Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 5 năm 2007

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

Giúp HS:

- Cho học sinh hiểu rõ về NT tả một phong cảnh động (có diễn biến bằng màu sắc, âm thanh, cảm giác). Qua đó thấy được khí phách hiên ngang của người chiến sĩ cách mạng.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN.

ã SGK,SGV

ã Thiết kế bài học

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

1. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc và nêu chủ đề bài thơ Chiều tối ?

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1252 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 5 năm 2007, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GiảI đI sớm A. Mục tiêu bài học. Giúp HS: - Cho học sinh hiểu rõ về NT tả một phong cảnh động (có diễn biến bằng màu sắc, âm thanh, cảm giác). Qua đó thấy được khí phách hiên ngang của người chiến sĩ cách mạng. B. phương tiện thực hiện. SGK,SGV Thiết kế bài học C. Tiến trình dạy học. 1. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc và nêu chủ đề bài thơ Chiều tối ? 2. Giới thiệu bài mới. Phương pháp Nội dung cần đạt GV: (Học sinh đọc phần trích trong SGK) trả lời các câu hỏi. GVH: Đọc diễn cảm bài “Tảo giải” I. Câu thơ đầu cho thấy điều gì ? GVH: Khổ 1 tả về thời gian nào ? Em có nhận xét già về cảnh vật được miêu tả ? (H/S đọc SGK) GVH: Nêu cảm nhận của em về câu 2 ở câu 3 và câu 4 chú ý những từ nào? ý nghĩa? ( So sánh câu dịch) GVH: Đọc diễn cảm bài “Tảo giải II” Hai câu đầu tả cảnh gì? Biểu hiện được tâm hồn Bác như thế nào? PT từ ngữ hình ảnh ở hai câu cuối? GV: Bài “Giải di sớm” cũng là 1 bài thơ, Bác làm trên đường chuyển lao. Bài có những gì giống và khác so với bài “Chiều tối”? I. giới thiệu chung 1, Xuất xứ: Chuyển từ nhà lao Long An (6) -> Đồng Chính (7) trong một đêm cuối tháng 9 năm 1942. 2, Đề tài – Chủ đề: * Cảnh chuyển lao (tảo giải). * Hình ảnh người chiến sĩ CM biết vượt lên mọi sự khổ đau thường tình mà vui sống, hoà mình với thiên nhiên. II. Nội dung chính 1, Bài I * Câu 1: Giới thiệu thời gian và không gian của cuộc chuyển lao: Bác dùng tiếng gà gáy để chỉ thời gian lên đường: quá nửa đêm -> cách cảm nhận thời gian mang đậm màu sắc phương Đông Câu thơ nhấn mạnh ý đi rất sớm, cảnh tối tăm hoang vắng. * Sự vất vả của người tù trong đêm tối => đầy đoạ… * Câu 2: +Tả thực: Nhiều trăng và sao trên trời nhấn mạnh thêm ý rất sớm đã có ở câu trên. + Đột ngột, bất ngờ, đầy ánh sáng và rất thi vị. -> Một tứ thơ đẹp của 1 hồn thơ tinh tế dễ nhạy cảm với cái đẹp của thiên nhiên (so sánh bản dịch) “Trăng”, “sao” được nhân hoá trở lên sinh động thân mật mà vui -> những người bạn đồng hành. ố Đây là 1 nét vẽ tinh tế và cổ điển chấm phá cảnh trăng sao, lấy ngoại cảnh để biểu hiện tâm cảnh. Hình tượng trữ tình xuất hiện trực tiếp với tư cách “người đi xa” * Câu 3 “Chinh”: lặp lại 2 lần -> xa, gian khổ, người đi chủ động “dĩ tại” (đã ở): khẳng định sự vất vả, gian lao. Người lên đường chủ động +Tả thực: Hình ảnh của 1 chiến sĩ lên đường vì đại nghĩa -> con người vượt lên trên hoàn cảnh * Câu 4 “Nghênh diện”: hướng về trước mặt, đối mặt -> gợi tả tư thế chủ động, hiên ngang. “trận trận hàn” điệp từ làm cho âm hưởng câu thơ trầm hùng, làm cho 2 từ “chinh” có ý nghĩa. Như vậy thiên nhiên khắc nghiệt nhưng không thể cản bước chân người. Người đi dám đón nhận và vượt lên một cách khoẻ khoắn tự nhiên. 2, Bài II Tả cảnh rạng đông: cả trời đất bừng sáng. Trong khoảng khắc từ màu trắng chuyển nhanh sang màu hồng. Cảnh bình minh hiện ra vô cùng tráng lệ: ánh sáng chuyển hoá, mằu sắc tương phản. Một đêm thu lạnh lẽo đã trôi qua. - > Tâm hồn yêu thiên nhiên, lạc quan tin tưởng của người chiến sĩ vĩ đại. * Câu 3 “ bao la”, “toàn vũ trụ” -> gợi lên cái rộng lớn, mênh mông. ở đây khí ấm của trời đất đã có nhưng chưa nhiều thế mà sức ấm bao la tràn ngập đất trời. Chính là sức ấm, khí phách hào hùng của con người toả ra. * Câu 4 “Hành nhân”: 1 người đi đường bình thường (so sánh “chinh nhân”) “thi hứng hót gia nồng”: Hứng làm thơ bỗng thêm nồng nàn, lai láng (đã có từ câu 2 bài I ) -> Trước cảnh đẹp của bình minh, tâm hồn Bác sảng khoái, dạt dào thi hứng. Câu thơ tràn đầy cảm xúc.ở đây Bác không nói đến “thép” mà vẫn sáng ngời chất thép. III. Tổng kết 1, GTNT: + Kết hợp hài hoà bút pháp tả thực – trữ tình, HT – LM, cổ điển – hiện đại. +Hoà quyện chất chiến sĩ – thi sĩ, thép – tình. 2, GTND: + Hai bài thơ cho thấy những gian khổ Bác phải chịu đựng trên đường chuyển lao. + Thấy được khí phách hào hùng, thái độ ung dung, chủ động, tinh thần cách mạng phi thường GV: 1, Học thuộc và PT 2 bài “Tảo giải” 2, Đọc, soạn “Mới ra tù, tập leo núi”. Mới ra tù, tập leo núi A. Mục tiên bài học Giúp HS: + Cảm nhận cái đẹp hào hùng, tinh khiết của phong cảnh được tả trong bài thơ. + ý chí kiên cường, bản lĩnh, nghị lực, lương tâm của Hồ Chí Minh. B. Phương tiện thực hiện SGK, SGV. Thiết kế bài học. C. Tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ. Đọc thuộc và PT bài “Tảo giải I” ? Đọc thuộc và PT bài “Tảo giải II” ? 2.Giới thiệu bài mới. phương pháp Nội dung cần đạt GV: Gọi HS đọc phần tiểu dẫn SGK GVH: Hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ ?Vị trí, bố cục, chủ đề ? GVH: Anh(chị) hãy đọc diễn cảm bài thơ. Nhận xét từ ngữ, hình ảnh ở câu 1? (So sánh với câu dịch) Bác tả cảnh gì? Biểu hiện tâm hồn của Bác như thế nào? GVH: Em hãy cho biết ý nghĩa các từ “bồi hồi”, “độcbộ”, “dao vọng”, “ức cố nhân”? Chủ đề GV: Cho HS trả lời câu hỏi SGK. I. tìm hiểu chung Xuất xứ: HSĐ&TL: Sau khi Bác ra tù ( 9-1943 ) Bài thơ gửi về nước -> ý nghĩa nhắn tin. 2.Vị trí, bố cục, chủ đề của đoạn trích: HSĐ&TL: Bài thơ được sáng tác sau khi bác đã ra tù nhưng vẫn được xếp vào tập thơ. Nửa trên tả cảnh, nửa dưới tả tình. Tuy nhiên ngay từ câu ba, tình của nhà thơ đã được bộc lộ. HSPB: Chủ đề của tác phẩm là: biểu hiện tâm hồn cao đẹp và bản lĩnh kiên cường của chủ tịch HCM – nhà cách mạng vĩ đại. vẻ đẹp cổ điển, vẻ đẹp tâm hồn và tinh thần thép. II. nội dung chính 1, Hai câu đầu: HSĐ&TL: * Câu 1: Bác dùng điệp từ, nhân hoá -> cảnh mây núi trong cái nhìn ở tầm cao của người leo núi (câu dịch làm thay đổi vị trí đứng và không cho thấy được ý chí, nghị lực của Bác) Cảnh vật ở đây vừa hùng vĩ, mênh mông, vừa sống động, tươi vui, quấn quýt, giao hoà. Qua cảnh vật có thể thấy được lòng khao khát tình cảm bạn bè, đồng chí thương yêu gắn bó, lòng yêu cái đẹp, tâm hồn khoáng đạt, thanh cao, nghị lực phi thường của Bác. HSĐ&TL: * Câu 2: “Giang tâm như kính...” -> 1 hình ảnh so sánh thật đẹp: Bác tả lòng sông như mặt gương trong sáng tuyệt nhiên không có 1 chút bụi. (Dịch là “bụi không mờ” -> hao hụt ý thơ, tình thơ) Đây là cài nhìn từ tít trên cao xuống mới thấy dòng sông phẳng lặng và trong sáng. => Hai câu đầu: miêu tả một bức tranh sơn thuỷ mỹ lệ (thực), có màu sắc cổ điển (điểm nhìn + bút pháp), tinh thần + tâm hồn Bác: kiêm trì, nhẫn nại nghị lực phi thường -> sáng trong, chung thuỷ với dân với nước. 2, Hai câu cuối: HSĐ&TL: “Bồi hồi độc bộ... Dao vọnh... ức cố nhân” Tả từ ngoài (hành động) vào trong (tâm tư) -> gợi hình ảnh Bác vơi phong thái ung dung, nhàn tản dường như đang đi dạo trên núi cao, giữa trời mây vừa đi vừa ngắm cảnh trời mây sông nướcmà lòng mênh mang niềm u hoài hướng về trời Nam, mênh mang bao cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến nhớ về bạn xưa (các đồng chí cách mạng). Liên hệ bài “ức hữu”, “Tức cảnh”. HSĐ&TL: Hai câu cuối có màu sắc cổ điển – hiện đại, thể hiện tinh thần thép III. Tổng kết – dặn dò. 1, Học thuộc và PT bài thơ (p.âm + dịch) 2, PT đề, lập dàn ý bài 1 -> trả bài.

File đính kèm:

  • doctuan 5.doc