Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 34 Làm văn: Các kiểu kết cấu của bài văn nghị luận

*Mục tiêu cần đạt:

Giúp HS:

-Hiểu được kết cấu của bài văn nghị luận.

-Có kĩ năng vận dụng các kiểu kết cấu vào bài văn nghị luận một cách hợp lí.

*Phương tiện và cách thức thực hiện:

-SGK, SGV, GA.

-Dạy theo phương pháp quy nạp .

*Tiến trình D-H:

A.Ổn định lớp.

B.Kiểm tra bài cũ:

C.Bài mới :

 

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2880 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 34 Làm văn: Các kiểu kết cấu của bài văn nghị luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 34: Ngày soạn: 25/10/2008 Làm văn: CÁC KIỂU KẾT CẤU CỦA BÀI VĂN NGHỊ LUẬN *Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: -Hiểu được kết cấu của bài văn nghị luận. -Có kĩ năng vận dụng các kiểu kết cấu vào bài văn nghị luận một cách hợp lí. *Phương tiện và cách thức thực hiện: -SGK, SGV, GA. -Dạy theo phương pháp quy nạp . *Tiến trình D-H: A.Ổn định lớp. B.Kiểm tra bài cũ: C.Bài mới : Hoạt động của GV-HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: GV nêu câu hỏi: Trong bài văn nghị luận ngoài kết cấu gồm 3 phần, các ý chính trong phần thân bài có cần được tổ chức theo một trật tự nhất định không? Nếu có thì đó là trật tự gì? -Những trật tự đó trong bài văn người ta gọi là kết cấu. -Ngoài những kết cấu bên ngoài , văn bản nghị luận còn có những kiểu kết cấu bên trong. Các kiểu kết cấu bên trong giúp bài viết trở nên rõ ràng, mạch lạc hơn. Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu các kiểu kết cấu dựa theo hệ thống câu hỏi: ? Mối quan hệ giữa luận điểm trung tâm và luận điểm bộ phận có tính chất gì? ? Mối quan hệ giữa các luận điểm có tính chất gì? -GV cho hS đọc VD về kiểu tăng tiến và nêu câu hỏi về quan hệ giứa các luận điểm bộ phận: ?Mối quan hệ ấy thể hiện ở các từ liên kết nào? V đọc cho hS tham khảo VD trong SGK về kiểu kết cấu đối chiếu : ?Mối quan hệ giữa các bộ phận? *Phần luyện tập : GV hướng dẫn HS lần lượt tìm hiểu các BT trong SGK ?Khi làm BT 1, chúng ta cần vận dung thao tác lập luận nào? Lí giải vì sao lại vận dụng thao tác ấy ? ?Nỗi khổ của việc học văn theo các em là gì? Niềm vui của việc học văn là gi? *Từ đó cho thấy vận dụng thao tác nghị luận so sánh là hợp lí. *BT 2 :HS tự làm ở nhà. 1.Khái niệm kết cấu: *Kết cấu là tổ chức nội dung và hình thức của bài văn. Kết cấu bao gồm: -Tổ chức bên ngoài (tức bố cục ), gồm 3 phần quen thuộc: mở bài , thân bài, kết bài. -Tổ chức bên trong là cách sắp xếp ý theo một trật tự nhất định trong từng phần và giữa các phần trong toàn bài để cho ý chính được nổi bật lên, người đọc dễ nhận thấy, không hiểu lầm và do đó có sức thuyết phục cao. Đây là phần trọng tâm của bài. 2.Kiểu kết cấu: a.Kiểu kết cấu đẳng lập: Trong kiểu kết cấu này, các luận điểm bộ phận thuộc luận điểm trung tam có vị trí ngang bằng nhau, được trình bày theo lối liệt kê. b.Kiểu kết cấu tăng tiến: Trong kiểu két cấu này, các luận điểm bộ phận thuộc luận điểm trung tâm có trật tự: luận điểm sau cao hơn, sâu hơn luận điểm trước, thường được trình bày bằng các từ liên kết “không chỉ” “mà còn” c.Kết cấu đối chiếu : Trong kiểu kết cấu này, các luận điểm bộ phận đối sánh với nhau theo từng cặp làm cho luận điểm trung tâm thêm nổi bật 3.Luyện tập : a.Đề 1: -Dùng kiểu kết cấu đối chiếu -Nêu lên những nỗi buồn của việc học văn: Khi đọc một bài văn mà không thể tìm được từ chìa khóa để mở cánh cửa đi vào bài, ai cũng cảm thấy khó chịu , khi đã đọc không vào, câu chữ hoàn toàn câm lặng.. -Niềm vui: có hiểu được nỗi khổ như thế mới thấy được niềm vui trong việc học. b.Đề 2: GV hướng dẫn HS tự tìm hiểu ở nhà. D. Đánh giá: Yêu cầu học sinh làm bài tập. E. Hoạt động nối tiếp: Soạn bài “ Người lái đị sơng đà”

File đính kèm:

  • docTiet 34 Cac kieu ket cau.doc