành

- Dạy học thảo luận, thuyết trình, nêu vấn đề, giảng bình, đọc sáng tạo, hoạt động nhóm.

 

doc7 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2004 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết: 25, 26 Đọc văn: Việt bắc - Tố Hữu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 25-26 Đọc văn Tố Hữu Phần II: Tác phẩm Tiết 2 Ngày soạn: 15/10 /09 Ngày giảng: 16/10/09 MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Kiến thức: Cảm nhận được một thời cách mạng và kháng chiến gian khổ mà anh hùng, nghĩa tình gắn bó thắm thiết của những người kháng chiến với Việt Bắc, với nhân dân, đất nước; qua đó thấy rõ: Từ tình cảm thuỷ chung truyền thống của dân tộc, Tố Hữu đã nâng lên thành một tình cảm mới, in đậm nét thời đại, đó là ân tình cách mạng - một cội nguồn sức mạnh quan trọng tạo nên thắng lợi của cách mạng và kháng chiến Kĩ năng: Nắm vững phương thức diễn tả và tác dụng của bài thơ: Nội dung trữ tình chính trị được thể hiện bằng một hình thức nghệ tuật đậm đà tính dân tộc, có sức tác động sâu xa, làm dạt dào thêm tình yêu quê hương đất nước trong tâm hồn mỗi người Việt Nam Tư tưởng: Giáo dục lối sống ân tình, ân nghĩa và lòng biết ơn những con người đã hy sinh cho cách mạng. * Lưu ý: TIẾT 2: + Nỗi nhớ Việt Bắc trong lòng người ra đi + Nắm được những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của văn bản + Bồi dường niềm tự hào dân tộc, lối sống nghĩa tình, cách mạng, đạo lí uống nước nhớ nguồn CHUẨN BỊ: Chuẩn bị của giáo viên: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập,… Phương án tổ chức lớp học: nhóm học, thảo luận, thuyết trình, nêu vấn đề, giảng bình, đọc sáng tạo... Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo, thiết kế bài giảng. Chuẩn bị của học sinh: Đọc kĩ văn bản sách giáo khoa, sách tham khảo, soạn bài theo Hướng dẫn học bài Nội dung và các bài tập của tiết trước. III. Cách thức tiến hành - Dạy học thảo luận, thuyết trình, nêu vấn đề, giảng bình, đọc sáng tạo, hoạt động nhóm... IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1- Ổn định lớp: 1’ Điểm danh học sinh, ghi tên học sinh vắng(nếu có). Chuẩn bị kiểm tra bài cũ. 2- Kiểm tra bài cũ: 5’ Câu hỏi: .Phân tích lời người Việt Bắc trong bài thơ Việt Bắc (đoạn trích) để làm rõ t/c sâu nặng đối với kháng chiến và người kháng chiến? Gợi ý: Hai mươi câu thơ mơ đầu bài thơ là lời trao gởi ân tình thắm thiết của Việt Bắc đối với cán bộ cách mạng về xuôi . Một loại câu hỏi tu từ và điệp kiểu câu : Mình về mình có nhớ ta… Mình về mình có nhớ không… Tiếng ai… Mình đi,có nhớ những ngày… Gợi cho người đọc cảm nhận được tình cảm lưu luyến không muốn rời trong buổi chia tay người đi – kẻ ở, qua ý thơ: Người về có nhớ ta không ? a) Nhớ Việt Bắc là nhớ quê hương cách mạng, nhớ ngọn nguồn cách mạng, nơi đã bảo bọc cán bộ, chiến sĩ cách mạng trong những ngày sóng gió, khi Đảng còn non trẻ. Hình ảnh “ mười lăm năm ấy “ là một hình ảnh cụ thể nhắc nhở thời kỳ đầu thành lập lực lượng vũ trang, tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân, cho đến ngày kháng chiến chống Pháp thắng lợi. Cả một thời gian dài gian khổ, đắng cay! Việt Bắc đã ân tình, ân nghĩa với cách mạng như thế, cho nên: “nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn ?”. Người ra đi làm sao tránh khỏi tâm trạng xao xuyến, bâng khuâng ? Hai tính từ lấp láy “bâng khuâng”, “bồn chồn” cùng hiện diện trong câu thơ đối ý càng khắc họa đậm nét tâm trạng ấy . b) Nhớ Việt Bắc còn là những kỷ niệm gian khổ, khó khăn trong thời kỳ kháng chiến. Câu thơ liệt kê “Mưa nguồn suối lũ”, được nhấn mạnh thêm bằng từ “những”, từ “cùng” để tạo một loạt “những mây cùng mù” nhấn mạnh thêm ý gian khổ, vất vả của cuộc sống kháng chiến. Hình ảnh “miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai” có sức khái quát cao, nói lên tình đoàn kết chiến đấu, chia sẻ gian lao giữa hai vùng miền xuôi-miền ngược là thấm thía . c) Nhớ Việt Bắc cũng là nhớ tình nghĩa đồng bào. Bằng cách nói mộc mạc, diễn tả tình cảm kín đáo mà tha thiết, tác giả bộc lộ niềm thương nỗi nhớ của người ở lại. “Trám bùi để rụng, măng mai để già”. “Trám”, “măng” là đặc sản của Việt Bắc, từng làm thức ăn lót lòng thay ngô, sắn, cơm, khoai trong những ngày kháng chiến. Ngày nay, qua rồi thời kỳ đói khổ, khó khăn, nhắc nhở những sản vật này với tấm lòng thiết tha trìu mến đối với Việt Bắc ; xem đó là kỷ niệm sâu sắc trong đời. Để làm nổi bật tấm lòng son sắc, thuỷ chung, thủ pháp đối lập đã được nhà thơ sử dụng thành công. Hắt hiu lau xám - Đậm đà lòng son Biện pháp đảo ngữ ở đây làm cho hình ảnh câu thơ càng thêm sinh động . Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt -Cảm xúc chủ đạo của đoạn thơ là gì? Em nhận ra cảm xúc ấy qua những yếu tố nào? -Qua hồi tưởng của chủ thể trữ tình, vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc hiện lên như thế nào? -Con người Việt Bắc hiện lên trong đoạn thơ này như thế nào? Em cảm nhận như thế nào về tình cảm của người ra đi với đồng bào Việt Bắc? GV h/dẫn HS thảo luận nhóm và sử dụng bảng phụ để phát biểu. -GV giảng bình: Con người VB hiện lên chỉ là những con người bình dị, nhưng họ thật cao cả vì họ đã thầm lặng góp phần tạo nên sức mạnh vĩ đại của cuộc kháng chiến -Đẹp và ấn tượng nhất có lẽ là bức tranh tứ bình? Tại sao lại gọi như vậy? Phân tích đoạn thơ “Ta về, ……ân tình thuỷ chung”? Cách thể hiện của tác giả có gì đặc sắc? Qua đó, thử trình bày lại sự hình dung của mình về Việt Bắc? -GV hướng dẫn để HS miêu tả lại theo trí tưởng tượng về bức tranh 4 mùa (cảnh-người) -GV giảng bình qua vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên và con người VB, ta càng thấy rõ nỗi nhớ sâu sắc của tác giả, sự gắn bó giữa cán bộ cách mạng và đồng bào VB -Khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong chiến đấu, vai trò của Việt Bắc trong cách mạng và kháng chiến đã được Tố Hữu khắc hoạ ra sao? -Nhịp điệu của đoạn thơ được mô tả như thế nào? Em có cảm nhận gì về không khí, ánh sáng, giọng điệu và hình ảnh của đoạn thơ này? §Õn khæ th¬ cuèi cña ®o¹n trÝch nµy, Tè H÷u míi ®i ®Õn sù kh¸i qu¸t vÒ vÞ trÝ cña ViÖt B¾c ®èi víi cuéc kh¸ng chiÕn cña c¶ n­íc. ViÖt B¾c trë thµnh ®iÓm tùa cho niÒm tin cho hi väng : Tuy nhiªn, Tè H÷u kh«ng chØ dõng l¹i ë chç Êy, «ng cßn ®Èy sù kh¸i qu¸t cña m×nh lªn 1 møc n÷a. ViÖt B¾c trë thµnh : “Quª h­¬ng c¸ch m¹ng dùng nªn céng hoµ.” ë khæ cuèi nµy t¸c gi¶ m­în h×nh thøc hái - ®¸p ®Ó tæng kÕt t­ t­ëng, niÒm tin cña m×nh. Mµu s¾c tr÷ t×nh ®· chuyÓn sang lÝ trÝ trong nh÷ng c©u th¬ mang d¸ng vÎ kh¼ng ®Þnh. VB thµnh ®Çu mèi quy tô t­ t­ëng, t×nh c¶m c¶u c¶ d©n téc, lµ ®iÓm chèt l¹i cña bµi th¬. VB kh«ng cßn lµ mét kû niÖm riªng t­ mµ trë thµnh biÓu t­îng chung cho søc m¹nh kh¸ng chiÕn, cho linh hån c¸ch m¹ng, cho ý chÝ toµn d©n – VB nb×nh dÞ thµnh VB thiªng liªng. Hoạt động 3: H/dẫn HS tổng kết bài thơ -Đánh giá chung về đoạn thơ? Hoạt động 4: H/dẫn HS làm bài luyện tập. Bài 1. -Đại từ xưng hô ta - mình hay được dùng trong ca dao ở bài thơ này, Tố Hữu dùng hai đại từ ấy để gợi không khí ca dao, làm cho tình cảm giữa người ra đi với người ở lại, giữa người cán bộ với người dân Việt Bắc thêm gần gũi, thân mật, tự nhiên, chân tình. Hai đại từ này được Tố Hữu sử dụng rất biến hoá: Mình về mình (ta: người cán bộ; mình: người Việt Bắc), mình đi mình lại nhờ mình (mình, hai chữ đầu: người cán bộ.; chữ cuối: cả người cán bộ và người Việt Bắc),... Cách sử dụng đại từ như thế thể hiện sự hoà quyện, gắn bó thắm thiết, không thể tách rời, son sắt thuỷ chung giữa những người kháng chiến với nhân dân, đất nước. -Theo dõi văn bản, chú ý nghệ thuật điệp từ “nhớ”với mật độ dày đặc ở toàn bài thơ. -Tìm các chi tiết, hình ảnh và nêu cảm nhận của mình về bức tranh thiên nhiên Việt Bắc -Chia thành 2 nhóm : tìm dẫn chứng trong đoạn thơ, từ đó nêu nhận xét về con người Việt Bắc, ghi lại trong bảng phụ, dán lên bảng, sau đó so sánh và rút ra nét chung. -Đọc lại đoạn thơ, chú ý về hình ảnh, thời gian, kết cấu câu lục tả cảnh, câu bát tả người và phát biểu. -HS miêu tả theo h/dẫn của GV. -Theo dõi văn bản và cảm nhận -Theo dõi văn bản, chú ý về khung cảnh, khí thế, từ ngữ chỉ số lượng, giọng điệu và các biện pháp tu từ, cảm nhận và phát biểu -Tìm các chi tiết thể hiện niềm tin cách mạng, VB là đầu não kháng chiến Hoạt động 3: Tổng kết về bài thơ -HS nêu nhận xét, đánh giá của mình về đoạn thơ Hoạt động 4: HS làm bài luyện tập. Bài 2: -HS có thể chọn hai đoạn tiêu biểu.: -Vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc (từ câu “Ta về mình có nhớ ta” đến câu “Nhớ ai Tiếng hát ân tình thuỷ chung”). -Khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong chiến đấu (từ câu: “Những đường Việt Bắc của ta” đến câu “Đèn pha bật sáng như ngày mai lên”). b, Nỗi nhớ Việt Bắc: -Bài thơ là hồi ức về những kỉ niệm: điệp từ nhớ, nhớ sao, nhớ gì…xuyên suốt bài thơ *Nhớ núi rừng Việt Bắc: vẻ đẹp của núi rừng Việt Bắc hiện lên đa dạng trong nhiều khoảng thời gian và không gian khác nhau: -“Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương”-gợi cảm, nên thơ. -Những bản làng ẩn hiện trong sương khói. -Ánh lửa hồng đêm khuya. -Những tên núi, tên rừng, tên sông, tên suối quen thuộc, thân yêu àCảnh đẹp có phần hoang sơ nhưng không hiu quạnh mà thơ mộng, ấm áp. *Nhớ con người Việt Bắc: -Giàu tình nghĩa, gắn bó với cách mạng, cùng mối thù nặng vai, cùng chia sẻ ngọt bùi: “Thương nhau…đắp cùng”. -Nghèo khổ, cơ cực nhưng đậm đà tấm lòng son: “Nhớ người mẹ…bắp ngô”. -Cảnh sinh hoạt trong kháng chiến vui tươi, lạc quan dù còn nhiều gian khổ, thiếu thốn: “nhớ sao lớp học …núi đèo”. -Cuộc sống của đồng bào VB êm ả, bình dị, tiếng mõ, tiếng chày hoà trong tiếng suối xa xa: “Nhớ sao tiếng mõ…suối xa” àCon người Việt Bắc nghèo khổ, cần cù, thuỷ chung và sâu nặng ân tình. *Bộ tranh tứ bình: -Mùa đông:“Rừng xanh..thắt lưng” +Sự đối chọi hai màu xanh-đỏ làm trẻ lại màu xanh trầm tịch của rừng già và xua tan đi cái lạnh lẽo của mùa đông vùng cao. +“Nắng ánh…thắt lưng”- điểm sáng khiến con người nổi bật trở thành trung tâm của bức tranh. -Mùa xuân: “Ngày xuân...sợi giang” +Sắc trắng tinh khiết, mênh mang gợi sức xuân đang dâng ngập núi rừng VB. +Từ “chuốt” là động từ vừa gợi lên được sự khéo léo, vừa thể hiện sự cần mẫn của người lao động. -Mùa hạ:“Ve kêu…một mình” +Khúc nhạc ve sầu rất sống động, từ “đổ” biểu thị sự chuyển màu đồng loạt, cả rừng phách được phủ vàng rực rỡ. +Hình ảnh cô gái hái măng một mình không hề lẻ loi, cô đơn mà chịu khó tận tuỵ với công việc. -Mùa thu:“Rừng thu…thuỷ chung” +Câu thơ giàu tính tạo hình, vừa gợi tả được vẻ đẹp của thiên nhiên nên thơ, vừa thể hiện được niềm vui hoà bình. +Tiếng hát ân tình hoà quyện với ánh trăng vang lên thật ấm lòng. ðVới kết cấu đan xen đoạn thơ đã làm nổi bật vẻ đẹp hài hoà giữa thiên nhiên và con người: thiên nhiên VB tươi đẹp, con người bình dị, chịu thương, chịu khó, đầy tình nghĩa. *Nhớ cuộc kháng chiến anh hùng: -Cảnh rộng lớn, kì vĩ “Núi giăng…một lòng” - bền vững, ngăn chặn, vây hãm quân thù. -Khí thế sôi dộng của cuộc kháng chiến “Những đường VB…ngày mai lên”. -“Rầm rập như là đất rung”, “Bước chân nát đá”-so sánh, khoa trương. -Từ ngữ chỉ số lượng đông đảo: điệp điệp trùng trùng, từng đoàn, muôn. -Không khí rực rỡ ánh sáng: đuốc lửa dân công, ánh sao đầu súng, đèn pha bật sáng... -Nhịp điệu khẩn trương, dồn dập, sôi nổi, náo nức. àHùng vĩ, tráng lệ -Niềm tin các mạng: +Cuộc họp cấp cao-giản dị, gần gũi. +Uy tín của Bác Hồ đối với toàn dân. +VB-cội nguồn, lịch sử. àGiọng điệu trang trọng, đĩnh đạc, hình ảnh kì vĩ, đậm chất sử thi ðKhung cảnh chiến đấu, hoạt động khẩn trương, sôi động của cuộc kháng chiến. III/Tổng kết: -Việt Bắc là khúc ca ân tình, thuỷ chung về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến qua tiếng lòng của nhà thơ. -Thể thơ lục bát, kết cấu đối đáp, ngôn ngữ, hình ảnh đậm sắc thái dân gian, giọng thơ tâm tình, ngọt ngào, giàu tính dân tộc. IV/Luyện tập: Bài 1. Nghệ thuật sử dụng sáng tạo: ta - mình Minh về mình có nhớ ta (mình: người về xuôi, ta: Việt Bắc), Ta về mình có nhớ ta (ta: người về xuôi ,mình:Việt Bắc), Mình đi mình lại nhớ mình (2 mình: người cán bộ, mình: cán bộ +Việt Bắc) Bài 2: Phân tích đoạn thơ baûn thaân yeâu thích Củng cố- Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: 2’ Củng cố: Nỗi nhớ VB và tình cảm thuỷ chung của những người cán bộ cách mạng. Bài tập về nhà: Làm bài tập SGK Cảm nhận Việt Bắc theo từng đoạn thơ cụ thể Đề 1: Theo anh / chị, hoàn cảnh ra đời bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu có những điểm gì lưu ý, giúp người đọc hiểu sâu thêm về tác phẩm này? Đề 2: Anh hoặc chị hãy phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu: Những đường Việt Bắc của ta, Đêm đêm rầm rập như là đất rung. Quân đi điệp điệp trùng trùng, Ánh sao đầu súng, bạn cùng mũ nan. Dân công đỏ đuốc từng đoàn, Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay. Nghìn đêm thăm thẳm sương dày, Đèn pha bật sáng như ngày mai lên. Tin vui chiến thắng trăm miền, Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về. Vui từ Đồng Tháp, An Khê, Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng. Đề 3: Anh hoặc chị hãy phân tích đoạn thơ sau đây trích trong bài Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu: Nhớ gì như nhớ người yêu, Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương. Nhớ từng bản khói cùng sương, Sớm khuya bếp lửa người thương đi về. Nhớ từng rừng nứa bờ tre, Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy. Ta đi ta nhớ những ngày, Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi… Thương nhau chia củ sắn lùi, Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng. Nhớ người mẹ nắng cháy lưng, Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô. Đề 4: Phân tích cái hay, cái đẹp trong đoạn thơ sau: Mình đi, có nhớ những ngày Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù Mình về, có nhớ chiến khu Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai Mình về, rừng núi nhớ ai Trám bùi để rụng, măng mai để già Mình đi, có nhớ những nhà Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son. Đề 5: Về bộ tranh tứ bình trong đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của Tố Hữu: "Ta về mình có nhớ ta ? Ta về ta nhớ những hoa cùng người Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình Rừng thu trăng rọi hòa bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung" Chuẩn bị bài: Phát biểu theo chủ đề RÚT KINH NGHIỆM: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docT26 VB (VB t2)- to HUu.doc