Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 25: Đọc văn việt bắc (phần 2) - Tố hữu

I. Mục tiêu bài học:

1.Kiến thức: Giúp học sinh

- Cảm nhận được một thời kháng chiến gian khổ mà hào hùng, tình nghĩa thắm thiết của những người kháng chiến với Việt Bắc, với nhân dân, đất nước.

- Nhận thức được tính dân tộc đậm đà không chỉ trong nội dung mà còn ở hình thức nghệ thuật của tác phẩm.

2.Kĩ năng:

- Kĩ năng đọc- hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.

- Rèn kĩ năng cảm thụ thơ trữ tình chính trị.

3.Thái độ:

- Giáo dục tình yêu quê hương đất nước trong học sinh.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

a. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, TLTK, Máy chiếu phi vật thể, bài giảng điện tử, tranh ảnh minh hoạ( chân dung tố Hữu, Hồ Chí Minh, Tranh về Việt Bắc)

b. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở soạn văn.

III.Tiến trình bài dạy:

1. ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp với bài mới

3. Bài mới

 

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 7241 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 25: Đọc văn việt bắc (phần 2) - Tố hữu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 25: Đọc văn Việt bắc - phần 2 - Tố Hữu - Ngày soạn: 16/10/2010 Ngày dạy:…………….Lớp12C2.Sĩ số…………Vắng………………………………… …………….Lớp12C3.Sĩ số…………Vắng………………………………… …………….Lớp12C4.Sĩ số…………Vắng………………………………… …………….Lớp12C5.Sĩ số…………Vắng………………………………… …………….Lớp12C6.Sĩ số…………Vắng………………………………… …………….Lớp12C7.Sĩ số…………Vắng………………………………… I. Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: Giúp học sinh - Cảm nhận được một thời kháng chiến gian khổ mà hào hùng, tình nghĩa thắm thiết của những người kháng chiến với Việt Bắc, với nhân dân, đất nước. - Nhận thức được tính dân tộc đậm đà không chỉ trong nội dung mà còn ở hình thức nghệ thuật của tác phẩm. 2.Kĩ năng: - Kĩ năng đọc- hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại. - Rèn kĩ năng cảm thụ thơ trữ tình chính trị. 3.Thái độ: - Giáo dục tình yêu quê hương đất nước trong học sinh. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: a. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, TLTK, Máy chiếu phi vật thể, bài giảng điện tử, tranh ảnh minh hoạ( chân dung tố Hữu, Hồ Chí Minh, Tranh về Việt Bắc) b. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở soạn văn. III.Tiến trình bài dạy: 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp với bài mới 3. Bài mới Hoạt động dạy học của thầy và trò Kiến thức cơ bản * HĐ1: Đọc- hiểu tiểu dẫn - HS đọc phần tiểu dẫn làm việc độc lập - GV: Bài thơ “ Việt Bắc” của Tố Hữu ra đời trong hoàn cảnh nào? - GV giới thiệu khu giải phóng chiến khu Việt Bắc gồm sáu tỉnh: Cao, Bắc, Lạng, Thái, Tuyên, Hà trên lược đồ VN. - GV: bài thơ gồm bao nhiêu câu? Chia làm mấy phần, phần trích SGK nằm ở vị trí nào trong bài thơ? * HĐ2: Đọc – hiểu văn bản - GV hướng dẫn HS cách đọc, GV đọc mẫu một đoạn, gọi HS đọc, GV nhận xét. - GV: Bài thơ được kết cấu theo lối nào? - GV: Theo em đoạn trích này có mấy cách chia bố cục? * HĐ3: Tìm –hiểu chi tiết - GV gọi HS đọc 4 câu thơ ở khổ 2. - GV: Nhân vật trữ tình ở đây là ai? Họ đang ở trong hoàn cảnh nào? - GV: Mở đầu bài thơ là lời của ai? - GV: Em có nhận xét gì về 4 câu thơ mở đầu? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Câu hỏi đó nói lên điều gì? - GV trình chiếu tranh suối Lê- nin, Núi các- mác - GV: Hình ảnh “ cây- núi”, “ sông- nguồn” nhắc nhở người ra đi phải nhớ cái gì? - GV mở rộng, bình luận - GV: Nhận xét gì về cách dùng từ trong bốn câu thơ tiếp? Tác dụng sử dụng từ láy? - GV: Hình ảnh áo chàm nói lên điều gì? - GV: Nhận xét gì về cách ngắt nhịp, giọng điệu? - GV: Người ở lại đã nhắc nhớ đến những gì? - GV: Dạng câu nào được sử dụng nhiều trong đoạn thơ? Tác dụng? - GV cho HS hoạt động theo nhóm + Thời gian: 5 phút + Nhiệm vụ: . Nhóm 1, 2: Từ ngữ, hình ảnh ở câu hỏi 1, 2 nhắc nhớ đến kỉ niệm gì? Từ đó khái quát lên phẩm chất của đồng bào Việt Bắc? . Nhóm 3, 4: Hiệu quả nghệ thuật của các hình ảnh “ trám bùi để rụng”, “ măng mai để gì”? ý nghĩa biểu cảm của phép hoàn dụ? . Nhóm 5,6: Trong câu hỏi 5, 6 tác giả đã nhắc đến địa danh, thời điểm nào? Vì sao? - Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, chuẩn hoá kiến thức. I. Đọc- hiểu tiểu dẫn: 1. Hoàn caỷnh saựng taực : - Sau hieọp ủũnh Giơnevơ, mieàn Baộc ủửụùc giaỷi phoựng. Thaựng 10/ 1954 ẹaỷng vaứ chớnh phuỷ rụứi Vieọt Baộc veà Haứ Noọi. Nieàm lửu luyeỏn giửừa keỷ ụỷ vaứ ngửụứi ủi laứ nguoàn caỷm hửựng cho Toỏ Hửừu saựng taực baứi thụ. 2. Vị trí - Toứan baứi coự 150 caõu, chia laứm 2 phaàn: + Phaàn 1 : 90 caõu ủaàu laứ sửù taựi hieọn nhửừng kyỷ nieọm cách mạng và kháng chiến + Phaàn 2 : 60 caõu coứn laùi là viễn cảnh tươi sáng của đất nước, ca ngợi công ơn của Đảng và Bác Hồ. II. Đọc- hiểu đoạn trích. 1. Đọc, giải thích từ khó. 2. Kết cấu, bố cục: - Bài thơ được kết cấu theo lối đối đáp “ mình- ta”( lối đối đáp quen thuộc trong ca dao) - Bố cục: 2 cách chia ( theo nội dung, theo bố cục) III. Đọc –hiểu chi tiết: 1. Cuộc chia tay lưu luyến: - Nhân vật trữ tình: Kẻ ở( người Việt Bắc)- người về( người cách mạng) - Hoàn cảnh: chia tay - Lời người ở lại hỏi người ra đi: + Hai câu hỏi tu từ: “ mình… có nhớ ta”, “ mình… có nhớ không”-> vang lên day dứt, da diết, khôn nguôi. Một câu hỏi về thời gian, một câu hỏi về không gian-> gói gọn 1 vùng cách mạng, 1 thời cách mạng. + Các cặp: “ cây- núi”, “ sông- nguồn”-> h/ả vừa tả thực vừa ước lệ, tượng trưng-> gợi tình cảm cội nguồn thiêng liêng. -> Việt Bắc là cái nôi nuôi dưỡng cách mạng, nuôi dưỡng người cán bộ kháng chiến. -> Tất cả được diễn đạt bằng ngôn ngữ của tình yêu đôi lứa : “ mình- ta” - “ thiết tha mặn nồng” - Tâm trạng người ra đi: + Các từ lấy: “tha thiết, bâng khuâng, bồn chồn”-> diễn tả tâm trạng đầy xúc động, lưu luyến, bối rối + Hình ảnh: “ áo chàm”-> hoàn dụ nói lên vẻ đẹp của con người Việt Bắc đơn sơ, giản dị, chân tình. + Cách ngát nhịp, dấu chấm lửng-> diễn tả trạng thái ngập ngừng, khó nói nên lời của kẻ ở, người về. => Với lời thơ ngọt ngào, tâm tình tác giả đã diễn tả được cuộc chia tay lớn của lịch sử đầy lưu luyến, bịn rịn, vấn vương. 2. Lời của người ở lại( người Viết Bắc). - Mười hai dòng nhắc nhớ những ngày tháng gian khó ở chiến khu Việt Bắc - Lặp đi láy lại hàng loạt câu hỏi tu từ như xoáy mạnh, khơi sâu vào những kỉ niệm giữa ta- mình. - Cách nói: “ mình về”, “ mình đi”-> thể hiện tâm trạng bối rối không muốn chia lìa. - Các câu bát – gắn với lời hỏi “ có nhớ” ở câu lục gợi nhớ bao kỉ niệm sâu nặng, gợi một trường lưu luyến, nhớ thương.  + Câu hỏi 1, 2: . “ Mưa nguồn, suối lũ, mây mù”-> là h/ả thực, đồng thời là h/a ẩn dụ chỉ thiên nhiên Việt Bắc trong những ngày khắc nghiệt-> gợi gian nan, vất vả trong như những ngày kháng chiến. . Từ ngữ dân dã, cảm động: “ miếng cơm chấm muối”-> thể hiện sự đồng cam cộng khổ, một lòng với kháng chiến của đồng bào Việt Bắc. => Là phẩm chất anh hùng, cách mạng son sắt của đồng bào Việt bắc + Câu hỏi 3, 4: . “ Trám bùi, măng mai” là những đặc sản dung dị của Việt Bắc, h/a thân thương, gợi nhớ . Cũng là các hoán dụ chỉ đồng bào Việt Bắc -> Người cán bộ về xuôi để trám rụng, măng già-> là sự trống vắng, nỗi nhớ thương đến ngẩn ngơ của Việt Bắc. => Tiểu đối và các ẩn dụ trong câu thơ là nối bật quê hương và con người Việt Bắc nghèo khó, đơn sơ, dung dị nhưng nghĩa tình son sắt.  + Câu hỏi 5, 6: . “ Kháng Nhật”, “ Việt Minh”, nơi ấy là căn cứ địa vững chắc cho kháng chiến với những địa danh“ Tân Trào”, “ Hồng Thái” và những kỉ niệm “ mái đình cây đa”. => Thiên nhiên, mảnh đất, con người biết bao ân tình ân nghĩa, người đi làm sao có thể quên. 4. Củng cố: Khoanh vào đáp án đúng Câu 1: Hai câu thơ sau đây sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? A. ẩn dụ B. Nhân hoá C. Nói quá D. Hoán dụ Câu 2: Khu giải phóng Việt Bắc gồm những tỉnh nào? A. Yên Bái, Lào Cai, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang B. Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, Lai Châu C. Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang D. Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang 5. Hướng dẫn tự học: - Tìm đọc toàn bộ bài thơ Việt Bắc - Chọn bình giảng một đoạn thơ đã học - Phân tích giá trị biểu cảm của cách xưng hô ta- mình. Trong bài thơ.

File đính kèm:

  • docTiet 25- Viet Bac.doc