Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 31 đến tiết 33

I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

- Kiến thức: Củng cố và nâng cao nhận thức về một số phép tu từ ngữ âm (tạo nhịp điệu, âm hưởng, điệp âm,. điệp vần, điệp thanh): đặc điểm và tác dụng của chúng.

- Kĩ năng: Thực hành phân tích một số phép tu từ ngữ âm qua các ví dụ cụ thể, rèn kĩ năng nhận biết, phân tích và cảm nhận về các phép tu từ ngữ âm.

- Tư tưởng: Biết phân tích các phép tu từ trong văn bản, bước đầu biết sử dụng chúng khi cần thiết.

II- CHUẨN BỊ:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Đồ dùng dạy học, phiếu học tập,một số đoạn thơ, đoạn văn để HS thực hành bài luyện tập

- Phương án tổ chức lớp học: nhóm học, thảo luận, thuyết trình, nêu vấn đề, đọc sáng tạo.

- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo, thiết kế bài giảng.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Đọc kĩ văn bản sách giáo khoa, sách tham khảo, soạn bài theo Hướng dẫn học bài

- Nội dung và các bài tập của tiết trước.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1- Ổn định lớp: 1’

- Điểm danh học sinh, ghi tên học sinh vắng(nếu có).

- Chuẩn bị kiểm tra bài cũ.

2- Kiểm tra bài cũ: 5’

Câu hỏi: Thực hành bài tập cho ở tiết trước.

Dự kiến phương án trả lời:

3. Giảng bài mới:

Giới thiệu bài: 2’

Tiến trình tiết dạy:

 

doc8 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1458 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 31 đến tiết 33, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 29/10 /08 Tiết: 31 Bài dạy: Tiếng Việt MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Kiến thức: Củng cố và nâng cao nhận thức về một số phép tu từ ngữ âm (tạo nhịp điệu, âm hưởng, điệp âm,. điệp vần, điệp thanh): đặc điểm và tác dụng của chúng. Kĩ năng: Thực hành phân tích một số phép tu từ ngữ âm qua các ví dụ cụ thể, rèn kĩ năng nhận biết, phân tích và cảm nhận về các phép tu từ ngữ âm. Tư tưởng: Biết phân tích các phép tu từ trong văn bản, bước đầu biết sử dụng chúng khi cần thiết. CHUẨN BỊ: Chuẩn bị của giáo viên: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập,một số đoạn thơ, đoạn văn để HS thực hành bài luyện tập… Phương án tổ chức lớp học: nhóm học, thảo luận, thuyết trình, nêu vấn đề, đọc sáng tạo... Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo, thiết kế bài giảng. Chuẩn bị của học sinh: Đọc kĩ văn bản sách giáo khoa, sách tham khảo, soạn bài theo Hướng dẫn học bài Nội dung và các bài tập của tiết trước. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1- Ổn định lớp: 1’ Điểm danh học sinh, ghi tên học sinh vắng(nếu có). Chuẩn bị kiểm tra bài cũ. 2- Kiểm tra bài cũ: 5’ Câu hỏi: Thực hành bài tập cho ở tiết trước. Dự kiến phương án trả lời: Giảng bài mới: Giới thiệu bài: 2’ Tiến trình tiết dạy: TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 10’ 15’ 10’ Hoạt động 1: Hướng dẫn HS giải bài tập phần 1. -Nhịp điệu và âm hưởng của câu văn được tạo ra bởi yếu tố nào? -GV lưu ý HS, các yếu tố nhịp điệu và âm hưởng đều nhằm mục đích phục vụ cho nội dung biểu đạt. -GV: chia nhóm học sinh -Yêu cầu HS đọc ngữ liệu và thảo luận theo câu hỏi bài tập. -GV hướng dẫn HS trả lời bài tập, nhận xét, tổng hợp rút ra kết luận. -GV hướng dẫn tìm hiểu: - Biện pháp tu từ ngữ âm dùng trong các bài tập trên là gì? - Biện pháp tu từ ngữ âm này đưa ra hiệu quả gì? -GV yêu cầu các nhóm trình bày, sau đó nhận xét, tổng kết, chốt lại những kiến thức và kĩ năng cơ bản Hoạt động 2: H/dẫn HS giải bài tập phần 2 -GV tiếp tục cho HS thảo luận nhóm theo bài tập SGK. -GV chốt lại tác dụng của các phép tu từ biểu cảm, gợi hình trong văn bản. - Cách dùng các b/p’ tu từ ngữ âm? - Sử dụng nhằm thể hiện điều gì? Tâm trạng gì của nhân vật? -GV giới thiệu thêm để HS nắm: âm, vần, thanh điệu là các bộ phận của âm tiết (tiếng) được lặp lại một cách chú ý và phối hợp với nhau để phục vụ cho việc biểu đạt nội dung. -GV chốt kiến thức Hoạt động 3: H/dẫn HS làm bài tập luyện tập -GV chuẩn bị đoạn thơ, đoạn văn cho HS luyện tập ở lớp. Hoạt động 1: HS giải bài tập phần 1. -HS trả lời: sự ngắt nhịp, sự phối hợp âm thanh, sự hoà phối ngữ âm của từ ngữ… -HS đọc ngữ liệu và thảo luận theo câu hỏi hướng dẫn bài tập -HS hoạt động nhóm (từng bàn) thảo luận -Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét bổ sung. . -HS tiếp tục làm việc theo nhóm theo hướng dẫn của GV -HS chú ý về phép tu từ và việc sử dụng nhiều động từ -Cử đại diện trình bày, HS khác nhận xét. Hoạt động 2: HS giải bài tập phần 2 -HS thảo luận nhóm, viết vào bảng phụ và treo trên bảng chính, cử đại diện trình bày, HS khác nhận xét -HS lưu ý vần “eo” và “ang” -HS chú ý ngắt nhịp ở 3 câu đầu, sự phối hợp thanh T-B, từ láy -HS lắng nghe và ghi chép Hoạt động 3: HS làm bài tập luyện tập -HS làm bài tập luyện tập theo yêu cầu GV I/ Tạo nhịp điệu và âm hưởng cho câu : Bài tập 1: - Hai vế câu mở đầu dài- 4 nhịp- 2 nhịp dàn trải trước thể hiện cuộc đấu tranh từng kỳ của dân tộc. 2 nhịp ngắn sau ngắn: dồn dập mạnh mẽ, khẳng định quyền độc lập. Š Phối hợp diễn tả nội dung đoạn: 2 nhịp dài: thể hiện lòng kiên trì và q/tâm của d/tộc trong đ/tranh giành tự do “ gan góc” vơi 1 thời gian dài- 80 năm, mấy năm nay; 2 nhịp ngắn khẳng định dứt khoát, đanh thép: tự do và độc lập của dân tộc ta. Phối hợp nhịp điệu, âm thanh, kết hợp biện pháp tu từ từ vựng, cú pháp. -Thay đổi linh hoạt các thanh bằng trắc. +Kết thúc 3 nhịp đầu là thanh bằng không dấu với 3 âm tiết mở: nay- nay.- do. - Tạo âm hưởng ngân vang lan xa. +Kết thúc nhịp 4 là 1 thanh trắng với một âm tiết khép- lập- tạo sự lắng đọng. +Nhịp điệu và sự phối hợp âm thanh cùng với phép lặp cú pháp- một dân tộc đó- lặp từ ngữ: dân tộc, đã gan góc, nay, phải được- tạo ra âm hưởng hùng hồn, đanh thép cho lời tuyên ngôn. Bài tập 2: Đoạn văn lời kêu gọi cứu nước phối hợp nhiều yếu tố. - Phép điệp, phép đối: từ ngữ, nhịp điệu, kết cấu ngữ pháp. - Sử dụng vần: vần bằng, vần trắc tạo sự hài hoà về thanh điệu cuối mỗi nhịp và sắc thái thiêng liêng trang trọng cho lời văn. - Nhịp điệu phối hợp nhanh chậm, ngắn , dài và còn do các từ phản nghĩa với nhau tạo nên: đàn ông, đàn bà; già , trẻ; súng gươm....Š tăng sức thuyết phục cho lời văn. Š Tạo âm hưởng cho đoạn văn. - Các cụm từ, các vế, các đoạn đối xứng nhau: đàn ông, đàn bà; già , trẻ; súng gươm; ai có súng..., ai có gươm.......Š Tạo nên sắc thái hào hùng cho lời văn. Bài tập 3: Kết hợp sử dụng phép tu từ nhân hoá, các động từ với các yếu tố ngữ âm. - Ngắt nhịp nhanh chậm thể hiện tình cảm say sưa, tự hào của t/g đ/v cây tre, đối với ĐN. - Xen kẽ nhịp ngắn dài.Nhịp ngắn dứt khoát, mạnh mẽ. - Ngắt nhịp giữa chủ ngữ, vị ngữ (không dùng từ là), tạo nên âm hưởng mạnh mẽ, ý nghĩa khẳng định. - Hai câu cuối lặp từ ngữ, lặp cú pháp, ngắn gọn. II/ Điệp âm, điệp vần, điệp thanh: Bài tập 1: a. Lặp lại 4 lần và phối hợp phụ âm “lửa lựu lập loè” Š trạng thái ẩn hiện lấp ló. Sinh động. b. Phối hợp các phụ âm- 4 lần : Sự cộng h ưởng của 4 lần tạo nên hình tượng bong trăng lấp lánh và phát tán trên mặt ao, mặt ao phản chiếu ánh trăng lấp loáng ; diễn tả trạng thái ánh trăng. Bài tập 2: - Vần eo là vần chủ đạo- xuất hiện 5 lầnŠ góp phần phác hoạ mùa thu yên tĩnh trong trẻo, đồng thời thể hiện tâm hồn gắn bó chặt chẽ với quê hương xứ sở. - Đoạn thơ lặp nhiều lần vần “ang”- Š âm hưởng rộng mở kéo dài. Nó phù hợp với cảm xúc: mùa đông tiếp diễn với nhiều dấu hiệu đặc trưng. Bài tập 3: Các yếu tố ngữ âm trong đoạn thơ - Cách ngắt nhịp- Nhịp điệu – 3 câu đầu. - Phối hợp các thanh trắc- bằng. 3 câu đầu. Câu cuối tạo ấn tượng về viễn cảnh rộng mở. - Từ láy gợi hình, phép đối từ ngữ, lặp từ ngữ. - Lặp cú pháp (câu 1-3) - Phép nhân hoá. Æ Tạo khung cảnh hiểm trở của vùng rừng núi và t/chất khốc liệt của cuộc hành quân. Chốt kiến thức: *Phép tu từ tạo nhịp điệu và âm hưởng thường được dùng trong văn xuôi, nhất là trong văn chính luận. *Phép tu từ tạo nhịp điệu, điệp thanh thường được dùng nhiều trong thi ca. III/Luyện tập: Tìm các phép tu từ ngữ âm được sử dụng trong các ngữ liệu sau: - Đoạn thơ (GV tự chọn). - Đoạn văn (GV tự chọn). 4.Củng cố - Dặn dò (2’) +Các b/pháp tu từ ngữ âm: Điệp âm, điệp vần, điệp thanh, nhịp điệu, Š âm hưởng là những phép tu từ ngữ âm thường dùng trong văn bản, đặc biệt những văn bản nghệ thuật. + Luyện tập thêm ở nhà: chỉ ra phép tu từ ngữ âm và ý nghĩa của nó trong đoạn thơ, đoạn văn đã học trong chương trình. - Chuẩn bị bài để làm bài viết số 3: Nghị luận văn học- 2 tiết. IV/RÚT KINH NGHIỆM: …………………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………………….. Ngày soạn:1 /11 /08 Tiết : 32-33 Bài dạy: (Làm văn) MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp hs: Kiến thức: Vận dụng kiến thức đã học trong phần Văn học ở nửa đầu học kì I để viết bài nghị luận văn học về một bài thơ, đoạn thơ, trong đó có sử dụng các thao tác phân tích, bình luận, nêu cảm nghĩ. Kĩ năng: Rèn luyện, củng cố kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý, tổ chức bài văn, các thao tácphân tích, bình luận văn học. Tư tưởng: Bước đầu rèn luyện cho HS khả năng nghị luận tập trung vào một khía canh, một vấn đề nổi bật trong đặc điểm nghệ thuật hoặc nội dung của tác phẩm, biết cách trình bày ngắn gọn và rõ ràng vấn đề trong một hệ thống lập luận chặt chẽ. Đồng thời nâng cao năng lực tư duy tổng hợp, so sánh, đối chiếu một cách có cơ sở, có hệ thống để làm rõ đặc điểm bản chất, tương đồng hoặc khác biệt của một số tác phẩm đã được tìm hiểu. II- CHUẨN BỊ: Chuẩn bị của giáo viên: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, đề kiểm tra, đáp án, biểu điểm… Phương án tổ chức lớp học: thực hành, luyện tập,... Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo, thiết kế bài giảng. Chuẩn bị của học sinh: Đọc sách giáo khoa, sách tham khảo... Nội dung bài học và các bài tập của tiết trước; lí thuyết và kĩ năng đã học... III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1- Ổn định lớp: 1’ Điểm danh học sinh, ghi tên học sinh vắng(nếu có). Chuẩn bị kiểm tra bài cũ. 2- Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra 3- Giảng bài mới: Tiến trình tiết dạy: TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 2’ Hoạt động1 Phát đề kiểm tra Giáo viên có thể gợi ý cho hs về yêu cầu của việc kiểm tra Hoạt động1 Nhận đề kiểm tra Đọc kĩ đề bài Đề: Câu 1, Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc (Tố Hữu) được biểu hiện cụ thể ở những phương diện nào? Trình bày vắn tắt và nêu dẫn chứng minh hoạ. Câu 2, Phân tích tâm trạng của tác giả khi nhớ về miền tây Bắc Bộ và những người đồng đội trong đoạn thơ sau: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! …………………………….. Mai Châu mùa em thơm nếp xôi 87’ Hoạt động2: Giám sát việc làm bài của hs: Giám sát và nhắc nhở hs làm bài nghiêm túc Hoạt động2 Làm bài: Làm bài nghiêm túc Đáp án và biểu điểm: Câu 1: (3 điểm) -Giới thiệu ngắn gọn về hoàn cảnh ra đời, đề tài của bài thơ (0.5 điểm) -Những biểu hiện cụ thể của tính dân tộc trong bài thơ. +Tính dân tộc được biểu hiện trong nội dung của bài thơ (1 điểm): đề tài, hình tượng trung tâm, cảm hứng chủ đạo của bài thơ đều hướng tới những vấn đề lớn của lịch sử dân tộc (cuộc kháng chiến chống Pháp; hình tượng đất nước, con người Việt Nam anh dũng, quật cường, vừa tràn đầy vẻ đẹp thơ mộng, đằm thắm; cảm hứng yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng). +Tính dân tộc được biểu hiện trong hình thức nghệ thuật của bài thơ (1.5 điểm): thể thơ lục bát, giọng điệu trữ tình (lời bày tỏ, đối đáp tâm tình ngọt ngào của ca dao), cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh. Câu 2: (7 điểm) Mở bài (0.5 điểm) -Giới thiệu ngắn gọn về hoàn cảnh ra đời, đề tài, cảm hứng chủ đạo của bài thơ Tây Tiến (Quang Dũng). -Trình bày ngắn gọn về vị trí, cảm hứng trữ tình nổi bật của đoạn trích. Thân bài (6 điểm) -Nỗi nhớ không gian, nhớ núi rừng, làng bản: HS bám sát được giọng điệu, từ ngữ, hình ảnh cụ thể để nêu bật được tâm trạng nhớ nhung đến cồn cào, khắc khoải của nhà thơ khi hướng về Tây Tiến. Mỗi địa danh miền Tây Bắc Bộ đều gắn với những kỉ niệm sâu đậm trong kí ức nhà thơ. Qua thế giới thiên nhiên, HS cần cảm nhận, phân tích được nét riêng của hồn thơ Quang Dũng: “Sông Mã xa rồi…Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” (2 điểm) -Nỗi nhớ đồng đội: HS cảm nhận và phân tích được tâm trạng của nhà thơ qua hình ảnh người lính Tây Tiến trên con đường hành quân đầy gian khổ. Nỗi đau mất mát, niềm cảm thương vô hạn của nhà thơ được nói lên bằng giọng ngang tang, kiêu hãnh, nhằm vượt lên thực tại khốc liệt “Anh bạn dãi dầu không bước nữa…Gục lên súng mũ bỏ quên đời!” (2 điểm) -Sự kết hợp giữa giai điệu cảm xúc bi tráng, mãnh liệt và nét thi vị, bay bổng trong tâm trạng trữ tình qua bức tranh thiên nhiên và con người miền Tây Bắc Bộ: “Chiều chiều oai linh thác gầm thét…Mai Châu mùa em thơm nếp xôi” (2 điểm) Kết bài (0.5 điểm): -Nêu kết luận tổng quát về ý nghĩa của hình tượng nghệ thuật và đặc trưng của cảm xúc trữ tình trong đoạn thơ. -Đánh giá vắn tắt về những đặc điểm nghệ thuật nổi bật của đoạn thơ trong mối liên hệ với toàn tác phẩm. 2’ Hoạt động3 Thu bài: Thu bài và nhận xét giờ làm bài của hs. Chấm bài theo đáp án. Hoạt động3 Nộp bài Nộp bài đúng giờ theo yêu cầu của giáo viên. 4- Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: Bài tập về nhà: Chuẩn bị bài: Soạn “Dọn về làng, Tiếng hát con tàu, Đò lèn” RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docTuan 11GA ngu van 12.doc
Giáo án liên quan