Giáo án ngữ văn 12: tuyên ngôn độc lập Hồ Chí Minh

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp HS:

- Nắm được những nét khái quát về sự nghiệp văn học, quan điểm sáng tác và những đặc điểm cơ bản trong phong cách nghệ thuật của HCM.

II/PHƯƠNG PHÁP:

GV hướng dẫn hs trước khi đến lớp đọc kĩ SGK và trả lời các câu hỏi phần hướng dẫn học bài.GV nêu câu hỏi, HS trả lời và thảo luận; sau đó GV nhấn mạnh, khắc sâu những ý chính.

III/ PHƯƠNG TIỆN:

Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài học.

IV/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:

1/ Ổn định lớp:

2/ Kiểm tra bài cũ:

Hãy nêu các bước tìm hiểu đề và lập dàn ý của bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 6248 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 12: tuyên ngôn độc lập Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 2 TIẾT CT: 4 NGÀY DẠY: 25/8/2008 GV: Nguyễn Vũ Thái Hòa Bài: TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP HỒ CHÍ MINH I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS: Nắm được những nét khái quát về sự nghiệp văn học, quan điểm sáng tác và những đặc điểm cơ bản trong phong cách nghệ thuật của HCM. II/PHƯƠNG PHÁP: GV hướng dẫn hs trước khi đến lớp đọc kĩ SGK và trả lời các câu hỏi phần hướng dẫn học bài.GV nêu câu hỏi, HS trả lời và thảo luận; sau đó GV nhấn mạnh, khắc sâu những ý chính. III/ PHƯƠNG TIỆN: Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài học. IV/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC: 1/ Ổn định lớp: 2/ Kiểm tra bài cũ: Hãy nêu các bước tìm hiểu đề và lập dàn ý của bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. 3/ Bài mới: TG HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT HOẠT ĐỘNG 1: GV hướng dẫn HS đọc mục 1 để tìm hiểu về tiểu sử tác giả. Cho HS tóm lược nội dung chính. GV nhận xét, chốt lại ý chính. HOẠT ĐỘNG 2: GV hướng dẫn HS đọc mục 1 để tìm hiểu về sự bghiệp văn học của HCM. Hãy trình bày quan điểm sáng tác VH của HCM. GV nhận xét, chốt lại ý chính. Văn chính luận của Bác viết với mục đích gì? GV nhận xét, nhấn mạnh: VC không phải là sự nghiệp chính của Bác, thế nhưng cùng với nhiệm vụ CM, Bác đã để lại một di sản VC đồ sộ. GV giới thiệu sơ qua 2 tp chính luận nổi tiếng của Bác. Cho HS nhắc lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tập thơ mà các em đã học ở lớp 11. Cho HS đọc mục 3 và nêu những nét chính về phong cách nghệ thuật của Bác. GV tóm lại một số ý chính. Đọc mục 1 tóm lược nội dung chính. Lắng nghe. Đọc mục II,1 tóm lược nội dung chính. Nhớ lại bài học, trình bày. Lớp nhận xét, hoàn chỉnh câu trả lời. Làm việc với SGK, suy nghĩ và trả lời. A/ PHẦN MỘT: TÁC GIẢ I/ VÀI NÉT VỀ TIỂU SỬ: (SGK) II/ SỰ NGHIỆP VĂN HỌC: 1/ Quan điểm sáng tác: a/ HCM coi VH là một vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng.(Trong thơ phải có chất thép) b/ HCM luôn chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học. c/ Khi cầm bút, HCM bao giờ cũng xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm. 2/ Di dản văn học: a/ Văn chính luận: - Viết với mục đích đấu tranh chính trị, tiến công trực diện kẻ thù, thức tỉnh, giác ngộ quần chúng hoặc thực hiện nhiệm vụ CM của dân tộc qua từng chặng đường ls. - Tp: Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn độc lập. b/ Truyện và kí: - Chất trí tuệ và tính hiện đại là nét đặc sắc trong ngòi bút truyện kí của NAQ. - Tp: Pari (1922), Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Vi hành (1923) c/ Thơ ca: _ Nhật kí trong tù: Là bức chân dung tự họa của HCM. Là tập thơ đặc sắc, đa dạng và linh hoạt về bút pháp, kết tinh giá trị tư tưởng và nghệ thuật thơ ca của HCM. - Thơ ca kháng chiến: Tức cảnh Pác Bó, Cảnh khuya, Báo tiệp. 3/ Phong cách nghệ thuật: Phong cách nghệ thuật của HCM độc đáo, đa dạng. - Văn chính luận thường ngắn gọn, súc tích, lập luận sắc sảo, chặt chẽ, bằng chứng giàu sức thuyết phục và đa dạng về bút pháp. - Truyện và kí: Rất hiện đại, có tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén. - Thơ ca: Có sự hòa hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại; giữa chất trữ tình và chất thép, gi7ũa sự trong sáng, giản dị và sự hàm súc,sâu sắc. III/ KẾT LUẬN:sgk 4. Củng cố: GV hướng dẫn HS củng cố qua nội dung nghi nhớ sgk trang 29 bao gồm: Sự nghiệp văn học của HCM Phong cách nghệ thuật của HCM. 5. Dặn dò: Về nhà: Làm bài luyện tập 1 và 2. Soạn bài:Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Đọc phần yêu cầu cần đạt, đọc văn bản tóm tắt nững nội dung chính của bài học.

File đính kèm:

  • docTUYEN NGON DOC LAP.doc
  • docBAI VIET SO 1.doc