Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 9 - Đọc văn Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc

A. Phần chuẩn bị

I. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức, kĩ năng tư duy

* Giúp học sinh HS:

- Nắm được nội dung sâu sắc và mới mẻ mà tác giả đặt ra trong bài viết: NĐC, một nhân cách trong sáng, một nhà thơ lớn của dân tộc cần phải được đánh giá đúng hơn, đầy đủ hơn.

- Thấy được vẻ đẹp hình thức của bài nghị luận: cách nêu vấn đề độc đáo, giọng văn hùng hồn, lối diễn đạt giàu màu sắc biểu cảm,v.v

- Củng cố, rèn luyện kĩ năng phân tích một bài văn nghị luận.

2. Tư tưởng- tình cảm

Thêm trân trọng con người, nhân cách, tài năng của Đồ Chiểu.

II. Phương tiện thực hiện

- SGK, SGV, tài liệu tham khảo

- SGK, tài liệu tham khảo

III. Cách thức tiến hành

Đọc sáng tạo, gợi tìm, trả lời câu hỏi, chia nhóm thảo luận .

B. Tiến trình dạy học

* Ổn định tổ chức (1 phút)

I. Kiểm tra bài cũ: ( Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS - 2 phút)

II. Bài mới:

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1514 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 9 - Đọc văn Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/9 Ngày giảng : 16 /9/2008 Tiết 9- Đọc văn Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc Phạm Văn Đồng A. Phần chuẩn bị I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức, kĩ năng tư duy * Giúp học sinh HS: - Nắm được nội dung sâu sắc và mới mẻ mà tác giả đặt ra trong bài viết: NĐC, một nhân cách trong sáng, một nhà thơ lớn của dân tộc cần phải được đánh giá đúng hơn, đầy đủ hơn. - Thấy được vẻ đẹp hình thức của bài nghị luận: cách nêu vấn đề độc đáo, giọng văn hùng hồn, lối diễn đạt giàu màu sắc biểu cảm,v.v… - Củng cố, rèn luyện kĩ năng phân tích một bài văn nghị luận. 2. Tư tưởng- tình cảm Thêm trân trọng con người, nhân cách, tài năng…của Đồ Chiểu. II. Phương tiện thực hiện - SGK, SGV, tài liệu tham khảo - SGK, tài liệu tham khảo III. Cách thức tiến hành Đọc sáng tạo, gợi tìm, trả lời câu hỏi, chia nhóm thảo luận….. B. Tiến trình dạy học * Ổn định tổ chức (1 phút) I. Kiểm tra bài cũ: ( Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS - 2 phút) II. Bài mới: * Giới thiệu bài mới: Nguyễn Đình Chiểu đã được ví như " những vì sao có ánh sáng khác thường,(…) con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn thì càng thấy sáng". Để hiểu rõ hơn về "vì sao có ánh sáng khác thường" ấy chúng ta tìm hiểu… Hoạt động của GV & HS Yêu cầu cần đạt - HS đọc Tiểu dẫn trong SGK - Theo em, điều đáng lưu ý nhất về Nguyễn Văn Đồng ở phần Tiểu dẫn là gì? - GV nhấn mạnh: I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả (3 phút) - Vừa là nhà hoạt động C/m xuất sắc vừa là nhà văn hoá lớn. - Có những cống hiến lớn lao đối với đất nước, ông được nhà nước tặng thưởng Huân chương sao vàng và nhiều huân chương cao quý khác. - Em biết được những gì về hoàn cảnh sáng tác tp? - Thời điểm năm 1963, đất nước ta đang ở trong hoàn cảnh ntn, nhất là ở Nam Bộ, Bến Tre, nơi nhà thơ đã từng sống? 2. Hoàn cảnh ra đời của bài viết (4 phút) - Nhân kỉ niệm 75 năm ngày mất của nhà thơ Đồ Chiểu (03/7/1888) và được đăng trên tạp chí VH số 7/1963. - Từ năm 1954-1959 quân Mĩ và chính quyền Ngô Đình Diệm nắm chắc bộ máy cảnh sát và quân đội, triển khai quốc sách tố cộng, truy nã những người kháng chiến cũ, bức hại gia đình những người này, lê máy chém khắp miền Nam thực thi luật 10-59, bắt bớ tù đày và gây ra nhiều vụ tàn sát đẫm máu. Từ năm 1960, Mĩ quyết định tài trợ, can thiệp sâu hơn vào cuộc chiến ở miền Nam. - Trước tình hình đó, hàng loạt p/t đấu tranh chống mĩ của nhân dân miền Nam nổi lên, tiêu biểu là phong trào đồng khởi Bến Tre, các cuộc bãi công của cong nhân xí nghiệp pin Con ó, xưởng dệt Vinatexco…phong trào đấu tranh xuống đường của HS, SV. - GV thuyết trình: Hoàn cảnh lịch sử trên cho ta hiểu tại sao PVĐ nhấn mạnh thời điểm khi ông viết bài ca ngợi NĐC. - Em hãy xác định bố cục bài viết. Nội dung cơ bản của mỗi phần? 3. Bố cục tác phẩm (3 phút) * 3 phần: + P1: Từ đầu " "chúng đến bờ cõi nước ta cách đây một trăm năm".(giới thiệu khái quát về NĐC). + P2: Tiếp đến "còn vì văn hay của Lục Vân Tiên".(Con người và quan niệm sáng tác thơ văn của NĐC; Thơ văn yêu nước và truyện Lục Vân Tiên của NĐC). + P 3: còn lại (Đánh giá của t/g về NĐC và thơ văn ông). II. TÌM HIÊU TÁC PHẨM * Xác định luận điểm bài viết (15 phút) - Hướng dẫn cách đọc: đọc rõ ràng ở phần viết, đọc diễn cảm ở các đoạn văn thơ trích dẫn, thể hiện đúng ngôn ngữ, giọng điệu của văn nghị luận. - HS nhận xét cách đọc của bạn… - Ngoài những câu mở đầu và kết luận, bài văn được chia thành 3 phần chính, được ngăn cách bằng các dấu (*) mà tự t/g ghi trong bài: + Phần nói về con người và quan niệm văn chương của NĐC. + Phần nói về thơ văn yêu nước do NĐC sáng tác. + Phần nói về truyện thơ Truyên Lục Vân Tiên - Ba phần đó tương ứng với 3 luận điểm chủ chốt mà nội dung cơ bản của mỗi luận điểm đã được thu gọn trong một câu văn. Em hãy tìm những câu văn đó. - "Cuộc đời và thơ văn của NĐC là của một chiến sĩ hi sinh phấn đấu vì một nghĩa lớn". - "Thơ văn yêu nước của NĐC làm sống lại trong tâm trí của chúng ta phong trào kháng Pháp oanh liệt và bền bỉ của nhân dân Nam Bộ từ 1860 về sau, suốt 20 năm trời". - (…) Lục Vân Tiên, tác phẩm lớn nhất của NĐC, rất phổ biến trong dân gian, nhất là ở miền Nam". - Các luận điểm đó quy tụ xung quanh để làm rõ một nhận định bao trùm nội dung của tất cả các phần trong bài. Đó là luận điểm nào? "Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn thì càng thấy sáng". - Em thấy cách sắp xếp các luận điểm đó có gì khác với trật tự thông thường? - Thông thường, khi nghị luận về một tác gia, người viết chỉ nêu khái quát về cuộc đời, sự nghiệp, sau đó phân tích giá trị của các tp chính, làm cơ sở để suy ra con người (tư tưởng, tình cảm; đánh giá tài năng, vẻ đẹp tâm hồn…) của tác giả. - Ngược lại: PVĐ lại trình bày rất kĩ lưỡng, tường tận về tấm lòng của NĐC, sau đó mới đi qua các tp chính của NĐC. - bài văn không được kết cấu theo trật tự thời gian. NĐC viết truyện LVT trước nhưng trong bài viết, t/g lại nói đến sau. - Tai sao PVĐ lại có cách sắp xếp khác thường như vậy? Phải chăng ông muốn nhấn mạnh: NĐC là con người đặc biệt, để hiểu thơ ông trước hết phải hiểu và cảm được con người ông. Vì trong thực tế nhiều người còn có ý kiến thiên lệch về NĐC nên chưa nhìn đúng và thấy hết những giá trị cơ bản trong cuộc đời và thơ văn ông. - HS đọc phần 1 - Mở đầu tp là câu: "Ngôi sao NĐC, một nhà thơ lớn của nước ta, đáng lẽ phải sáng hơn nữa trong bầu trời văn nghệ của dân tộc, nhất là trong lúc này". Em hiểu câu văn này ntn? 1. Phần một (13 phút) - NĐC, nhà thơ lớn của dân tộc cần phải được nghiên cứu, tìm hiểu và đề cao hơn nữa. - Theo t/g những lí do nào làm "ngôi sao NĐC" chưa sáng tỏ hơn trong bầu trời văn nghệ dân tộc? - Chỉ biết NĐC là tác giả của truyện LVT, và hiểu truyện LVT khá thiên lệch. - Còn rất ít biết về thơ văn yêu nước của NĐC. - Em hiểu "lúc này" là thời điểm nào? Hãy giải thích vì sao cần làm cho ngôi sao NĐC "sáng hơn nữa", "nhất là trong lúc này"? - HS bám vào HCST" trong h/c đó thơ văn yêu nước của NĐC cần phải "sáng hơn nữa", đề cao hơn nữa trong cuộc chiến chống kẻ thù hôm nay. - Theo t/g vì sao văn thơ của NĐC cũng giống như "những vì sao có ánh sáng khác thường", "con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy"? - Vì lâu nay ta có thói quen nhìn các nhà thơ ở bình diện nghệ thuật theo kiểu trau chuốt, gọt giũa lời lẽ hoa mĩ… - Điều này không thoả đáng và không đúng với HCST của NĐC (do bị mù loà), nên không thấy hết được những vẻ đẹp và đánh giá đúng về htơ văn ông. - Em có thể cắt nghĩa các cụm từ: "Những vì sao có ánh sáng khác thường"; "con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy". * Giải thích: + "Những vì sao có ánh sáng khác thường": ánh sáng đẹp nhưng ta chưa quen nhìn nên khó phát hiện ra vẻ đẹp ấy. + "Con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy": phải dày công kiên trì nghiên cứu thì mới khám phá được. - Em có nhận xét như thế nào về cách nhìn nhận, đánh giá của PVĐ? - Cách nhìn nhận mới mẻ, đúng đắn sâu sắc, khoa học. - Cách nhìn nhận này có ý nghĩa điều chỉnh định hướng cho việc nghiên cứu và tiếp cận thơ văn NĐC. * Củng cố: Theo em, ngôi sao NĐC có cần "sáng tỏ hơn nữa" trong thời đại hiện nay không? Vì sao? - HS đưa ra những kiến giải riêng sao cho thuyết phục… III. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài (2 phút) - Đọc lại thật kĩ nội dung phần một - Viết một đoạn văn khoảng 5 câu đưa ra cách hiểu của mình về luận điểm:"Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn thì càng thấy sáng". - Tiếp tục tìm hiểucác phần còn lại.

File đính kèm:

  • docNguyen Ding Chieu ngoi sao sangtiet 1.doc