Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 7: Tây Tiến (Quang Dũng)

* Yêu cầu: Cho HS thấy được

- Vẻ đẹp hoang vu, kì thú, hấp dẫn của phong cảnh phù hợp với tâm hồn lãng mạn của người lính

- Phẩm chất anh hùng, tinh thần yêu nước của người lính qua hỡnh ảnh các chiến sĩ Tây Tiến

- Cảm hứng bi hùng của bài thơ.

* Chuẩn bị:

- Giáo viên đọc tài liệu, soạn giáo án.

- HS chuẩn bị bài ở nhà.

* Lên lớp:

- Ổn định tổ chức lớp

- Kiểm tra bài cũ.

* Bài mới: Giới thiệu bài mới

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1173 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 7: Tây Tiến (Quang Dũng), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7 TÂY TIẾN Quang Dũng * Yêu cầu: Cho HS thấy được Vẻ đẹp hoang vu, kì thú, hấp dẫn của phong cảnh phù hợp với tâm hồn lãng mạn của người lính Phẩm chất anh hùng, tinh thần yêu nước của người lớnh qua hỡnh ảnh các chiến sĩ Tây Tiến… Cảm hứng bi hùng của bài thơ. * Chuẩn bị: Giáo viên đọc tài liệu, soạn giáo án. HS chuẩn bị bài ở nhà. * Lên lớp: Ổn định tổ chức lớp Kiểm tra bài cũ. * Bài mới: Giới thiệu bài mới. Hoạt động của GV & HS Kết quả cần đạt * Tiết 1 HS đọc phần tiểu dẫn và nêu những ý chính về tỏc giả và hoàn cảnh sáng tác? Đọc bài thơ nhận xét chung về cảm hứng chủ đạo? -Tiếng gọi, địa danh sông Mã có ý nghĩa gì? - Điệp từ nhớ góp phần nêu bật tâm trạng gì? - Nhận xét những đặc sắc về hình ảnh, nghệ thuật trong hai câu thơ? Nhận xét cách ngắt câu thơ , cách sử dụng câu thơ hoàn toàn thanh bằng? HS trình bày cách hiểu của mình về hai câu thơ này? Tìm hiểu những từ ngữ hình ảnh mang giá trị nội dung nghệ thuật? * Tiết 2 Đêm liên hoan của người lính được QD miêu tả ntn? (âm thanh, màu sắc, từ ngữ..) Hình ảnh chiều sương Châu Mộc hiện ra với những hình ảnh nào? - Chỉ những hình ảnh , từ ngữ, bút pháp… Những từ ngữ, hình ảnh có gì đáng chú ý? Từ ngữ, hình ảnh, bút pháp nghệ thuật có gì đáng chú ý? Các từ ngữ Hán Việt được sử dụng nhiều trong câu thơ có tác dụng gì? - Nhận xét về từ ngữ , hình ảnh bút pháp trong 2 câu thơ? - Nhận xét về khổ thơ cuối bài? I/ Tiểu dẫn: 1. Tỏc giả : Quang Dũng : sinh 1921 tại Hà Tây, mất 1988 tại Hà Nội QD là một nghệ sĩ đa tài…một hồn thơ lãng mạn 2. Hoàn cảnh sáng tác: - là 1 đơn vị quân đội thành lập đầu năm 1947 Nhiệm vụ…. Điều kiện chiến đấu… Địa bàn hoạt động… Thành phần đoàn quân … Bài thơ ban đầu có tên “Nhớ Tây Tiến”… 3. Cảm hứng chủ đạo: Cảm hứng lãng mạn..Thể hiện cái tôi đầy t/c, cảm xúc của tác giả(t/c hướng nội), phát huy cao độ trí tưởng tượng, thủ pháp cường điệu, đối lập để tô đậm cái hùng vĩ, cái tuyệt mĩ. Tinh thần bi tráng…Quang Dũng không né tránh những khó khăn, gian khổ , đau thương, mất mát nhưng tác giả đã mang đến cho nó màu sắc lãng mạn trong sự ngợi ca và nâng lên thành vẻ đẹp trong đau thương (hào hùng tráng lệ) II/ Phân tích 1. Khổ 1: 2 câu đầu: + Hai câu thơ mở đầu bằng một tiếng gọi khơi nguồn cho nỗi nhớ về Tây Tiến. + Nỗi nhớ chơi vơi là nỗi nhớ lạ… chập chờn giữa hai bờ hư thực như trong cõi mộng. + Điệp từ “nhớ”, cách hiệp vần “ơi, chơi vơi”làm cho câu thơ trở nên nhẹ nhàng và phù hợp với nỗi nhớ. * 2 câu tiếp: + Địa danh Sài Khao, Mường Lát gợi vẻ xa lạ,xa xôi… + Thủ pháp đối lập trong câu thơ “Sài Khao…quân >< đêm hơi”… NX: hai câu thơ với 2 nét vẽ đã làm nổi bật bức tranh thiên nhiên và hiện thực cuộc sống của những người lính Tây Tiến. * 4 câu tiếp : - 2 câu đầu: + điệp từ “dốc”, từ láy “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, “heo hút”, “cồn”, “ngửi”… NX: Hai câu thơ đậm chất hội họa làm nổi bật hiện thực chiến đấu gian khổ của người lính nhưng vẫn ẩn chứa cái cười tinh nghịch hóm hỉnh của người lính những con người đứng cao hơn hoàn cảnh , làm chủ hoàn cảnh… - Hai câu tiếp: + Thủ pháp ngắt câu đột ngột, cách sử dụng từ chỉ lượng “ngàn”, cách sử dụng thủ pháp đối lập âm thanh giữa hai câu thơ NX: Hai câu thơ có sự hòa quện chất hiện thực và lãng mạn làm nổi bật vẻ đẹp hùng vĩ dữ dội của thiên nhiên và tâm hồn lãng mạn của người lính Tây Tiến. Bốn câu thơ vừa đậm chất thơ vừa đậm chất nhạc, hòa quyện chất lãng mạn và hiện thực thể hiện ngòi bút tài hoa của Quang Dũng…. * Hai câu tiếp theo: “Anh bạn dãi dầu….đời” Chú ý cách nói “dãi dầu”,cách nói khẳng định “Không bước nữa, Bỏ quên đời” + Sự gian khổ của người lính, một cỏch miờu tả đẹp, đẹp trong cái thật + Người lính chợt chìm vào giấc ngủ sau một chặng hành quân quá mệt… NX: Đây chính là cách nói về vẻ đẹp trong thương, hay là cảm hứng bi tráng. * Bốn câu kết: Chiều chiều oai linh thác gầm thét …………………………………. Mai Châu mùa em thơm nếp xôi - Từ ngữ: Chiều2, Đêm2, oai linh, gầm thét, mùa em, thơm nếp xôi.. - Thán từ : Nhớ ôi… NX: Bốn câu thơ cuối không chỉ cho thấy sự dữ dội, huyền bí hoang sơ của thiên nhiên Tây Bắc đe dọa cuộc sống của người lính mà bên cạnh đó ta còn thấy vẻ đẹp tâm hồn người lính luôn lạc quan, lãng mạn và hào hoa với những kỉ niệm gắn bó với người em gái Mai Châu… 2. Khổ 2: a) Bốn câu đầu: Đêm hội liên hoan - Từ ngữ: Bừng, đuốc hoa, man điệu, nàng e ấp, hồn thơ, xiêm áo.. - Âm thanh: tiếng khèn man điệu - Màu sắc : lửa đuốc NX: + Đêm liên hoan bừng lên trong ánh sáng của lửa đuốc giống như một đêm hội hoa đăng, trong ánh mắt ngỡ ngàng thích thú của người lính, trong điệu khèn lôi cuốn , trong vũ điệu say đắm. Tất cả đều ngất ngây trong một niềm vui ấm áp tình quân dân. + Trong giây phút ngất ngây tâmm hồn người lính bỗng trở nên mơ mộng về một ngày mai nơi thủ đô nước bạn. + Đoạn thơ cho thấy nét đẹp trong tâm hồn người lính, một tâm hồn lãng mạn, tình tứ pha chút tinh nghịch của những chàng trai Hà thành thanh lịch. b) Bốn câu cuối: Hình ảnh chiều sương nơi Châu Mộc. Từ ngữ: chiều sương áy,hồn lau, dáng người, đong đưa… Bút pháp: lãng mạn tình tứ. NX: + Cảnh thơ mộng huyền ảovới không gian, thời gian như trong cõi mộng. Buổi chiều với đôi bờ sương giăng như giăng mắc bao nỗi niềm tâm sự. Đôi bờ lau phơ phất như mang hồn người, như nỗi niềm cổ tích + Hình ảnh con người uyển chuyển, nhẹ nhàng trên con thuyền độc mộc vượt qua dòng nước lũ. Thiên nhiên ở đây dã trở thành nền tôn vinh vẻ dẹp của con người, thiên nhiên cũng như cũng biết làm duyên làm dáng để tương xứng với vẻ đẹp của con người. + Bốn câu thơ đậm chất thơ, chất thơ . Với những nét vẽ thoáng nhẹ đã đem đến cho người đọc vẻ đẹp thơ mộng của bước tranh thiên nhiên gống như một bức tranh lụa mượt mà. 3) Khổ 3: Chân dung người lính a. Hai câu đầu: Hình ảnh :không mọc tóc, xanh màu lá.. Khí thế : dữ oai hùm Thủ pháp: đối lập Cách nói : chủ động mang chút iêng hùng.. NX: Những hình ảnh hiện thực được nhìn qua cảm hứng lãng mạn cho thấy hình ảnh một đoàn quân ốm mà không yếu vẫn mang vẻ đẹp củav sức mạnh hùm thiêng sông núi Hai câu tiếp: Hình ảnh: mắt trừng, mộng, mơ, dáng kiều… Thủ pháp: đối lập NX: + Hai câu thơ cho thấy nét đẹp trong tâm hồn người lính một tâm hồn đầy mộng và mơ, hòa quyện giữa lí tưởng và đời thường + Thủ pháp đối lập được sử dung để tô đậm những cái khác thường. Cách nói có phần ước lệ sách vở. Tâm hồn mộng mơ của người lính mang bóng dáng của những áng văn chương cổ mà những người lính đã một thời tiếp thu trong sách vở… Hai câu tiếp: Từ ngữ: rải rác, biên cương, mồ, viễn xứ, áo bào… Cách nói chủ động: Chẳng tiếc.. NX: + Hai câu thơ cho thấy hiện thực bi thương đối với người lính, sự hi sinh hết sức thầm lặng. Cách nói chủ động “chẳng tiếc” khiến cái bi bị át hẳn đi bởi cái lí tưởng… + Cách sử dụng hàng loạt từ Hán Việt mang tới sắc thái cổ kính trang nghiêm biến những nấm mồ hoang lạnh nơi rừng sâu thành những mộ chí tôn nghiêm vĩnh hằng… d) Hai câu cuối: “Áo bào…..khúc độc hành” Từ ngữ, hình ảnh: áo bào, về đất, sông Mã gầm, khúc độc hành… NX: + Hai câu thơ được soi chiếu bằng cảm hứng lãng mạn…những tấm áo bạc màu vì sương gió vì chiến đấu trở thành những tấm bào sang trọng + Cách nói giảm “anh về đất” đã vĩnh viến hóa sự hi sinh của người lính. Họ đã trở về với đất mẹ, họ hóa thân vào sông núi để vĩnh viễn sống mãi với non nước này + Hình ảnh dòng sông Mã và tiếng gầm uất nghẹn của dòng sông như cho thấy cả thiên nhiên đất trời cùng nghiêng mình đưa tiễn các anh. Tiếng gầm của dòng sông Mã đã nâng tính bi hùng về hình tượng người lính Tây Tiến. Khổ cuối: Khổ thơ trở thành lời thề thiêng liêng của người lính, nó trở thành những lời nghi vào bia mộ….nâng chất sử thi của bài thơ… III/ Kết luận: Tây Tiến tiêu biểu cho phong cách thơ Quang Dũng , sự hòa quyện giữa chất hiện thực với lãng mạn; ngòi bút tài hoa luôn biến đổi; khắc họa thành công vẻ đẹp hùng vĩ dữ dội va thơ mộng trữ tình của thiên nhiên Tây Bắc; làm nổi bật hình tượng người lính với chất lí tưởng mang hơi thở của thời đại… * Củng cố: Học thuộc bài thơ, nắm được cảm hứng chung của bài thơ.. Phân tích hình tượng người lính trong bài thơ… ----------------------------@------------------------------

File đính kèm:

  • docTay Tien(4).doc
Giáo án liên quan