Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 39: Làm văn luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận (Tiếp)

I. Mục tiêu bài học:

1.Kiến thức: Giúp học sinh

- Thấy được sự cần thiết phải vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận.

- Biết cách vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong một đoạn văn, bài văn nghị luận.

2.Kĩ năng:

- Nhận diện được tính phù hợp và hiệu quả của việc vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong một số văn bản.

3.Thái độ:

- Có ý thức vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt để viết bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, 1 hiện tượng đời sống.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

a. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, TLTK, phiếu học tập

b. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vởbài tập.

III.Tiến trình bài dạy:

1. Kiểm tra bài cũ:

GV:Đọc đoạn văn phát biểu ý kiến trong buổi trao đổi về chủ đề “Nhà văn mà tôi hâm mộ”?

2. Bài mới: GV giới thiệu vào bài

 

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3177 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 39: Làm văn luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận (Tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/11/2010 Ngày dạy:……………Lớp12C2.Sĩ số…………Vắng………………………………… …………….Lớp12C3.Sĩ số…………Vắng………………………………… …………….Lớp12C4.Sĩ số…………Vắng………………………………… …………….Lớp12C5.Sĩ số…………Vắng………………………………… …………….Lớp12C6.Sĩ số…………Vắng………………………………… …………….Lớp12C7.Sĩ số…………Vắng………………………………… Tiết 39: Làm văn Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạtt rong bài văn nghị luận - Tiếp- I. Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: Giúp học sinh - Thấy được sự cần thiết phải vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận. - Biết cách vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong một đoạn văn, bài văn nghị luận. 2.Kĩ năng: - Nhận diện được tính phù hợp và hiệu quả của việc vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong một số văn bản. 3.Thái độ: - Có ý thức vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt để viết bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, 1 hiện tượng đời sống... II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: a. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, TLTK, phiếu học tập b. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vởbài tập. III.Tiến trình bài dạy: 1. Kiểm tra bài cũ: GV:Đọc đoạn văn phát biểu ý kiến trong buổi trao đổi về chủ đề “Nhà văn mà tôi hâm mộ”? 2. Bài mới: GV giới thiệu vào bài Hoạt động dạy học của thầy và trò Kiến thức cơ bản * HĐ1Hướng dẫn học sinh phân tích ngữ liệu( SGK nâng cao- 162) - GV in đoạn văn phát cho HS - GV: Đoạn trích bàn luận về vấn đề gì? - GV: Để làm sáng tỏ vấn đề này, ngoài phương thức nghị luận, tác giả còn sử dụng những phương thức biểu đạt nào? * Gv hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm. + Nhóm 1-2: Chỉ ra biểu hiện cụ thể của phương thức thuyết minh? + Nhóm3- 4 : Chỉ ra biểu hiện cụ thể của phương thức biểu cảm? - Các nhóm trao đổi thảo luận trong 7 phút và cử đại diện thông qua kết quả thảo luận, bổ sung ,thống nhất kiến thức. - GV chuẩn xác kiến thức. - GV: Việc sử dụng kết hợp các phương thức ấy có tác dụng gì? *HĐ2:Hướng dẫn HSlàm bài tập 1. (Phần II- 161) - Học sinh đọc yêu cầu baì tập sgk - GV: Những nhận định trên đúng không ? vì sao? - GV: Cái hay của đoạn văn , bài văn nghị luận phụ thuộc vào điều gì? 3. Bài tập 1( SGK nâng cao- 162) a. - Đoạn trích bàn về vấn đề môi trường và sự phát triển. ( sự phát triển ảnh hưởng mạnh mẽ tới môi trường). Để làm sáng tỏ vấn đề này, tác giả đã thuyết phục người đọc bằng bài văn nghị luận, trong đó vừa kết hợp các thao tác lập luận như phân tích, chứng minh, bình luận, bác bỏ và các phương thức nghị luận, thuyết minh, biểu cảm. b. Các phương thức biểu đạt và hiệu quả của chúng: - Phương thức thuyết minh trong đoạn trích thể hiện: Tác giả dùng nhiều số liệu và sự kiện có thật một cách khách quan khoa học “ Sông cầu tiếp nhận thêm ít nhất 180 000 tấn phân hoá học, 1500 tấn thuốc trừ sâu! Lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy bị nước thải đô thị xối thẳng trực tiếp làm đen ngòm nước sông đang bốc mùi.” - Phương thức biểu cảm: Thể hiện ở giọng văn, cách dùng từ ngữ, hình ảnh, các dẫn liệu thơ văn, các lưòi bình phẩm trong đoạn trích: “Hậu quả sẽ ra sao với sức khoẻ của con người, khó mà lường được”. “Ai kia ở chốn phồn hoa đô hội ồn ào, bụi bặm mong có dịp về nông thôn để hít thở không khí trong lành, đắm mình vào dòng sông quê hương “soi tóc những hàng tre” đang thật sự bị thất vọng “… - Tác dụng: Sự kết hợp các phương thức biểu đạt giúp người đọc thấy mmột cách rõ ràng , sinh động và rất thấm thía về những tác hại khủng khiếp của sự phát triển bừa bãi đối với môi trường sống của con người. 4. Bài tập 1. (Phần II- 161) Những nhận xét, quan niệm trên là không chính xác . Vì: Trong văn nghị luận , việc sử dụng các phương thức miêu tả, tự sự, biểu cảm , thuyết minh phaỉ thực sự xuất phát từ đòi hỏi của mục đích và nội dung nghị luận . Cái hay của đoạn văn , bài văn không phụ thuộc vào việc bài (đoạn) văn đó có hay không có, nhiều hay ít các yếu tố tự sự, miêu tả , biểu cảm, thuyết minh. Mà điều quan trọng , có ý nghĩa quyết định là các yếu tố đó có được sử dụng đúng chỗ và đúng lúc không, chúng có phát huy được hết tác dụng trong việc nâng cao hiệu quả nghị luận hay không. 3. Củng cố: GV: Nhận xét về cách sử dụng các phương thức biểu đạt trong văn nghị luận? ( Trong văn nghị luận, một bài viết bao giờ cũng kết hợp nhiều thao tác lập luận ( giải thích , chứng minh, phân tích, bình luận, so sánh, bác bỏ) . Tuy nhiên bài văn nghị luận không chỉ kết hợp các thao tác lập luận mà còn kết hợp các phương thức biểu đạt, nghĩa là nghị luận là sử dụng các phương thức lập luận là chính bên cạnh dó người viết còn cần kết hợp với các phương thức biểu đạt , nhất là phương thức biểu cảm. Vì : Văn nghị luận không chỉ thuyết phục người đọc chỉ riêng bằng lí trí, mà còn tác động vào tình cảm, cảm xúc -> người đọc không chỉ biết “biết và hiểu” mà còn xúc động nữa.) 4. Hướng dẫn học sinh tự học. - Làm bài tập 2-sgk-161. - Kết hợp luyện tập trên lớp và luyện tập ở nhà để phát triển kĩ năng làm văn nghị luận - Đọc soạn : Đàn ghi ta của Lor- ca

File đính kèm:

  • doctiet 39- Luyen t¹p.doc
Giáo án liên quan