Giáo án ngữ văn 12 - Tuần 32, tiết 91: Phát biểu tự do

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Khái quát về phát biểu tự do.

- Những yêu cầu về phát biểu tự do.

2. Kỹ năng:

- Phả xạ nhanh trước những tình huống giao tiếp.

- Biết tìm nội dung và cách phát biểu thích hợp, có khẳ năng đem lại cho người nghe những điều đúng đắn, mới mẻ và bổ ích.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Giáo án, sgk, stk

2. Học sinh: Đọc và soạn bài theo hdhb

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP

1. Ổn định:

2. Bài cũ:

3. Bài mới:

 

doc8 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4069 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 12 - Tuần 32, tiết 91: Phát biểu tự do, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32; tiết 91 PHÁT BIỂU TỰ DO I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Khái quát về phát biểu tự do. - Những yêu cầu về phát biểu tự do. 2. Kỹ năng: - Phả xạ nhanh trước những tình huống giao tiếp. - Biết tìm nội dung và cách phát biểu thích hợp, có khẳ năng đem lại cho người nghe những điều đúng đắn, mới mẻ và bổ ích. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Giáo án, sgk, stk… 2. Học sinh: Đọc và soạn bài theo hdhb… III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 1. Ổn định: 2. Bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt HĐ1 - Hãy tìm một vài ví dụ ở đời sống quanh mình để chứng tỏ rằng: trong thực tế, không phải lúc nào con người cũng chỉ phát biểu những ý kiến mà mình đã chuẩn bị kĩ càng, theo những chủ đề định sắn. + HS dựa vào phần gợi ý trong SGK để tìm ví dụ. + GV nhận xét và nêu thêm một số ví dụ khác: ->Một bạn học sinh khi được cô giáo nêu vấn đề: "Hãy phát biểu những hiểu biết của em về thơ mới Việt Nam giai đoạn 30- 45" đã giơ tay xin ý kiến: "Thưa cô, em chỉ xin phát biểu về mảng thơ tình thôi được không ạ". Được sự đồng ý của cô giáo, bạn học sinh ấy đã phát biểu một cách say sưa, hào hứng (tuy có phần hơi lan man) về mảng thơ tình trong phong trào thơ mới: những nhà thơ có nhiều thơ tình, những bài thơ tình tiêu biểu, những cảm nhận về thơ tình,… - Từ những ví dụ nêu trên, anh (chị) hãy trả lời câu hỏi: Vì sao con người luôn có nhu cầu được (hay phải) phát biểu tự do? - HS dựa vào ví dụ và tình huống nêu ra trong SGK để phát biểu. - GV nêu câu hỏi trắc nghiệm: Làm thế nào để phát biểu tự do thành công? a. Không được phát biểu về những gì mình không hiểu biết và thích thú. b. Phải bám chắc chủ đề, không để bị xa đề hoặc lạc đề. c. Phải tự rèn luyện để có thể nhanh chónh tìm ý và sắp xếp ý. d. Nên xây dựng lời phát biểu thành một bài hoàn chỉnh. e. Chỉ nên tập trung vào những nội dung có khả năng làm cho người nghe cảm thấy mới mẻ và thú vị. g. Luôn luôn quan sát nét mặt, cử chỉ của người nghe để có sự điều chỉnh kịp thời. - HS dựa vào kinh nghiệm bản thân và những điều tìm hiểu trên đây để có phưng án đúng. (d không chọn) HĐ2 - GV có thể đưa mục (4) trong SGK vào phần luyện tập để khắc sâu những điều cần ghi nhớ ở mục (3). - Trên cơ sở mục (3), HS cụ thể hóa những điều đặt ra ở mục (4). - GV hướng dẫn HS thực hiện các bài luyện tập trong SGK. - GV có thể chọn một chủ đề bất ngờ và khuyến khích những học sinh có hứng thú và hiểu biết thực hành- cả lớp nghe và nhận xét, góp ý. I. TÌM HIỂU VỀ PHÁT BIỂU TỰ DO 1. Những trường hợp được coi là phát biểu tự do: - Trong buổi giao lưu: "chát với 8X" của đài truyền hình kĩ thuật số, khi được người dẫn chương trình gợi ý: "trong chuyến đi châu Âu, kỉ niệm nào anh nhớ nhất?", một khách mời (nhạc sĩ) đã phát biểu: "Có rất nhiều kỉ niệm đáng nhớ trong chuyến đi ấy: chụp ảnh lưu niệm với bạn bè; những buổi biểu diễn; gặp gỡ bà con Việt Kiều;… Nhưng có lẽ kỉ niệm đáng nhớ nhất trong chuyến đi ấy, vâng, tôi nhớ ra rồi, đó là đêm biểu diễn cho bà con Việt kiều ta ở Pa-ri… ". Và cứ thế, vị khách mời đã phát biểu rất say sưa những cảm nhận của mình về đêm biểu diễn ấy: nhạc sĩ biểu diễn ra sao, bà con cảm động thế nào, những người nước ngoài có mặt hôm ấy đã phát biểu những gì,… - Trong buổi Đại hội chi đoàn, mặc dù không được phân công tham luận nhưng ngay sau khi nghe bạn A phát biểu về phong trào "học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", bạn B đã xin phát biểu và bạn đóng góp nhiều ý kiến rất hay, rất bổ ích, thậm chí còn hơn cả bài phát biểu chuẩn bị sẵn của bạn A. Trên đây là những ví dụ về phát biểu tự do. 2. Nhu cầu được (hay phải) phát biểu tự do: - Trong quá trình sống, học tập và làm việc, con người có rất nhiều điều say mê (hay buộc phải tìm hiểu). Tri thức thì vô cùng mà hiểu biết của mỗi người có hạn nên chia sẻ và được chia sẻ là điều vẫn thường gặp. - "Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội". Vì vậy, phát biểu tự do là một nhu cầu (muốn người khác nghe mình nói) đồng thời là một yêu cầu (người khác muốn được nghe mình nói). Qua phát biểu tự do, con người sẽ hiểu người, hiểu mình và hiểu đời hơn. 3. Cách phát biểu tự do: (Ghi nhớ sgk) II. LUYỆN TẬP Bài tập 1: Lưu ý: cần bán sát khái niệm, những yêu cầu và cách phát biểu tự do để phân tích. Bài tập 2: - Dòng nhạc nào đang được giới trẻ ưa thích? - Quan niệm thế nào về "văn hóa game"? - Tình yêu tuổi học đường- nên hay không nên? - Chương trình truyền hình mà bạn yêu thích? 4. Củng cố: Ghi nhớ sgk 5. Hướng dẫn tự học: - Tìm hiểu tình huống thường gặp trong cuộc sống có phát biểu tự do - Đọc và soạn bài: Nhìn về vốn văn hóa dân tộc. IV. RÚT KINH NGHIỆM Tiết 92,93 NHÌN VỀ VỐN VĂN HÓA DÂN TỘC I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Những mặt tích cực và hạn chế, ưu điểm và nhược điểm của văn hóa dân tộc. - Cách trình bày khoa học, chính xác, mạch lạc và biện chứng. 2. Kỹ năng: Nâng cao kĩ năng đọc – hiểu văn bản khoa học và chính luận. 3. Thái độ: Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Giáo án, sgk, stk… 2. Học sinh: Đọc và soạn bài theo hdhb… III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 1. Ổn định: 2. Bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt HĐ1 - GV yêu cầu 1 HS đọc Tiểu dẫn và tóm tắt những ý chính. - GV nhận xét và dùng phương pháp thuyết trình để giới thiệu thêm về công trình Đến hiện đại từ truyền thống của tác giả Trần Đình Hựu. *Kiến thức bổ sung: Theo Từ điển tiếng Việt, văn hóa là "tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử". Văn hóa không có sẵn trong tự nhiên mà bao gồm tất cả những gì con người sáng tạo (văn hóa lúa nước, văn hóa cồng chiêng,… Ngày nay, ta thường nói: văn hóa ăn (ẩm thực), văn hóa mặc, văn hóa ứng xử, văn hóa đọc,… thì dó đều là những giá trị mà con người đã sáng tạo ra qua trường kì lịch sử. Theo Trần Đình Hựu, "hình thức đặc trưng hay biểu hiện tập trung, vùng đậm đặc của nền văn hóa lại nằm ở đời sống tinh thần, nhất là ở ý thức hệ, ở văn học nghệ thuật, biểu hiện ở lối sống, sự ưa thích, cách suy nghĩ, ở phong tục, tập quán, ở bảng giá trị". HĐ2 - HS tìm hiểu về quan niệm sống, quan niệm về lí tưởng? - GV "Coi trọng hiện thế trần tục hơn thế giới bên kia", "nhưng cũng không bám lấy hiện thế, không quá sợ hãi cái chết". - "Mong ước thái bình, an cư lạc nghiệp để làm ăn cho no đủ, sống thanh nhàn, thong thả, có đông con nhiều cháu". - "Yên phận thủ thường, không mong gì cao xa, khác thường, hơn người". - "Con người được ưa chuộng là con người hiền lành, tình nghĩa". - "Không ca tụng trí tuệ mà ca tụng sự khôn khéo", "không chuộng trí mà cũng không chuộng dũng", "dân tộc chống ngoại xâm liên tục nhưng không thượng võ". - "Trong tâm trí nhân dân thường có Thần và Bụt mà không có Tiên". - HS tìm hiểu: về quan niệm về cái đẹp? - GV "Cái đẹp vừa ý là xinh, là khéo". - "Không háo hức cái tráng lệ huy hoàng, không say mê cái huyền ảo, kì vĩ. Màu sắc chuộng cái dịu dàng, thanh nhã, ghét cái sặc sỡ". - "Tất cả đều hướng vào cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, duyên dáng và có quy mô vừa phải". - GV nêu vấn đề cho HS thảo luận: + Trong bài viết, tác giả Trần Đình Hựu đã xem đặc điểm nổi bật nhất của sáng tạo văn hóa Việt Nam là gì? + Theo anh (chị) văn hóa truyền thống có thế mạnh và hạn chế gì? - HS thảo luận và phát biểu ý kiến. - GV nhận xét và khắc sâu một số ý: +Đặc điểm nổi bật của sáng tạo văn hóa Việt Nam là: "thiết thực, linh hoạt, dung hòa". + Sau khi nêu những điểm "không đặc sắc" của văn hóa Việt Nam (không đồng nghĩa với việc "chê"), tác giả lại khẳng định: "người Việt Nam có nền văn hóa của mình" (không đồng nghĩa với việc "khen"). Cách lập luận của tác giả không hề mâu thuẫn. Bơởi theo tác giả quan niệm, việc đi tìm cái riêng của văn hóa Việt Nam không nhất thiết phải gắn liền với việc cố chứng minh dân tộc Việt Nam không thua kém các dân tộc khác ở những điểm mà thế giới đã thừa nhận là rất nổi bật ở các dân tộc ấy. Nỗ lực chứng minh như vậy là một nỗ lực vô vọng. Tác giả chỉ ra những điểm "không đặc sắc" của văn hóa Việt Nam là trên tinh thần ấy. Việc làm của tác giả hàm chứa một gợi ý về phương pháp luận nghiên cứu vấn đề bản sắc văn hóa dân tộc. Hơn nữa, tác giả quan niệm văn hóa là sự tổng hòa của nhiều yếu tố, trong đó lối sống, quan niệm sống là yếu tố then chốt. Khi quan sát thấy người Việt Nam có lối sống riêng, quan niệm sống riêng, tác giả hoàn toàn có cơ sở để khẳng định: người Việt Nam có nền văn hóa riêng. Hóa ra, "không đặc sắc" ở một vài điểm thường hay được người ta nhắc tới không có nghĩa là không có gì. Tác giả đã có một quan niệm toàn diện về văn hóa và triển khai công việc nghiên cứu của mình dựa vào việc khảo sát thực tế khách quan chứ không phải vào các "tri thức tiên nghiệm". - Những tôn giáo nào có ảnh hưởng mạnh đến văn hóa truyền thống Việt Nam? - Người Việt Nam đã tiếp nhận tư tưởng của các tôn giáo này theo hướng nào để tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc? * Để tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc, người Việt Nam đã tiếp nhận tư tưởng của các tôn giáo này theo hướng: "Phật giáo không được tiếp nhận ở khía cạnh trí tuệ, cầu giải thoát, mà Nho giáo cũng không được tiếp nhận ở khía cạnh nghi lễ tủn mủn, giáo điều khắc nghiệt". Người Việt tiếp nhận tôn giáo để tạo ra một cuộc sống thiết thực, bình ổn, lành mạnh với những vẻ đẹp dịu dàng, thanh lịch, những con người hiền lành, tình nghĩa, sống có văn hóa trên một cái nền nhân bản. - Con đường hình thành bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam, theo tác giả là gì? -Từ những gợi ý của tác giả trong bài viết, theo anh (chị), "Nền văn hóa tương lai" của Việt Nam là gì? + HS thảo luận và phát biểu ý kiến. +GV nhận xét và khắc sâu một số ý: "Con đường hình thành bản sắc dân tộc của văn hóa không chỉ trông cậy vào sự tạo tác của chính dân tộc đó mà còn trông cậy vào khả năng chiếm lĩnh, khả năng đồng hóa những giá trị văn hóa bên ngoài. Về mặt đó, lịch sử chứng minh là dân tộc Việt Nam có bản lĩnh". "tạo tác" ở đây là khái niệm có tính chất quy ước, chỉ những sáng tạo lớn, những sáng tạo mà không dân tộc nào có hoặc có mà không đạt được đến tầm vóc kì vĩ, gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến xung quanh, tạo thành những mẫu mực đáng học tập. "đồng hóa" vừa chỉ vị thế tồn tại nghiêng về phía tiếp nhận những ảnh hưởng từ bên ngoài, những ảnh hưởng lan đến từ các nguồn văn minh, văn hóa lớn, vừa chỉ khả năng tiếp thu chủ động của chủ thể tiếp nhận - một khả năng cho phép ta biến những cái ngoại lai thành cái của mình, trên cơ sở gạn lọc và thu giữ. "dung hợp" vừa có những mặt gần gũi với khái niệm "đồng hóa" vừa có điểm khác. Với khái niệm này, người ta muốn nhấn mạnh đến khả năng "chung sống hòa bình" của nhiều yếu tố tiếp thu từ nhiều nguồn khác nhau, có thể hài hòa được với nhau trong một hệ thống, một tổng thể mới. - Qua bài viết này, theo anh (chị) việc tìm hiểu truyền thống văn hóa dân tộc có ý nghĩa gì trong đời sống hiện nay của cộng đồng nói chung và mỗi cá nhân nói riêng? - HS thảo luận và phát biểu ý kiến. - GV nhận xét và khắc sâu một số ý. - Gía trị nghệ thuật của văn bản? + HS phát biểu ý kiến. + GV nhận xét và khắc sâu một số ý. - Hãy rút ra ý nghĩa của văn bản? + HS phát biểu ý kiến. + GV nhận xét và khắc sâu một số ý. I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả: Trần Đình Hượu (1926- 1995) nhà văn hóa, nhà nghiên cứu văn hóa, văn học có uy tín. 2. Tác phẩm: - Xuất xứ: phần II tiểu luận Về vấn đề tìm đặc sắc văn hóa dân tộc. - Nội dung:Trình bày những khám phá về văn hóa dân tộc để xác định con đường xây dựng nền văn hóa Việt Nam hiện đại từ “vốn văn hóa dân tộc” đúng như tên cuốn sách: Đến hiện đại từ truyền thống. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 1. Nội dung: - Quan niệm sống, quan niệm về lí tưởng. - Quan niệm về cái đẹp. - Thế mạnh của văn hóa truyền thống là tạo ra một cuộc sống thiết thực, bình ổn, lành mạnh với những vẻ đẹp dịu dàng, thanh lịch, những con người hiền lành, tình nghĩa, sống có văn hóa trên một cái nền nhân bản. - Hạn chế của nền văn hóa truyền thống là không có khát vọng và sáng tạo lớn trong cuộc sống, không mong gì cao xa, khác thường, hơn người, trí tuệ không được đề cao. - Những tôn giáo có ảnh hưởng mạnh đến văn hóa truyền thống Việt Nam là: Phật giáo và Nho giáo (Phật giáo và Nho giáo tuy từ ngoài du nhập vào nhưng đều để lại dấu ấn sâu sắc trong bản sắc dân tộc). - Con đường hình thành bản sắc. -> "Nền văn hóa tương lai" của Việt Nam sẽ là một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, có hòa nhập mà không hòa tan, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để làm giàu cho văn hóa dân tộc. - Trong bối cảnh thời đại ngày nay, việc tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc trở thành một nhu cầu tự nhiên. - Tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc rất có ý nghĩa đối với việc xây dựng một chiến lược phát triển mới cho đất nước, trên tinh thần làm sao phát huy được tối đa mặt mạnh vốn có, khắc phục được những nhược điểm dần thành cố hữu để tự tin đi lên. - Tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc gắn liền với việc quảng bá cái hay, cái đẹp của dân tộc để "góp mặt" cùng năm châu, thúc đẩy một sự giao lưu lành mạnh, có lợi chung cho việc xây dựng một thế giới hòa bình, ổn định và phát triển. 2. Nghệ thuật: - Cách trình bày chặt chẽ, biện chứng logic, chỉ được các khía cạnh quan trọng về đặc trưng văn hóa dận tộc. - Thái độ khách quan, khoa học… 3.Ý nghĩa văn bản: - Quan điểm đúng đắn về những nét đặc trưng của vốn văn hóa dân tộc - Đoạn trích cũng là cơ sở để chúng ta suy nghĩ, timd ra phương hướng xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. 4. Củng cố: ghi nhớ sgk 5. Hướng dẫn tự học: - Ý nghĩa phê phán của đoạn trích và giá trị nhân văn của tác phẩm? - Đọc và soạn bài phong cách ngôn ngữ khoa học. IV. RÚT KINH NGHIỆM Duyệt tuần 32 - 25/02/2012 P.HT

File đính kèm:

  • docGA 12 T32.doc
Giáo án liên quan