Giáo án Ngữ Văn 12 (Từ tiết 45 đến tiết 96)

I. Mục tiêu bài học:

1. Về kiến thức

- Giúp học sinh nắm được những kiến thức đã học về đoạn thơ đầu bài thơ Tây tiến

- Nhận ra những điểm đạt và chưa đạt yêu cầu về kiến thức

2. Về kĩ năng

- Củng cố và rèn luyện kĩ năng nghị luận về một đoạn thơ

3. Về thái độ

- Có ý thức chủ động điều chỉnh, phát huy những điểm mạnh, sửa chữa và hạn chế những điểm yếu để rút kinh nghiệm, nâng cao kĩ năng, chuẩn hoá kiến thức.

II. Phương tiện dạy học

- Gv: SGK. SGV, bài viết của học sinh, TLTK

- Hs: SGK,

III. Tiến trình dạy học

1. ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

3. Bài mới

 

doc153 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1543 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ Văn 12 (Từ tiết 45 đến tiết 96), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 45 Trả bài làm văn số 3 I. Mục tiêu bài học: 1. Về kiến thức - Giúp học sinh nắm được những kiến thức đã học về đoạn thơ đầu bài thơ Tây tiến - Nhận ra những điểm đạt và chưa đạt yêu cầu về kiến thức 2. Về kĩ năng - Củng cố và rèn luyện kĩ năng nghị luận về một đoạn thơ 3. Về thái độ - Có ý thức chủ động điều chỉnh, phát huy những điểm mạnh, sửa chữa và hạn chế những điểm yếu để rút kinh nghiệm, nâng cao kĩ năng, chuẩn hoá kiến thức. II. Phương tiện dạy học Gv: SGK. SGV, bài viết của học sinh, TLTK … Hs: SGK, … III. Tiến trình dạy học ổn định tổ chức Kiểm tra bài cũ Bài mới Hoạt động của gv và hs Nội dung cần đạt Gv: cùng học sinh thảo luận xác định yêu cầu của đề và lập dàn ý. Gv: Hãy xác định kiểu bài, các thao tác chính cần sử dụng trong bài? HS trả lời Gv: Hướng dẫn học sinh lập dàn ý Gv: Nhận xét cụ thể bài viết của học sinh. Bước 1: Phân tích đề: - Giáo viên chép lại đề bài lên bảng: B. Đề bài. Phân tích tâm trạng của tác giả khi nhớ về miền Tây Bắc Bộ và những người đồng đội trong đoạn thơ sau. “ Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi. …Mai Châu mùa em thơm nếp xôi ”. - Kiểu bài: Nghị luận về một đoạn thơ - Các thao tác chính: phân tích (chính), chứng minh - Hướng dẫn hs lập dàn ý: HS cần làm rõ những ý sau: * Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, - Trích dẫn đoạn trích * Thân bài: Hs trình bày các ý sau: - Tâm trạng của tác giả: Nỗi nhớ da diết những miền đất mình đã đi qua: “Sông Mã”, “Sài Khao”, “Mường Lát”... Nỗi nhớ mang màu sắc lãng mạn: “nhớ chơi vơi” - Nhớ cảnh núi rừng hùng vĩ, hiểm trở, thơ mộng: “Dốc núi”, “cồn mây”, “heo hút”, “cọp trêu người”, “thác gầm thét”… - Nhớ những ngôi nhà của đồng bào dân tộc, thấp thoáng trong sương rừng, mưa núi, nhớ những bữa cơm xum họp đầm ấm. - Nhớ về đồng đội trong gian khổ, hy sinh: “dãi dầu không bước nữa”,” gục lên súng mũ bỏ quên đời…” * Kết bài Bước 2: Nhận xét bài làm của hs và trả bài. * Ưu điểm: - Đa số học sinh hiểu yêu cầu của đề. - Đa số các bài viết đảm bảo yêu cầu về nội dung - Nhiều em có hành văn khá tốt - Một số em trình bày sạch đẹp, diễn đạt mạch lạc. - Giáo viên đọc một số bài viết tốt: T. Kiều, Nhàn, … * Nhược điểm: - Nhiều em mắc những lỗi chính tả thông thường, diễn đạt rườm rà ( dẫn chứng cụ thể ) - Một số học sinh chưa hiểu rõ yêu cầu của đề ra, không xác định rõ trọng tâm, viết lan man...( dẫn chứng cụ thể ) - Nhiều em trích dẫn dẫn chứng chưa đúng Bước 3: Trả bài Củng cố GV tổng kết, nhấn mạnh những lưu ý trong bài Gv đọc một bài tham khảo về đề bài trên Hướng dẫn học bài Về nhà học lại nội dung kiến thức của đoạn thơ đó Soạn bài học tiếp theo Rút kinh nghiệm Tuần 16 (tiết 46, 47, 48). Ngày soạn Tiết 46. Người lái đò sông đà Nguyễn Tuân I. Mục tiêu bài học 1. Về kiến thức - Cảm nhận được vẻ đẹp đa dạng của con sông Đà vừa hung bạo, vừa trữ tình, cùng hình ảnh giản dị mà kì vĩ của người lái đò trên sông ấy. Từ đó thấy được tình yêu, sự đắm say của Nguyễn Tuân trước thiên nhiên và con người lao động ở miền tây bắc của Tổ quốc. 2. Về kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu tác phẩm sáng tác theo thể kí 3. Về thái độ - Tích cực, chủ động trong lĩnh hội kiến thức - Hiểu và yêu mến tài năng nghệ thuật độc đáo mà nhà văn đã thể hiện trên những trang tuỳ bút. II. Phương tiện thực hiện: - Gv: SGK, SGV, GA… -Hs: SGK, Bài soạn… III. Tiến trình dạy học ổn định tổ chức Kiểm tra bài cũ Bài mới Hoạt động của gv và hs Nội dung cần đạt Gv: Gọi học sinh đọc phần TD Gv: Hãy nhớ lại đôi nét về tác giả NT? - HS trả lời Gv: Cho biết xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, cảm hứng chủ đạo của tp? - Hs trả lời Gv: Thể tuỳ bút có những đặc trưng gì? - HS trả lời Gv: hướng đẫn học sinh tìm hiểu hình tượng con sông Đà. Gv: ở những chỗ “dựng vách thành”, con sông được miêu tả như thế nào? - HS trả lời Gv: Sự hung dữ của con sông ở đoạn ghềnh Hát Loóng được miêu tả ra sao? - HS trả lời Gv: ở những cái “hút nước”, sự hung bạo của dòng sông được m.tả như thế nào? - HS trả lời Gv: ở những thác nước, sự hung bạo của dòng sông được m.tả như thế nào? - HS trả lời I. Đọc tìm hiểu chung 1. Tác giả Nguyễn Tuân - NT là người tri thức giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. - NT là nhà văn tài hoa và uyên bác. Ông thường nhìn nhận và khám phá mọi sự vật, hiện tượng ở phương diện thẩm mĩ và mtả con người ở góc độ tài hoa nghệ sĩ. - NT là con người có cá tính mạnh mẽ và phóng khoáng. Với cá tính đó, NT đến với thể tuỳ bút như một tất yếu. 2. Tác phẩm “ Người lái đò sông Đà” a. xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác - “Người lái đò sông Đà” rút từ tập tuỳ bút “sông Đà”( 1960) - Thành quả nghệ thuật đẹp đẽ của NT trong chuyến đi gian khổ và hào hùng tới miền Tây Bắc rộng lớn. - Mđ chính của chuyến đi tới TB của nhà văn, đồng thời cũng là c.hứng chủ đạo của cả tập tuỳ bút là tìm kiếm chất vàng của t.nhiên TB và nhất là chất vàng mười- “thứ vàng mười đã qua thử lửa” ở tâm hồn những con người lao động, c,đấu trên những miềm núi sông hùng vĩ và thơ mộng. b. Thể loại tuỳ bỳt: - Thuộc thể kí, không hư cấu nhưng cần trí tưởng tượng phong phú. - Cách viết tự do, phúng túng, hầu như không có luật lệ, qui phạm chặt chẽ. - Mang tính chủ quan cao của cái tôi nhà văn, đậm chất trữ tình. II. Đọc hiểu văn bản 1. Hỡnh tượng sụng Đà qua tài nghệ miờu tả của Nguyễn Tuõn: a. con sông Đà hung bạo - Sự hùng vĩ và hung dữ của con sông Đà trước hết thể hiện ở cảnh đá bờ sông “ dựng vách thành” + “Mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới thấy mặt trời” : cho thấy độ cao, sự lạnh lẽo, âm u… + “Vách đá thành chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu”: cho thấy sự nhỏ hẹp của dòng sông. Để tô đậm thêm, tg sử dụng thêm so sánh: ` “Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách” ` “Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia” Cho thấy lưu tốc chảy là rất lớn, nhất là vào mùa lũ. + “Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đang đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện”: liên tưởng cho thấy độ cao của vách đá, sự lạnh lẽo, u tối, sự nhỏ hẹp của đoạn sông. - Sự hung dữ của sông Đà ở quãng “ghềnh Hát Loóng”. Tg sử dụng nhiều b.pháp tu từ: + Nhà văn nhân hoá con sông như một kẻ chuyên đi đòi nợ dữ dằn ( “gùn ghè suốt năm”…) + Điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc: “ nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió” tạo nhịp điệu khẩn trương, dồn dập làm cho dòng sông như sôi lên, cuộn chảy dữ dằn… - Sự hung bạo của dòng sông còn thấy ở nhừng “cái hút nước” chết người: + Chúng giống những “ cái giếng bê tông thả xuống sông để chuận bị làm móng cầu”, “ nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc”, “ nước ặc lên như vừa rót dầu sôi vào”… + Tg tưởng tượng những con thuyền phải qua những vùng soáy nước thật nhanh như “ ô tô sang số ấn ga cho nhanh để vút qua một quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực” + Tg tưởng tượng một anh quay phim muốn chuyển đến độc giả cảm giác mạnh nên đã cho cả thuyền và chiếc máy quay xuống đáy cái hút nước… Bằng kiến thức trên nhiều lĩnh vực (g. thông, điện ảnh), NT đã tái hiện sự hung bạo của những hút nước rất độc đáo… - Sự hung bạo của sông Đà còn thể hiện ở những thác nước: + TG đã dùng biện pháp nhân hoá biến dòng sông thành một sinh thể dữ dằn, gào thét trong nhưng âm thanh ghê sợ. Lúc “ nghe như là oán trách”, rồi như là “van xin”, khi thì “khiêu khích, giọng gằn như chế nhạo”, có lúc nó “rống lên như ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa”… + Mỗi hòn đá như một tên lính thuỷ hung tợn, tên nào trông cũng “ngỗ ngược”, “nhăn nhúm” , sẵn sàng giao chiến… Có thể thấy dưới ngòi bút tài hoa của NT, sự hùng vĩ và hoang dại của Đà giang đã hiện ra với nhiều dạng vẻ khác nhau, tất cả đều toát lên sức mạnh của một thiên nhiên kì vĩ, man dại. 4. Củng cố -GV tổng kết, nhấn mạnh những lưu ý trong bài -Gv đặt câu hỏi để học sinh trả lời 5. Hướng dẫn học bài - Về nhà đọc kĩ lại tác phẩm, học bài cũ - Soạn bài học tiếp theo 6 Rút kinh nghiệm Tiết 47. Người lái đò sông đà Nguyễn Tuân I. Mục tiêu bài học 1. Về kiến thức - Cảm nhận được vẻ đẹp đa dạng của con sông Đà vừa hung bạo, vừa trữ tình, cùng hình ảnh giản dị mà kì vĩ của người lái đò trên sông ấy. Từ đó thấy được tình yêu, sự đắm say của Nguyễn Tuân trước thiên nhiên và con người lao động ở miền tây bắc của Tổ quốc. - Hiểu và yêu mến tài năng nghệ thuật độc đáo của nhà văn được thể hiện trên những trang tuỳ bút. 2. Về kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu tác phẩm sáng tác theo thể kí 3. Về thái độ - Tích cực, chủ động trong lĩnh hội kiến thức - Hiểu và yêu mến tài năng nghệ thuật độc đáo mà nhà văn đã thể hiện trên những trang tuỳ bút. II. Phương tiện thực hiện: - Gv: SGK, SGV, GA… -Hs: SGK, Bài soạn… III. Tiến trình dạy học ổn định tổ chức Kiểm tra bài cũ - Hình ảnh con sông Đà hung bạo được tg NT thể hịên như thế nào trong tuỳ bút “Người lái đò sông Đà”? Bài mới Hoạt động của gv và hs Nội dung cần đạt Gv: Hãy tìm những hình ảnh trong tác phẩm để làm rõ vẻ đẹp này của dòng sông Đà? Gv: qua việc thể hiện vẻ đẹp con sông, NT đồng thời muốn thể hiện điều gì? -Gv: Qua những trang viết miêu tả con sông Đà, anh (chị ) có nhận xét gì về nghệ thuật viết văn của Nguyễn Tuân ? Gv: NT đã làm thế nào để khắc hoạ và làm nổi bật hình tượng người lái đò sông Đà? Gv: Thoạt nhìn ta thấy tương quan giữa 2 bên như thế nào? Gv: chiến thắng cuối cùng đã thuộc về ai? Diễn biến “trận đánh” được tg tường thuật lại ra sao? Gv: Những nguyên nhân nào đã làm nên chiến thắng của ông lái đò? Gv: qua chiến thắng của ông lái đò, NT muốn nói điều gi? Gv: Gọi một HS đọc ghi nhớ trong SGK -Gv: Tổ chức tổng kết HS tự rút ra giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm b. Con sông Đà trữ tình - “ Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai…” Sông Đà hiện lên như người thiếu nữ TB với vẻ đẹp trữ tình, trẻ trung và duyên dáng… - Nhà văn thấy màu nước sông Đà biến đổi theo mùa, mỗi mùa có một vẻ đẹp riêng: mùa xuân “ xanh ngọc bích”, mùa thu “ lừ lừ chín đỏ”. Và đặc biệt chưa bao giờ con sông lại có màu “đen” như thực dõn Pháp đã “ đè ngửa con sông ta ra đổ mực tây vào” và gọi bằng cái tên láo lếu- sông đen. Bằng điều này NT đã thể hiện niềm yêu mến với con sông xứ sở. - NT cảm nhận rõ nét cái chất “đằm đằm ấm ấm” thân quen của con sông: “Nhìn sông Đà như một cố nhân”. Và nhất là cái chất thơ như ngấm vào từng cảnh sắc thiên nhiên sông Đà. - Cảnh vật ven sông mang một vẻ đẹp tĩnh lặng, yên ả, thanh bình như còn dấu tích của lịch sử cha ông: “Hình như từ đời Lí đời Trần đời Lê quãng sông này cũng chỉ lặng tờ đến thế mà thôi”, “Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một bờ cổ tích xưa”. Cho thấy NT rất công phu trong việc tìm hiểu, mtả vẻ đẹp của con sông Đà. Qua đó cũng thấy dc ty ông dành cho quê hương mình. * Nghệ thuật : - Câu văn từ chỗ mang tiết tấu gắt, mạnh, dồn bức đã được kéo ra, thu ruỗi rất mực êm ả (lối viết linh hoạt). - Sự lịch lãm về văn chương, hội hoạ điện ảnh dồn tụ về ngòi bút Nguyễn Tuân. - Con người bao giờ cũng phải sống hết mình với những gì được miêu tả : đầy đủ đặc tính, khí chất, nổi hình, nổi nét 2. Hình tượng người lái đò sông Đà - Để làm nổi bật hình tượng người lái đò sông Đà, Nhà văn đã tưởng tượng ra cuộc chiến đấu ác liệt giữa người lái đò với “bầy thuỷ quái sông Đà” nham hiểm và xảo quyệt. - Thoạt nhìn thì đó là một cuộc chiến đấu ko cân sức bởi một bên là thiên nhiên lớn lao, kì vĩ…còn một bên chỉ là con người nhỏ bé trên chiếc thuyền đơn độc. - Nhưng cuối cùng chiến thắng lại thuộc về người lái đò: + Bầy thuỷ quái sông Đà đã bày thạch trận để “đòi ăn chết cái thuyền”, sóng thác đã tung ra những “miếng đòn hiểm độc nhất” quyết bóp chết người lái đò. + Tuy vậy, ông lái đò vẫn bình tĩnh, tỉnh táo chỉ huy chiếc thuyền lần lượt vượt qua “trùng vi thạch trận” chiến thắng thác dữ bằng những động tác điêu luyện, táo bạo và hết sức chính xác… - Có 2 nguyên nhân chính làm nên chiến thắng của ông lái đò: + Thứ nhất, đó là chiến thắng của sự ngoan cường, lòng dũng cảm, ý chí quyết tâm vượt qua những thử thách khốc liệt của cuộc sống. + Thứ hai, đây là chiến thắng của tài chí con người, của sự hiểu biết ( “nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá”) và kinh nghiệm của những người đã nhiều năm gắn bó với nghề sông nước. - Từ cuộc chiến đấu ác liệt với thác dữ sông Đà, từ sự bình dị của những người lái đò sau chiến thắng. Có thể thấy NT đã khẳng định và ngợi ca vẻ đẹp của những người lao động bình thường, âm thầm, giản dị đã và đang làm nên những kì tích lớn lao trong cuộc chiến đấu với thiên nhiên hung dữ. - “Người lái đò sông Đà” chính là khúc hùng ca ca ngợi con người, ca ngợi ý chí của con người, ca ngợi lao động vinh quang đã đưa con người tới thắng lợi huy hoàng. Đây chính là những yếu tố làm nên “chất vàng mười” của nhân dân TB và của những người lao động nói chung. III. Tổng kết 1. Giá trị nghệ thuật : Phong cách Nguyễn Tuân vừa độc đáo vừa phong phú. Với Người lái đò sông Đà, phong cách nhà văn thể hiện rõ nhất ở sự sắc nhọn của giác quan nghệ sĩ đi với một kho chữ nghĩa giàu có và đầy màu sắc, góc cạnh. Bài tùy bút Người lái đò sông Đà cũng thể hiện một Nguyễn Tuân với vốn văn hóa phong phú, lịch lãm, một Nguyễn Tuân tài hoa với con mắt của nhiều ngành nghệ thuật. 2. Nguyễn Tuân đã mang lại cho tác phẩm những giá trị độc đáo : vừa có giá trị văn học vừa có giá trị văn hóa, đồng thời giúp người đọc thêm yêu cảnh trí thiên nhiên đất nước, tự hào về những người lao động tài hoa và thêm quí, thêm yêu sự giàu đẹp của tiếng Việt. 4. Củng cố -GV tổng kết, nhấn mạnh những lưu ý trong bài -Gv đặt câu hỏi để học sinh trả lời 5. Hướng dẫn học bài - Về nhà đọc kĩ lại tác phẩm, học bài cũ - Soạn bài học tiếp theo 6 Rút kinh nghiệm Tiết 48 CHỮA LỖI LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN I. Mục tiêu bài học 1. Về kiến thức - HS có thể khái quát các lỗi thường gặp khi lập luận - Tự phát hiện, phân tích và chữa những lỗi thường gặp trong bài nghị luận của chính mình, chủ động tránh những lỗi về lập luận. 2. Về kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng chữa lỗi lập luận trong bài văn nghị luận 3. Về thái độ - Tích cực, chủ động trong lĩnh hội kiến thức - Hăng hái tham gia phát biểu xây dựng bài II. Phương tiện thực hiện: - Gv: SGK, SGV, GA… - Hs: SGK, Bài soạn… III. Tiến trình dạy học 1. ổn định tổ chức Kiểm tra bài cũ Bài mới Trong quá trình viết văn nghị luận, chúng ta thường mắc nhiều lỗi về cách nêu luận điểm, luận cứ và luận chứng. Bài học hôm nay chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu các lỗi thường gặp để tìm cách sửa chữa khắc phục khi viết văn nghị luận. HOạT ĐộNG CủA GV Và HS NộI DUNG CầN ĐạT GV hướng dẫn HS tìm hiểu các lỗi liên quan đến việc nêu luận điểm. Bài tập 1: - GV cho HS thảo luận theo nhóm sau đó nhận xét. I. Lỗi liên quan đến việc nêu luận điểm: 1. Bài tập 1: Lỗi nêu luận điểm a. Việc nêu luận điểm chưa rõ ràng, nội dung trùng lặp mà không có sự nhấn mạnh hay phát triển ý b. Đoạn văn b: Luận điểm nêu ra dài dòng, rườm rà, không rõ ràng, không trình bày được đúng bản chất của vấn đề.(ko làm rõ được luận điểm quan trọng cần nêu: ý nghĩa của “nợ công danh” theo quan niẹm riêng của Phạm Ngũ Lão là gì?) c. Đoạn văn c: Nêu quá nhiều luận điểm nhưng không luận điểm nào được triển khai đầy đủ, luận cứ nêu ra ra lại ko tương ứng với luận điểm đã trình bày ( quá nghèo nàn, sơ lược) Bài tập 2: GV hướng dẫn HS chữa lại những đoạn văn trên cho đúng. - GV yêu cầu HS chữa lại các đoạn văn sao cho mỗi đoạn nêu rõ luận điểm - Sau khi HS đưa ra cách chữa đoạn văn của mình, gv yêu cầu một HS khác nhận xét, sau đó kết luận. 2. Bài tập 2: - Đoạn văn a: (GV đọc đoạn văn mẫu đó sửa) - Đoạn văn b: (GV đọc đoạn văn mẫu đó sửa) - Đoạn văn c: (GV đọc đoạn văn mẫu đó sửa) * HS đọc ghi nhớ về các lỗi nêu luận điểm. GV hướng dẫn HS tìm hiểu lỗi liên quan đến việc nêu luận cứ. - GV yêu cầu HS chỉ ra lỗi nêu luận cứ ở mỗi ví dụ và sửa lại cho đúng. II. Lỗi liên quan đến việc nêu luận cứ 1. Bài tập 1: - Lỗi nêu luận cứ: dẫn thơ sai, luận cứ đưa ra chưa chính xác, mơ hồ. (GV cho HS tham khảo đoạn văn đó sửa đúng) 2. Bài tập 2: - Lỗi nêu luận cứ thiếu chính xác, thiếu toàn diện. Cần bổ xung các luận cứ phù hợp với luận điểm: “Dân tộc ta anh hùng hào kiệt thời nào cũng có”. 3. Bài tập 3: - Lỗi luận cứ: lộn xộn, không theo trình tự logic. - Luận cứ không phù hợp với luận điểm. * HS đọc ghi nhớ về cỏc lỗi nờu luận cứ. - GV hướng dẫn HS tìm ra lỗi liên quan đến việc vận dụng cách thức lập luận. - GV yêu cầu HS phân tích lỗi về cách thức lập luận và sửa chữa lại cho đúng - GV yêu cầu HS phân tích lỗi và sửa chữa đoạn. Sau đó nhận xét. - Qua các bài tập đó giúp em rút ra kết luận gì về những lỗi nên tránh khi viết văn nghị luận? III. Lỗi về cách thức lập luận Bài tập 1: - Lỗi về cách thức lập luận: trình bày luận cứ thiếu logic, lộn xộn. Hệ thống luận cứ không đủ làm sáng tỏ cho luận điểm chính. Bài tập 2: - Luận điểm không rõ ràng. Luận cứ thiếu toàn diện (chỉ tập trung vào cái “đói” trong tác phẩm viết về nông thôn và nông dân của Nam Cao) Bài tập 3: - Luận điểm không rõ ràng, luận cứ không phù hợp với phạm vi đề tài được nêu ra trong những câu trước. (GV cho HS tham khảo đoạn văn). * HS đọc ghi nhớ về các lỗi liên quan đến cách thức lập luận. IV. Tổng kết: (ghi nhớ)/sgk 4. Củng cố -GV tổng kết, nhấn mạnh những nội dung chính trong bài -Gv đặt câu hỏi để học sinh trả lời 5. Hướng dẫn học bài - Về nhà đọc kĩ lại bài, làm những bài tập sau bài, học bài cũ - Soạn bài học tiếp theo: “ Ai đã đặt tên cho dòng sông” 6 Rút kinh nghiệm Tuần 17 Ngày soạn: Tiết: 49 AI ĐÃ ĐẶT TấN CHO DềNG SễNG Hoàng Phủ Ngọc Tường I. Mục tiêu dạy học 1. Về kiến thức: - Hiểu được tình yêu, niềm tự hào tha thiết, sâu lắng của tác giả dành cho dòng sông quê hương, cho xứ Huế thân yêu và cũng là cho đất nước. - Nắm được đặc trưng của thể loại bút kí và nghệ thuật viết bút kí trong bài. 2. Về kĩ năng - Củng cố và rèn luyện kĩ năng đọc hiểu tác phẩm viết theo thể kí 3. về thái độ - Tích cực, chủ động trong lĩnh hội kiến thức - Hăng hái tham gia phát biểu xây dựng bài II. Phương tiện dạy học - Gv: SGK, SGV, bài soạn.. - Hs: SGK, bài soạn III. Tiến trình dạy học 1. ổn đinh tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - Phân tích nét trữ tình của con sông Đà trong tac phẩm kí “ Người lái đò sông Đà” của NT? - Phân tích hình tượng Người lái đò sông Đà? 3. Bài mới Rất nhiều người trong chúng ta khắc sâu hình ảnh quê hương bằng dòng sông với muôn màu vẻ khác nhau, nhất là các nhà thơ, nhà văn. Dòng sông trong tim Tế Hanh là hình ảnh Nước gương trong soi tóc những hàng tre…, trong Hoàng Cầm là Xanh xanh bãi mía bờ dâu… Một dòng sông vừa hung bạo vừa trữ tình và đẹp như một người đàn bà kiều diễm làm chúng ta không thể nào quên được Nguyễn Tuân –nhà văn nổi tiếng với thể tùy bút. Hoàng Phủ Ngọc Tường, người con của xứ Huế cũng có những cảm xúc vừa sâu lắng, mãnh liệt, vừa tha thiết, chân thành về dòng sông Hương quê hương ông qua bút kí “Ai đã dặt tên cho dòng sông ?”. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu bút kí đó của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt GV- Tổ chức tìm hiểu chung I. Tìm hiểu chung 1. HS đọc phần Tiểu dẫn trình bày những nội dung cơ bản về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường - Về bài bút kí : “Ai đã đặt tên cho dòng sông” ? 1. Tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trí thức yêu nước, một chiến sĩ trong phòng trào đấu tranh chống Mĩ - Nguỵ ở Thừa thiên - Huế. Ông quê gốc ở Quảng Trị nhưng sống và học tập, hoạt động, trưởng thành và gắn bó sâu sắc với Huế. Nhà văn chuyên viết về bút kí với đề tài khá rộng lớn. Tác phẩm của ông đã thể hiện những nét riêng của cảnh sắc và con người khắp mọi miền đất nước từ Bắc vào Nam. Nhưng đọng lại ấn tượng sâu sắc nhất đối với độc giả vẫn là những bài viết về Huế, Thuận Hoá, Quảng Trị, Quảng Nam. - Nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Hoàng Phủ Ngọc Tường: Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với duy tả đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực, lối viết hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa tạo cho thể loại bút kí một phong cách riêng, đem đến những đóng góp mới cho nền văn xuôi Việt Nam hiện đại Tác phẩm chính (xem SGK) 2. HS đọc Tiểu dẫn và giới thiệu sơ lược về bài bút kí : Ai đã đặt tên cho dòng sông? 2. Bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông ? - Viết tại Huế ngày 04/01/1981, in trong tập sách cùng tên (NXB Thuận Hoá 1986) - Vị trí đoạn trích : Bài kí gồm 3 phần, đoạn trích gồm phần thứ nhất và đoạn kết (phần này tập trung nói về cảnh quan thiên nhiên sông Hương, tuy nhiên phần nào cũng cho độc giả thấy được sự gắn bó của con sông với lịch sử và văn hoá của xứ Huế, của đất nước. Đoạn trích cũng thể hiện được những nét tiêu biểu cho đặc trưng thể loại và văn phong của Hoàng Phủ Ngọc Tường.) Hoạt động 2 - Tổ chức đọc- hiểu văn bản 1. HS đọc và nhận xét chung về bố cục, mạch văn của đoạn trích, tìm hiểu vẻ đẹp sông Hương vùng thượng lưu, sông Hương chảy về đồng bằng và ngoại vi thành phố, Sông Hương khi chảy vào thành phố Huế, GV gợi ý, dẫn dắt bằng các câu hỏi : - Vẻ đẹp sông Hương vùng thượng lưu được tác giả diễn tả như thể nào ? Những hình ảnh, chi tiết, những liên tưởng và thủ pháp nghệ thuật cho thấy nét riêng trong lối viết kí của tác giả ? *Tiết thứ: 50 (tiết 2 của bài) II. Đọc - Hiểu văn bản 1. Vẻ đẹp sông Hương a) Sông hương vùng thượng lưu - Sông Hương vùng thượng lưu mang vẻ đẹp của một sức sống mãnh liệt, hoang dại, bí ẩn, sâu thẳm nhưng cũng có lúc dịu dàng, say đắm. - Sự mãnh liệt, hoang dại của con sông được thể hiện qua những so sánh : “Bản trường ca của rừng già”, những hình ảnh đầy ấn tượng : (“rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn”, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn”) - Vẻ dịu dàng, say đắm : những sắc màu rực rỡ (“những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”). - Dòng sông được nhân hoá : như một cô gái di gan phóng khoáng và man dại, rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng. Đó là sức mạnh bản năng của người con gái, sức mạnh ấy được chế ngự bởi cấu trúc địa lý lãnh thổ để đi ra khỏi rừng, nó “nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hoá sứ sở”. - Ngay từ đầu trang viết, người đọc đã cảm nhận được sự tài hoa của ngòi bút Hoàng Phủ Ngọc Tường : liên tưởng kì thú, xác đáng, ngôn từ gợi cảm,... Tất tạo sức cuốn hút, hấp dẫn về một con sông mang linh hồn, sự sống, kết thúc đoạn văn, tác giả giới thiệu trọn vẹn con sông (tâm hồn sâu thẳm của nó) vừa dẫn dắt, gợi mở sang đoạn tiếp theo sẽ miêu tả khuôn mặt kinh thành của dòng sông. - Đoạn thơ miêu tả sông Hương chảy về đồng bằng và ngoại vi thành phố bộc lộ những phẩm chất nào trong ngòi bút của tác giả ? Hiệu quả thẩm mĩ của lối viết đó ? b) Sông Hương đoạn chảy về đồng bằng và ngoại vi thành phố Lúc này, sông Hương được ví “như người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng” được “người tình mong đợi” đến đánh thức. Kiến thức địa lý đã giúp tác giả miêu tả tỉ mỉ sông Hương với những khúc quanh và lưu vực của nó. Đoạn văn thể hiện năng lực quan sát tinh tế và sự phong phú về ngôn ngữ hình tượng giúp nhà văn viết được những câu văn đầy màu sắc tạo hình và ấn tượng : “Sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn”, “ Sắc nước trở nên xanh thẳm”, “nó trôi đi giữa 2 dãy đồi sừng sững như thành quách, dòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé bằng con thoi ”. Rồi “giữa đám quần sơn lô xô ấy là giấc ngủ nghìn thu của vua chúa được phong kín trong lòng những rừng thông u tịch và niềm kiêu hãnh âm u của những lăng tầm đồ sộ toả lan khắp cả một vùng thượng lưu”. Vận dụng kiến thức về văn hoá, văn học, tác giả tạo cho người đọc ấn tượng về vẻ đẹp trầm mặc, như triết lý, như cổ thi gắn với những thành quách, lăng tẩm của vua chúa thuở trước. - Sông Hương khi chảy vào thành phố Huế có nét đặc trưng gì ? Phát hiện của tác giả về nét riêng biệt của sông Hương cho thấy những điều gì trong tình cảm của tác giả với xứ Huế và dòng sông ? c) Sông Hương khi chảy vào thành phố Nếu ở trên, người đọc cảm nhận phần nào tính chất vẻ đẹp man dại, dịu dàng, trầm mặc của con sông thì giờ đây con sông được khám phá, phát hiện ở sắc thái tâm trạng. Sông Hương gặp thành phố như đến với điểm hẹn tình yêu, trở nên vui tươi và đặc biệt chậm rãi, êm dịu, mềm mại. Ngòi bút của tác giả đã thực sự thăng hoa khi vẽ nên những hình ảnh đầy ấn tượng, những cảm nhận tinh tế, những liên tưởng, so sánh đẹp đẽ đến

File đính kèm:

  • docgiao an 12 chuan.doc
Giáo án liên quan