Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 49, 50 Đọc văn: Nhìn về vốn văn hoá dân tộc, tác giả Trần Đình Hượu

A. Mục tiêu baì học

- Hs nắm được những nét đặc thù văn hoá Việt Nam đã được nêu một cách có căn cứ trong bài viết.

- Hiểu được hệ thống bài viết cùng những định hướng ngfhiên cứu mà tác gải muốn gợi ý cho công việc tìm tòi bản sắc dân tộc Việt Nam, dồng thời nhận thức rõ tính chất thời sự của vấn đề xây dựng nền văn hoá VN đậm đà bản sắc dân tộc.

B. Phương tiện và cách thức tiến hành

- Phương tiện: bài soạn, Sgk, phiếu học tập, bảng phụ

- Phương pháp : đọc hiểu, thảo luận nhóm, phát vấn

C. Nội dung trên lớp

1/ Giới thiệu bài

2/ Bài mới

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1731 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 49, 50 Đọc văn: Nhìn về vốn văn hoá dân tộc, tác giả Trần Đình Hượu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 49,50 đọc văn Nhìn về vốn văn hoá dân tộc Trần Đình Hượu Mục tiêu baì học - Hs nắm được những nét đặc thù văn hoá Việt Nam đã được nêu một cách có căn cứ trong bài viết. - Hiểu được hệ thống bài viết cùng những định hướng ngfhiên cứu mà tác gải muốn gợi ý cho công việc tìm tòi bản sắc dân tộc Việt Nam, dồng thời nhận thức rõ tính chất thời sự của vấn đề xây dựng nền văn hoá VN đậm đà bản sắc dân tộc. B. Phương tiện và cách thức tiến hành - Phương tiện: bài soạn, Sgk, phiếu học tập, bảng phụ - Phương pháp : đọc hiểu, thảo luận nhóm, phát vấn C. Nội dung trên lớp 1/ Giới thiệu bài 2/ Bài mới Hoạt động của thày trò Nội dung cần đạt tg Hoạt động 1: tìm hiểu tác giả, tác phẩm Đọc tiểu dẫn và nêu tiểu sử tác giả, nhận xét về cuộc đời ông ? Nêu hiểu biết về xuất sứ nhan đề đoạn trích ? Gv lưu ý hs phần tri thức đọc hiểu để giới thiệu về hoàn cảnh ra đời và giá trị thời sự của bài viết Nêu nội dung chính của bố cục 3 phần đoạn trích ? Gv đọc từng đoạn và cho hs tìm và ghạch dưới câu mang ý nghĩa chung của đoạn. Hoạt động 2: đọc hiểu nội dung văn bản. - Thảo luận nhóm 1: em hãy tìm nội dung chủ đề của bài viết ? - Bài viết nhằm mục đích gì là chính ? - Gv khái quát lại. - Thảo luận nhóm 2: hãy nhận xét về thái độ của tác giả khi bàn về vấn đề này ? - Nêu những luận điểm cơ bản của bài viết và nhận xét về cách nêu luận chứng để chứng minh. - Tìm những dãn chứng trong đời sống và vh để làm sáng tỏ nhận định của tác giả: “Cái đẹp vừa ý là xinh là khéo, ta không háo hức cái tráng lệ huy hoàng, không say mê cái huyền ảo, kì vĩ...” - Những kết luận ở phần 2 có gì mới mẻ không ? Nêu suy nghĩ của em về kết luận đó ? - Hệ thống luận điểm của tác gải đã gợi mở điều gì khi tìm hiểu văn hoá VN ? Hoạt động 3: củng cố nội dung bài học - Bài viết có mục đích gì ? mong muốn tác giả là những gì trong cách nhìn nhận đánh giá và trong khi gợi mở hướng tìm hiểu ấy ? I. Giới thiệu chung. 1/ Tác giả - Tiểu sử: ông sinh 1926 mất 1995 quê ở huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An - Tham gia cách mạng từ 1945, được cách mạng cử đi học sau đó trở thành một trong những giáo sư đầu nghành của môn khoa học xh&nv. - Có nhiều bvài viết biểu hiện tư tưởng đổi mới với đóng góp to lớn 2/ Tác phẩm - Xuất sứ: trích từ phần 2 bài tiểu luận Về vấn đề đặc sắc của văn hoá dân tộc viết 1986, in trong tập Từ hiện đại đến truyền thống - Bố cục nội dung: + Giới thiệu chủ đề: một số nhận xét về vốn văn hoá dân tộc + Đưa ra luận điểm và chứng minh : Chúng ta không thể tự hào là nền văn hoá của ta đồ sộ. + Phân tích để khái quát: Tinh thần chung của văn hoá VN là thiết thực, linh hoạt, dung hoà. Đọc hiểu 1/ Nội dung chủ đề và thái độ của người viết Chủ đề nội dung của bài viết: là gợi mở hướng nghiên cứu một trong những vấn đề thời sự của chiến lược canh tân–phát triển đất nước chứ không chỉ là những nhận định chủ quan về vốn văn hoá dân tộc. Trong bài viết, tác giả thoát khỏi thái độ là ca ngợi hay chê bai thường thấy. Tinh thần chung của bài là phân tích đánh giá khoa học về vấn đề mới được đặt ra . Tác gỉa dùng giọng văn điềm tĩnh khách quan để trình bày. Cài ông muốn hướng tời là góp phần xây dung chiến lược phát triển mới cho đất nước. 2/ Các luận điểm cơ bản của bài viết - Luận điểm 1: Chúng ta không thể tự hào nền văn hoá của ta đồ sộ. + Tác giả đã lấy các luận chứng về các mặt thể hiện của văn hoá: tư tưởng, triết học, tôn giáo đến văn học nghệ thuật,kiến trúc để chứng minh. + Ta có thể thấy những dẫn chứng so sánh: Vn không có công trình kiến trúc nào đồ sộ như kim tự tháp Ai Cập, Vạn lí trường thành, đền ăng co vát... Chùa một cột, cố đô Huế của ta quy mô nhỏ... Chiếc áo dài của phụ nữ được nhiều người ưa chuộng, câu nói “lòi nói chẳng mất tiền mua...” - Luận điểm 2: nêu tinh thần chung của văn hoá VN: là thiết thực,linh hoạt,dung hoà. + Đây là kết luận gặp gỡ với nhiều nhà nghiên cứu khác. Cũng như Trần Quốc Vượng viết: Tôi gọi cái bản lĩnh biết cương biết nhu biết công, biết thủ, biết “trông trời trông đất trông mây..” rồi tuỳ thời mà làm ăn theo chuẩn mực “nhất thì nhì thục “ ấy là khả năng ứng biến của người Vn, lối sống Vn”. - Luận điểm 3: vấn đề gợi tìm và phát huy vốn văn hoá VN. + Đi tìm đặc sắc văn hoá VN phải có cái nhìn sát với thựctế, không thể vận dụng những mô hình cố dịnh. +Phải thấy văn hoá là hệ thống có sự tổng hoà của nhiều yếu tố, nó hiện diện và thấm nhuần trong lối sống cách sử thế của cả dân tộc. + Phải tìm ra cội nguồn, thấy được mình, cái đặc sắc để xác định bản mặt mình trong xu thế hội nhập của thế giới.Từ đó phát huy mặt mạnh vốn có, khắc phục những nhược điểm cố hữu để đi lên. Dặn dò: Gv nhắc làm bài tập nâng cao theo hướng dẫn SGV Chuẩn bị cho bài sau.

File đính kèm:

  • docTiet 49 50 nc.doc