Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 34 đọc thêm “Dọn về làng” - Nông Quốc Chấn, “Tiếng hát con tàu” - Chế Lan Viên, “Đò lèn” - Nguyễn Duy”

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về Kiến thức.

* Bài Dọn về làng:

- Thấy được tội ác của giặc, thấy được niềm hân hoan vui sướng của người dân khi quê hương được giải phóng.

- Nhận ra nét độc đáo về nghệ thuật; Lối thơ giàu hình ảnh, lối so sánh sát thực.

*Tiếng hát con tàu:

- Cảm nhận được tình cảm sâu nặng của tác giả khi hướng đến nhân dân, đất nước, hướng đến kỷ niệm kháng chiến.

- Nắm được những nét nghệ thuật đặc sắc trong; Cảm xúc suy tưởng, chất triết lý, xây dựng và sáng tạo hình ảnh .

* Đò lèn:

- Hiểu được những tình cảm sâu nặng của nhà thơ đối với bà.

- Nhận ra những nét đặc sắc về nghệ thuật, như xây dựng hình ảnh, giọng điệu, cảm xúc.

2. Về Kỹ năng.

- RLKN khai thác, cảm thụ thơ ca, biết phân tích các bài thơ theo thể tự do.

3. Về thái độ.

- Tình yêu quê hương đất nước, yêu hoà bình, biết căm thù cái ác.

- Tình cảm bà cháu đằm thắm tha thiết.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. GIÁO VIÊN: SGK, Giáo án,

2. HỌC SINH: SGK, Vở ghi, bài soạn.

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

* Ổn định tổ chức (1’)

1. kiểm tra bài cũ (kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh ở nhà ( 5’ )

2. Bài mới.

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 19596 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 34 đọc thêm “Dọn về làng” - Nông Quốc Chấn, “Tiếng hát con tàu” - Chế Lan Viên, “Đò lèn” - Nguyễn Duy”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 3/11/2012 Ngày giảng 12 A /11/2012 12G /11/2012 Tiết 34 : Đọc thêm “DỌN VỀ LÀNG” - NÔNG QUỐC CHẤN “TIẾNG HÁT CON TÀU” - CHẾ LAN VIÊN “ĐÒ LÈN” - NGUYỄN DUY” I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về Kiến thức. * Bài Dọn về làng: - Thấy được tội ác của giặc, thấy được niềm hân hoan vui sướng của người dân khi quê hương được giải phóng. - Nhận ra nét độc đáo về nghệ thuật; Lối thơ giàu hình ảnh, lối so sánh sát thực. *Tiếng hát con tàu: - Cảm nhận được tình cảm sâu nặng của tác giả khi hướng đến nhân dân, đất nước, hướng đến kỷ niệm kháng chiến. - Nắm được những nét nghệ thuật đặc sắc trong; Cảm xúc suy tưởng, chất triết lý, xây dựng và sáng tạo hình ảnh . * Đò lèn: - Hiểu được những tình cảm sâu nặng của nhà thơ đối với bà. - Nhận ra những nét đặc sắc về nghệ thuật, như xây dựng hình ảnh, giọng điệu, cảm xúc. 2. Về Kỹ năng. - RLKN khai thác, cảm thụ thơ ca, biết phân tích các bài thơ theo thể tự do. 3. Về thái độ. - Tình yêu quê hương đất nước, yêu hoà bình, biết căm thù cái ác. - Tình cảm bà cháu đằm thắm tha thiết. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. GIÁO VIÊN: SGK, Giáo án, 2. HỌC SINH: SGK, Vở ghi, bài soạn. III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY * Ổn định tổ chức (1’) 1. kiểm tra bài cũ (kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh ở nhà ( 5’ ) 2. Bài mới. * Lời vào bài(1’) Mỗi nhà thơ là mỗi một giọng điệu, một phong cách thơ khác nhau, tuy không được tìm hiểu tất cả, song qua ba bài thơ của ba tác giả sau chúng ta sẽ ít nhiều nhận ra các phong cách, giọng điệu đó. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT ? Nêu những nét KQ nét về tác giả? ? Kể tên các tác phẩm chính? ? Cho biết những đóng góp lớn trong SNST? ? Nêu hoàn cảnh ra đời bài thơ? ? Cho học sinh đọc bài thơ, giáo viên uấn nắn cách đọc. ? ND chính bài thơ ? Niêm vui… thể hiện qua những hình ảnh thơ nào ? Tác giả dùng phương thức gì để biểu đạt nội dung? ? Nét độc đáo trong NT. ? Liên hệ với những tác phẩm miền núi học sinh đã học? ? Bên cạnh niềm vui nha thơ còn nói đến điềugì? ? Biểu hiện qua chi tiết, hình ảnh nào? ? Nhận xét cách thể hiện. Thái độ của tác giả khi kể tội ác của giặc? ? Nhận xét lối diễn đạt 2 câu kết. ? Nghệ thuật? ? Nhận xét nội dung?. ? Nêu những nét KQ? ? Kể tên 1 số TP chính? ? Nét đặc sắc trong thơ CLV ? GV hướng dẫn HS đọc, giải nghĩa từ. ? Nêu xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác. ? Xác định bố cục. ? Đọc đoạn thơ mà em thích nhất. PT A. Dọn về làng I. Tìm hiểu chung 1.Tác giả - Nông Quốc Chấn: (1923-2002) Tên khai sinh: Nông văn Quỳnh. Là nhà thơ dân tộc Tày. - Quê: Cầu Đán- Ngân sơn – Bắc Cạn. - Tham gia cách mạng từ trước tổng khởi nghĩa. - Từng giữ nhiều trọng trách trong lĩnh vực văn hoá. 2. Tác phẩm. - Tiếng ca người Việt bắc (1959), Đèo gió(1968), Suối và biển (1984), Việt Bắc đánh giặc. - Nông Quốc Chấn đại diện cho tầng lớp trí thức dân tộc trưởng thành trong chiến tranh đóng góp nổi bật trong sự nghiệp sáng tác là thơ, thơ: Mang Cảm xúc chân thành, chất phác lời thơ toát lên nét riêng trong suy tư, lối diễn đạt của người miền núi, giản dị, chân thành, giàu hình ảnh.tư duy cụ thể. - Năm 2000 Ông được giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật. 3. Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ sáng tác vào năm 1950 viết về quê hương tác giả trong những năm kháng chiến chống TDP đau thương mà anh dũng 4. Đoc – giải nghĩa từ khó. - Yêu cầu hs đọc đúng yêu cầu. - Giải nghĩa từ : II. Đọc hiểu:(10’) * Miêu tả niềm vui khi quê hương được giải phóng. Đồng thời nói nên cuộc sống gian khổ của nhân dân Cao – Bắc – Lạng và tội ác dã man của giặc pháp. 1. Niềm vui Cao - Bắc - Lạng được giải phóng. “ Mẹ !Cao- Lạng hoàn toàn giải phóng ………………………lúa ngô khoai” “Hôm nay Cao - Bắc – Lạng cười vang ………………………….từng vũng” - Tự sự và biểu cảm. Tự sự bằng cách kể lại niềm hân hoan vui sướng của con người khi trở lại cuộc sống tự do, lằm ăn bình thường. - Nét độc đáo về nghệ thuật: ở cách so sánh rất riêng ; người đông như kiến, súng đầy như củi,( đây là lối diễn đạt dân dã của người miền núi, hay sử dụng thể hiện lối tư duy trực quan sinh động liên hệ đến những gì gần gũi xung quanh mình. - VD: Tiễn dặn người yêu; Sử thi Đăm Săn. 2. Cuộc sống gian khổ của nhân dân Cao- Bắc-Lạng và tố cáo tội ác của giặc. - Mấy năm qua, quên tết tháng giêng, quên rằm tháng bảy, chạy hết núi lại khe, cay đắng đủ mùi. -- > Đó là cuộc sống không ổn định, nơm nớp lo âu, thiếu then trăm bề, thiếu vắng niềm vui. “ Từng cái nán nó đốt đi trơ trọi Nó vơ hết áo quần trong túi” …………………………. - Băng tự sự kết hợp với biểu cảm, hình ảnh xúc động nhà thơ đưa ra những cảnh tượng thật thê thảm vừa xót xa, vừa đau đớn đến bầm gan tím ruột. Căm thù giặc đến tột độ muốn hành động trả thù. “ Cha ngã xuống nằm lăn trên mặt đất cha ơi! cha không biết nói rồi”. “mày sẽ chết, thằng giặc Pháp hung tàn, băm xương mày mới hả.” - > Đây là sự dồn nén cảm xúc dự báo hành động quyết liệt của chúng ta là trả thù. - Lối diễn đạt giản dị, dễ hiểu, tràn đầy yêu thương với người mẹ và quyết tâm chiến đấu chống kẻ thù với tinh thần lạc quan. III. Tổng kết:(4’) 1. Nghệ thuật. Lối diễn đạt giản dị nhưng dễ hiểu, thể hiện tình cảm chân thực đằm thắm của người miền núi. 2. Nội dung. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp,quyết tâm chiến đấu để bảo vệ những giá trị sống của nhân dân. B.Tiếng hát con tàu I. Vài nét chung: 1. Tác giả: Chế Lan Viên ( 1920 – 1989) - Tên khai sinh Phan Ngọc Hoan. - Quê quán: Xã Cam An, huyện Lộ tỉnh Quảng Trị. - Làm thơ từ lúc nhỏ (12,13 tuổi). - Sau khi tốt nghiệp trung học: Dạy học ở trường tư, làm báo ở Sài Gòn, tham gia cách mạng tháng tám ở Quy nhơn.... - Sau năm 1954: Về Hà Nội tiếp tục hoạt động văn học, nhiều năm tham gia lãnh đạo hội nhà văn Việt Nam. - Sau 1975: Vào thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục hoạt động văn học cho tới lúc qua đời - CLV là nhà thơ lớn của nền VH hiện đại VN. Con đường thơ tải qua nhiều chặng đường với những bước ngoặt đánh dấu sự chuyển biến tư tưởng và những tìm tòi đổi mới nghệ thuật. 2. Tác phẩm: - Các tập thơ: Điêu tàn( 1937), ánh sáng và phù sa ( 1960), Hoa ngày thường chim báo bão (1967), Những bài thơ đáh giặc ( 1972), Đối thoại mới ( 1973). Hái theo mùa (1977), Hoa trên đá (1984) - Trong những năm chống mĩ cứu nước thơ CLV nóng hỏi tính thời sự, giầu chất sử thi, chất anh hùng ca, và chất chính luận có vẻ đẹp trí tuệ độc đáo. - Từ sau 1975 thơ CLV có phong cách độc đáo: có vẻ đẹp trí tuệ, luôn có ý thưc khai thác triệt để những tương quan đối lập, giầu chất suy tưởng triết lí với thế giới hình ảnh đa dạng phong phú, đầy sáng tạo. 3. Đọc – giải nghĩa từ khó: - Đọc đúng yêu cầu. - Giải nghĩa từ: 4. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Rút từ tập ánh sáng và phù sa ( 1960) Bài thơ gợi cảm hứng từ một sự kiện KT- CT, xã hôi . 5. Bố cục: ( Dựa vào diễn biến tâm trạng bài thơ chia làm 3 phần) (1) Hai khổ thơ đầu: Sự trăn trở và lời mời gọi lên đường. (2) Chín khổ giữa: Khát vọng về với nhân dân gợi lại những kỉ niệm k/c với nghĩa tình ND, đất nước. (3) Bốn khổ cuối: Khúc hát lên đờng sôi nổi tin tưởng say mê. * Củng cố, luyện tập: (5’) - Tuỳ HS lựa chon, PT 3. Hướng dẫn học bài (2’) a. Bài cũ. - Tìm hiểu thêm một số đoạn tiêu biểu. - Đọc thuộc lòng đoạn giữa. b. Bài mới. - Đọc tiếp hai bài sau; Tiết sau đọc thêm. RÚT KINH NGHIỆM ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTiet 3412cb chuan.doc
Giáo án liên quan