Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 1: Xây dựng một bài văn

I_CHUẨN BỊ CHẤT LIỆU:

A) HUY ĐỘNG KIẾN THỨC:

1) BƯỚC 1) Tìm hiểu đề: Đặt ra và giải quyết 3 câu hỏi sau:

_ Đề đặt ra vấn đề gì cần giải quyết? Nội dung luận đề

_ Đề yêu cầu kiểu bài gì? Hình thức bài làm

_ Vùng tư liệu nào bắt buộc phải huy động Dẫn chứng bắt buộc

2)BƯỚC 2 ) Huy động kiến thức:

_ Vận dụng trí nhớ: Ghi ngay vào giấy nháp những ý nghĩ, câu thơ, câu văn, vừa huy động được ( dù còn lộn xộn, chưa thật tinh )

_ Khi các ý lớn đã có dẫn chứng đầy đủ thì coi như bước chuẩn bị chất liệu bài văn hoàn tất.

B) LẬP Ý:

1)LẬP Ý CHO BÀI NGHỊ LUẬN VỀ VĂN HỌC SỬ:

HS phải huy động những kiến thức sau:

_ Những đặc điểm lịch sử nào đã tác động thúc đẩy văn học hình thành và phát triển?

_ Giai đoạn văn học này có những đặc điểm gì lớn? Nó phát triển qua mấy thời kì? CÓ những khuynh hướng văn học nào? Có những tác giả , tác phẩm nào lớn?

_ Những ý kiến đánh giá thoả đáng về nội dung và nghệ thuật trên hai phương diện thành công và hạn chế của nó?

VD1: Những đóng góp của khuynh hướng hiện thực qua một số tác phẩm của NGÔ TẤT TỐ, NAM CAO, VŨ TRỌNG PHỤNG giai đoạn 1930-1945.

VD2: Những giá trị tư tưởng và nghệ thuật của thơ lãng mạn qua một số tác phẩm của XUÂN DIỆU, HUY CẬN, HÀN MẶC TỬ thời kì 1930-1945.

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1318 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 1: Xây dựng một bài văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 8/9/2007 Tuần 1: XÂY DỰNG MỘT BÀI VĂN I_CHUẨN BỊ CHẤT LIỆU: HUY ĐỘNG KIẾN THỨC: BƯỚC 1) Tìm hiểu đề: Đặt ra và giải quyết 3 câu hỏi sau: _ Đề đặt ra vấn đề gì cần giải quyết? Nội dung luận đề _ Đề yêu cầu kiểu bài gì? Hình thức bài làm _ Vùng tư liệu nào bắt buộc phải huy động Dẫn chứng bắt buộc 2)BƯỚC 2 ) Huy động kiến thức: _ Vận dụng trí nhớ: Ghi ngay vào giấy nháp những ý nghĩ, câu thơ, câu văn,… vừa huy động được ( dù còn lộn xộn, chưa thật tinh ) _ Khi các ý lớn đã có dẫn chứng đầy đủ thì coi như bước chuẩn bị chất liệu bài văn hoàn tất. LẬP Ý: 1)LẬP Ý CHO BÀI NGHỊ LUẬN VỀ VĂN HỌC SỬ: HS phải huy động những kiến thức sau: _ Những đặc điểm lịch sử nào đã tác động thúc đẩy văn học hình thành và phát triển? _ Giai đoạn văn học này có những đặc điểm gì lớn? Nó phát triển qua mấy thời kì? CÓ những khuynh hướng văn học nào? Có những tác giả , tác phẩm nào lớn? _ Những ý kiến đánh giá thoả đáng về nội dung và nghệ thuật trên hai phương diện thành công và hạn chế của nó? VD1: Những đóng góp của khuynh hướng hiện thực qua một số tác phẩm của NGÔ TẤT TỐ, NAM CAO, VŨ TRỌNG PHỤNG giai đoạn 1930-1945. VD2: Những giá trị tư tưởng và nghệ thuật của thơ lãng mạn qua một số tác phẩm của XUÂN DIỆU, HUY CẬN, HÀN MẶC TỬ thời kì 1930-1945. LẬP Ý CHO ĐỀ VỀ LÍ LUẬN VĂN HỌC: Loại đề này thường được phát biểu dưới 2 hình thức: _ Không trực tiếp đưa ra khái niệm lí luận văn học: Người làm bài phải tự quy ra các khái niệm lí luận văn học mà đề muốn kiểm tra. _ Trực tiếp đưa ra khái niệm lí luận văn học và yêu cầu giải thích và chứng minh. VD1: Hãy giải thích và bình luận ý kiến của Nguyễn Văn Siêu( 1799-1872): “ Văn chương có hai loại: đáng thờ và không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương, loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người” VD2: Tính dân tộc biểu hiện trong TPVH ở những phương diện nào? Liên hệ với thực tế văn học. Đối với đề 1, học sinh phải hiểu đề văn đề cập đến bản chất xã hội của văn chương, mối quan hệ giữa văn chương với cuộc sống con người, chức năng xã hội của văn chương, quan hệ giữa nội dung và hình thức TPVH. Tóm lại dưới một hình thức không lí luận, qua ý kiến của Nguyễn Văn Siêu , đề muốn kiểm tra một loạt vấn đề lí luận văn học cơ bản thuộc quan điểm nghệ thuật, quan điểm mĩ học. Đối với đề 2, học sinh phải nắm được nội dung của khái niệm tính dân tộc trong văn học và biết tổ chức ý cho bài viết theo trình tự sau: Định nghĩa khái niệm? Khái niệm ấy do đâu mà có? Nó được biểu hiện trong tác phẩm trên những phương diện nào?( thường là cả hai mặt nội dung và hình thức) từ đó làm sáng tỏ khái niệm bằng thực tế VH. Cụ thể: Tính dân tộc là gì? ( nghĩa rộng? nghĩa hẹp ?) b) Tại sao VH lại có tính dân tộc? (i-Do quan hệ giữa VH và hiện thực,ii- Do quan hệ giữa VH và ngôn ngữ,iii- Tính dân tộc và tính nhân loại của VĂN HọC) Tính dân tộc biểu hiện trong TPVH trên những phương diện nào? (i- Nội dung ; ii-Hình thức Chứng minh bằng thực tế VH: (i- Ngày xưa; ii-Ngày nay) 3:LẬP Ý CHO ĐỀ CẢM VÀ HIỂU TPVH: a)Bước 1: Đọc qua để cảm nhận, có ấn tượng chung về đoạn văn bài thơ được yêu cầu phân tích. b)Bước 2: Trả lời các câu hỏi : _ Tác phẩm này hay ở chỗ nào? Nó làm xúc động ta ở những ý tưởng gì? Ở những tình cảm gì? ( chi tiết hoá ý đã cảm nhận ở bước 1) _ Cái hay ấy được thể hiện bằng các hình thức nghệ thuật nào? (Cốt truyện, chi tiết, nhân vật, hình ảnh,…, nhịp điệu , từ ngữ,…) c)Bước 3) Có thể xác lập ý theo nội dung vấn đề, tuân thủ nguyên tắc thống nhất trong nội dung và hình thức nghệ thuật của TPVH. II) LẬP DÀN BÀI CHO BÀI VĂN: Có 2 mức độ xác lập: dàn bài đại cương và dàn bài chi tiết Dàn bài đại cương triển khai được những luận điểm lớn của bài viết, bao gồm: MỞ BÀI: Nêu luận đề của bài viết THÂN BÀI: Nêu các luận điểm lớn để triển khai và làm sáng tỏ luận đề đã nêu ở mở bài KẾT BÀI: Nêu ý khái quát từ các ý đã trình bày ở thân bài. 2) Dàn bài chi tiết là dàn bài đã chi tiết hoá các luận điểm lớn bằng các luận điểm nhỏ, có thể có cả luận cứ. HS tham khảo dàn bài chi tiết sau: ĐỀ: Sức hấp dẫn kì diệu của tập thơ Nhật kí trong tù chính là vẻ đẹp tâm hồn của tác giả Hồ Chí Minh. Mở bài: - Sơ lược hoàn cảnh sáng tác tập thơ. - Sức hấp dẫn kì diệu của tập thơ Nhật kí trong tù chính là vẻ đẹp tâm hồn của tác giả Hồ Chí Minh. Thân bài: 1. Một tấm lòng yêu nước mãnh liệt; một tinh thần thép luôn lạc quan , ung dung , tự tại: _ Luôn lo lắng cho vận mệnh đất nước , nhân dân ( Không ngủ được; Ốm nặng; Ở Việt Nam có biến động…; Đêm thu ;…) Thà chết chẳng cam nô lẹ mãi, Tung bay cờ nghĩa khắp trăm miền Xót mình giam hãm trong tù ngục Chưa được xông ra giữa trận tiền ( Ở Việt Nam có biến động….) _ Có tầm nhìn xa trông rộng, bất khuất , ung dung tự tại trước mọi thử thách nghiệt ngã của hoàn cảnh ( Bốn tháng rồi; Đề từ; Học đánh cờ; Giải đi sớm…) Thân thể ở trong lao, Tinh thần ở ngoài lao; Muốn nên sự nghiệp lớn, Tinh thần càng phải cao. ( Đề từ) _ Luôn khao khát tự do; lạc quan tin tưởng vào thắng lợi tất yếu của cách mạng (Trời hửng ; Đoán chữ; Đi đường…) Đi đường mới biết gian lao Núi cao rồi lại núi cao trập trùng Núi cao lên đến tận cùng Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non ( Đi đường) 2. Một tấm lòng yêu thương con người bao la và sâu sắc: _ Thông cảm , sẻ chia , thương xót đối với những người bị bắt oan, bị ngược đãi trong tù và gia quyến của họ. ( Một người tù cờ bạc vừa chết; Anh ấy muốn trốn; Người bạn tù thổi sáo; Gia quyến của người bị bắt lính; Vợ người bạn tù đến thăm chồng; Cháu bé trong nhà lao Tân Dương;…) Biền biệt anh đi không trở lại Phòng the trơ trọi thiếp ôm sầu Quan trên xót nỗi em cô quạnh Nên lại mời em tạm ở tù (Gia quyến của người bị bắt lính ) _ Thông cảm sẻ chia những vất vả của người dân lao động và rung cảm với những niềm vui giản dị của họ ( Chiều tối ; Phu làm đường; Từ Long An đến Đồng Chính; Giữa đường đáp thuyền đi huyện Ung…) Đáp thuyền thẳng xuống huyện Ung Ninh Lủng lẳng chân treo tựa giảo hình Làng xóm ven sông đông đúc thế Thuyền câu rẽ sóng nhẹ thênh thênh (Giữa đường đáp thuyền đi huyện Ung) _ Tri ân, cảm kích trước những con người nhân ái , trọng sự thật (Những người như Tiên sinh họ Quách; Ban trưởng họ Mạc, Chủ nhiệm họ Hầu) May gặp ông Hầu người sáng suốt Nên nay mình được tự do rồi Từ nay nhật kí trong tù dứt Tái tạo ơn ông nhớ suốt đời ( Kết luận) 3.Một cốt cách nghệ sĩ lớn; một tâm hồn tinh tế nhạy cảm trước vẻ đẹp thiên nhiên _ Nhạy cảm tinh tế trước vẻ đẹp thiên nhiên , sự sống (Chiều tối ; Giải đi sớm; Giữa đường đáp thuyền đi huyện Ung; Trên đường đi; Đi đường;…) _ Phát hiện sự đồng điệu, rút ra bài học bổ ích từ thiên nhiên tạo vật (Tự khuyên mình, Trời hửng; …) Ví không có cảnh đông tàn Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân Nghĩ mình trong bước gian truân Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng (Tự khuyên mình) Kết bài: Khẳng định sức lôi cuốn mãnh liệt, giá trị to lớn của tập thơ chuính là vẻ đẹp tinh thần của tác giả Giá trị giáo dục to lớn của tập thơ đối với các thế hệ người Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh Tóm lại, tuỳ theo điều kiện cụ thể, HS có thể xây dựng dàn ý chi tiết hoặc đại cương nhưng không thể bỏ qua khâu phác hoạ dàn ý. Có một dàn ý hợp lí là nhân tố quyết định thành công của bài viết. Kinh nghiệm cho thấy, người ta có thể suy nghĩ rất lâu về một vấn đề nào đó, nhưng khi suy nghĩ đã chín, người ta có thể viết rất nhanh và hay về vấn đề đó.Có một dàn ý hợp lí là một biểu hiện của độ chín trong suy nghĩ vậy.

File đính kèm:

  • docXay dung bai van NL.doc
Giáo án liên quan