Giáo án ngữ văn 12 - Tiết 65 - Làm văn: Bình giảng văn học

A.Phần chuẩn bị :

I.Yêu cầu:

1.Giúp HS : - Về tri thức : Nắm được những yêu cầu và phương pháp chung của

bài BGVH: Cách bình giảng thơ

- Về kĩ năng: Làm được bài bình giảng theo những yêu cầuđó

2.GD HS : tính cẩn thận

II.Chuẩn bị

- GV : Đọc , nghiên cứu tài liệu (SGK, SGV, soạn giáo án )

- HS : SGK, vở bài tập (đọc trước bài)

B.Phần trên lớp

* Ổn định tổ chức :

I.Kiểm tra bài cũ (5)

1. Câu hỏi :

Nêu các bước bình giảng một bài thơ ?

2. Đáp án :

Gồm 2 bước

- Xuất xứ , hoàn cảnh sáng tác .

- Tìm ý tứ để giảng bình .

II.Bài mới

*Lời vào bài: (1) PTVH cần đảm bảo tính khách quan , phân tích toàn diện ND và hình thức , BGVH thiên về chủ quan, sự cảm thụ của người viết .

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1481 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 12 - Tiết 65 - Làm văn: Bình giảng văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 65 - Làm văn . Bình giảng văn họC A.Phần chuẩn bị : I.Yêu cầu: 1.Giúp HS : - Về tri thức : Nắm được những yêu cầu và phương pháp chung của bài BGVH: Cách bình giảng thơ - Về kĩ năng: Làm được bài bình giảng theo những yêu cầuđó 2.GD HS : tính cẩn thận II.Chuẩn bị - GV : Đọc , nghiên cứu tài liệu (SGK, SGV, soạn giáo án ) - HS : SGK, vở bài tập (đọc trước bài) B.Phần trên lớp * ổn định tổ chức : I.Kiểm tra bài cũ (5’) 1. Câu hỏi : Nêu các bước bình giảng một bài thơ ? 2. Đáp án : Gồm 2 bước - Xuất xứ , hoàn cảnh sáng tác . - Tìm ý tứ để giảng bình . II.Bài mới *Lời vào bài: (1’) PTVH cần đảm bảo tính khách quan , phân tích toàn diện ND và hình thức , BGVH thiên về chủ quan, sự cảm thụ của người viết ... 3. Đánh giá các giá trị VH của bài thơ (10’) ? Ta sử dụng thao tác gì ? ? Có mấy điều cần bình? -> Bình: (khái niệm -SGK) Là 1khâu của bài bình giảng -> 2 điều :- Bình giá trị nghẹ thuật, thẩm mĩ - Bình giá trị XH, nhân văn *Lưu ý : Giảng và bình có thể đan xen nhau, phải dựa vào nhau . III.Luyện tập (24’) Đề bài :Bình giảng đoạn thơ sau trong bài “Thơ duyên” của Xuân Diệu ‘Chiều mộng hoà thơ trên nhánh duyên Cây me ríu rít cặp chim chuyền Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá Thu đến muôn nơi động tiếng huyền ‘ ? Hãy xác định yêu cầu của đề ? Cần giảng ý gì ? Vì thế :- chiều -> chiều mộng - nhánh -> nhánh duyên ? Theo em cần bình những gì ? ? Luận điểm 1 cần nêu những gì ? ?Luận điểm 2 là gì ? Cách 1 1.Giảng : Thiên nhiên hoà trong nguồn thơ suối nhạc. - Buổi chiều rộng mở, nhánh cây duyên dáng hoà hợp, nên thơ . - Cặp chim ríu rít cùng cây me như cũng đang ríu rít tưng bừng. - Trời xanh ngọc- xanh xuân lá thật dạt dào, mạnh mẽ tuyệt vời (từ ‘đổ’đầu câu) - Khắp nơi tiếng nhạc (tiếng thu) vang lên rung động như đón chào mùa thu. => 1 buổi chiều thu thật đẹp, thật rôn ràng, tình tứ .Tất cả được đón nhận qua tâm hồn lãng mạn của XD 2.Bình - Sự giao cảm của cảnh- cảnh , cảnh- người. Thi nhân giao cảm với thiên nhiên và muốn giao cảm với đời - Cảm nhận phong tình của XD lãng mạn: cảnh ,vật luôn thành đôi, kết đôi, giao hoà khăng khít, mật thiết . - Thơ duyên là duyên tình, tơ duyên chan hoà, giăng mắc, nhánh cây cũng trở nên ‘nhánh duyên’ duyên dáng tình tứ . => Tóm lại: Đây là khổ thơ mở đầu hay,dẫn mạch khơi nguồn cho toàn bài thơ. Cách2: Kết hợp bình và giảng - Cả đoạn thơ là 1 bức tranh toàn cảnh về buổi chiều thu với đủ cả: + Hình ảnh: chiều mộng, nhánh duyên + Âm thanh: tiếng chim ríu rít + Màu sắc: xanh ngọc + Sự chuyển động của vạn vật: “thu đến nơi nơi...” dưới hấp dẫn trên cao, ở gần ở xa, tất cả đều xôn xao-> Tạo nên âm hưởng sống động của chiều thu - Đoạn thơ là một sáng tạo đặc sắc của XD về ngôn từ, chỉ với 4 dòng thơ mà từ ngữ chưa từng có trong văn chương trước đó. - Đặc biệt là câu “Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá”, đã bao thi nhân đã viết về bầu trời xanh, nhưng mấy ai cảm nhận được sắc xanh ngọc của bầu trời đang đổ xuống, tuôn chảy như XD - Ta bắt gặp một hồn thơ nhạy cảm, tinh tế của XD , ông không chỉ nhìn cảnh bằng mắt mà còn nhìn bằng cả tâm hồn, cả nỗi lòng dào dạt cảm xúc của mình, vì thế ông mới thấy: chiều mộng, nhánh duyên, đổ trời ...và những âm thanh huyền diệu của cuộc sống. => XD bằng tài năng và sự mẫn cảm của mình đã đem đến cho người đọc bức tranh thu: đẹp, trong sáng, tươi tắn -> cũng là sự tươi tắn trong sáng, đẹp đẽ của thi sĩ. => Khổ thơ đã đem đến cho buổi chiều thu trong VH nói chung trong thơ XD 1 gương mặt mới -> lòng yêu đời, yêu cuộc sống và niềm khao khát giao cảm với cuộc đời của 1 tâm hồn nhạy cảm và đa cảm của XD . III.Hướng dẫn học, làm bài tập :(5’) 1. Bài cũ : - Nắm lí thuyết - Lập dàn bài cho đề bài trên - BG bài thơ “Chiều tối” (HCM) 2. Bài mới: Chuẩn bị bài : “Mảnh trăng cuối rừng” (NMC) + Đọc tác phẩm . +Trả lời câu hỏi trong SGK

File đính kèm:

  • docTiet 65 Binh giang van hoc.doc
Giáo án liên quan