Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 89 Giảng văn đương đầu với đàn cá dữ (trích: ông già với biển cả) tác giả Hêminguê

A. Phần chuẩn bị

I. Yêu cầu bài dạy

1. Giúp HS: hiểu được

- Nguyên lí tảng băng trôi.

- Nắm vững thủ pháp, kĩ thuật khiến tính chất hàm ẩn, mở rộng ý nghĩa của văn bản tăng thêm: biểu tượng và ẩn dụ

- RLKN phân tích TP qua đoạn trích của VHNN.

2. GDHS trân trọng nhà văn, yêu qúi giá trị con người.

II. Chuẩn bị

- GV: Đọc tài liệu, soạn giáo án.

- HS : Chuẩn bị bài theo HD của GV, SGK

B. Phần trên lớp

* Ổn định tổ chức

I. Kiểm tra bài cũ (5)

1. Câu hỏi

Em hãy tóm tắt tác phẩm “Ông già và biển cả”?

2. Đáp án

- Tùy hs nhưng cần ngắn gọn, đủ ý.

II. Dạy bài mới

* Lời vào bài (1) Đoạn trích “Đương đầu với đàn cá dữ” được nhà văn thể hiện nguyên lí “Tảng băng trôi” ntn? Ta vào bài

B. Trích giảng

I. Vị trí đoạn trích (2)

? Nêu vị trí? - Nằm ở đoạn cuối TP

II. Phân tích (28)

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2093 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 89 Giảng văn đương đầu với đàn cá dữ (trích: ông già với biển cả) tác giả Hêminguê, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 89, Giảng văn Đương đầu với đàn cá dữ ( Trích: Ông già với biển cả.) Hêminguê A. Phần chuẩn bị I. Yêu cầu bài dạy 1. Giúp HS: hiểu được - Nguyên lí tảng băng trôi. - Nắm vững thủ pháp, kĩ thuật khiến tính chất hàm ẩn, mở rộng ý nghĩa của văn bản tăng thêm: biểu tượng và ẩn dụ - RLKN phân tích TP qua đoạn trích của VHNN. 2. GDHS trân trọng nhà văn, yêu qúi giá trị con người. II. Chuẩn bị - GV: Đọc tài liệu, soạn giáo án. - HS : Chuẩn bị bài theo HD của GV, SGK B. Phần trên lớp * ổn định tổ chức I. Kiểm tra bài cũ (5’) 1. Câu hỏi Em hãy tóm tắt tác phẩm “Ông già và biển cả”? 2. Đáp án - Tùy hs nhưng cần ngắn gọn, đủ ý. II. Dạy bài mới * Lời vào bài (1’) Đoạn trích “Đương đầu với đàn cá dữ” được nhà văn thể hiện nguyên lí “Tảng băng trôi” ntn? Ta vào bài B. Trích giảng I. Vị trí đoạn trích (2’) ? Nêu vị trí? - Nằm ở đoạn cuối TP II. Phân tích (28’) ? Theo dõi phần đầu ĐT, tác giả miêu tả cuộc chiến giữa ô lão và đàn cá mập NTN? ? Có ý kiến cho rằng: miêu tả cuộc chiến nhà văn sử dụng NT tương phản. Theo em đúng không? Vì sao? ? Hiệu quả NT? ? Tuân thủ nguyên lí “TBT” nhà văn không nói hộ n.vật mà nói lên bằng cảm nhận từ mọi giác quan của. Hãy c/m? ? Dụng ý của n.văn? ? Có ý kiến: chính sự giản dị trong lời độc thoại nội tâm làm n.vật gần với ng anh hùng của c.sống thật. Hãy c.m? ? Khái quát ND vừa PT? ? Đâu là phần nổi, chìm trong TP? ? Qua đó cho biết ý nghĩa biểu tượng? ? Hình ảnh đàn cá? ? Con cá và biển cả? ? Khái quát ND vừa PT? 1. - Hoàn cảnh xảy ra cuộc chiến: Khi ô già đã kiệt sức sau 3 ngày 2 đêm vật lộn với sóng gió, săn mồi, giữ gìn con cá kiếm qua nhiều đợt chống cự với đàn cá mập. - Thời điểm: cái giá lạnh, ban đêm. - Tình thế của ô lão: vô vọng vì sức khỏe suy kiệt Đúng vì: + Lão tê cứng, nhức nhối, những vết thương làm đau buốt > < Chúng kéo đến cả đàn. + T/thần mệt mỏi, chán chường và biết trước là thất bại: vô vọng > < đàn cá hung dữ, mạnh mẽ, quăng mình, răng bập... -> Nhân vật được thể hiện rất thật trong tư thế đối lập với kẻ thù mạnh hơn gấp bội lần. Sức mạnh của đàn cá đông đảo lại chính là 1 cái nền làm nổi bật sức mạnh tinh thần của ông già đơn độc. - Về thị giác: Không nhìn trực tiếp thấy đàn cá mập, chỉ nhìn thấy: vệt nước; ánh lân tinh-> Cảm giác mù lòa truớc kẻ thù. - Về thính giác: tiếng răng bập; tiếng chày gãy -> phỏng đoán, không nghe thấy. - Về xúc giác: Không tiếp xúc trực tiếp với đàn cá, luôn qua 1 công cụ trung gian nhưng vẫn cảm thấy chúng qua: . “Con thuyền chao đảo” . Khi “vung chày tuyệt vọng vào bất cứ chỗ nào” . “Cảm thấy có cái gì đó tóm lấy chày, lôi tuột đi” -> Để n.vật tự nói lên bằng tất cả sự yếu đuối, đơn độc. -> Qua đó, hiện lên h.ảnh ông lão bình thường mà cao cả, tuyệt vọng nhưng vẫn đương đầu với đàn cá dữ (kiệt sức với cảm giác mù loà) - Đ1: “Mình rất hi vọng... bọn chúng”-> ông giống như tất cả mọi người: mệt mỏi thì muốn nghỉ ngơi. - Đ2: “Đớp đi, lũ galano...”-> khi đã bị đánh bại, ông coi là lẽ thường tình, thậm chí coi thường nó. - Đ3: “Ngẫm cho cùng....”-> những vật từng gây khó khăn cho mình nhưng có khi nó lại là bạn của mình. Con ng khi buộc phải sống cô đơn-> biến nỗi cô đơn thành bạn. Bởi vậy ông trải qua và vượt lên trên. - Đ4: “Ta đã đi quá xa”-> nhận thấy mình đã đi quá xa bờ; kì vọng quá lớn. -> Thừa nhận sự thất bại nhưng không chịu mất trắng tay, không tuyệt vọng hoàn toàn. => Con ng và thiên nhiên- cuộc chiến không cân sức. 2. - Phần nổi: thất bại của ông già đánh cá trong cuộc đương đầu tuyệt vọng. - Phần chìm: Hành trình đuổi theo một khát vọng to lớn vượt ra ngoài giới hạn của con người. => Tác phẩm là thiên anh hùng ca về con người và cũng là di chúc của nhà văn về sáng tạo nghệ thuật. - Ông lão: + Hình ảnh người lao động và đau khổ. Khát vọng đẹp, quá lớn lao khiến họ phải đơn độc, thất bại. + Hình tượng nhà văn theo đuổi, sáng tạo ra một tác phẩm đẹp nhất vào cuối đời - Đàn cá mập: + Những thế lực hung hãn phá hoại lao động mà con ng phải đối phó. + Những lực lượng phá hoại sáng tạo của con ng. - Chú bé: hình ảnh của tương lai, thế hệ nối tiếp. - Những ng ở khách sạn: sự thờ ơ, lãnh đạm của người đời. Sự tiếp nhận của đa số người đọc đối với nghệ thuật. - Con cá kiếm: thành quả lao động của một đời người trước thiên nhiên chỉ còn lại rất ít. Đó chính là tác phẩm nghệ thuật với sự hoàn mĩ của nó. Người đời không thể hiểu hết được. - Biển cả: Khát vọng kì vĩ. Môi trường tìm kiếm bao la và đầy khó khăn của người nghệ sĩ ý nghĩa biểu tượng của TP III. Tổng kết (4’) ? Nêu những đặc sắc về NT? ? Giá trị ND? 1. Nghệ thuật - Hầu như không có cốt truyện - Tương phản, biểu tượng, lặp từ, độc thoại nội tâm - Nguyên lí “TBT” 2. Nội dung - Vẻ đẹp con người chính trong sự thất bại bởi đã vươn tới cái khôn cùng. Bài học về sức mạnh, khí phách và niềm tin trong lao động, cuộc sống. * Củng cố (3’) ? Vì sao nói TP Ông già và biển cả là “khúc hát của con thiên nga” -> TP cuối cùng viết trước khi chết là tác phẩm hay nhất và đem lại nhiều vinh quang nhất, không thuộc loại sách bets seller nhưng nó tiêu biểu cho tiểu thuyết TK XX. III. HD học và làm bài tập (2’) 1. Bài cũ - Nắm ND bài học, tìm đọc TP - ý nghĩa biểu tượng của TP. 2. Bài mới - Chuẩn bị bài “Số phận...’’ + Tác giả. + Hướng khai thác.

File đính kèm:

  • docTiet 89 Duong dau voi dan ca du.doc
Giáo án liên quan