Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 27: Phát biểu theo chủ đề

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

- Kiến thức: Hiểu được yêu cầu, cách thức phát biểu theo chủ đề.

- Kĩ năng: Luyện cho HS kĩ năng nói theo chủ đề.

- Tư tưởng: Trình bày được ý kiến của mình trước tập thể phù hợp với chủ đề thảo luận và tình huống giao tiếp .

II/CHUẨN BỊ:

1.Chuẩn bị của giáo viên:

- Đồ dùng dạy học, phiếu học tập,

- Phương án tổ chức lớp học: nhóm học, thảo luận, thuyết trình, nêu vấn đề, giảng bình, đọc sáng tạo.

- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo, thiết kế bài giảng.

2.Chuẩn bị của học sinh:

- Đọc kĩ văn bản sách giáo khoa, sách tham khảo, soạn bài theo Hướng dẫn học bài

- Nội dung và các bài tập của tiết trước.

III/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1- Ổn định lớp: 1’

- Điểm danh học sinh, ghi tên học sinh vắng(nếu có).

- Chuẩn bị kiểm tra bài cũ.

2- Kiểm tra bài cũ: 5’

Câu hỏi: Cảm nhận bộ tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc?

Dự kiến phương án trả lời: Nçi nhí ng­êi g¾n víi thiªn nhiªn bèn mïa.

Ta về mình có nhớ ta

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung

+ §©y lµ ®o¹n th¬ đ¬ược xem là đặc sắc nhất trong bµi th¬ Việt Bắc. 10 câu lục bát thu gọn cả sắc màu 4 mùa, cả âm thanh cuộc sống, cả thiên nhiên con ngư¬ời Việt Bắc.

Ta về mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng ng¬ười

+Tố Hữu lựa chọn hình ảnh đối xứng : hoa - người. Hoa là vẻ đẹp tinh tuý nhất của thiên nhiên, kết tinh từ h¬ương đất sắc trời, cßn con ng¬ười là hoa của đất. Bởi vậy đoạn thơ đư¬ợc cấu tạo: câu lục nói đến thiên nhiên, câu bát nói tới con ngư¬ời.Vẻ đẹp của thiên nhiên và con người hòa quyện với nhau tỏa sáng bức tranh thơ. Bốn cặp lục bát tạo thành bộ tứ bình đặc sắc.

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4882 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 27: Phát biểu theo chủ đề, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 27 Ngày soạn: 05.10.2010 Ngày giảng: …….10.2010 I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Kiến thức: Hiểu được yêu cầu, cách thức phát biểu theo chủ đề. Kĩ năng: Luyện cho HS kĩ năng nói theo chủ đề. Tư tưởng: Trình bày được ý kiến của mình trước tập thể phù hợp với chủ đề thảo luận và tình huống giao tiếp . II/CHUẨN BỊ: 1.Chuẩn bị của giáo viên: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập,… Phương án tổ chức lớp học: nhóm học, thảo luận, thuyết trình, nêu vấn đề, giảng bình, đọc sáng tạo... Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo, thiết kế bài giảng. 2.Chuẩn bị của học sinh: Đọc kĩ văn bản sách giáo khoa, sách tham khảo, soạn bài theo Hướng dẫn học bài Nội dung và các bài tập của tiết trước. III/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1- Ổn định lớp: 1’ Điểm danh học sinh, ghi tên học sinh vắng(nếu có). Chuẩn bị kiểm tra bài cũ. 2- Kiểm tra bài cũ: 5’ Câu hỏi: Cảm nhận bộ tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc? Dự kiến phương án trả lời: Nçi nhí ng­êi g¾n víi thiªn nhiªn bèn mïa. Ta về mình có nhớ ta … Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung + §©y lµ ®o¹n th¬ được xem là đặc sắc nhất trong bµi th¬ Việt Bắc. 10 câu lục bát thu gọn cả sắc màu 4 mùa, cả âm thanh cuộc sống, cả thiên nhiên con người Việt Bắc. Ta về mình có nhớ ta Ta về ta nhớ những hoa cùng người +Tố Hữu lựa chọn hình ảnh đối xứng : hoa - người. Hoa là vẻ đẹp tinh tuý nhất của thiên nhiên, kết tinh từ hương đất sắc trời, cßn con người là hoa của đất. Bởi vậy đoạn thơ được cấu tạo: câu lục nói đến thiên nhiên, câu bát nói tới con người.Vẻ đẹp của thiên nhiên và con người hòa quyện với nhau tỏa sáng bức tranh thơ. Bốn cặp lục bát tạo thành bộ tứ bình đặc sắc. Qua đây ta thấy bao trùm cả đoạn thơ là tình cảm nhớ thương tha thiết tiếp tục âm hưởng chung của nghệ thuật ca dao. Câu thơ lục bát nhịp nhàng, uyển chuyển, ý nọ gợi ý kia cứ trào lên dào dạt trong lòng người ra đi và người ở lại. Đặc biệt là qua cách xưng hô “mình” với “ta”. Ở đây điệp từ “nhớ” dùng để xoáy sâu vào cảm hứng chủ đạo là hồi ức. Từ “rừng” lặp lại là khoảng không gian cho nỗi nhớ tồn tại. Màu sắc cũng ảnh hưởng không ít tới bức tranh, đỏ lặng lẽ, nhưng có sức sống. Màu con dao thể hiện sự hoạt động. Màu trắng làm thanh thoát con người và màu vàng làm cho bức tranh rực rỡ trong hoàng hôn. Rõ ràng bức tranh đã có sự hòa điệu của màu sắc. Bên cạnh đó,nhạc đệu dịu dàng trầm bổng khiến cả đoạn thơ mang âm hưởng bâng khuâng, êm êm như một khúc hát ru – khúc hát ru kỉ niệm. Có lẽ khúc hát ru này không của ai khác là của ”ta” và cho người nhận là “mình”. Cả ”ta” và “mình” đều cùng chung nỗi nhớ, cùng chung ”Tiếng hát ân tình “ và ân tình sâu nặng ấy mãi còn lưu luyến vấn vương trong những tâm hồn chung thủy. Có thể nói đây là đoạn thơ hay và có giá trị nhất trong bài “Việt Bắc”. Cảnh thiên nhiên và con người trong đây được miêu tả hết sức tuyệt vời và tươi đẹp, tràn ngập sức sống. Và với giọng thơ ngọt ngào, tâm tình khiến đoạn thơ như một bản tình ca về lòng chung thủy sắt son của người cách mạng đối với cả nhân dân, quê hương Việt Bắc. Giảng bài mới: Giới thiệu bài: 2’ Tiến trình tiết dạy: TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 3’ 10’ 15’ 10’ Hoạt động1: Hướng dẫn HS tìm hiểu các bước chuẩn bị phát biểu -Gọi HS đọc đề bài SGK, hướng dẫn HS thực hiện các bước để thực hành phát biểu. -Theo anh (chị), chủ đề của cuộc hội thảo trên có thể bao gồm những nội dung cụ thể nào? -Anh (chị) chọn nội dung nào để phát biểu? Tại sao? -Lời phát biểu gồm những nội dung nào? Các nội dung đó được sắp xếp ra sao? -GV h/dẫn HS lập đề cương cho đề tài mình chọn. -Ngoài việc chuẩn bị đề cương, cần phải làm gì để có thể phát biểumột cách chủ động, đạt hiệu quả? Hoạt động 2: H/dẫn HS cách thức phát biểu ý kiến -GV chỉ định hoặc cho HS xung phong phát biểu ý kiến của mình. Hoạt động 3: H/dẫn HS làm bài luyện tập -H/dẫn HS chọn chủ đề đã gợi ý qua các ý kiến để phát biểu -GV có thể căn cứ vào gợi ý SGK để h/dẫn HS thực hiện bài tập Bài tập 1: GV gợi ý và cho HS thực hiện ở nhà. Bài 2: GV hướng dẫn HS lập đề cương và trình bày ý kiến trước lớp Hoạt động 1: Tìm hiểu các bước chuẩn bị phát biểu - Đọc đề tài phát biểu trong SGK, nghe hướng dẫn của GV và thực hiện theo yêu cầu để nắm các thao tác phát biểu -Làm việc theo nhóm, cử đại diện trình bày, HS khác theo dõi và bổ sung. -Mỗi HS chọn cho mình một đề tài để phát biểu -Dự kiến nội dung, sau đó sắp xếp để lập đề cương về đề tài mình đã chọn. -Theo dõi h/dẫn của GV và lập đề cương cho đề tài mình chọn. -Tìm hiểu thêm đối tượng tham gia hội thảo, hình dung trước một số tình huống, dự kiến giọng điệu, cử chỉ phù hợp. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách thức phát biểu ý kiến. -HS theo dõi phần h/dẫn của GV, sau đó phát biểu ý kiến theo đề cương đã chuẩn bị trước. Tập thể lớp nhận xét, bổ sung cho các ý kiến phát biểu. -Thảo luận tập thể để rút ra cách phát biểu theo chủ đề được nêu ở phần ghi nhớ ở SGK. Hoạt động 3: Làm bài luyện tập SGK -Làm theo h/dẫn của GV -Theo dõi phần h/dẫn của GV và thực hiện yêu cầu của bài tập HS xác định ý, trình bày ý kiến trước lớp dưới dạng đề cương I/CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ PHÁT BIỂU Chi đoàn tổ chức hội thảo “Thanh niên, học sinh cần làm gì đẻ góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông?”. Anh (chị) hãy phát biểu ý kiến tham gia hội thảo. 1.Xác định nội dung cần phát biểu -Xác định vấn đề phát biểu thuộc phạm vi chủ đề: “Thanh niên, học sinh cần làm gì để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông?” -Một số nội dung: +Tai nạn giao thông đã và đang xảy ra trầm trọng ở nước ta. +Tai nạn giao thông gây ra nhiều hậu quả tai hại. +Nguyên nhân của tai nạn giao thông. +Các giải pháp góp phần giảm thiểu tai nạn giao thong. 2.Dự kiến đề cương phát biểu: Nếu chọn đề tài: “Khắc phục tình trạng đi ẩu, nguyên nhân chủ yếu của tai nạn giao thông”, có thể lập đề cương sơ lược như sau: -Mở đầu: +Tai nạn giao thông đã và đang xảy ra trầm trọng, đe doạ đến tính mạng, tài sản và sự phát triển của đất nước ta. +Đi ẩu là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra tai nạn giao thô -Nội dung: +Những biểu hiện của đi ẩu +Những tai nạn giao thông do đi ẩu +Những biện pháp chống hành vi đi ẩu để bảo đảm an toàn giao thông. -Kết luận: Thanh niên và học sinh cần gương mẫu chấm dứt hành vi đi ẩu nhằm bảo đảm an toàn giao thông , mang lại hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà. II/PHÁT BIỂU Ý KIẾN: -Giới thiệu khái quát nội dung sẽ phát biểu -Trình bày nội dung theo đề cương dự kiến -Nói lời kết thúc và cảm ơn. -Trong quá trình phát biểu, cần lưu ý điều chỉnh thái độ, cử chỉ, giọng nói cho hợp lí và thuyết phục. III/LUYỆN TẬP: Bài tập 1: -Nêu ý kiến phản bác các quan niệm sai lầm về hạnh phúc. -Tán đồng và phân tích sâu sắc một ý kiến. -Phát biểu quan niệm riêng của mình về hạnh phúc. Bài tập 2: - Vào đại học là ước mơ, là nguyện vọng chính đáng của HS, thanh niên. - Tuy nhiên không phải vào đại học là cách lập thân duy nhất. Sau khi tốt nghiệp THPT, HS có thể không theo học đại học mà có thể theo học ở các trường dạy nghề, tuỳ theo năng lực, sở trường của mình. - Điều đáng nói là trong xã hội ngày nay, mọi người sẽ luôn luôn được học tập suốt đời.Vì vậy học sinh, thanh niên sẽ có nhiều cơ hội tiếp tục học tập để nâng cao trình độ, nếu các em có ý chí, nghị lực, biết vươn lên trong cuộc sống 4/Củng cố- Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: 2’ Củng cố: Các bước chuẩn bị và phát biểu ý kiến Bài tập về nhà: Làm bài tập SGK Chuẩn bị bài: Đất nước-Nguyễn Khoa Điềm RÚT KINH NGHIỆM: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docT 27 - Phat bieu theo chu de.doc