Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 75 Luyện tập về nhân vật giao tiếp

1. MỤC TIÊU

a.Về kiến thức

Giúp HS:

Biết vận dụng những hiểu biết về nhân vật giao tiếp vào việc đọc-hiểu và tạo lập văn bản.

b.Về kĩ năng

Rèn kĩ năng tìm hiểu, phân tích nhân vật giao tiếp.

c.Về thái độ

Có ý thức trong việc tìm hiểu nhân vật giao tiếp trong tác phẩm văn chương.

2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

a. Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, TLtham khảo, Thiết kế bài dạy

b. Chuẩn bị của HS: SGK, TL tham khảo, HD của GV, soạn bài

3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

*Ổn định tổ chức (1 phút)

a. Kiểm tra bài cũ (KT việc chuẩn bị bài của hS- 2 phút).

* Giới thiệu bài mới: (HS khái quát nội dung cơ bản của tiết 1, chuyển sang tiết 2)

b. Dạy nội dung bài mới

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3939 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 75 Luyện tập về nhân vật giao tiếp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/01 Ngày dạy: 09/01/2009 Dạy lớp:12C Ngày dạy 09/01/2009 Dạy lớp 12D Tiết 75 Luyện tập về nhân vật giao tiếp 1. MỤC TIÊU a.Về kiến thức Giúp HS: Biết vận dụng những hiểu biết về nhân vật giao tiếp vào việc đọc-hiểu và tạo lập văn bản. b.Về kĩ năng Rèn kĩ năng tìm hiểu, phân tích nhân vật giao tiếp. c.Về thái độ Có ý thức trong việc tìm hiểu nhân vật giao tiếp trong tác phẩm văn chương. 2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS a. Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, TLtham khảo, Thiết kế bài dạy b. Chuẩn bị của HS: SGK, TL tham khảo, HD của GV, soạn bài 3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY *Ổn định tổ chức (1 phút) a. Kiểm tra bài cũ (KT việc chuẩn bị bài của hS- 2 phút). * Giới thiệu bài mới: (HS khái quát nội dung cơ bản của tiết 1, chuyển sang tiết 2) b. Dạy nội dung bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Bài tập 1. (12 phút) Sau đây là lời của một thuộc hạ nói với chủ tướng: VD: Bọn chúng tôi đầu óc ngu độn, nhưng dám xin thô thiển trình lên minh công. (...) (Nguyễn Khoa Chiêm- Nam triều công nghiệp diễn chí) - HS đọc yêu cầu của bài tập 1 (SGK) - Lời lẽ của thuộc hạ khi nói về mình và khi nói về chủ tướng trái ngược nhau như thế nào? - Giải thích lí do của sự trái ngược đó - Thuộc hạ nói về mình thì khiêm nhường (đầu óc ngu độn, thô thiển) nhưng nói về chủ tướng thì tôn kính (trình, mình công). - HS: Thuộc hạ nói về mình thì khiêm nhường nhưng nói về chủ tướng thì tôn kính ’địa vị thuộc hạ với chủ tướng (quan hệ vị thế) - GV đưa những từ ngữ: tiện thiếp (tiện; hèn, khinh rẻ), ngu đệ, ngu huynh, tệ xá, thiển kiến (thiển: nông cạn), thiển ý, ngu ý,…(1) - nhã ý, cao kiến, quý ông, quý vị,…(2) - Yêu cầu HS đặt câu có dùng những từ ngữ trên - HS đặt câu có dùng những từ ngữ trên. - HS nhận xét trường hợp nào thì dùng cho ngôi nào? -Gv: Thỉnh thoảng vẫn bắt gặp "nhã ý" dùng cho ngôi thứ nhất (lỗi dùng từ) ’quy tắc giao tiếp: "xưng khiêm, hô tôn". - Nxét: (1) thường dùng cho ngôi thứ nhất (2) chỉ dùng cho các ngôi thứ 2 và thứ 3 Bài tập 2 (8 phút) * Phân tích cách nói của Dít với anh rể (Tnú). - Dít đã nói những gì với anh rể? Em để ý đến điều gì trong cách nói ấy? - Kèm theo cách xưng hô đó là những biểu hiện gì? - HS đọc bài tập 2 (SGK) - "Đồng chí về có giấy không?" ¨ gọi Tnú là "đồng chí" - "đôi mắt nghiêm khắc", "giọng hơi lạnh lùng",.. - Tại sao lại như vậy? - Do Dít đang thực hiện cái cương vị chính trị viên xã đội một cách nghiêm túc - Sau khi kiểm tra xong giấy tờ, cách xưng hô có gì thay đổi? - GV: "Sao anh về có một đêm thôi", "Bọn em miệng đứa nào cũng nhắc anh mãi"’ bày tỏ tình cảm nồng hậu. - Gọi Tnú là anh, xưng em - Cách xưng hô, cách nói thay đổi còn cho ta biết sự thay đổi về điều gì? - Thái độ, tình cảm,... Bài tập 3 (7 phút) - Bá Kiến đã nói với gì với mấy bà vợ và người làng? Cách nói năng có gì khác nhau? - GV: Quát, ra lệnh (Các bà đi vào nhà), mắng mỏ (đàn bà chỉ lôi thôi, biết gì?), nhưng đối với người làng thì dịu giọng hơn một chút vẫn chứng tỏ uy quyền: ra lệnh : Cả các ông các bà nữa, về đi thôi chứ! (Cả là gom dân làng với mấy bà vợ vào chung một đối tượng nhận lệnh), trách cứ: Có gì mà xúm lại như thế này? - HS đọc yêu cầu bài tập 3 + Quát, ra lệnh, mắng mỏ… + Với người làng thì dịu giọng hơn một chút, vẫn chứng tỏ uy quyền: ra lệnh, trách cứ. - Tại sao lại như vậy? - HS: Đối với người nhà bá Kiến không ngại ngần gì mà không tỏ rõ uy quyền, còn đối với dân làng, tỏ ra còn một chút tôn trọng mà vẫn giữ thái độ bề trên là cách ứng xử khôn ngoan. Bài tập 4 (5 phút) - Trong đoạn đối thoại trên, ai là người điều khiển? - HS đọc bài tập 4 SGK, trả lời câu hỏi. - "Ông đàn anh" nói hai lần đều có câu mệnh lệnh’điều khiển - Ngôn ngữ và cử chỉ của 2 n/v thể hiện quan hệ vị thế ntn? Mõ làng "ông đàn anh" Cử chỉ khép nép, nói năng đều có thưa bẩm, gọi mọi người là các cụ Ra lệnh, lên giọng, gọi mõ làng là thằng, là mày ¢ Quan hệ vị thế "ông đàn anh" ’bề trên, Mõ làng ’bề dưới. Bài tập 5 (8 phút) - Gv nhận xét, chốt - HS đọc đoạn hội thoại ngắn (đã chuẩn bị) - HS nhận xét,

File đính kèm:

  • docTiet 75 Luyen tap ve nhan vat giao tiep mau giao an moi SL.doc