Giáo án Ngữ văn 6 - Học kỳ 2

A. Mục tiêu. (Tiết 1)

Hs hiểu được xuất xứ, nội dung, ý nghĩa của vb. Bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp của Dế Mèn và tính cách của nó.

Nắm được những đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả và kể chuyện của bài văn.

Rèn đọc, tóm tắt, phân tích nhân vật.

B. Hoạt động dạy - học.

* Hoạt động 1: Khởi động.

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra: (sgk, bài soạn)

3. Giới thiệu bài:

“Dế mèn phiêu lưu ký” là tác phẩm nổi tiếng của Tô Hoài viết về loài vật dành cho thiếu nhi. Truyện viết về thế giới loài vật nhỏ bé ở đồng quê rất sinh động, đồng thời cũng gợi ra những hình ảnh của xã hội con người và những khát vọng của tuổi trẻ. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu về điều đó.

* Hoạt động 2: Tiến trình tiết dạy.

 

doc119 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1759 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Học kỳ 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 10/ 1/09 Học kì II Tuần 20 Tiết 73 BàI HọC ĐườNG ĐờI ĐầU TIêN (Trích “Dế mèn phiêu lưu kí” - Tô Hoài) A. Mục tiêu. (Tiết 1) Hs hiểu được xuất xứ, nội dung, ý nghĩa của vb. Bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp của Dế Mèn và tính cách của nó. Nắm được những đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả và kể chuyện của bài văn. Rèn đọc, tóm tắt, phân tích nhân vật. B. Hoạt động dạy - học. * Hoạt động 1: Khởi động. 1. ổn định lớp. 2. Kiểm tra: (sgk, bài soạn) 3. Giới thiệu bài: “Dế mèn phiêu lưu ký” là tác phẩm nổi tiếng của Tô Hoài viết về loài vật dành cho thiếu nhi. Truyện viết về thế giới loài vật nhỏ bé ở đồng quê rất sinh động, đồng thời cũng gợi ra những hình ảnh của xã hội con người và những khát vọng của tuổi trẻ. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu về điều đó. * Hoạt động 2: Tiến trình tiết dạy. - H. Đọc chú thích. ? Trình bày hiểu biết của em về tác giả? - G. Giới thiệu t/g, bút danh. - H. Tìm hiểu xuất xứ, nhan đề của truyện. - G. + Thể kí: Ghi chép, thuật chuyện. + Tp: 10 chương, năm 1941 viết 3 chương đầu, 1954 viết tiếp 7 chương. + Cách đọc: nhấn từ miêu tả. - H. Đọc, tóm tắt đoạn trích. - G. Tóm tắt toàn bộ nội dung của truyện. ? Truyện kể bằng lời n.v nào? Cách kể đó có ý nghĩa gì? - Tạo sự thân mật, gần gũi; dễ bh tâm trạng, thái độ của n.v. ? Đoạn trích gồm mấy nội dung lớn, bố cục ntn? + Đoạn 1: Từ đầu đến “đứng đầu thiên hạ” + Đoạn 2: Còn lại. ? Theo em đoạn : “Chao ôi … lại được” có td gì trong bài văn? ? H/a dế Mèn được miêu tả về ngoại hình ntn? Nhận xét về cách miêu tả đó? ? Cử chỉ, động tác của DM ntn? Các chi tiết đó thể hiện điều gì về DM? ? Nhận xét về từ ngữ trong đv: động từ - tính từ - danh từ? ? Có thể thay thế các từ “cường tráng, mẫm bóng, đen nhánh, phanh phách…” bằng các từ đồng nghĩa khác ko? Nhận xét cách dùng từ của t/g? ? Tìm những từ ngữ miêu tả t/c của DM? ở DM có nét nào được và chưa được? ? Theo em, ngnh nào khiến DM có lúc đã tưởng mình sắp đứng đầu thiên hạ? ? Từ đó, em có nhận xét gì về tính cách của Dế Mèn? ? Có ý kiến: Tô Hoài rất am hiểu cs sinh hoạt của loài dế. Đúng hay sai? CM? * Như vậy, việc miêu tả ngoại hình đã bộc lộ được tính nết, thái độ của nhân vật, các chi tiết đều thể hiện được vẻ đẹp cường tráng, trẻ trung, chứa đầy sức sống của tuổi trẻ. ? Hãy viết nhận xét về cách miêu tả của t/g và nét được, chưa được của DM, dựa vào 1 số từ ngữ: + ngoại hình, cử chỉ, hđ, cụ thể, sinh hoạt. + cường tráng, đầy sức sống. + tính tình, hung hăng, tự phụ. I. Đọc - hiểu văn bản. 1. Tác giả: (1920 - Hà Nội) - Viết văn trước CM, có số lượng tp phong phú. - Viết nhiều, đb là cho thiếu nhi, rất thành công ở miêu tả sinh hoạt, thnh, phong tục và loài vật. 2. Đoạn trích. - Nhan đề: Ghi chép về những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn. - Ngôi kể: thứ nhất. - Bố cục: (2 đoạn) a. Vẻ đẹp cường tráng của DM. b. Câu chuyện bài học đường đời đầu tiên của DM. - Vị trí: Chương I. II. Tìm hiểu đoạn trích. 1. Hình ảnh Dế Mèn. + Ngoại hình: được miêu tả khá chi tiết: càng - vuốt - cánh - râu - đầu - răng. -> Tả khái quát đến cụ thể làm nổi bật chi tiết quan trọng của đối tượng: Vẻ đẹp cường tráng. + Điệu bộ, cử chỉ. (…) -> Tăng thêm sự cường tráng, khoẻ mạnh. + Tính cách: oai vệ, cà khịa, quát nạt kẻ yếu; tưởng mình là tay ghê gớm sắp đứng đầu thiên hạ. -> Kiêu căng, hung hăng, xốc nổi. * Kết luận. Với cách miêu tả cụ thể, sinh động ngoại hình kết hợp với cử chỉ, hành động, t/g đã cho ta thầy 1 chàng dế cường tráng, đầy sức sống rất đáng yêu nhưng tính tình còn hung hăng, tự phụ. * Hướng dẫn: - Đọc kĩ văn bản. tìm hiểu tiếp phần 2. Ngày 10/ 1/09 Tiết 74 BàI HọC ĐườNG ĐờI ĐầU TIêN (Trích “Dế mèn phiêu lưu kí” - Tô Hoài) A. Mục tiêu. (Tiết 2) Hs hiểu được nội dung, ý nghĩa bài học đường đời đầu tiên đối với DM. Nắm được những đặc sắc nghệ thuật miêu tả, kể chuyện, sử dụng từ ngữ trong vb. Giúp hs phát triển óc tưởng tượng, quan sát, rút ra bài học bổ ích cho mình trong cách xử thế. Rèn đọc diễn cảm, tóm tắt, phân tích. B. Chuẩn bị: Bảng phụ (1) C. Hoạt động dạy - học. * Hoạt động 1: Khởi động. 1. ổn định lớp. 2. Kiểm tra: 3. Giới thiệu bài: * Hoạt động 2: Tiến trình tiết dạy. - H. Tóm tắt lại các sự việc ở đoạn 2. + Dế mèn coi thường dế choắt. + Dế Mèn trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế choắt. + Dế Mèn ân hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên. ? Nhận xét về thái độ của DM đối với Dế Choắt? ? Thái độ đó tô đậm thêm tính cách gì của Dế Mèn? ? Hết coi thường Dế choắt, Dế Mèn lại gây sự với chị Cốc. Vì sao Dế Mèn dám gây sự với Cốc bằng câu hát? ? Thái độ của DM thay đổi ntn khi trêu chị Cốc? - H. Chọn và sắp xếp những từ ngữ sau theo db đúng: anh hùng - cảm thông - thương Choắt - sợ hãi - đắc ý - ăn năn. ? Thái độ của Dế Mèn thay đổi như thế nào khi Dế Choắt chết? Thái độ ấy cho ta hiểu thêm điều gì về Dế Mèn? ? Theo em bài học mà Dế Mèn rút ra là gì? Bài học đó được ẩn chứa trong câu văn nào? - G. Như vậy, qua câu chuyện trêu Cốc để rồi Dế Choắt phải chết oan, Dế Mèn đã rút ra được bài học: kẻ kiêu căng có thể làm hại người khác khiến phải hận suốt đời. Nên biết sống đoàn kết, có tình thân ái. ? Qua vb này, t/g muốn đưa đến cho bạn đọc điều gì? A, PP thói kiêu căng, ngỗ nghịch… B, Ca ngợi DM biết điều độ, hối hận. C, Khuyên con người ta phải khiêm tốn, hoà nhã. - H. Thảo luận nhóm câu 5. + Dế Mèn: kiêu căng nhưng biết hối lỗi. + Dế Choắt: yếu đuối nhưng biết tha thứ. + Cốc: tự ái, nóng nảy. - H. Đọc diễn cảm phân vai. ? Nhận xét về cách viết của t/g, nghệ thuật chính trong truyện? (Tự sự, miêu tả, nhân hoá…) - H. Đọc ghi nhớ. II. Tìm hiểu đoạn trích. 2. Bài học đường đời đầu tiên của DM. - Thái độ của DM với Dế Choắt rất trịch thượng, khinh thường: +Tả Dế Choắt: gầy gò, xấu xí. + Gọi giễu cợt: Dế Choắt. + Xưng hô: chú mày. + Mắng nhiếc, chê bai thậm tệ. -> Không cảm thông, quan tâm đến hoàn cảnh đáng thương của DC. - Trêu chị Cốc: Muốn ra oai với Dế Choắt. -> xấc xược, ác ý, ngông cuồng. - Khi Dế Choắt chết: Dế Mèn hối hận và xót thương. -> Dế Mèn đã biết ăn năn hối lỗi, xót thương Dế Choắt và nghĩ đến việc thay đổi cách sống của mình. * Từ một chàng dế hung hăng, ngỗ nghịch, thích ra vẻ ta đây, hay cà khịa, ko biết cảm thông Dế Mèn đã trở thành nhân vật biết ăn năn, hối hận, có tình cảm xót thương với người khác. * Bài học của Dế Mèn: - Câu nói của Dế Choắt. - Mèn rút ra: hung hăng, hống hách láo chỉ tổ mà đem thân trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi. -> Bài học về thói kiêu căng, bài học về tình thân ái. III. Tổng kết: Ghi nhớ (tr 11) Truyện được viết theo lối đồng thoại. * Hoạt động 3: Củng cố. - Em học tập được điều gì trong truyện? (từ DM. cách tả, kể của t/g) * Hoạt động 4: Hướng dẫn. - Nắm nội dung, ý nghĩa, tóm tắt. - Bài tập 1 (11) - Chuẩn bị: Phó từ. Ngày 11/ 1/09 Tiết 75 Phó từ A. Mục tiêu. Hs nắm được khái niệm phó từ, hiểu và nhớ được các loại ý nghĩa chính của phó từ. Biết đặt câu có chứa phó từ để thể hiện các ý nghĩa khác nhau. B. Hoạt động dạy - học. * Hoạt động 1: Khởi động. 1. ổn định lớp. 2. Kiểm tra: 3. Giới thiệu bài: Trong cụm động từ, các từ làm phụ ngữ trước bổ sung ý nghĩa cho động từ được gọi là phó từ . Vậy phó từ là gì? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ. * Hoạt động 2: Tiến trình tiết dạy. - H. Đọc ví dụ. ? Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho những từ nào? ? Những từ được bổ sung ý nghĩa thuộc loại từ loại nào? ? Các từ in đậm đứng ở vị trí nào trong cụm từ? - G. Các từ in đậm đó được gọi là phó từ. Vậy phó từ là gì? Phó từ kết hợp với DT (rất Hà Nội) thì DT đó đã chuyển loại (học sau). ? Các phó từ có khả năng gọi tên sv, hđ hay ko? - H. Xđ và phân loại phó từ. ? Kể thêm những phó từ mà em biết thuộc các loại trên? - G. Chốt kiến thức. 2 loại phó từ khác: + Chỉ tần số: thường, ít, hiếm, luôn + Chỉ tình thái: bỗng, chợt, đột nhiên, thoắt, thình lình… * Hoạt động 3: Luyện tập. - H. Nhóm: Dựa vào k/n và phần (II) bài học để làm bài. - H. Đọc lại đoạn DM trêu chị Cốc. Thuật lại bằng 1 đoạn văn. Xđ phó từ. - Lưu ý: Quan hệ giữa 2 bộ phận và hoàn cảnh giao tiếp. - H. Đọc kĩ đv và xđ. - G. Nếu được sử dụng có lựa chọn phó từ sẽ đem đến kết quả diễn đạt cao. I. Phó từ là gì? 1. Ví dụ: (1) đã, đi, cũng… Phó từ + Động từ (2) thật, rất, ra. Phó từ + Tính từ + Phó từ. -> Phó từ bổ sung ý nghĩa cho ĐT, TT. 2. Ghi nhớ: sgk (12) * Chú ý: Phó từ ko có nghĩa từ vựng, chỉ có ý nghĩa ngữ pháp. (hư từ) II. Các loại phó từ. 1. Chỉ quan hệ thời gian: đã, đang, từng, mới, sẽ, vừa… 2. Chỉ sự tiếp diễn, tương tự: cũng, vẫn, đều, cứ, còn, nữa, cùng… 3. Chỉ mức độ: thật, rất, lắm, quá, hơi… 4. Chỉ sự ph/định, kđ: không, chưa, có… 5. Chỉ sự cầu khiến: hãy, đừng, chớ… 6. Chỉ kết quả, hướng: được, mất, vào, ra 7. Chỉ khả năng: được. * Ghi nhớ: (14) III. Luyện tập. Bài 1. Xđ phó từ và nêu ý nghĩa. Ví dụ: - Không: phó từ chỉ sự phủ định. - Còn: phó từ chỉ sự tiếp diễn, tương tự. Bài 2. Viết đoạn văn. Xđ phó từ và ý nghĩa. Bài 3. Câu nào có thể bỏ bớt phó từ, câu nào ko? Vĩ sao? a, Hôm qua, khi tôi đang làm bài tập thì bà đến chơi. b, Tôi đang làm bài tập. Bài 4: Tác dụng của phó từ “vẫn”. Biển vẫn gào thét. Gió vẫn từng cơn dữ dội. Con tàu vẫn hụp lặn như con cá kình giữa muôn nghìn lớp sóng. Thuyền trưởng Thắng vẫn điềm tĩnh chỉ huy đoàn tàu vượt cơn lốc dữ. -> Thấy sự kiên định, ko nao núng của người chỉ huy con tàu. * Hoạt động 4: Củng cố. - Khái niệm, ý nghĩa, ghi nhớ. * Hoạt động 5: Hướng dẫn. - Nắm bài học. Viết đv về sự ân hận của DM (phó từ) - Chuẩn bị: Tìm hiểu về truyện “DM phiêu lưu kí” Ngày 12/ 1/09 Giới thiệu về Tô Hoài và “Dế Mèn Phiêu lưu kí” A. Mục tiêu. Hs có hiểu biết về nhà văn Tô Hoài, nắm được nội dung và ý nghĩa của truyện “Dế mèn phiêu lưu kí” cũng như cách viết của ông. Hs thấy được quá trình sáng tác nghệ thuật là vô cùng gian nan vất vả và cần có vốn sống, có hiểu biết sâu sắc. Từ đó có ý thức tìm hiểu, ghi chép, trau dồi từ ngữ, rèn cách diễn đạt… B. Hoạt động dạy - học. * Hoạt động 1: Khởi động. 1. ổn định lớp. 2. Giới thiệu bài: * Hoạt động 2: Tiến trình tiết dạy. + Hình thức: Trao đổi, trò chuyện. - Giáo viên: Nêu câu hỏi gợi mở. - Học sinh: Trình bày những điều đã biết về tác giả, tác phẩm. - Gv: Chốt kiến thức, hướng dẫn cách tìm hiểu về tác giả, khái quát nội dung, nghệ thuật của tác phẩm, bài học. + Các vấn đề cơ bản: Thân thế và sự nghiệp của Tô Hoài. Bút danh Tô Hoài. Quá trình sáng tác “Dế Mèn phiêu lưu kí’. Kể tóm tắt truyện. ý nghĩa của tác phẩm. Nghệ thuật đặc sắc của truyện. Những điều cần học tập từ Tô Hoài và tác phẩm “Dế Mèn…”. * Hoạt động 3: Củng cố. - Nội dung, ý nghĩa của đoạn trích “Bài học…”. - Tóm tắt đoạn trích. * Hoạt động 4: Hướng dẫn. - Nắm bài học. Tập tóm tắt đoạn trích. - Chuẩn bị: Tìm hiểu chung về văn miêu tả. Ngày 18/1/09 Tiết 76 TìM HIểU CHUNG Về VăN MIêU Tả A. Mục tiêu. Giúp học sinh: Nắm được những hiểu biết chung nhất về văn miêu tả. Nhận biết được những đoạn văn, bài văn miêu tả. Hiểu được trong những tình huống nào thì người ta thường dùng văn miêu tả. B. Chuẩn bị: Bảng phụ (1) C. Hoạt động dạy và học. * Hoạt động 1: Khởi động. 1. ổn định lớp. 2. Kiểm tra. 3. Giới thiệu bài. * Hoạt động 2: Tiến trình tiết dạy. - G. Nhắc lại kiến thức văn m/tả ở cấp I. - H. Đọc các tình huống, thảo luận nhóm. Cho ví dụ 1 số tình huống khác. ? Thế nào là văn miêu tả? - H. Đọc đoạn văn tả về hình dáng của Dế Mèn và Dế Choắt. ? DM và DC có gì nổi bật, khác nhau ntn? Chi tiết nào cho thấy điều đó? ? Theo em Tô Hoài đã miêu tả Mèn và Choắt với đầy đủ các chi tiết chưa? Việc miêu tả như vậy có td gì? ? Khi nào thì người ta dùng văn miêu tả? ? Em hiểu thế nào là văn miêu tả? - G. Trong văn miêu tả, năng lực quan sát của người viết, người nói thường bộc lộ rõ nhất. Muốn miêu tả được thì phải biết quan sát… - H. Đọc ghi nhớ. * Hoạt động 3: Luyện tập. - G. Phân nhóm hs thảo luận. - H. Thảo luận, trình bày, nhận xét. ? Xđ đối tượng miêu tả? Đặc điểm nổi bật của đối tượng? - G. Bảng phụ: Trắc nghiệm. - H. Nêu một vài đặc điểm nổi bật của mùa đông đến. - H. Viết bài. - G. Chấm 3 bài. Cho hs đọc tham khảo. I. Thế nào là văn miêu tả. 1. Ví dụ: * Tìm hiểu các tình huống. - Tình huống 1: Tả ngôi nhà. - Tình huống 2: Tả chiếc áo. - Tình huống 3: Tả người lực sĩ. * Đoạn văn miêu tả. - Tả Dế Mèn -> vẻ đẹp cường tráng. - Tả Dế Choắt -> Hình dáng gầy gò, ốm yếu. 2. Bài học. - Miêu tả là chỉ ra những đặc điểm, t/c nổi bật nhất của sv, sv, con người… - Mục đích của miêu tả: giúp người khác hình dung và nhận diện được 1 người, 1 sv mà người đó chưa biết. - Dùng văn miêu tả khi người ta cần tái hiện, giới thiệu về 1 sv, 1 người… * Ghi nhớ: (16) * Chú ý: Muốn viết được văn miêu tả. - Phải biết quan sát, nhận xét, tưởng tượng, ss. - Phải biết lựa chọn từ ngữ (tạo hình) các biện pháp tu từ (đặc biệt là so sánh) II. Luyện tập. Bài 1: - Đoạn 1: đặc tả hình dáng và hành động của Dế Mèn. -> Chú dế to khỏe, mạnh mẽ. - Đoạn 2: tả hình dáng chú bé liên lạc Lượm. -> Chú bé nhanh nhẹn, vui vẻ, hồn nhiên. - Đoạn 3: Tả cảnh vật sau cơn mưa. -> Thế giới động vật sinh động, ồn ào, huyên náo. Bài 2: Viết đoạn văn 4 - 5 câu. Tả cảnh mùa đông đến. a, Lạnh lẽo, ẩm ướt / trời hanh khô, gió heo may. b, Đêm ngắn, ngày dài / đêm dài ngày ngắn. c, Bầu trời như cao hơn / thấp xuống. d, Sương mù / sương muối. e, Cây cối trụi lá khẳng khiu, lá ngả vàng bắt đầu rụng / rụng nhiều. g, Hoa… * Hoạt động 3: Củng cố. - Miêu tả: ko tả chung chung, phải dẫn được h/a cụ thể, tiêu biểu nhất.. * Hoạt động 4: Hướng dẫn. - Học bài. - Làm bài tập đề (b) tr 17. Xđ biện pháp ss trong đv đọc thêm. - Chuẩn bị: Sông nước Cà Mau. Ngày 18/1/09 Tiết 77 Sông nước Cà Mau (Trích “Đất rừng phương Nam” - Đoàn Giỏi) A. Mục tiêu. Giúp học sinh: Cảm nhận được sự phong phú và độc đáo của thnh sông nước vùng Cà Mau. Nắm được nghệ thuật miêu tả cảnh sông nước của tác giả. Giáo dục lòng yêu thiên nhiên đất nước. Rèn kĩ năng đọc, tóm tắt, phân tích văn bản, cảm nhận td của quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong văn m/tả. B. Hoạt động dạy và học. * Hoạt động 1: Khởi động. 1. ổn định lớp. 2. Kiểm tra. Chọn và điền từ thích hợp vào đoạn văn: Dế Mèn là chú dế có ngoại hình …, ..: càng …, vuốt …, đầu …, răng …. Dáng đi thì oai vệ hay ra vẻ ta đây. Thói … đã khiến Dế Mèn phải hối hận suốt đời. Câu chuyện của Dế Mèn như một lời khuyên chúng ta phải sống …, … với mọi người xung quanh. 3. Giới thiệu bài: “Sông nước Cà Mau” là đoạn trích từ chương XVIII trong truyện “Đất rừng phương Nam” của Đoàn Giỏi. Qua câu chuyện lưu lạc của một thiếu niên vào rừng U Minh trong thời kì kháng chiến chống Pháp, tác giả đã đưa người đọc đến với cảnh thiên nhiên hoang dã mà rất phong phú, độc đáo và cuộc sống con người với hình ảnh kháng chiến ở vùng đất cực Nam của Tổ Quốc. Tác phẩm đã được dựng thành phim “Đất phương Nam”. * Hoạt động 2: Tiến trình tiết dạy. - H. Đọc mục chú thích. ? Nêu hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm? - 1 tp xuất sắc trong vh thiếu nhi, hấp dẫn, in nhiều lần, dựng thành phim. ? Xuất xứ và nội dung đoạn trích? ? Đoạn văn tả cảnh gì? Theo trình tự ntn? (Chung - riêng; thiên nhiên - con người) ? Dựa vào trình tự miêu tả, tìm bố cục? - H. Chia đoạn. ? Vị trí quan sát của người tả? Vị trí ấy có thuận lợi gì? ? Trong đoạn 1 t/g diễn tả ấn tượng chung về sông nước Cà Mau ntn? ấn tượng ấy được cảm nhận bằng các giác quan nào? ? Em có nhận xét gì về cách đặt tên các con sông, con kênh ở nơi đây? - Thnh còn rất tự nhiên, hoang dã, phong phú, con người gần gũi với thnh, giản dị, chất phác. ? Dòng sông Năm Căn được tác giả miêu tả như thế nào? ? Cách miêu tả đó cho ta cảm nhận gì về cảnh thnh ở đây? ? Có ý kiến: T/g dùng từ rất tinh tế. ý kiến của em ntn? - Tả màu xanh của đước, hoạt động của con thuyền. ? Câu hỏi 4 (tr 22) - G. Cà Mau không chỉ độc đáo ở cảnh thiên nhiên mà còn hấp dẫn ở cảnh sinh hoạt. ? Những chi tiết nào thể hiện sự tấp nập, đông vui, trù phú và độc đáo của chwoj Năm Căn nói riêng và Cà mau nói chung? - G. ở đoạn trước, tác giả chú ý miêu tả cảnh, ở đoạn này tác giả chú ý tả cảnh sinh hoạt. T/g quan sát kĩ lưỡng, vừa bao quát vừa cụ thể, cảm nhận màu sắc, hình khối, âm thanh làm nổi rõ được sự độc đáo của chợ Năm Căn. * H. Thảo luận nhóm: ? Qua bài văn này, em cảm nhận được gì về vùng Cà Mau cực Nam của Tổ quốc? ? Em học tập được điều gì về cách miêu tả của t/g? - Cách quan sát, vốn sống phong phú, lựa chọn từ ngữ, BPTT, điểm nhìn linh hoạt. I. Giới thiệu chung. 1. Tác giả: (sgk) Thường viết về thnh, c/sống, con người Nam Bộ. 2. Đoạn trích: - Xuất xứ: chương 18, in năm 1957. - Bố cục: (3 đoạn) a, … “xanh đơn điệu”: ấn tượng chung về thiên nhiên vùng Cà Mau. b, … “ban mai”: Cảnh sông ngòi, kênh rạch ở Cà Mau. c, Phần còn lại: Tả cảnh chợ Năm Căn. II. Phân tích. 1. ấn tượng chung về thiên nhiên vùng Cà Mau. - Sông ngòi, kênh rạch chi chít như mạng nhện. - Màu sắc: toàn màu xanh. - Âm thanh : tiếng rì rào bất tận của sóng, gió. => Tả xen kẽ lẫn kể, liệt kê, so sánh gợi cảnh thiên nhiên mênh mông, hùng vĩ, đầy sức sống. 2. Cảnh sông ngòi, kênh rạch ở Cà Mau. - Cách đặt tên các con sông, con kênh: dân dã, mộc mạc. - Dòng sông Năm Căn: + Rộng lớn, hùng vĩ (…) + Rừng đước dựng lên cao ngất, màu xanh phong phú. => Thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ, nên thơ, đầy sức sống. 3. Cảnh chợ Năm Căn. + Sự trù phú: cảnh rộng lớn, tấp nập, hàng hoá phong phú, thuyền bè san sát… + Sự độc đáo: - Họp trên sông như một khu phố nổi. - Mua được đủ mọi thứ mà ko cần ra khỏi thuyền. - Đa dạng về màu sắc, trang phục, tiếng nói của nhiều dân tộc. => Tả bao quát đến cụ thể, cho thấy: Cảnh tượng đông vui, tấp nập, trù phú của chợ Năm Căn. Con người thân thiện, cuộc sống đông vui, đầm ấm. III. Tổng kết (ghi nhớ - 23) * Hoạt động 3: Củng cố. - Tóm tắt nội dung bài học. - Giá trị của so sánh, những điểm cần học tập để miêu tả. * Hoạt động 4: Hướng dẫn. - Nắm bài học. Đọc tp. Tìm hiểu thêm về Nam Bộ. - Bài tập: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về Cà Mau. - Chuẩn bị: So sánh. Ngày 18/1/09 Tiết 78 SO SáNH A. Mục tiêu. Giúp học sinh: Nắm được khái niệm và cấu tạo của phép so sánh. Biết cách quan sát sự giống nhau giữa các sự vật để tạo sự so sánh đúng. Rèn phân tích ý nghĩa của so sánh. B. Hoạt động dạy và học. * Hoạt động 1: Khởi động. 1. ổn định lớp. 2. Kiểm tra. - Thế nào là phó từ? Có mấy loại phó từ? Cho ví dụ về phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự, cầu khiến? 3. Giới thiệu bài: Trong khi nói và viết, muốn giúp người đọc, người nghe hiểu sự vật, sự việc một cách cụ thể thì người nói, người viết đã dùng phép tu từ so sánh. Vậy so sánh là gì? Các em sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay. * Hoạt động 2: Tiến trình tiết dạy. - H. Đọc ví dụ. ? Hãy tìm tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh trong các ví dụ? ? Trong mỗi phép so sánh trên, những sv nào được ss với sv nào? Vì sao có thể ss như vậy? ? So sánh các sự vật, sự việc với nhau như vậy để làm gì? - G. Trong khi nói và viết dùng phép so sánh để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. ? Thế nào là phép so sánh? ? So sánh ở các câu trên có gì khác với cách so sánh ở câu trong mục 3? - G. Cấu tạo đầy đủ của phép so sánh có 4 phần. Khi sử dụng có thể lược bỏ yếu tố: phương diện so sánh hoặc từ so sánh. ? Ngoài từ “như” em còn biết từ ss nào khác? ? Có thể nói: “Bố thông minh như con” không? Vì sao? ? Nêu ví dụ về các thành ngữ có sử dụng phép so sánh? * Hoạt động 3: Luyện tập. - H. Thảo luận: Nhóm 1 làm phần a. Nhóm 2 làm phần b - Làm vào bảng phụ - Hs nhận xét. - H. Làm bài 2 - Gv gọi một học sinh lên bảng làm. - H. Làm việc độc lập bài 3. (6 phép ss) - H. Đổi bài cho nhau để sửa lỗi. I. So sánh là gì? 1. Ví dụ. a, Trẻ em (như) búp trên cành Vế A - từ ss - Vế B b, Rừng đước dựng lên cao ngất (như) hai dãy trường thành vô tận -> Giữa các sự vật có những điểm giống nhau. 2. Khái niệm. (sgk - 24) II. Cấu tạo của phép so sánh. (4 yếu tố) + Vế A: sự vật được so sánh + Phương diện so sánh + Từ so sánh + Vế B: sự vật để so sánh Ví dụ: + Rừng đước cao như 2 dãy trường thành -> Nhận xét: Trong phép so sánh, có thể lược bớt từ so sánh hoặc phương diện so sánh, hoặc đảo vế B trước vế A. * Chú ý: - Vế B thường được coi là chuẩn so sánh, là cái đã được công nhận từ trước. - Có khi vế B được đưa ra ko đầy đủ (Ví dụ: dai như đỉa) - Các từ so sánh: là, như là, giống, như, giống như, tựa, bao nhiêu… bấy nhiêu… III. Luyện tập. Bài 1: Tìm ví dụ về phép so sánh. Bài 2: Tạo phép so sánh. Khoẻ như voi (trâu, vâm …) Đen như cột nhà cháy (than…) Trắng như bông (tuyết, vôi…) Cao như núi Bài 3: Tìm phép ss trong vb “Bài học…” ý nghĩa của phép so sánh đó. Bài 4: Viết chính tả. * Hoạt động 4: Củng cố. - Khái niệm, cấu tạo. * Hoạt động 5: Hướng dẫn. - Nắm bài học. - Bài tập: Tìm 5 - 10 câu thơ sử dụng phép ss. - Chuẩn bị: Kể chuyện các nhà văn, nhà thơ hiện đại. Ngày 20/1/09 Kể chuyện các nhà văn, nhà thơ hiện đại A. Mục tiêu. Hs có hiểu biết nhất định về 1 số nhà thơ, nhà văn học trong chương trình lớp 6. Hiểu được đôi điều về quá trình sáng tác, sự nghiệp văn học của các t/g. Qua tiết học học tập cách viết văn, đặc biệt là văn miêu tả. B. Hoạt động dạy và học. * Hoạt động 1: Khởi động. 1. ổn định lớp. 2. Kiểm tra. 3. Giới thiệu bài: * Hoạt động 2: Tiến trình tiết dạy. + Hình thức: Trò chuyện, trao đổi, thi kể chuyện. Giáo viên khuyến khích cho điểm những bài kể tốt. + Nội dung: Các nhà văn, nhà thơ trong chương trình ngữ văn 6. - Thân thế, sự nghiệp, đặc điểm văn thơ. - Tác phẩm trong nhà trường, tác phẩm cho thiếu nhi. + Hướng dẫn tham khảo, sưu tầm: - Thơ Trần Đăng Khoa. - Thơ của các tác giả viết về Bác. - Thơ 4 - 5 chữ. * Hoạt động 3: Hướng dẫn. - Tham khảo, ghi chép tư liệu thường xuyên, theo chủ đề. - Chuẩn bị: Quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét … Ngày 2/2/09 Tiết 79 QUAN SáT, TưởNG TượNG, SO SáNH, NHậN XéT TRONG VăN MIêU Tả A. Mục tiêu. (Tiết 1) Học sinh thấy được vai trò, tác dụng của quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong văn miêu tả. Bước đầu hình thành cho hs kĩ năng trên trong khi miêu tả. Nhận diện và vận dụng được những thao tác cơ bản trên trong đọc và viết bài văn miêu tả. B. Hoạt động dạy và học. * Hoạt động 1: Khởi động. 1. ổn định lớp. 2. Kiểm tra. - Thế nào là miêu tả? (Bài tập) 3. Giới thiệu bài: Trong văn miêu tả, năng lực quan sát là quan trọng nhất. Nhưng ngoài quan sát, còn phải biết tưởng tượng, so sánh và nhận xét. * Hoạt động 2: Tiến trình tiết dạy. - H. Đọc đoạn văn. - H. Thảo luận nhóm câu hỏi a,b,c. Ghi những từ ngữ, hình ảnh… Hãy tìm các câu văn có sự liên tưởng, so sánh và lời nhận xét. ? Sự liên tưởng, so sánh và nhận xét trong cả ba đoạn văn có gì độc đáo? - G. Để tả sự vật, phong cảnh, người viết cần biết quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét độc đáo tạo nên sự sinh động, giàu hình tượng mang lại cho người đọc nhiều thú vị. - G. Liên hệ giáo dục. ? Thế nào là biết quan sát, nhận xét? ? Đoạn văn (3*) đã bị lược bỏ 1 số chữ gì? Những chữ bị lược bỏ có ảnh hưởng đến đoạn văn miêu tả này ko? - H. Bớt từ tượng thanh, h/a liên tưởng, ss -> giảm sự sinh động, cụ thể. ? Có thể bỏ bớt 1 trong 4 thao tác ko? Vì sao? - H. Đọc ghi nhớ. * Hoạt động 3: Luyện tập. - H. Chọn từ phù hợp. Xđ các h/a tiêu biểu, đặc sắc trong đoạn văn? ? Vì sao lại chọn như vậy? - H. Làm nhanh bài tập 2. (Củng cố kiến thức vb) - H. Tìm các h/a ss thích hợp. - G. Kk làm nhanh, được nhiều h/a ss độc đáo. Chấm điểm 5 bài. I. Quan sát, tưởng tưởng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả. 1. Tìm hiểu đoạn văn. a. Tả Dế Choắt gầy gò, ốm yếu, tội nghiệp. b. Tả cảnh sông nước vùng Cà Mau vừa thơ mộng vừa mênh mông, hùng vĩ. c. Tả cây gạo đầy sức sống vào mùa xuân. * Nhận xét: So sánh, nhận xét độc đáo, sự tưởng tượng phong phú tạo nên sự sinh động, giàu hình tượng. 2. 2. Chú ý: + Quan sát: - Xđ vị trí bao quát toàn cảnh. - Chọn lựa được chi tiết đặc sắc nổi bật. + Nhận xét: - Nêu cảm xúc, suy nghĩ riêng của mình về cảnh. + Các thao tác có mối quan hệ mật thiết với nhau nhằm làm nổi bật những đặc điểm tiêu biểu của sv, tạo sự sinh động, hấp dẫn cho bài văn. 3. Ghi nhớ: (tr 28) III. Luyện tập. Bài 1: Đoạn văn: Tả cảnh hồ Gươm. - Điền từ: Gương bầu dục, uốn cong cong, lấp ló, cổ kính, xanh um. - H/a tiêu biểu: Cỗu Thê Húc bắc từ bờ ra đền, tháp giữa hồ. Bài 2. Bài 4: Tả cảnh buổi sáng. Ví dụ: - Mặt trời: mâm vàng, quả

File đính kèm:

  • docGA van 6. ki 2.doc
Giáo án liên quan