Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 7 năm 2007

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp H/S:

Giúp học sinh nắm được quan điểm sáng tác của HCM, hoàn cảnh ra đời và đặc trưng thể loại của bản “TNĐL” từ đó phân tích và đánh giá đúng bản tuyên ngôn này như một áng văn chính luận mẫu mực.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

- SGK,SGV

- Thiết kế bài học.

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: PT những đặc điểm của văn học VN từ sau CM tháng 8- 45 đến 1975? Cho VD?

2. Giới thiệu bài mới.

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1419 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 7 năm 2007, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuyên ngôn độc lập a. mục tiêu bài học Giúp H/S: Giúp học sinh nắm được quan điểm sáng tác của HCM, hoàn cảnh ra đời và đặc trưng thể loại của bản “TNĐL” từ đó phân tích và đánh giá đúng bản tuyên ngôn này như một áng văn chính luận mẫu mực. b. phương tiện thực hiện - SGK,SGV - Thiết kế bài học. C. tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: PT những đặc điểm của văn học VN từ sau CM tháng 8- 45 đến 1975? Cho VD? 2. Giới thiệu bài mới. Phương pháp Nội dung cần đạt GV: Gọi HS đọc tiểu dẫn và trả lời câu hỏi. GVH: Anh (chị) hãy cho biết hoàn cảnh ra đời bản “TNĐL”? GVH: Bac viết bản “TNĐL” cho ai? Viết để làm gì? GVH: Anh (chị) hãy Đọc diễn cảm bản tuyên ngôn. Nhận xét thể loại, bố cục? GVH: Anh (chị) hãy cho biết tại sao Bác lại trích dẫn 2 bản TN này? GVH: Em có nhận xét gì về ý kiến suy rộng và câu cuối cùng của phần ĐVĐ ? GVH: Trước hết Bác khái quát tội ác qua câu văn nào? Đó là những tội ác gì ? GVH: Anh (chị) hãy nhận xét những tội ác về CT của thực dân Pháp? GVH: Anh (chị) hãy cho biết những tội ác của thực dân Pháp về quân sự? GVH: Anh (chị) hãy tìm những dẫn chứng về cuộc đấu tranh của nhân dân ta? GVH: Anh (chị) có nhận xét gì về lí lẽ, lập luận của Bác? GVH: Anh (chị) hãy nêu cảm nhận của em về phần KTVĐ của bản “TNĐL” ? GVH: Anh (chị) hãy cho biết những nét NT chính ? I. GIớI THIệU CHUNG 1, Hoàn cảnh ra đời: Ngày 26-8-1945, HCM soạn thảo bản “TNĐL” Ngày 2-9-1945, Người đọc bản “TNĐL” tại quảng trường Ba Đình. 2, Đối tượng và mục đích: a, Đối tượng: Đồng bào VN, nhân dân thế giới và bọn đế quốc Mĩ, Anh, Pháp. b, Mục đích: + Tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân, PK ở nước ta và mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do của dân tộc. + Bác bỏ luận điệu xảo trá của thực dân Pháp trước dư luận quốc tế, tranh thủ sự đồng tình của nhân dân thế giới đối với sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân Việt Nam. 3, Bố cục: 3 phần + Tác giả vừa nêu vấn đề vừa nhấn mạnh mục đích, lí tưởng chiến đấu của nhân dân ta + Tố cáo tội ác của thực dân Pháp, tóm tắt nhợi ca cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam chống Pháp đuổi Nhật + Tác giả tuyên bố độc lập và khẳng định quyết tâm của toàn dân tộc Việt Nam II. NộI DUNG CHíNH 1, Phần đặt vấn đề: * Lời gọi: “Hỡi đồng bào...”: thân tình, tha thiết, cuốn hút. * Trích dẫn 2 bản tuyên ngôn nổi tiếng trên thế giới: Lí do, ý nghĩa: + Bác muốn khẳng định quyền độc lập của dân tộc ta bằng chính những lời lẽ xủa tổ tiên người Mĩ, người Pháp ở phần sau, Bác lại nhấn mạnh lần nữa: “Chúng tôi...VN” -> Lập luận chặt chẽ, đầy tính chiến đấu + Bác đặt 3 cuộc CM, 3 nền độc lập, 3 bản tuyên ngôn ngang hàng nhau (Liên hệ “BNĐC”) + Để đối thoại với bọn đế quốc xâm lược, lúc bấy giờ vấn đề hàng đầu đặt ra là vấn đề độc lập dân tộc. + Tạo ra cơ sở pháp lí vững chắc của bản tuyên ngôn * ý kiến “suy rộng ra”: “Tất cả...quyền tự do” Từ quyền con người, Bác mở rộng nói về quyền dân tộc Đây là 1 đóng góp đầy ý nghĩa của Bác đối với phong trào giả phóng dân tộc trên thế giới. * Câu cuối: 1 câu khẳng định chắc chắn nhấn mạnh chân lí thời đại. 2, Phần giải quyết vấn đề a, Tố cáo tội ác của thực dân Pháp * Khái quát tội ác “Thế mà ...chính nghĩa” Câu văn vạch rõ tội ac của thực dân Pháp: cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta Bác đã nhân danh chính nghĩa và nhân đạo để vạch tội ác của thực dân Pháp * Những tội ác cụ thể - Về chính trị: Bác dùng điệp từ, liệt kê, hình ảnh gợi cảm -> 5 tội ác: + Tước đoạt tự do dân chủ + Luật pháp dã man, chia để trị + Chém giết những chiến sĩ yêu nước của ta +Ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân + Đầu độc dân ta bằng thuốc phiện và rượu cồn - Về kinh tế: Bác vẫn dùng điệp từ, liệt kê, hình ảnh gợi cảm -> 5 tội ác: + Bóc lột, tước đoạt + Độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng + Sưu thuế nặng nề, vô lý bần cùng nhân dân ta + Đè nén khống chế các nhà tư sản ta, bóc lột tàn nhẫn công nhân ta + Gây ra thảm hoạ làm cho > 2 triệu đồng bào ta bị chết đói năm 1945 - Về quân sự: Bác dùng những hình ảnh gợi cảm để nêu bật + Trong vòng 5 năm (40 -> 45) thực dân Pháp dã hèn hạ và nhục nhã “bán nước ta 2 lần cho Nhật” + Thẳng tay khủng bố Việt Minh, giết tù chính trị. b, Ca ngợi cuộc đấu tranh của nhân dân ta để giành lại quyền độc lập, tự do Bác vẫn đưa dẫn chứng kết hợp lí lẽ, lập luận: * Dẫn chứng: + Việt Minh kêu gọi người Pháp liên minh chống Nhật, cứu người Pháp khỏi nhà giam Nhật. + Khi Nhật hàng đồng minh, nhân dân cả nước nổi dậy giành chính quyền + “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị”, nhân dân đã đánh đổ thực dân và phong kiến. * Lí lẽ lập luận: + Bác đã nêu rõ sự thật lịch sử: “Sự thật là từ mùa thu 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật...” “Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật...” “Toàn dân VN... kiên quyết chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp” -> Bác đã lật tẩy luận điệu xảo trá của thực dân Pháp + Bác tuyên bố, khẳng định: “Bởi thế... Việt Nam” “Chúng tôi... dân Việt Nam” “Một dân tộc... độc lập” Câu chữ hùng hồn, thống thiết, điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu kết hợp từ ngữ chính luận + hội thoại biểu cảm 3, Phần kết thúc vấn đề Vẫn là những lời lẽ hùng hồn, đanh thép, chặt chẽ để tuyên bố độc lập và khẳng định chắc chắn hơn: hưởng độc lập tự do không chỉ là cái quyền phải có, 1 tư cách cần có mà đó là 1 hiện thực. Chính vì thế mà tác giả còn khẳng định quyết tâm giữ gìn tự do độc lập của toàn dân tộc VN. III. Tổng kết và dặn dò 1, GTNT: Văn chính luận vừa hùng biện vừa trữ tình: + Lí lẽ sắc bén, dẫn chứng tiêu biểu, xác đáng + Dùng từ, đặt câu linh hoạt, hình ảnh gợi cảm 2, GTND: Bản “TNĐL” có giá trị lịch sử và biểu hiện được tấm long của chủ tịch Hồ Chí Minh: căm thù giặc, yêu nước, thương dân, tự hào về truyền thống đấu tranh của dân tộc. “Tuyên ngôn độc lập”: Đặt vấn đề Giải quyết vấn đề Kết thúc vấn đề Vừa là 1 văn kiện lịch sử vừa là 1 tác phẩm văn chương đích thực -> “Thiên cổ hùng văn” của ngày nay. Dặn dò: 1, PT phần GQVĐ (có dẫn chứng minh hoạ) 2, Đọc bài “Lập luận trong văn nghị luận”

File đính kèm:

  • docTuan 7.doc
Giáo án liên quan