Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 37 giảng văn: Vợ nhặt - Kim Lân

A. Chuẩn bị bài

I. Yêu cầu bài dạy

1. Giúp HS:

- Hiểu được nỗi khổ cực đến tột cùng của người dân lao động dưới chế độ thực dân phong kiến.

- Nhận thức được ý nghĩa nhân đaọ cảm động có chiều sâu riêng của TP. (Tình mẹ thương con, khao khát có tổ ấm gia đình của người lao động nghèo khổ)

- Hiểu, đánh giá được những đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm: Tạo tình huống, tả người, dựng đối thoại, sử dụng ngôn ngữ.

- Rèn luyện KNPT.

2. GDHS: lòng nhân ái yêu thương giai cấp.

II. Chuẩn bị

- GV: Nghiên cứu tài liệu: SGK, SGV, Soạn giáo án.

- HS: Đọc SGK, soạn theo HD.

B. Phần thể hiện trên lớp

* Ổn định tổ chức

I. Kiểm tra bài cũ (6')

1. Câu hỏi

? Hãy nêu những nét chính về số phận, tính cách n.vật Mị? So sánh sự giống và khác nhau với n.vật A Phủ?

2. Đáp án

- Số phận, tính cách nhân vật Mị

+ Số phận: đau thương, bất hạnh đến cùng cực. Bị áp bức, xâm hại cả về thể xác lẫn tinh thần

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2099 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 37 giảng văn: Vợ nhặt - Kim Lân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết37, Giảng văn Vợ nhặt - Kim Lân- A. Chuẩn bị bài I. Yêu cầu bài dạy 1. Giúp HS: - Hiểu được nỗi khổ cực đến tột cùng của người dân lao động dưới chế độ thực dân phong kiến. - Nhận thức được ý nghĩa nhân đaọ cảm động có chiều sâu riêng của TP. (Tình mẹ thương con, khao khát có tổ ấm gia đình của người lao động nghèo khổ) - Hiểu, đánh giá được những đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm: Tạo tình huống, tả người, dựng đối thoại, sử dụng ngôn ngữ. - Rèn luyện KNPT. 2. GDHS: lòng nhân ái yêu thương giai cấp. II. Chuẩn bị - GV: Nghiên cứu tài liệu: SGK, SGV, Soạn giáo án. - HS: Đọc SGK, soạn theo HD. B. Phần thể hiện trên lớp * ổn định tổ chức I. Kiểm tra bài cũ (6') 1. Câu hỏi ? Hãy nêu những nét chính về số phận, tính cách n.vật Mị? So sánh sự giống và khác nhau với n.vật A Phủ? 2. Đáp án - Số phận, tính cách nhân vật Mị + Số phận: đau thương, bất hạnh đến cùng cực. Bị áp bức, xâm hại cả về thể xác lẫn tinh thần + Tính cách: yêu đời, ham sống, tiềm tàng mong ước hạnh phúc, tinh thần phản kháng, lòng thương ng. - Hai n.vật giống và khác nhau + Giống: về số phận + Khác: A Phủ tính cách gan góc, tinh thần phản kháng mạnh mẽ hơn. II. Bài mới * Lời vào bài (1’) Kim Lân thuộc vào số ít các nhà văn có thể minh chứng cho chân lí “Quý hồ tinh...” trong NT. Sự nghiệp sáng tác của ông không nhiều về số lượng TP, nhưng đã có những TP xuất sắc. Vợ nhặt là 1 trong những TP như thế. I. Tác giả và hoàn cảnh sáng tác (6’) ? Nêu tóm tắt 1 vài nét về t.giả? ? Hãy nêu những hiểu biết của em về tác phẩm? 1. Tác giả - Tiểu sử : SGK - Kim Lân là cây bút truyện ngắn chuyên nghiệp và đầy tài năng. Thế giới truyện ngắn của ông tập trung ở khung cảnh nông thôn và ng nông dân; ngôn ngữ bình dị, đời thường. Sáng tác ở 2 giai đoạn - ở Ông có tấm lòng yêu thương, trân trọng sâu sắc (của nhà văn) với cảnh ngộ c/sống và nỗi lòng của những ng nông dân lao động nghèo khổ ở nông thôn. - TP chính: SGK. 2. Hoàn cảnh sáng tác - Truyện ngắn Vợ nhặt được rút từ tập Con chó xấu xí - Truyện ngắn này tiền thân là tiểu thuyết Xóm ngụ cư được nhà văn viết ngay sau CMT.8. Bản thảo chưa in, sau này được t/giả viết lại. Điều này cho thấy Vợ nhặt mang dấu ấn của 1 QT nghiền ngẫm lâu dài về ND- NT, 1 QT lao động sáng tạo nghiêm túc. ý đồ sáng tác tr.ngắn Vợ nhặt được nh.văn thổ lộ Trong sự túng đói quay quắt, trong bất cứ h/cảnh khốn khổ nào, ng nông dân ngụ cư vẫn khao khát vươn lên trên cái đói, cái thảm đạm để mà vui, mà hy vọng. Với 1 ý đồ như thế, KL đã chọn nạn đói khủng khiếp năm 1945 làm bối cảnh cho truyện. II. Bối cảnh và tình huống truyện (15’) ? E biết gì về bối cảnh câu chuyện? ? KL đã cảm nhận và miêu tả nạn đói ấy NTN? 1. Bối cảnh câu chuyện Câu chuyện được KL đặt vào giữa khung cảnh nạn đói năm 1945. Đây là nạn đói khủng khiếp mà N.Cao, N.Tuân đã nhận xét. Đến năm 2000 vẫn còn rùng mình - KL viết cái đói đã tràn đến -> cách nói gợi hoài niệm kinh hoàng cho ng dân xứ Việt Đấy là hiểm hoạ lớn của DT đã quét đi xấp xỉ 1/10 dân số nước ta khi đó (do tội ác cả TDP, Phát xít Nhật). Đúng như chữ nghĩa của KL, hiểm hoạ ấy tràn đến -> tức là mạnh như thác dữ -> cách miêu tả cũng gây 1 ám ảnh thê lương qua 2 hình ảnh ? Hãy chứng minh? ? XD bối cảnh ấy KL muốn nói điều gì? - Con ng năm đói: 2 lần so sánh với bóng ma. Gianh giới giữa: ng - ma; sống- chết; cõi âm nhoà cõi dương; trần gian mấp mé miệng vực âm phủ. - Không gian năm đói: Ng chết như ngả rạ, những cái thây nằm còng queo, tiếng quạ kêu gào. Cảm giác thê lương -> Bằng bút pháp tả thực, khắc hoạ hình ảnh kinh hoàng về nạn đói này, nhà văn KL nhằm lên án, tố cáo chế độ XHTD-PK đồng thời bày tỏ thái độ đau xót vô hạn trước hiện thực c/sống. Qua bức tranh đậm chất hiện thực ấy, ta thấy cái đói năm ấy đã có sức huỷ diệt ghê gớm. Trong bối cảnh như thế KL đặt vào 1 mối tình. Điều này thật táo bạo, song cũng thật độc đáo. ? Việc miêu tả nạn đói xuất hiện tình huống gì? ? Tại sao Tr. ngắn có nhan đề là Vợ nhặt? ? Lí do ng đàn bà theo Tràng về? ? E hãy nhận xét về tình huống truyện? ? Tạo ra tình huống nh vậy có tác dụng gì? 2. Tình huống truyện Câu chuyện Tràng có vợ. - Nhan đề: KL từng giải thích: Nhặt tức là nhặt nhạnh, nhặt vu vơ, trong cảnh đói dường như không ai thoát khỏi cái chết. Gía trị con ng thật rẻ rúng- ng ta có thể nhặt được vợ. + Ng phụ nữ dám theo Tràng về qua lời nói đùa -> gặp gỡ chị ở chợ -> được ăn: không cần tìm hiểu vì h/cảnh đói; Không nơi nương tựa; Chạy trốn cái đói. -Tình huống lạ, oái ăm -> éo le. Điều này đã tạo nên sự xáo trộn tâm lí cho tất cả mọi ng: phức tạp, vui có, buồn có, lo lắng có. -> Để cho các nhân vật tự bộc lộ mình, nêu bật chủ đề của tác phẩm: Khao khát hạnh phúc của con ng. III. Phân tích 1. Nhân vật Tràng ? Nhân vật Tràng được giới thiệu NTN? (2’) - Xoàng xĩnh về mặt hình thức - Ăn nói cục cằn, thô lỗ. - Nghèo lại là dân ngụ cư -> Song có tấm lòng nhân hậu. Tràng hiện lên qua lời kể của KL như kết tinh cái phần hoang dã nhất của con ng. Nhiều cái có liên quan đến Tràng xem ra cũng hoang dã (cành dong dấp cổng, tấm phên rách che nhà, mảnh vườn lổn nhổn toàn cỏ dại..) Âý thế mà giữa buổi đói khát ấy, 1 buổi chiều ng trong xóm bỗng thấy Tràng về với 1 ng đàn bà nữa. Một ng đàn bà bước vào cuộc đời Tràng. Ng vợ nhặt ? Từ khi có vợ , tâm trạng của Tràng có thay đổi không? Đọc tr 104, 105 ? Suy nghĩ, so sánh 2 t/trạng của Tràng? ? E thấy TR sống trong t/trạng NTN? ? Từ t/trạng đó dẫn đến hành động, cử chỉ của Tràng NTN? ? XD hình ảnh đó, nhà văn không vì mục đích mỉa mai, gây cười.. mà gửi gắm điều gì? ? Chi tiết giơ chai dầu có ý nghĩa gì? - Tâm trạng có thay đổi-> khó diễn tả: vừa vui vừa buồn, vui là sắc thái cơ bản. T.trạng Tràng qua 3 chặng: Đưa ng đàn bà về; Lúc chờ mẹ về; Buổi sáng hôm sau. * Chặng 1 (10’) -> Mọi ngày Tràng trở về nhà với khuôn mặt, dáng đi mệt mỏi, dáng đi bị c/sống nghèo đói đè nặng lên. -> Khác với mọi ngày-> TR trở về với vẻ mặt phởn phơ khác thường, nói cười tủm tỉm, mắt sáng lên lấp lánh, lật đật chạy theo ng đàn bà như ng xấu hổ chạy trốn. - TR sống trong sự sung sướng, hãnh diện, ngỡ ngàng, vì có vợ, vì hạnh phúc quá lớn. Hạnh phúc lớn lao quá sức tưởng tượng của Tràng. Trước đó Tràng đâu dám nghĩ đến chuyện lấy vợ, có được h.phúc gia đình-> Bây giờ Tràng có được hạnh phúc ấy. -> Hành động, cử chỉ lóng ngóng, ngượng nghịu Nhìn lũ trẻ nghiêm, cười, đứng lại, lật đật chạy theo... -> Đúng là cử chỉ của ng đang yêu => Nhà văn gửi gắm vào đó cái nhìn ấm áp với ng nông dân chất phác, thật thà nhưng đầy tình ng. - Cảm giác sung sướng, hạnh phúc: + Quên cảnh sống ê chề -> chỉ niềm vui. + Khi ng đàn bà theo về... -> lúc đầu có 1 chút lo thoáng qua -> TR chậc lưỡi kệ -> khiến TR liều lĩnh. + TR hôm nay khác TR hôm qua: ngượng nghiụ khổ sở, tay nọ xoa tay kia -> muốn buông 1 câu tình tứ mà chịu... + TR giơ chai dầu, 1 cử chỉ có vẻ sang, tiêu hoang cho đời sáng sủa. Có gì nghe tội nghiệp, ta đọc được 1 niềm vui không phải là tầm thường. * Chặng 2 * Củng cố (3’) ? Tóm tắt truyện? Đáp: Xoay quanh 3 nhân vật: Tràng, bà cụ Tứ, người vợ nhặt. Nhân vật chính là Tràng gồm có 3 chặng diễn biến nội tâm. - Khi cùng người vợ nhặt về xóm ngụ cư. - Chờ mẹ về. - Sáng hôm sau. III. HD học và làm bài (2’) 1. Bài cũ - Đọc lại văn bản để tìm dẫn chứng. - Nắm ND bài học. 2. Bài mới - Soạn phần còn lại.

File đính kèm:

  • docTiet 37 Vo nhat.doc