Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần: 2, tiết phân phối: 4

A/. Mục tiêu:

- Giúp HS hiểu được: Những nét khái quát về sự nghiệp văn học, quan điểm sáng tác và những đặc điểm cơ bản trong phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh.

- Giáo dục HS lòng kính trong đối với một thiên tài văn học, một nhân cách vĩ đại.

- Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu về một tác gia văn học.

* Tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

B/. Phương tiện: SGK, SGV, Tài liệu tham khảo.

C/. Phương pháp: Gợi tìm nêu vấn đề, thảo luận và trả lời caâ hỏi.

D/. Các bước lên lớp:

1. Ổn định

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1239 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần: 2, tiết phân phối: 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/ 8/'11 TÁC GIẢ-NGUYỄN ÁI QUỐC-HỒ CHÍ MINH Tiết phân phối: 4 Tuần: 2 Lớp dạy: 12b6-12b7 A/. Mục tiêu: - Giúp HS hiểu được: Những nét khái quát về sự nghiệp văn học, quan điểm sáng tác và những đặc điểm cơ bản trong phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh. - Giáo dục HS lòng kính trong đối với một thiên tài văn học, một nhân cách vĩ đại. - Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu về một tác gia văn học. * Tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. B/. Phương tiện: SGK, SGV, Tài liệu tham khảo. C/. Phương pháp: Gợi tìm nêu vấn đề, thảo luận và trả lời caâ hỏi. D/. Các bước lên lớp: 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của GV & HS Yêu cầu cần đạt -Hoạt động1. Đọc và tìm hiểu phần tiểu iểu sử Nguyễn Ai Quốc -Hồ Chí Minh. -GV:Dựa vào phần I SGK hãy tóm tắt một số nét chính về tác giả. -HS:Suy nghĩa và trả lời. -GV:Nhận xét và chốt ý. -Hoạt động 2. Đọc và tìm hiểu sự nghiệp sáng tác. -GV:Nêu vắn tắt quan điểm sáng tác của NAQ-Hồ Chí Minh? -HS: Suy nghĩ và trả lời. -GV:Nhận xét và chốt ý. -GV:Sự nghiệp sáng tác của NAQ-Hồ Chí Minh gồm mấy bộ phận? Hãy tóm tắt nội dung chính và kể tên một số tác phẩm tiểu biểu của từng bộ phận? -HS:Thảo luận và đại diện trình bày. -GV:Nhận xét chung và chốt ý. -GV:Trình bày ngắn gọn một vài nét phong cách nghệ thuật của NAQ-Hồ Chí Minh? -HS:Suy nghĩ và trình bày. -GV:Nhận xét và chốt ý. -Hoạt động3. Tổng kết bài học. -GV:Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ. -Tích hợp: “ Học tập và làm theo tấm gương dạo đức Hồ Chí Minh”. -> Tấm gương đạo đức , yêu nước, giữ gìn truyền thống văn hoá dân tộc. I/.Tiểu sử. -Hồ Chí Minh(1890-1969)-Kim Liên-Nam Đàn-Nghệ An. -Xuất thân trong một nhà nho yêu nước. -1911 xuất dương ra đi tìm đường cứu nước cho dân tộc. -Là người tham gia thành lập nhiều tổ chức cách mạnh: VNTNĐCH(1925), Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức á Đông (1925), thành lập Đảng CSVN(3/2/1930). 2/1941 Người về nước thành lập Mặt trận Việt Minh -> trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng -> CMT8 thành công. -2/9/1945 đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam. -1/1946 được bầu làm chủ tịch nước. Từ đó đến khi qua đời Người luôn giữ những chức vụ trọng trách trong bộ máy lãnh đạo của Đảng-Nhà nước và lãnh đạo thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ. -1990 tổ chức GD-KH và VH liên hợp quốc (UNESCO) đã ghi nhận và suy tôn người “Anh hùng giải phong dân tộc-nhà văn hoá lớn”. II/. Sự nghiệp sáng tác. 1. Quan điểm sáng tác. -Văn học là một hoạt động tình thần phong phú và phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng ->nhà văn phải góp phần vào nhiệm vụ đấu tranh giải phóng dân tộc và phát triển xã hội. -Văn chương phải lấy quảng đại quần chúng làm đối tượng phục vụ -> Trong sáng tác Người luôn xác định rõ mục đích và đối tượng cụ thể: viết đề làm gì? (mục đích), viết cho ai( đối tượng), sau đó mới xác định viết cái gì?(nội dung), viết ntn(hình thức). -Văn chương phải có tính chân thực, hình thức tác phẩm phải trong sáng, hấp dẫn, ngôn ngữ chọn lọc, nội dung phải thể hiện được tinh thần dân tộc và mang tính nhân dân sâu sắc. 2.Di sản văn học. a. Truyện-kí: -Truyện và kí của NAQ gây ấn tượng mạnh và sâu sắc cho người đọc vì nội dung mới, cốt truyện sáng tạo, kết cấu độc đáo, lối kể chuyện dí dỏm, vừa truyền thống vừa hiện đại. -Tố cáo tội ác giã man, bản chất tàn bạo, xảo trá của bọn thực dân và phong kiến tay sai đối với các nước thuộc địa, đồng thời đề cao những tấm gương yêu nước và cách mạng. -TPTB: + Lời than vãn của bà Trưng Trắc-1922. + Vi hành-1923. + Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu-1925,... b. Văn chính luận: -Hồ Chí Minh viết nhiều bài văn chính luận đăng trên các báo Người cùng khổ, Nhân đạo, Đời sống thợ thuyền. -Tác phẩm nổi tiếng nhất của Người khi hoạt động ở Pháp là "Bản án chế độ thực dân Pháp" (1925). Trong tác phẩm này và một số bài báo khác , Người đã tố cáo chế độ thực dân Pháp và nói lên những nỗi thống khổ của người dan các nước thuộc địa. -Cách mạng tháng Tám thành công Người viết "Tuyên ngôn độc lập"- một áng văn chính luận mẫu mực, hùng hồn tuyên bố về quyền độc lập-tự do của dân tộc Việt Nam. -Sau này Hồ Chí Minh còn viết những tác phẩm chính luận khác như "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" (1946), "Không có gì quý hơn độc lập-tự do" (1966). Tác phẩm cuối cùng "Di chúc" để lại muôn vàn tình yêu thương cho nhân dân. c. Thơ ca. *. Nhật kí trong tù: -Thời gian sáng tác: từ mùa thu 1942-mùa thu 1943. -Nội dung: +Giá trị hiện thực sâu sắc: phản ánh một cách chân thật bộ mặt đen tối của chế độ nhà tù Tưởng Giới Thạch cũng như xã hội Trung Quốc những năm 1942-1943 (Lai Tân,Tự do,... +Bức chân dung tinh thần tự hoạ con người Hồ Chí Minh: - Nghệ thuật: + Kết hợp hài hoà giữa bút pháp cổ điển và tinh thần hiện đại. +Hình tượng thơ luôn vận động hướng về sự sống, ánh sáng, tương lai. *. Thơ ca trước và sau cách mạng: -Những bài thơ sáng tác nhằm mục đích tuyên truyền với bút pháp giản dị: Dân cày, Công nhân, Ca binh lính, Ca sợi chỉ,.. -Ngoài ra còn có những bài thơ mang bút pháp nghệ thuật cao vừa có màu sắc cổ điển vừa mang tinh thần hiện đại, thể hiện một tâm hồn rất nhạy cảm trước cảnh đẹp của thiên nhiên và con người như: Cảnh khuya, Cảnh rừng Việt Bắc, Tin thắng trận, Nguyên tiêu,.. 3. Phong cách nghệ thuật. -Hồ Chí Minh sáng tác ở nhiều thể loại, đa dạng, phong phú, ở lĩnh vực nào cũng có những thành công. Phong cách sáng tác của Người ở những thể loại văn học vừa có những nét chung, vừa có những nét riêng. -Thơ văn của Người có sự kết hợp hài hoà, sâu sắc giữa chính trị và văn học, tư tưởng và nghệ thuật, truyền thống và hiện đại. -Văn chính luận: giàu tri thức văn hoá , giàu tính luận chiến , lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc sảo. -Truyện và kí: +Là những tác phẩm mở đầu, đặt nền móng cho văn xuối cách mạng. +Lối kể chuyện linh hoạt, giọng điệu uyển chuyển, giàu trí tuệ và rất hiện đại. -Thơ ca: +Hàm súc, uyên thâm, giàu tính nghệ thuật. +Có sự kết hợp giữa màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại. +Hình tượng thơ luôn vận động hướng về sự sống, ánh sáng, tương lai,... *Ghi nhớ. (SGK). E/.Củng cố- Dặn dò: - Nêu vắn tắt quan điểm sáng tác của Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh? - Học bài cũ. - Chuẩn bị bài mới: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. G/. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docTac gia Nguyen Ai Quoc Ho Chi Minh.doc