Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 43: Lí luận văn học quá trình văn học và phong cách văn học

A. MỤC TIÊU BÀI DẠY

1. Về kiến thức:

- Nắm được khái niệm quá trình văn học, bước đầu có ý niệm về các trào lưu văn học.

2. Về kỹ năng.

- Rèn luyện kĩ năng phâ biệt, tìm hiểu các trào lưu văn học.

- Biết cách khai thác về trào lưu văn học ở từng tác phẩm.

3. Về thái độ.

- Giáo dục học sinh sự tìm tòi hứng thú trong việc tìm hiểu bộ môn.

B. CHUẨN BỊ

- Thầy: SGK, Giáo án, TL thiết kế bài dạy.

- Trò: SGK, Vở ghi, bài soạn.

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

* Ổn định tổ chức (1’)

1. Kiểm tra bài cũ: (4’)

Kiểm tra vở soạn của học sinh.

II,Bài mới.

* Lời vào bài(1’) Nói đến lĩnh vực văn học là chúng ta đề cập đến một lĩnh vực mang nhiều phạm trù góc độ tìm hiểu phong phú, đa dạng. Bài học này sẽ giúp chúng ta nắm được hai trong nhiều thuật ngữ văn học: Đó là Quá trình văn học và trào lưu văn học.

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1926 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 43: Lí luận văn học quá trình văn học và phong cách văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: /11/2012 Ngày dạy: 12A /11/2012 12G /11/2012 Tiết 43: Lí luận văn học QUÁ TRÌNH VĂN HỌC VÀ PHONG CÁCH VĂN HỌC (Tiết 1) A. MỤC TIÊU BÀI DẠY 1. Về kiến thức: - Nắm được khái niệm quá trình văn học, bước đầu có ý niệm về các trào lưu văn học. 2. Về kỹ năng. - Rèn luyện kĩ năng phâ biệt, tìm hiểu các trào lưu văn học. - Biết cách khai thác về trào lưu văn học ở từng tác phẩm. 3. Về thái độ. - Giáo dục học sinh sự tìm tòi hứng thú trong việc tìm hiểu bộ môn. B. CHUẨN BỊ - Thầy: SGK, Giáo án, TL thiết kế bài dạy. - Trò: SGK, Vở ghi, bài soạn. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC * Ổn định tổ chức (1’) 1. Kiểm tra bài cũ: (4’) Kiểm tra vở soạn của học sinh. II,Bài mới. * Lời vào bài(1’) Nói đến lĩnh vực văn học là chúng ta đề cập đến một lĩnh vực mang nhiều phạm trù góc độ tìm hiểu phong phú, đa dạng. Bài học này sẽ giúp chúng ta nắm được hai trong nhiều thuật ngữ văn học: Đó là Quá trình văn học và trào lưu văn học. *.Nội dung: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT ? Theo em một tác phẩm văn học có thuần tuý chỉ là một sản phẩm của người nghệ sĩ đưa đến công chúng không? ? Vậy em cho biết quá trình văn học là gì? ? Quá trình văn học còn được hiểu theo những góc độ nào? ? Người ta xem xét quá trình văn học trong sự vận động như thế nào? ? Bao gồm những khía cạnh nào? ? Quá trình văn học có tồn tại độc lập khách quan không? Vì sao? ? Theo hiểu thế nào là trào lưu văn học? ? Biểu hiện của những trào lưu đó là gì? ? Hãy kể tên một vài trào lưu văn học lớn trên thế giới mà em biết? ? Hãy kể tên các trào lưu văn học ở Việt Nam? ? Như vậy em thấy những biểu hiện đó có tồn tại liên tục trong suốt quá trình văn học không? ? Theo em trào lưu văn học có phải là quá trình văn học không?vì sao? I. Quá trình văn học:(33’) 1. Khái niệm quá trình văn học: (12’) - Không. - Vì để cho ra đời một tác phẩm để cho tác phẩm đấy tồn tại, được thừa nhận thì phải trải qua sự tác động, va chạm của nhiều yếu tố: VD: + Giá trị về đề tài. + Sự hấp dẫn về nội dung. + Về nghệ thuật . + Tác động và ảnh hưởng đến đời sống con người + ở các giai đoạn, thời kỳ lịch sử. - Như vậy một tác phẩm văn học ra đời đó là sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau tạo thành, cho dù là một hay nhiều tác phẩm văn học. - Đó là những yếu tố để cho tác phẩm văn học tồn tại, phát sinh, phát triển. => Đó là sự tồn tại, phát sinh, phát triển của những yếu tố nội tại, cũng như khách quan liên quan đến văn học được gọi là qúa trình văn học. + Đó là các thời kì văn học: cổ đại, trung đại, cận đại, hiện đại. + Các giai đoạn văn học: Văn học Việt Nam được chia ra nhiều giai đoạn khác nhau. VD: Giai từ thế kỉ thứ X - XV, giai đoạn từ thế kỉ XVI - nửa đầu XVIII, giai đoạn nửa cuối XVIII - XIX. - Quá trình văn học là sự vận động của văn học trong tổng thể: + Chất lượng các tác phẩm. + Hình thức thể hiện ( truyền miệng, chép tay, in ấn). + Bao gồm cả các yếu tố tác giả người đọc, các hoạt động nghiên cứu, phê bình, dịch thuật...... => quá trình văn học luôn tuân theo những qui luật chung chứ không tồn tại độc lập khách quan. Vì văn học là sản phẩm của thời đại, gắn bó với đời sống, cho nên thời đại nào thì văn học ấy, những biến động trong lịch sử xã hội thường tạo nên những biến chuyển trong lịch sử phát triển của văn học. Mặt khác văn học luôn phát triển trong sự kế thừa và cách tân: Văn học dân gian là cội nguồn của văn học viết văn học viết sẽ thâu tóm những giá trị của văn học dân gian, nhưng vừa kế thừa thì văn học viết cũng luôn phát huy mhững tinh hoa của văn học truyền thống. 2. Trào lưu văn học:(21’) - Đó là một hiện tượng ra đời và mất đi trong một khoảng thời gian nhất định. VD: Trào lưu văn học lãng mạn (1930 - 1945); trào lưu văn học hiện thực (1930 - 1945). Đó là khi những sáng tác của các tác giả có sự gần gũi nhau về cảm hứng, tư tưởng, nguyên tắc miêu tả tạo thành một dòng rộng lớn có bề thế trong đời sống văn học của một dân tộc hoặc một thời đại. VD: Phong trào thơ mới ( 1932 - 1945); Trường phái văn học tự lực văn đoàn, trường phái văn học vị nhân sinh ...... - Có các trào lưu như văn học thời phục hưng, châu âu thế kỉ XV , XVI ( luôn đề cao con mgười giải phóng cá tính, chống lại tư tưởng hà khắc thời trung cổ. - Chủ nghĩa cổ điển ở Pháp thế kỉ XII luôn đề cao ý trí sáng tác theo qiu phạm chặt chẽ. - Chủ nghĩa hiện thực phê phán thế kỉ IXX luôn chú ý chọn đề tài cho cuộc sống hiện thực ...... + Trào lưu lãng mạn (1930 - 1945), phát triển rực rỡ trong phong trào thơ mới với những tác gia rnhư là Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu Huy Cận, Thạch Lam ...... + Trào lưu hiện thực phát triển mạnh trong lĩnh vực tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự với các tác giả: Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng ..... + Sau cách mạng tháng tám có trào lưu văn học xã hội chủ nghĩa tiêu biểu cho trào lưu này là các tác giả: Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Tô Hoài, Nguyễn Khải ..... - Không tồn tại mãi trong suốt quá trình văn học mà chủ trong một thời gian nhất định. VD: Hiện tượng học sinh nhuộm tóc, cá độ bóng đá.hiện tượng làm đầu súp lơ trước đây. * Củng cố, luyện tập: (4’) - Cũng là quá trình văn học. vì nó cũng chứa đựng các yếu tố của văn học như: sự vận động, các tác giả, các giai đoạn, chất lượng, hình thức tác phẩm v.v.... 3. Hướng dẫn HS học, làm bài (2’). a. Bài cũ. - Nắm nội dung bài. - Đọc thêm các tài liệu liên quan đến bài học. b. Bài mới. - Đọc soạn tiếp phần hai. - Tiết sau học tiếp bài. RÚT KINH NGHIỆM ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTiet 43 12cb chuan.doc
Giáo án liên quan