Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 28, tiết 83 Văn học nước ngoài thư gửi mẹ (xecgây êxênin)

I. Mục tiêu: Giúp học sinh

- Nắm được những nét chính về: cuộc đời, sự nghiệp nhà thơ Êxênin.

- Hiểu được tình yêu vô bờ của nhà thơ dành cho thiên nhiên quê hương.

- Cảm nhận những nét chính về bài thơ “ Thư gửi mẹ”.

II. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Giáo án, SGK, tài liệu tham khảo, tranh ảnh minh hoạ.

- Học sinh: Tìm hiểu bài học ở nhà.

III. Tiến trình tiết dạy:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

Em hãy nêu ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Thuốc của nhà văn Lỗ Tấn.

3. Bài mới:

Nền văn học Nga – xô viết có một vị trí rất lớn trong văn học thế giới. Trong chương trình phổ thông, chúng ta đã được học rất nhiều những tác giả nổi tiếng như: Mặt trời của thi ca Nga – Puskin; con sư tử của nền văn học Nga – L. Tônxtôi,.Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu về một nhà thơ được mệnh danh là “ chiếc đại phong cầm mà tạo hoá sinh ra hoàn toàn cho thơ ca”. Đó là nhà thơ Xecgây Êxênin.

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1769 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 28, tiết 83 Văn học nước ngoài thư gửi mẹ (xecgây êxênin), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28 - Tiết 83 VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI THƯ GỬI MẸ - Tiết 1 (Xecgây Êxênin) I. Mục tiêu: Giúp học sinh - Nắm được những nét chính về: cuộc đời, sự nghiệp nhà thơ Êxênin. - Hiểu được tình yêu vô bờ của nhà thơ dành cho thiên nhiên quê hương. - Cảm nhận những nét chính về bài thơ “ Thư gửi mẹ”. II. Chuẩn bị: Giáo viên: Giáo án, SGK, tài liệu tham khảo, tranh ảnh minh hoạ. Học sinh: Tìm hiểu bài học ở nhà. III. Tiến trình tiết dạy: Ổn định lớp: Kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Thuốc của nhà văn Lỗ Tấn. 3. Bài mới: Nền văn học Nga – xô viết có một vị trí rất lớn trong văn học thế giới. Trong chương trình phổ thông, chúng ta đã được học rất nhiều những tác giả nổi tiếng như: Mặt trời của thi ca Nga – Puskin; con sư tử của nền văn học Nga – L. Tônxtôi,...Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu về một nhà thơ được mệnh danh là “ chiếc đại phong cầm mà tạo hoá sinh ra hoàn toàn cho thơ ca”. Đó là nhà thơ Xecgây Êxênin. Dựa vào các chi tiết trong Sgk, em hãy cho biết năm sinh, năm mất, quê hương của nhà thơ. Tình cảm gắn bó với quê hương là một tình cảm mà ai cũng có. Nhà thơ Đỗ Trung Quân cũng đã có những câu thơ rất hay về quê hương: “Quê hương mỗi người chỉ một ………………………………. Sẽ không lớn nổi thành người” Khác với nhà văn M. Gorki, Êxênin đã sống một tuổi thơ hết sức êm đẹp trong bầu không khí tràn đầy tình yêu thương của gia đình ông bà ngoại Em hãy cho biết những ảnh hưởng từ gia đình ông bà ngoại đến Êxênin? Sống với ông bà ngoại, Êxênin đã chịu ảnh hưởng rất nhiều từ ông và bà. Bà ngoại đã đem đến cho ông tình yêu tôn giáo trong sáng, còn ông thì ngược lại, ông đã để lại trong Êxênin những thói quen không tốt. Tất cả những điều đó có ảnh hưởng như thế nào đến phong cách sáng tác sau này của Êxênin? Em hãy nêu những nét chính về bản thân nhà thơ. Êxênin đến với thơ ca từ rất sớm Trong những tháng ngày sống và làm viêc tại Matxcơva, nhà thơ luôn nhớ da diết quê hương mình mặc dù cuộc sống đô thị nhộn nhịp. Điều đó chứng tỏ tình yêu của nhà thơ dành cho quê hương. Tình yêu quê hương của Êxênin gắn liền với những trăn trở, lo lắng: Ông lo quê hương sẽ thay đổi và sẽ mất đi những vẻ đẹp đang có. Ông yêu quê hương đến mức đã có lần ông bật khóc khi thấy một cỗ xe ngựa chạy phía trước rồi cứ tụt lại đần sau một đoàn xe lửa đang lao vụt lên. Khác với M. Gorki, Êxênin đến với cách mạng nhưng ông chưa thật sự hiểu hết về cách mạng. Những trạng thái tâm trạng đã để lại dấu ấn trong nhiều tác phẩm của Êxênin. Êxênin đã tự sát. Trước khi tự sát, ông đã viết lên tường nhà hai câu thơ bằng máu: Trên đời này chết chẳng có gì là mới Nhưng sống trên đời cũng chẳng mới gì hơn Khi đến với văn chương, người đọc đã nồng nhiệt chào đón Êxênin là một “đặc phái viên của làng quê Nga”, “ Nhà thơ cuối cùng của làng quê Nga”, “ Hát nỗi sầu đồng ruộng” của nước Nga. Người ta nhận thấy ở ông một tiếng thơ độc đáo, tiếng thơ đồng quê hồn nhiên, trong trẻo, khát khao trở về với nguồn cội. Yêu thiên nhiên say đắm, nhà thơ đã thể hiện rất rõ những tình cảm của mình trong các vần thơ. Trong thơ ông ta thấy được tình cảm của một con người nặng lòng với Tổ quốc: “ Nơi bình minh nghiêng đổ nước hồng Tưới đầm những luống dài cải bắp Cây phong non ngửng đầu chới với Bú dòng sữa mẹ, sữa màu xanh” Qua đoạn thơ trên, em hãy cho biết vẻ đẹpcủa thơ Êxênin? Thiên nhiên Nga đi vào trong thơ ông bình dị gần gũi nhưng lại hết sức gợi cảm, những hình ảnh đã tạo nên một nước Nga riêng biệt. “Ôi nước Nga cánh đồng màu thắm đỏ và màu xanh ngả xuống giữa lòng sông Tôi yêu đến sướng vuui và đau khổ Nỗi sầu thương hồ nước trải mênh mông” Tình yêu quê trong ông trăn trở, day dứt khôn nguôi. Thiên nhiên nông thôn và đất nước trong thơ ông hoà làm một trong những rung cảm đẹp. Êxênin -> “một chiếc đại phong cầm – tạo hóa sinh ra hoàn toàn cho thơ ca, sinh ra để diễn đạt “nỗi buồn” vô tận của “đồng ruộng”, để thể hiện tình yêu với tất cả những gì có sự sống ở trên đời”.(Gorki). A. Blôc đã từng khẳng định những vần thơ của Êxênin “ tươi tắn, trinh bạch, ngôn ngữ nhiều tầng, nhiều lớp” Hãy kể tên các tác phẩm tiêu biểu của Êxênin. Êxênin mất đi, đồng quê Nga mất một đứa con yêu, thơ ca Nga mất một tài năng độc đáo, nhân loại mất một công trình tuyệt mĩ mà tạo hoá đã rộng lòng ban phát. Nhưng những gì mà Êxênin để lại mãi sẽ còn là điều may mắn, tự hào của nhân loại. Trong các tác phẩm đó có Thư gửi mẹ. Dựa vào Sgk, em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Bài thơ được viết trong giai đoạn nhà thơ tuyệt vọng chán chường nhất. Bài thơ như một lời tâm sự, giãi bày, an ủi, động viên mẹ trong những ngày xa cách. đồng thời bài thơ như là sự tìm về với mẹ trong những tháng ngày buồn đau. Hình ảnh người mẹ xuất hiện trong thơ ca rất nhiều. Viết về mẹ các nhà thơ luôn ca ngợi tấm lòng người mẹ. Êxênin cũng là một nhà thơ như thế. Gọi 1 học sinh đọc diễn cảm bài thơ. Mẹ là nơi trở về, là chỗ dựa đầu tiên cũng như cuối cùng của những đứa con cho dù đứa con đó có như thế nào chăng nữa. Vì thế, trong những tháng ngày đau buồn nhất của cuộc đời, Êxênin tìm về với mẹ. Nhưng đó không chỉ là tình cảm của Êxênin mà của bao nhiêu người con trên trái đất này. Bài thơ Thư gửi mẹ thể hiện sâu đậm tình yêu của nhà thơ dành cho mẹ và tình yêu vô bờ người mẹ dành cho con, là một kiệt tác của nền thi ca Nga. Những nội dung đó, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn ở tiết sau. I. Tác giả Xecgây Êxênin: 1. Cuộc đời: * Quê hương: Xecgây Êxênin sinh năm 1895 mất năm 1925, sinh ra trong một gia đình nông dân thuộc tỉnh Riadan, nước Nga. Ông luôn tự hào về nguồn gốc nông dân của mình. * Gia đình: Do nhà nghèo, đông anh em nên Êxênin được gửi đến nhà ông bà ngoại. - Ảnh hưởng từ ông ngoại lối sống phóng túng, ham vui chơi. - Ảnh hưởng từ bà ngoại tình cảm tôn giáo trong sáng. Ông đã được thừa hưởng một kho tàng những câu chuyện từ bà. * Bản thân: Tuổi thơ trôi qua êm đẹp dưới trường làng, giữa bầu không khí trong lành của quê hương cùng những “ khúc ca ngọt ngào trên thảm cỏ”. - Học tiểu học ở trường làng, sau đó học một trường sư phạm ở nhà thờ. - Bắt đầu làm thơ năm 9 tuổi. - Năm 1912 ông lên Matxcơva sống và hoạt động văn học. - Là một người yêu chân thành, đắm đuối quê hương, băn khoăn lo lắng cho số phận quê hương. - Sau Cách mạng Tháng 10, ông hoàn toàn đứng về phía cách mạng mặc dù đôi khi còn mơ hồ. - Những năm cuối đời, ông sống trong một tâm trạng u uất, đau buồn đến tuyệt vọng. - Ông mất khi vừa tròn 30 tuổi. 2. Sự nghiệp: Êxênin là một tài năng nghệ thuật độc đáo. Đời thơ ông ngắn ngủi nhưng ông đã để lại cho đời một di sản vô giá. - Êxênin đã sáng tạo những hình ảnh tuyệt diệu về thiên nhiên Nga và cuộc sống làng quê Nga. - Ông đưa vào trong thơ những cánh đồng Nga, ngôn ngữ và lời ca tiếng hát nhân dân Nga. - Ngoài tình yêu quê hương tha thiêt, Êxênin còn luôn động lòng trắc ẩn trước những con vật. Tác phẩm: Thư gửi mẹ, Nước Nga- Xô viết, Trở về Tổ quốc,... II. Tác phẩm “Thư gửi mẹ” 1. Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được viết năm 1924, lúc nhà thơ đang xa mẹ, chán chường, tuyệt vọng. 2. Chủ đề: Ca ngợi tấm lòng người mẹ, ngọn nguồn tình yêu thương, nguồn hạnh phúc, chỗ dựa cho con trên mọi nẻo đường đời. 4. Củng cố - dặn dò: - Các em cần nắm chắc những nét chính về cuộc đời nhà thơ Êxênin, những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sáng tác của nhà thơ. - Nắm rõ nội dung và vẻ đẹp các tác phẩm thơ của Êxênin. - Các em đọc thật kĩ bài thơ Thư gửi mẹ cả phần dịch thơ và dịch nghĩa để hiểu thật sâu sắc nội dung bài thơ, chuẩn bị cho tiết học tiếp theo. IV. Rút kinh nghiệm Kí duyệt của lãnh đạo trường

File đính kèm:

  • docThu gui me tiet 1.doc