Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 6 năm 2007

A. MỤC TIÊN BÀI HỌC

Giúp HS:

+ Cảm nhận được 1 phương diện rất đẹp của tâm hồn người cách mạng trẻ tuổi gắn bó với cuộc đời bằng những tình cảm thiết tha và trong sáng.

+ Cảm nhận được tâm hồn tinh tế vủa nhà thơ khi lắng nghe những âm thanh của cuộc sống hằng ngày.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

ã SGK, SGV.

ã Thiết kế bài học.

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ.

Đọc thuộc và PT bài “Mới ra tù, tập leo núi ?

2.Giới thiệu bài mới.

 

doc7 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1241 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 6 năm 2007, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tâm tư trong tù A. Mục tiên bài học Giúp HS: + Cảm nhận được 1 phương diện rất đẹp của tâm hồn người cách mạng trẻ tuổi gắn bó với cuộc đời bằng những tình cảm thiết tha và trong sáng. + Cảm nhận được tâm hồn tinh tế vủa nhà thơ khi lắng nghe những âm thanh của cuộc sống hằng ngày. B. Phương tiện thực hiện SGK, SGV. Thiết kế bài học. C. Tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ. Đọc thuộc và PT bài “Mới ra tù, tập leo núi’ ? 2.Giới thiệu bài mới. phương pháp Nội dung cần đạt GVH: Anh (chị) hãy cho biết hoàn cảnh sáng tác bài thơ? Đọc diễn cảm bài thơ và nhận xét bố cục? GVH: Anh (chị) hãy cho biết bốn câu đầu của đoạn biểu hiện điều gì? Cần chú ý những từ nào? GVH: Anh (chị) cảm nhận của về 4 câu cuối ? GVH: Anh (chị) hãy nhận xét về 4 câu tiếp theo ? Tác giả đã nghe được những âm thanh như thế nào? GVH: Anh (chị) hãy cho biết người tù đã biện luận như thế nào trong phần 2 ? GVH: Anh (chị) hãy cho biết người tù đã bày tỏ quyết tâm như thế nào trong phần 3 ? HS đọc diễn cảm lại, GV nhấn mạnh ý chính và yêu cầu HS về nhà tìm hiểu thêm. I. GIớI THIệU CHUNG 1, Hoàn cảnh sáng tác Cuối tháng 4-1939 Tố Hữu bị bắt giam ở nhà lao Thừa Thiên (Huế) đúng lúc nhà thơ 19 tuổi vừa kết nạp đảng. 2, Bố cục: 3 phần + Câu 1 -> 24: Cuộc sống bên ngoài nhà tù được gợi lên từ những âm thanh nhà thơ lắng nghe được trong xà lim. + Câu 25 -> 36: Cuộc biện luận bên trong nhà thơ. + Câu 37 -> 47: Lời hứa của tác giả với bản thân mình. II. NộI DUNG CHíNH 1, Phần 1. (Phần trọng tâm) Bốn câu đầu: + Câu 1: là 1 câu cảm thán muốn giãi bày, muốn được cảm thông. Câu thơ có giá trị biểu cảm như 1 tiếng thở dài buồn, cô đơn + Ba câu tiếp: Tác giả thèm muốn giao tiếp với cuộc sống bên ngoài -> bằng thính giác + tâm hồn nhạy cảm Tác giả đã cảm nhận đựoc “tiếng đời lăn náo nức” -> Âm thanh của sự sống vừa thực vừa mang tính chất hoài niệm, tâm tưởng nên có sức ngân vang Cuối cùng là niềm tiếc nuối: “ở ngoài kia..” Như vậy 4 câu đầu thâu tóm toàn bộ cảm xúc, tâm trạng của tác giả trong những ngày đầu tiên ở tù Bốn câu tiếp Tác giả dùng điệp từ “Đây” và liệt kê những hình ảnh tiêu biểu để cụ thể hoá thế giới trong 4 bức tường xà lim: chật hẹp, vắng vẻ, đơn điệu, u tối (đối lập hẳn với thế giới ở bên ngoài) Những hình ảnh này càng khẳng định tâm trạng cô đơn và niềm khát khao cuộc sống tự do. * (9 -> 16): + Bốn câu đầu: lặp 4 câu đầu đoạn 1 như 1 điệp khúc khắc đậm ấn tượng nổi bật và bao trùm trong tâm trạng chủ thể trữ tình. Tái hiện cụ thể những cảm nhận của tác giả qua thính giác và tâm hồn: + Từ “nghe” lặp lại 4 lần -> Tâm trạng bồn chồn, giọng thơ bồi hồi, tha thiết, cuộc sống trào lên như nhắc nhở, như vẫy gọi: Nhà thơ lắng tai nghe được những âm thanh bình thường của cuộc sống thiên nhiên, XH (chim reo,...mạnh...) + Đặc biệt người tù còn đón nhận được những âm thanh rất dễ bị chìm lấp đi trong sự xáo động của buổi chiều: “Nghe lạc ngựa... Dưới đường xa...” -> 2 câu thơ đặc sắc… * (17 -> 24) Trí tưởng tượng, cảm hứng lãng mạn đối lập cao độ cuộc sống tự do và cuộc sống trong tù khiến người tù hình dung với tất cả nỗi khát khao cuộc đời ngoài bức tường xà lim là đẹp là quí, đáng nâng niu, trân trọng. 2, Phần 2 (25 -> 36). Đây là phần thơ biện luận thiên về lí trí của người thanh niên cs về mối quan hệ thống nhất giữa cá nhân và XH, giữa người chiến sĩ cách mạng và số phận ND mình. Nhà thơ tự phê phán bản thân để thức tỉnh mình giữ vững ý trí chiến đấu. 3, Phần 3 (37 -> 47) + “Cái tôi” say mê lí tưởng, khát khao chiến đấu sẵn sàng xả thân vì CM + Tâm hồn trong sáng, tinh thần lạc quan chiến thắng + Câu thơ kết thúc bằng 1 tiếng còi tàu cũng là tiếng kèn trận thôi thúc chiến đấu. III. Tổng kết – dặn dò. 1, GTND + Lời thơ mọc mạc, giọng thơ tha thiết, sôi nổi, chân thành + Dùng nhiều điệp từ, điệp ngữ, điệp khúc + Từ ngữ gợi cảm hình ảnh đẹp 2, GTNT Bài thơ biểu hiện tâm trạng cô đơn của người chiến sĩ trong cảnh lao tù, biểu hiện tình yêu con người, yêu cuộc sống, tình yêu lí tưởng của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi Tố Hữu. ố Bài thơ -> tâm trạng tác giả: cô đơn, khao khát tự do, suy tư có tính chất lí trí GV: 1, Học thuộc và PT phần 1 2, Soạn: “Khái quát VHVN từ CM T8-1945 đến 1975 KháI quát văn học việt nam từ CMt8 – 1945 đến 1975 A. Mục tiên bài học Giúp HS: + Nắm được những tiền đề chung cho sự phát triển của VHVN từ sau CM T8 + Nắm được những thành tựu của VH qua các giai đoạn phát triển và 1 vài đặc điểm chung của VHVN giai đoạn từ CM T8-45 đến 1975 B. Phương tiện thực hiện SGK, SGV. Thiết kế bài học. C. Tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ. Đọc thuộc phần 1 bài “Tâm tư trong tù”? Phân tích đoạn 1? 2.Giới thiệu bài mới. phương pháp Nội dung cần đạt GVH: Anh (chị) hãy cho biết đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng đối với VHVN 45-75 được biểu hiện như thế nào? GVH: Hãy nêu sự đóng góp sáng tạo của các nhà văn cho nền VHCM? VD? GVH: Anh (chị) hãy cho biết HTCM đã tác động như thế nào đến VHCM? Cho VD? GVH: Văn xuôi giai đoạn kháng chiến chống Pháp có những thành tựu gì? Cho VD? GVH: Bên cạnh những thành tựu văn xuôi kháng chiến chống Pháp còn 1 số nhược điểm. Em hãy cho biết những nhược điểm ấy? GVH: Thơ ca chống Pháp có nội dung và nghệ thuật như thế nào? GVH: Hãy cho biết những thành tựu về văn xuôi của giai đoạn đầu xd hoà bình ? GVH: Anh (chị) hãy cho biết những thành tựu về thơ ca của giai đoạn này ? GVH: Hãy cho biết những thành tựu về văn xuôi của giai đoạn chống Mĩ? GVH: Hãy cho biết những thành tựu về thơ ca giai đ chống Mĩ ? GVH: Hãy cho biết những đặc điểm chung ? GVH: Anh (chị) hãy cho biết Nền VHCM mang tính nhân dân sâu sắc có nghĩa là như thế nào? Cho VD? I. Đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng và sự đóng góp sáng tạo của các nhà văn cho nền văn HọC cách Mạng. 1, Đưòng lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng. + Đưòng lối của Đảng trong văn nghệ đã sớm xác định cho người viết lập trượng ND + Đường lối của Đảng cũng giúp nhà văn phát huy những truyền thống tốt đẹp của văn nghệ dân tộc (giàu tính chiến đấu và tính nhân đạo) 2, Sự đóng góp sáng tạo của các nhà văn: + Từ sau CM T8: xuất hiện lớp nhà văn mới mang sức sống và hơi thở thời đại: XD, HC, CLV, Trần Đăng, NĐT... + Bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp: Theo tiếng gọi cuả Đảng, các nhà văn sẵn sàng có mặt ở những nơi thử thách quyết liệt của cuộc chiến tranh chống xâm lược. + Hoà bình lập lại, đất nước xây dựng CNXH Nhiều nhà văn, nhà thơ lại lên đường đến với những miền đất lạ: Nguyễn Huy Tưởng -> Điện Biên, Ng. Tuân -> Tây Bắc... + Thời kì chống Mĩ cứu nước Nhiều nhà văn theo tiếng gọi của Tổ Quốc và quê hương trở về Nam và sáng tác được nhiều tác phảm có giá trị với bút danh mới. VD: Nguyễn Thi (Nguyễn Ngọc Tấn), NTT (Nguyên Ngọc) II. Hiện thực CM khơi nguồn sáng tạo và là đối tượng phản ánh chủ yếu của nhiều tác phẩm văn chương + HTCM vô cùng phong phú làm cơ sở cho sự sáng tạo VH VD: Đất nước đứng lên, Người mẹ cầm song… +HTCM (cuộc chiến đấu mãnh liệt và giàu chất anh hùng ca, tạo nên cảm hứng sử thi qua trang viết) VD: Tây tiến, Đất nước, Rừng xà nu... + Đời sống HT từ sau CM bộc lộ nhiều vẻ đẹp và gợi lên nhiều niềm vui, mơ ước dễ làm nảy sinh cảm hứng lãng mạn VD: Tây tiến, Đất nước, Mùa lạc... III. Những thành tựu của VH qua các giai đoạn phát triển. 1, Giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1946-1954) a, Văn xuôi: + Truyện ngắn và kí là các thể loại cơ động, linh hoạt mở đầu cho văn xuôi kháng chiến chống Pháp VD: Trần Đăng, Nam Cao, Kim Lân + Từ năm 1950-1954: Văn xuôi CM có những bước phát triển mới, dung lượng phản ánh được mở rộng, đề tài và thể loại phong phú hơn.Thành tựu là những truyện kí được giải thưởng của hội VHNT. + Nội dung truyện và kí chống Pháp: phản ánh chân thực và sinh động nhiều mặt của đời sống, chiến trường, vùng địch chiếm, hậu phương, vùng cao + Nhược điểm: T.46 b, Thơ ca: * Nhiều thành tựu đáng kể: + HCM + Cảnh khuya, Cảnh rừng VB... Quang Dũng: Tây tiến (1948), Hoàng Cầm : Bên kia sông Đuống (1948), Nguyễn Đình Thi : Đất nước (1948-1956), Tố Hữu: Việt Bắc.. * Nội dung: giàu lòng yêu nước và tinh thần căm thù giặc, tập trung miêu tả hình ảnh ND trong cuộc kháng chiến, thể hiện chân thực, cản động những tình cảm cao đẹp của con người. + Nghệ thuật:Thơ hướng về dân tộc, khai thác nhiều thể thơ quen thuộc của DT, sử dụng nhiều biện pháp tu từ. c, Nghệ thuật sân khấu: Xuất hiện nhiều hình thức hoạt động mới giàu tính đại chúng: VD: Nguyễn Huy Tưởng, Thế Lữ... 2, Giai đoạn đầu xây dựng hoà bình, CNXH (1955-1964) a, Văn xuôi: Mở rộng đề tài + Đề tài kháng chiến chống thực dân Pháp: Nguyên Ngọc, Nguyễn Huy Tưởng... + Đề tài về cuộc đời cũ: NC.Hoan, Tô Hoài, Nguyên Hồng... + Đề tài xây dựng CNXH: Nguyễn Khải:Mùa lạc (1960), Nguyễn Tuân: Người lái dò sông Đà (1960)… + Đề tài miền Nam: Nguyễn Quang Sáng:Quán rượu người câm, Bùi Đức ái: Một truyện chép ở BV b, Thơ ca: có được 1 mùa gặt bội thu: + Đề tài về xây dựng đất nước: Huy Cận, Tố Hữu, CLV... + Đề tài về miền Nam: Tế Hanh, Thanh Hải, Giang Nam... c, Nghệ thuật sân khấu: Kịch có những bước phát triển đáng kể… VD: SGK 3, Giai đoạn chống Mĩ cứu nước (1965-1975) a, Văn xuôi: Truyện và kí càng có nhiều thành tựu phong phú + ở miền Nam: VD: Nguyễn Thi, Anh Đức, Nguyễn Trung Thành... + ở miền Bắc: Đình Thi, Nguyễn Minh Châu.. b, Thơ ca: * Nhiều thành tựu đáng kể: + Những nhà thơ thuộc thế hệ trước: + Tố Hữu: Ra trận (Kính gửi cụ ND-1965), Chế Lan Viên: Hoa ngày thường, Chim báo bão + Những nhà thơ thuộc thế hệ trẻ tài năng và sung sức + Nguyễn Khoa Điềm: Đất ngoại ô, Mặt đường khát vọng (Đất nước 71), Xuân Quỳnh:Gió Lào cát trắng, Hoa dọc chiến hào (Sóng 1967) * Đặc điểm: Thơ chống Mĩ tập trung vào chủ đề yêu nước, vào hình ảnh của đất nước và ND anh hùng. Thơ phát triển thêm về chất suy tưởng và chính luận. c, Nghệ thuật sân khấu: Kịch chống Mĩ cứu nước cũng có nhiều thành tựu VD: Đào Hồng Cẩm, Xuân Trình, Tất Đạt... IV. Một vài đặc điểm chung: 1, Lí tưởng và nội dung yêu nước, yêu CNXH là đặc điểm nổi bật cuả VH trong giai đoạn này + Lí tưởng yêu nước và yêu CNXH trở thành cảm hứg cao đẹp chi phối đến những trang viết. Nhiều TPVH khai thác những sự kiện lớn lao của DT, biết đánh giá từ tầm nhìn cao, nhìn xa của lịch sử, mang tầm vóc của thời đại. + VH phục vụ sát sao cho từng nhiệm vụ cách mạng, góp phần đưa 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ đến thắng lợi, thể hiện chủ nghĩa anh hùng của thời đại. VD: TNĐL, Tây tiến, BKSD, Tiếng hát con tàu, Mùa lạc, Rừng xà nu, Mảnh trăng cuối rừng... 2, Nền VHCM mang tính ND sâu sắc: + Nền VH mới đúc kết và miêu tả được nhiều giá trị cao đẹp về ND anh hùng: yêu nước, căm thù giặc, hăng hái tham gia kháng chiến, dũng cảm chiến đấu, cần cù lao động, đùm bọc thương yêu nhau. + Các tác giả thưong xót, thông cảm, trân trọng và ngợi ca, khẳng định phẩm chất tốt đẹp cảu nhân dân. VD: Đôi mắt, Đất nước, VCAP, Vợ nhặt... 3, Một nền VH có nhiều thành tựu về sự phát triển các thể loại và pc tác giả + Các thể loại phát triển tương đối đồng đều (thơ ca, truyện ngắn, tiểu thuyết, bút kí, lí luận phê bình) ở thể loại nào cũng có những thành tựu nhưng nổi bật là thơ ca và truyện ngắn:Tây tiến, BKSĐ, Đất nước, Đôi mắt, VCAP... + Nền VHCM đã hình thành nhiều phong cách sáng tác: + Các nhà văn lớp trước: mở rộng và đổi mới phong cách sáng tác trên chủ đề mới VD: Tô Hoài, Nguyễn Tuân, XD, HC... + Lớp nhà văn trưởng thành trong CM và kháng chiến, nhiều phong cách đa dạng. VD: Quang Dũng, Hoàng Cầm, NĐT, Nguyễn Khải, Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Minh Châu... D. Củng cố – dặn dò Đặc điểm VHVN 45-75: Lí tưởng, nội dung yêu nước, yêu CNXH, mang tính nhân đân sâu sắc, có nhiều thành tựu về sự phát triển các thể loại và phong cách tác giả. Hướng dẫn học bài: Soạn: “Tuyên ngôn độc lập”

File đính kèm:

  • docTuan 6.doc