Giáo án Ngữ văn 6 - Bài 6 - Tiết 25: Chữa lỗi dùng từ

A. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung

- Nhận ra các lỗi do lập từ và lẫn lộn những từ gần âm

- Biết cách chữa các lỗi do lặp từ và lẫn lộn những từ gần âm

- Có ý thức xác định lỗi dùng từ trong tạo lập văn bản nói, viết

2. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng

a. Kiến thức:

+ Các lỗi dùng từ: lặp từ, lẫn lộn những từ gần âm.

+ Cách chữa các lỗi lặp từ, lẫn lộn những từ gần âm.

b. Kĩ năng:

+ Nhận biết các lỗi, phân tích được nguyên nhân các lỗi dùng từ.

B. Các KNS cơ bản được giá dục trong bài

Tự nhận thức, ra quyết định, giao tiếp, đảm nhiệm trách nhiệm, hợp tác, tư duy sáng tạo, tìm kiếm hỗ trợ, quản lí thời gian, giải quyết vấn đề.

C. Đồ dùng dạy học

GV: Bảng phụ, TĐ TV

HS: Đọc, kể lại và Soạn bài theo yêu cầu

D. Ph¬ương pháp/KTDH:

1. Phương pháp thông báo -giải thích

2. Phương pháp phân tích ngôn ngữ (KT đặt câu hỏi, KT động não, KT khăn trải bàn)

3. Phương pháp thảo luận nhóm.( KT chia nhóm, giao nhiệm vụ)

4. Phương pháp rèn luyện theo mẫu

 

docx9 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 13044 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Bài 6 - Tiết 25: Chữa lỗi dùng từ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/9/2012 Ngày giảng: 2 /10/2012 Bài 6. Tiết 25 Chữa lỗi dùng từ A. Mục tiêu 1. Mục tiêu chung - Nhận ra các lỗi do lập từ và lẫn lộn những từ gần âm - Biết cách chữa các lỗi do lặp từ và lẫn lộn những từ gần âm - Có ý thức xác định lỗi dùng từ trong tạo lập văn bản nói, viết 2. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng a. Kiến thức: + Các lỗi dùng từ: lặp từ, lẫn lộn những từ gần âm. + Cách chữa các lỗi lặp từ, lẫn lộn những từ gần âm. b. Kĩ năng: + Nhận biết các lỗi, phân tích được nguyên nhân các lỗi dùng từ. B. Các KNS cơ bản được giá dục trong bài Tự nhận thức, ra quyết định, giao tiếp, đảm nhiệm trách nhiệm, hợp tác, tư duy sáng tạo, tìm kiếm hỗ trợ, quản lí thời gian, giải quyết vấn đề.... C. Đồ dùng dạy học GV: Bảng phụ, TĐ TV HS: Đọc, kể lại và Soạn bài theo yêu cầu D. Phương pháp/KTDH: 1. Phương pháp thông báo -giải thích 2. Phương pháp phân tích ngôn ngữ (KT đặt câu hỏi, KT động não, KT khăn trải bàn) 3. Phương pháp thảo luận nhóm.( KT chia nhóm, giao nhiệm vụ) 4. Phương pháp rèn luyện theo mẫu E. Các bước lên lớp 1. OĐTC 2. Kiểm tra đầu giờ: (5’) - Từ nhiều nghĩa với từ đồng âm khác ở điểm nào? Cho ví dụ minh hoạ? - Thế nào là từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ? 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động Hoạt động 1: Khởi động (3’) GV sử dụng KTDH “ Động não” VD: Chúng ta chuyển bị đi dự đại hội. H: Câu trên sai ở chỗ nào? Sửa lại cho đúng? HS: chuyển sang chuẩn GV Kết luận Tiếng Việt chúng ta rất phong phú và đa dạng thế nhưng đôi khi sự vận dụng đó vào trong bài học vẫn chưa cao. HS còn thường mắc lỗi lặp từ và nhầm lẫn các từ gần âm khi dùng từ. Để nhận ra được các lỗi để tránh mắc lỗi khi nói, viết giờ học ngày hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu Hoạt động của GV-HS TG Nội dung chính Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới - Mục tiêu: + Phân tích bài tập hình thành phép lặp từ. + Phân tích bài tập chỉ ra lỗi dùng từ, cách chữa. - Cách tiến hành: GV: Treo bảng phụ (bt sgk) HS: Đọc bài tập trên bảng phụ và xác định yêu cầu bài tập H: Trong đoạn văn (a) biểu đạt nội dung gì? Từ ngữ nào được lặp lại? lặp lại mấy lần? HS: HĐCN, trả lời GV: NX, bổ sung, chốt - Ca ngợi cây tre VN H: Việc dùng từ “ tre”, “giữ”, “ anh hùng” có gây sự nhàm chán không? và gợi cho em cảm giác gì? HS: HĐCN, trả lời GV: NX, bổ sung - Việc lặp lại các từ không nhàm chán, làm cho các câu văn có nhịp điều hài hoà, cân đối, mỗi từ dùng đều có sự cân nhắc, cung cấp một thông tin mới. H: Nếu bỏ các từ đó đi hoặc thay bằng một từ khác có ảnh hưởng gì đến lô gíc diễn đạt không? vì sao? - Việc nhà văn Thép Mới dùng từ lặp nhằm mục đích gì? HS: HĐCN, trả lời GV: NX, bổ sung, chốt Nếu bỏ thì sẽ thiếu cân đối, lôgíc câu văn không đảm bảo Phép lặp trong liên kết câu (NV 7) H: Em hiểu phép lặp từ là gì? tác dụng? HS: HĐCN, trả lời GV: NX, bổ sung - Phép lặp từ là dùng trong hai câu khác nhau những từ ngữ về cơ bản không khác nghĩa với nhau làm cho hai câu này liên kết với nhau. Có thể lặp bằng cách nhắc lại hoặc bằng từ ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa HS: Đọc câu văn H: Trong câu văn b có những từ ngữ nào đựoc lặp lại? lặp lại mấy lần? - Cũng là hiện tượng lặp lại nhưng có gì khác so với câu a? HS: HĐCN, trả lời GV: NX, bổ sung GV sử dụng KTDH “ Khăn trải bàn” H: Nếu bỏ cụm từ ấy đi có ảnh hưởng đến lô gíc diễn đạt không? - Vậy có thể chữa lỗi diễn đạt ấy như thế nào? HS: TL (3’). Báo cáo GV: NX, chữa Bỏ ngữ: truyện dân gian Đảo cấu trúc: Truyện-em-thích-đọc... Thành cấu trúc: Em–thích-đọc-truyện HS: đọc, xác định yêu cầu bài tập trên bảng phụ H: Trong câu (a) từ nào không đúng? Vì sao có lỗi dùng từ sai âm như vậy? Nêu cách sửa? HS: HĐCN, trả lời GV: NX, bổ sung - Trong tiếng Việt không có từ thăm quan còn tham quan: là tin tận mặt để mở rộng hiểu biết hoặc học hỏi kinh nghiệm H: Trong câu (a) từ nào không đúng? Vì sao có lỗi dùng từ sai âm như vậy? Sửa lại cho đúng? HS: HĐCN, trả lời GV: NX, bổ sung Mấp máy: cử động khẽ và liên tiếp, Nhấp nháy: mở mắt ra nhắm mắt lại liên tiếp, có ánh sáng khi loé, khi tắt liên tiếp H: Tác hại của lỗi lặp từ, lẫn lộn những từ gần âm? Nguyên nhân nào dẫn đến mắc các lỗi trên? HS: HĐCN, trả lời GV: * Tác hại: Làm cho lời văn nghèo nàn, đơn điệu, không đúng với ý định diễn đạt của người nói, viết. * Nguyên nhân mắc lỗi: Nhớ không chính xác hình thức âm thanh của các từ, không hiểu hết nghĩa của từ. H: Vậy muốn tránh mắc lỗi dùng sai âm ta phải làm gì? HS: Phải hiểu đúng nghĩa của từ GV Kết luận Hoạt động 3 : HDHS Luyện tập - Mục tiêu: Xác định và giải được các bt theo y/c/ - Cách tiến hành: H: Bỏ những từ ngữ trùng lặp trong các câu ? Thay từ sai bằng từ khác trong các câu văn, nêu nguyên nhân chủ yếu của việc sai đó. HS: HĐCN, trả lời GV: NX, bổ sung, chốt H: Thay từ sai bằng từ khác trong các câu văn, nêu nguyên nhân chủ yếu của việc sai đó? HS: HĐCN, trả lời GV: NX, bæ sung, chèt 10 13 15 I. Lặp từ 1. Bài tập:Gạch chân dưới những từ ngữ giống nhau. a. Đoạn trích “ Cây tre Việt Nam” - Từ “ tre”: Lặp 7 lần “ giữ”: Lặp 4 lần “ anh hùng”: Lặp 2 lần - Các từ “tre”, “giữ”, “anh hùng” được lặp lại nhằm mục đích tạo ra nhịp điệu hài hoà, liên kết chặt chẽ cho đoạn văn xuôi giàu chất thơ. Đây là phép lặp từ b. Câu văn “Truyện dân gian”: lặp 2 lần - Lỗi: Việc lặp lại như trên khiến câu văn lủng củng , nhàm chán, lặp không cung cấp thông tin mới. Lỗi lặp - Sửa lỗi: Bỏ 1 ngữ “truyện dân gian” và đảo cấu trúc (xắp xếp lại từ ngữ), VD: + Em rất thích đọc truyện dân gian vì chuyện có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo. + Truyện dân gian có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất thích đọc. II. Lẫn lộn các từ gần âm Tìm những từ không đúng và nêu cách sửa Lỗi: “Thăm quan” Sửa lỗi: tham quan Lỗi: Nhấp nháy Sửa lỗi: mấp máy III. Luyện tập Bài tập 1 ( SGK-T68) Bỏ những từ ngữ trùng lặp trong các câu a. - bỏ: bạn, ai, cũng, rất, lấy làm, bạn, lan - Sửa lại: Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp đều rất quý mến. b. - bỏ: câu chuyện ấy - Sửa lại: thay câu chuyện ấy bằng chuyện ấy; thay nhân vật ấy bằng đại từ thay thế họ, thay những nhân vật ấy bằng những người. VD: Sau khi nghe cô giáo kể, chúng tôi ai cũng thích những nhân vật trong câu chuyện ấy vì họ đều là những người có phẩm chất đạo đức tốt. c. - bỏ: “lớn lên” vì nghĩa của từ này trùng với nghĩa của từ trưởng thành. - Sửa lại: Qúa trình vượt núi cao cũng là qua trình trưởng thành của con người Bài tập 2 ( SGK-T 69) Thay từ sai bằng từ khác trong các câu văn, nêu nguyên nhân chủ yếu của việc sai đó a, - Lỗi: dùng sai từ “linh động” - Nguyên nhân: nhớ không chính xác hình thức ngữ âm - Sửa lỗi: thay bằng từ sinh động b, - Lỗi: Dùng sai từ bàng quang Nguyên nhân: nhớ không chính xác hình thức ngữ âm - Sửa: thay bằng bàng quan c, - Lỗi: Dùng sai từ: thủ tục - Nguyên nhân: nhớ không chính xác hình thức ngữ âm. - Sửa lỗi: thay bằng từ hủ tục 4. Tæng kÕt: (2’) - Em hiÓu phÐp lÆp tõ lµ g×? t¸c dông? - GV s¬ kÕt bµi häc 5. HDHB: (1’) - Học bài vở ghi+SGK - BTVN: Chỉ ra việc dùng từ sai trong câu văn sau và sửa lại cho đúng Con đường công danh của chú tôi thật sáng lạng. ĐA: Lỗi: Sáng lạng ( không có trong tiếng Việt) Sửa: xán lạn ( Tươi sáng, có triển vạng) - Chuẩn bị tiết sau thực hành làm bài tập chữa lỗi dùng từ Ngày soạn:29 /9/2012 Ngày giảng: 3 /10/2012 Bài 7. Tiết 26 Chữa lỗi dùng từ (tiếp theo) A. Mục tiêu 1. Mục tiêu chung - Nhận ra các lỗi do lập từ và lẫn lộn những từ gần âm - Biết cách chữa các lỗi do lặp từ và lẫn lộn những từ gần âm - Có ý thức xác định lỗi dùng từ trong tạo lập văn bản nói, viết 2. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng a. Kiến thức: + Nhận biết lỗi do dùng từ không đúng nghĩa + Biết cách chữa lỗi do dùng từ không đúng nghĩa. b. Kĩ năng: + Nhận biết các lỗi, phân tích được nguyên nhân các lỗi dùng từ. B. Các KNS cơ bản được giá dục trong bài Tự nhận thức, ra quyết định, giao tiếp, đảm nhiệm trách nhiệm, hợp tác, tư duy sáng tạo, tìm kiếm hỗ trợ, quản lí thời gian, giải quyết vấn đề.... C. Đồ dùng dạy học GV: Bảng phụ, TĐ TV HS: Đọc, kể lại và Soạn bài theo yêu cầu D. Phương pháp/KTDH: 1. Phương pháp thông báo -giải thích 2. Phương pháp phân tích ngôn ngữ (KT đặt câu hỏi, KT động não, KT khăn trải bàn) 3. Phương pháp thảo luận nhóm.( KT chia nhóm, giao nhiệm vụ) 4. Phương pháp rèn luyện theo mẫu E. Các bước lên lớp 1. OĐTC 2. Kiểm tra đầu giờ: (5’) H: Phép lặp từ là gì? Chỉ ra lỗi Lẫn lộn các từ gần âm? Cho VD về lỗi lần lộn các từ gần âm? 3.Tiến trình tổ chức các hoạt động Hoạt động 1: Khởi động (2’) GV: đưa VD, HS phân tích VD Chị Hoa soi gương. Chị Hoa là tấm giương vượt khó cho mọi người noi theo. - Câu a đúng, câu b sai vì sao? HSTL – GV chốt dẫn vào bài Hoạt động của GV-HS TG Nội dung chính Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới - Mục tiêu: + Trình bày lỗi dùng từ không đúng nghĩa + Nhận ra những lỗi dùng từ, cách chữa. - Đồ dùng dạy học: Bảng phụ - Cách tiến hành: HS: Đọc bài tập trên bảng phụ H: Chỉ ra lỗi dùng từ trong các câu trên? giải thích tại sao? HS: HĐCN, trả lời GV: NX, chốt H: Thay các từ đã dùng sai bằng những từ khác? HS: HĐCN, trả lời GV: NX, chốt H: Nguyên nhân nào dẫn đến dùng từ không đúng nghĩa? Muốn dùng từ đúng nghĩa phải làm gì? HS: HĐCN, trả lời GV: NX, chốt - Không dùng những từ khi ta chưa rõ nghĩa - Khi cần dùng phải tra từ điển TV Lệnh: Lấy VD về hiện tượng dùng sai nghĩa của từ và nêu cách chữa. HS: HĐCN, trả lời GV: NX, bổ sung, đưa VD, HS chỉ lỗi sai và nêu nguyên nhân sai Tính chất Lí Thông là kẻ độc ác Bản chất Lí Thông là kẻ độc ác Hoạt động 3: Luyện tập - Mục tiêu: + Gạch chân dưới các kết hợp từ đúng + Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống + Chữa lỗi dùng từ trong các câu văn - Cách tiến hành: Lệnh: Xác định yêu cầu bài 1 HS: Làm nhanh bài tập 1 trên bảng GV: NX, chữa H: Chọn từ điền vào chỗ trống? Giải thích tại sao lại chọn những từ đó? HS: HĐCN, trả lời GV: NX, bổ sung, chữa a. khinh khỉnh: tỏ ra kiêu ngạo và lạnh nhạt, ra vẻ không thèm để ý đến người đang tiếp xúc với mình. b. khẩn trương: nhanh, gấp và có phần căng thẳng. c. băn khoăn: không yên lòng vì có những điều phải suy nghĩ, lo liệu. GV: Sử dụng KTDH “ Khăn trải bàn” H: Chữa lỗi dùng từ trong các câu sau? HS: HĐN ( 4’). Báo cáo GV: NX, bổ sung, chữa GV đọc đoạn truyện “ Em bé thông minh” từ “ Một hôm viến quan...đựơc mấy đường” HS: Nghe, chép - hai em cùng bàn đổi chéo vở, dùng bút khác màu chấm chính tả cho nhau GV: kiểm tra 1.3 em - Chú ý sửa các lỗi các lỗi lẫn lộn ch/ tr hoặc lẫn lộn dấu hỏi/ dấu ngã. 10 25 I. Dùng từ không đúng nghĩa 1. Bài tập ( SGK-T) - Từ dùng sai nghĩa: a, yếu điểm: điểm quan trọng b, đề bạt: cử giữ chức vụ cao hơn do cấp có thẩm quyền cao quyết định, không do bầu cử c, chứng thực: xác nhận là đúng sự thật - Sửa lại: a, điểm yếu, nhược điểm b, bầu c, chứng kiến - Nguyên nhân dùng từ không đúng nghĩa: + Do không hiểu hết nghĩa của từ, không biết nghĩa, hiểu sai nghĩa. II. Luyện tập Bài tập 1 (SGK-T75) Gạch chân dưới các kết hợp từ đúng - bản (tuyên ngôn)- bảng (tuyên ngôn) - (tương lai) sáng lạng- (tương lai) xán lạn. - bôn ba ( hải ngoại)-buôn ba ( hải ngoại) - (bức tranh) thuỷ mặc-(bức tranh) thuỷ mạc. - (nói năng) tuỳ tiện- (nói năng) tự tiện Bài tập 2 (SGK-T76) Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống a. khinh khỉnh b. khẩn trương c. băn khoăn Bài tập 3 (SGK-T76) Chữa lỗi dùng từ trong các câu sau a. Thay từ “ đá” bằng từ “ tống” hoặc thay từ “ tống” bằng từ “tung” b. Thay từ “ thực thà” bằng từ “ thành khẩn”; thay từ “ bao biện” bằng từ “nguỵ biện” c. Thay từ “ tinh tú” bằng từ “ tinh tuý” Bài tập 4 (SGK-T76) Chính tả ( nghe- viết) Em bé thông minh 4. Tổng kết: (2’) - Nêu những trường hợp cần chữa lỗi dùng từ? Cách chữa? - Bài thơ “ Lượm” là một kiệt suất của nhà thơ Tố Hữu. Câu này dùng từ sai chỗ nào chỉ ra và chữa lại ( kiệt suất: đặc điểm nổi bật lên và giá trị, tài năng; kiệt tác: tác phẩm nghệ thuật hết sức đặc sắc) GV sơ kết bài học. 5. HDHB: (1’) Học bài trong vở ghi+SGK

File đính kèm:

  • docxChua loi dung tu 2tiet.docx
Giáo án liên quan