Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 26: Đọc văn việt bắc (phần 2) - Tố Hữu

I. Mục tiêu bài học:

1.Kiến thức: Giúp học sinh

- Cảm nhận được một thời kháng chiến gian khổ mà hào hùng, tình nghĩa thắm thiết của những người kháng chiến với Việt Bắc, với nhân dân, đất nước.

- Nhận thức được tính dân tộc đậm đà không chỉ trong nội dung mà còn ở hình thức nghệ thuật của tác phẩm.

2.Kĩ năng:

- Kĩ năng đọc- hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.

- Rèn kĩ năng cảm thụ thơ trữ tình chính trị.

3.Thái độ:

- Giáo dục tình yêu quê hương đất nước trong học sinh.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

a. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, TLTK, Máy chiếu phi vật thể, bài giảng điện tử, tranh ảnh minh hoạ( chân dung tố Hữu, Hồ Chí Minh, Tranh về Việt Bắc)

b. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở soạn văn.

III.Tiến trình bài dạy:

1. ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ:

CH: Đọc thuộc lòng 20 câu thơ đầu và nêu cảm nhận về đoạn thơ đó?

3. Bài mới

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5063 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 26: Đọc văn việt bắc (phần 2) - Tố Hữu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TiÕt 26: §äc v¨n ViÖt b¾c - phÇn 2 - Tè H÷u - Ngµy so¹n: 16/10/2010 Ngµy d¹y:…………….Líp12C2.SÜ sè…………V¾ng………………………………… …………….Líp12C3.SÜ sè…………V¾ng………………………………… …………….Líp12C4.SÜ sè…………V¾ng………………………………… …………….Líp12C5.SÜ sè…………V¾ng………………………………… …………….Líp12C6.SÜ sè…………V¾ng………………………………… …………….Líp12C7.SÜ sè…………V¾ng………………………………… I. Môc tiªu bµi häc: 1.KiÕn thøc: Gióp häc sinh - C¶m nhËn ®­îc mét thêi kh¸ng chiÕn gian khæ mµ hµo hïng, t×nh nghÜa th¾m thiÕt cña nh÷ng ng­êi kh¸ng chiÕn víi ViÖt B¾c, víi nh©n d©n, ®Êt n­íc. - NhËn thøc ®­îc tÝnh d©n téc ®Ëm ®µ kh«ng chØ trong néi dung mµ cßn ë h×nh thøc nghÖ thuËt cña t¸c phÈm. 2.KÜ n¨ng: - KÜ n¨ng ®äc- hiÓu th¬ tr÷ t×nh theo ®Æc tr­ng thÓ lo¹i. - RÌn kÜ n¨ng c¶m thô th¬ tr÷ t×nh chÝnh trÞ. 3.Th¸i ®é: - Gi¸o dôc t×nh yªu quª h­¬ng ®Êt n­íc trong häc sinh. II. ChuÈn bÞ cña gi¸o viªn vµ häc sinh: a. ChuÈn bÞ cña gi¸o viªn: SGK, SGV, TLTK, M¸y chiÕu phi vËt thÓ, bµi gi¶ng ®iÖn tö, tranh ¶nh minh ho¹( ch©n dung tè H÷u, Hå ChÝ Minh, Tranh vÒ ViÖt B¾c) b. ChuÈn bÞ cña häc sinh: SGK, vë so¹n v¨n. III.TiÕn tr×nh bµi d¹y: 1. æn ®Þnh tæ chøc. 2. KiÓm tra bµi cò: CH: §äc thuéc lßng 20 c©u th¬ ®Çu vµ nªu c¶m nhËn vÒ ®o¹n th¬ ®ã? 3. Bµi míi Ho¹t ®éng d¹y häc cña thÇy vµ trß KiÕn thøc c¬ b¶n * HĐ1: Lời người ra đi - GV: yêu cầu HS đọc bốn câu thơ và cho biết người ra đi đã bày tỏ tình cảm của mình đối với VB như thế nào? - GV: Em có nhận xét gì về câu thơ” Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh”? - GV: Nói lên phẩm chất gì của người cán bộ? - GV: Những câu thơ nào thể hiện nỗi nhớ về thiên nhiên VB? - GV: Tìm những hình ảnh khắc họa bức tranh thiên nhiên? Qua h/ả ấy em có nhận xét gì về thiên nhiên VB? - GV: Đọc những câu thơ về con người Việt Bắc? - GV: Qua những câu thơ ấy em có nhận xét gì về con người nơi đây? - GV bình, phân tích vể đẹp tâm hồn của con người Việt Bắc. * HĐ 2: Thảo luận nhóm. - GV cho HS hoạt động theo nhóm lớn ( thời gian: 5 phút) - Nhiệm vụ: + Nhóm 1: Phân tích bức tranh thiên nhiên mùa đông? + Nhóm 2: Phân tích bức tranh thiên nhiên mùa xuân? + Nhóm 3: Phân tích bức tranh thiên nhiên mùa hè? + Nhóm 4: phân tích bức tranh thiên nhiên mùa thu? ( gợi ý: tìm chi tiết, hình ảnh, tác dụng) - Các nhóm nhận nhiệm vụ làm việc, đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. - GV nhận xét và chuẩn hóa kiến thức trên máy chiếu. * HĐ 3: Kí ức về cuộc kháng chiến ở Việt Bắc. - GV: Em có nhận xét gì về địa thế ở Việt Bắc? - GV: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng? - GV yêu cầu HS đọc khổ thơ 9 đúng giọng. - GV: Tìm những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ? - GV: Qua biện pháp nghệ thuật, quân ta trong chiến dịch hành quân hiện lên như thế nào? - GV: các liệt kê hàng loạt những địa danh thể hiện điều gì? - GV: Qua đó em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả? - GV: Hai khổ thơ cuối Tố Hữu đã nhắc đến những đối tượng nào? - GV nhấn mạnh vai trò của Đảng và Bác Hồ trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Liên hệ nhấn mạnh lối sống giản dị, phong thái ung dung tự tại của Hồ Chí Minh trong đoạn thơ tiếp theo: “ Nhớ ông cụ mắt sáng ngời…” -> Hình ảnh lãnh tụ HCM ( ông ké cách mạng có lối sống giản dị, ung dung trong những ngày tháng ở chiến khu Việt Bắc. - GV: Cuối cùng Tố Hữu đã nhấn mạnh vị trí của Việt Bắc trong cuộc kháng chiến như thế nào? 3. Lời người cán bộ ra đi: a. Bày tỏ tình cảm ân nghĩa, thủy chung với Việt Bắc  - Là lời thề “đinh ninh hai mặt một lời” của tình yêu đôi lứa thủy chung – cách nói của dân gian. - Nghĩa tình hòa trộn trong đạo lí làm người “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta. Đó cũng là phẩm chất đạo đức của người cách mạng: nhớ nguồn – nhân dân. Ú Tố Hữu đã “phải lòng nhân dân”. b. Bộc lộ nỗi nhớ nhung da diết: * Nhớ cảnh Việt Bắc: - Vẻ đẹp rất thực, đơn sơ, dung dị, đậm sắc thái miền núi nhưng gợi cảm, thi vị: - Cảnh thấm đẫm trong bề dày kỉ niệm xôn xao, rạo rực: - Cảnh trong hình ảnh, trong âm thanh. Thứ âm thanh thành dấu ấn không thể phai về Việt Bắc: ô Nhớ người Việt Bắc: - Chân phương, mộc mạc trong lao động tần tảo của con người miền núi. - Rất ân tình, ân nghĩa trong phẩm chất cưu mang đùm bọc. -> Những câu thơ đậm chất trữ tình dân gian, làm nhói lên lòng xót thương vô hạn và chạm vào khóe mắt rưng rưng vì cảm phục tấm lòng. ô Cảnh và người hòa quyện ở đoạn thơ đặc sắc: - Cảnh thiên nhiên và con người hòa quyện thắm thiết - Mùa đông: + Hoa chuối "đỏ tươi" nổi bật trên nền xanh của rừng đại ngàn => Màu sắc ấm nóng thắp lên sức sống cho cảnh mùa đông giá lạnh. + Con người xuất hiện với vẻ đẹp vững chãi, tự tin, như tỏa sáng cùng thiên nhiên. - Mùa xuân: + Sắc trắng dịu dàng, trong trẻo, tinh khiết của hoa "mơ nở trắng rừng" gợi sức xuân đang dâng ngập đất trời núi rừng Việt Bắc. + Con người đẹp tự nhiên trong công việc lao động hằng ngày: cần mẫn, tỉ mẩn, khéo léo, tài hoa. - Mùa hạ: + Tiếng ve ngân rạo rực như gọi về cả một không gian tràn ngập sắc vàng của rừng phách dưới nắng hạ. => không khí rộn rã, vẻ đẹp rực rỡ, nồng nàn rất riêng của mùa hè. + H/ả: “ cô gái hái măng một mình" vừa gợi lên được vẻ đẹp chịu thương chịu khó, vừa rất trữ tình, thơ mộng, gần gũi thân thương. - Mùa thu: + Không gian bao la tràn ngập ánh trăng. Đó là ánh trăng của tự do, hòa bình. + Tiếng hát của con người Việt Bắc, của tình cảm mười lăm năm gắn bó thiết tha mặn nồng. Tiếng hát nhắc nhở thủy chung ân tình. -> Với kết cấu đan xen đoạn thơ đã làm nổi bật vẻ đẹp hài hòa giữa thiên nhiên và con người: Thiên nhiên Việt Bắc tươi đẹp, con người VB bình dị, chịu thương chịu khó đầy nghĩa khí c. Kí ức về cuộc kháng chiến ở Việt Bắc: - H/ả cả núi rừng Việt Bắc cùng đứng lên đánh giặc. - Với địa thế hiểm trở, rừng Việt Bắc đã tạo thành cái thế trường thành lũy thép vây đánh quân thù. - Thiên nhiên được nhân hóa mang theo tình cảm ý chí, hành động của con người Việt Nam kháng chiến. * H/ả Việt Bắc trong mùa chiến dịch - H/ả thật xứng; các từ láy tượng thanh, tượng hình; những câu thơ sôi nổi, liền mạch,tiết tấu nhanh, mạnh, dồn dập đã diễn tả chính xác sức mạnh cuộn trào như thác đổ, tầm vóc lớn lao của cuộc hành quân ra trận, quyết đạp bằng mọi gian khổ vì độc lập tự do. -> Nhiều h/ả thơ đẹp mang cảm hứng lãng mạn thể hiện sâu sắc niềm tin, niềm tự hào. - Niềm vui chiến thắng được thể hiện qua các phép liệt kê, trùng điệp. các địa danh, liên tiếp những chiến thắng dồn dập, những niềm vui lan tỏa. => Miêu tả chân thực, sinh động, hoành tráng, đạm chất sử thi cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện-> bút pháp anh hùng ca. * Nhớ Việt Bắc còn nhớ Đảng, nhớ Bác Hồ với niềm tôn kính và niềm tin mãnh liệt. - H/ả lá cờ đỏ sao vàng, Trung ương Chính phủ, Bác Hồ hòa quyện cùng hình ảnh Việt Bắc. - Nhấn mạnh và khẳng định VB là quê hương cách mạng, là căn cứ địa vững chắc, là đàu não của cuộc kháng chiến, nơi hội tụ tình cảm, suy nghĩ, niềm tin và hi vọng của mọi người Việt Nam yêu nước. IV. Tổng kết: Ghi nhớ SGK. 4. Củng cố- luyện tập: - CH: Hệ thống lại nỗi nhớ về thiên nhiên và con người trong đoạn thơ qua hệ thống grap?. 5. Hướng dẫn tự học: - Tiếp tục tìm đọc toàn bộ bài thơ Việt Bắc. Chọn và phân tích đoạn thơ mà em cho là hay nhất. Soan bài : Phát biểu theo chủ đề.

File đính kèm:

  • docTiet 26- Viet Bac.doc
Giáo án liên quan