Giáo án Ngữ văn 6 - Học kỳ I

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

1.Hiểu được sơ lược về truyền thuyết.

2.Hiểu được nội dung, ý nghĩa và những chi tiết tưởng tượng kì ảo của truyện.

3.Rèn kĩ năng đọc, kể, phân tích và cảm nhận truyện dân gian.

4.Bồi dưỡng lòng yêu nước, lòng tự hào và tự tôn dân tộc.

B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :

- SGK, SGV, Giáo án.

- Tranh : Lạc Long Quân và Âu cơ- Con rồng cháu tiên ;bảng phụ.

C. PHƯƠNG PHÁP, CÁCH THỨC TỔ CHỨC :

- Trao đổi, thảo luận, giảng bình.

- Hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC : ( 4 PHÚT)

+ Sĩ số:

+ GV hướng dẫn phương pháp học tập bộ môn, quy định về SGK, Vở ghi

( vở ghi Ngữ văn, vở soạn bài, vở kiểm tra Ngữ văn, vở viết chính tả).

2. KIỂM TRA BÀI CŨ: ( 1 PHÚT)

Kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của học sinh.

3. BÀI MỚI :

 

doc134 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1566 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Học kỳ I, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: tuần: Ngày giảng: Tiết:1 Văn bản : Con rồng cháu tiên ( Truyền thuyết) A. Mục tiêu cần đạt : 1.Hiểu được sơ lược về truyền thuyết. 2.Hiểu được nội dung, ý nghĩa và những chi tiết tưởng tượng kì ảo của truyện. 3.Rèn kĩ năng đọc, kể, phân tích và cảm nhận truyện dân gian. 4.Bồi dưỡng lòng yêu nước, lòng tự hào và tự tôn dân tộc. Phương tiện dạy học : - SGK, SGV, Giáo án. - Tranh : Lạc Long Quân và Âu cơ- Con rồng cháu tiên ;bảng phụ. Phương pháp, cách thức tổ chức : - Trao đổi, thảo luận, giảng bình. - Hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân. Tiến trình bài dạy: 1. ổn định tổ chức : ( 4 phút) + Sĩ số: + GV hướng dẫn phương pháp học tập bộ môn, quy định về SGK, Vở ghi ( vở ghi Ngữ văn, vở soạn bài, vở kiểm tra Ngữ văn, vở viết chính tả). 2. Kiểm tra bài cũ: ( 1 phút) Kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của học sinh. 3. Bài mới : Giới thiệu bài : ( 1phút) Người Việt Nam ta, ai cũng tự hào mình là con rồng cháu tiên, tự hào về nguồn gốc đẹp đẽ của mình. Đó là một niềm tin có thật và từ xa xưa ông cha ta đã dệt nên một câu chuyện đầy chất thơ mà lại dồi dào ý nghĩa về nguồn góc của mình. Đó là truyện Con Rồng Cháu Tiên mà chúng ta sẽ học hôm nay… Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung chính ? Đọc chú thích dấu * ? Qua nghe đọc và chuẩn bị bài ở nhà, em hiểu như thế nào về khái niệm truyền thuyết? Đặc điểm truyền thuyết? GV giới thiệu các giai đoạn văn học Việt Nam và tiêu chí phân biệt giữa văn học dân gian và văn học viết. GV nhấn mạnh 3 ý về đặc điểm của truyền thuyết: (SGK) GV: TT có cơ sở là cốt lõi lịch sử nhưng TT không phải là truyện lịch sử mà là một tác phẩm văn học nên yếu tố lịch sử ở đây đã được nhào nặn, kì ảo hoá để khái quát hoá, lí tưởng hoá nhân vật, sự kiện lịch sử và làm tăng chất thơ cho câu truyện. ? Những truyền thuyết sẽ được học ở lớp 6. GV hướng dẫn đọc: To, rõ, mạch lạc, nhấn mạnh các chi tiết li kì, phân biệt lời đối thoại của 2 nhân vật. GV đọc 1 lần GV nhận xét cách đọc của học sinh ? Đọc thầm chú thích SGK Giải thích : Ngư tinh, Mộc tinh, Hồ tinh, tập quán… ? Truyện kể về những nhân vật nào và về sự việc gì? Tích Hợp phần TLV: Nhân vật và sự việc là cốt lõi của VB tự sự. ? Từ nhân vật và các sự việc liên quan đến nhân vật, hãy xác định giới hạn của các sự việc chính trên văn bản? GV thống nhất các ý kiến. GV yêu cầu HS theo dõi đoạn văn 1.Đoạn văn mở đầu có nhiệm vụ giới thiệu nhân vật. ? Theo em, LLQ và ÂC có phải là nhân vật chính không?Vì sao? GV khái quát:nhân vật chính là nhân vật tham gia trực tiếp vào hoạt động truyện, các sự vật trong truyện xoay quanh nhân vậtchính. ? Hình ảnh LLQ và ÂC được miêu tả như thế nào về: - Nguồn gốc - Hình dáng (nhan sắc) - Tài năng ( phong cách sinh hoạt) - Công lao GV hướng dẫn học sinh chia cột để điền LLQ - Nguồn gốc: thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ - Hình dáng: mình rồng - Tài năng: sức khoẻ vô địch, nhiều phép lạ - Công lao:diệt trừ yêu quái, dạy dân cách ăn ở, trồng trọt, chăn nuôi. ? Em hiểu : Thần Long Nữ và Thần Nông là những vị thần như thế nào? ? Qua phần giới thiệu này, em hình dung như thế nào về LLQ và ÂC? GV chốt và ghi bảng chính ? Dựa vào cách giới thiệu nhân vật, em hãy giải thích vì sao nhân dân ta gọi LLQ là “cha rồng”, gọi ÂC là “mẹ tiên”( Đây là câu hỏi dành cho đối tượng HS khá, giỏi) GV: Cùng với bố rồng, mẹ tiên đã đI vào tâm thức dân gian như niềm tôn kính thiêng liêng, niềm tự hào mãnh liệt. GV chuyển ý: LLQ và ÂC gặp nhau, yêu nhau và nên vợ nên chồng, sinh con, chia con và thành lập nhà nước VL, nhà nước đầu tiên của người Việt. ? Chú ý vào câu chuyện cho biết việc kết duyên của LLQ và Âc cũng như việc sinh nở của ÂC có gì kì lạ? ? Theo em ý nghĩa của những điều kì lạ trên là gì ? GV gợi mở: - Việc kết duyên giữa LLQ và ÂC có ý nghĩa gì? - Chi tiết mẹ ÂC sinh ra bọc trăm trứng, nở thành 100 người con trai khoẻ mạnh và sự khác biệt, lớn lao, đẹp đẽ của đàn con thể hiện điều gì? GV chốt và bổ sung thêm: - Là cuộc hôn nhân giữa núi và sông, giữa cha kì diệu và mẹ thiêng liêng, là tinh hoa tạo thành tổ quốc, là những vẻ đẹp cao quý của thần tiên được hoà hợp. - Chi tiết ÂC sinh bọc trăm trứng…là những chi tiết mang đậm chất hoang đường nhưng có ý nghĩa sâu sắc : toàn thể dân tộc ta đều sinh ra từ một bọc, cùng 1nòi giống tổ tiên. Từ đó mà có 2 tiếng đồng bào thiêng liêng, ruột thịt GV giải thích từ “đồng bào”: đây là một từ ghép có 2 tiếng: đồng là cùng, bào là bọc.đồng bào là cùng một bọc. GV bình: 2 tiếng đồng bào đó đã vang lên thiết tha giữa lúc Bác đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh nước VNDCCH vào ngày 2/9/45: “Tôi nói đồng bào nghe rõ không”. Người cha già dân tộc của thế kỉ 20, trong giờ phút thiêng liêng, trọng đại của ngày mở nước đã nhắc lại 2 tiếng đồng bào ruột thịt của câu chuyện “bố rồng mẹ tiên” trong ngày mở nước xa xưa. DT VN là con một cha, nhà một nóc. - Còn chi tiết về những người con của ÂC chứng tỏ DTVN vốn khoẻ mạnh, cường tráng, đẹp đẽ. Lớn lên không chỉ từ nguồn sữa mẹ mà còn từ chính sức mạnh của thần linh, sông núi. GV: Như vậy trong tư tưởng mộc mạc của người Việt cổ, nguồn gốc của dân tộc tâ thật cao đẹp, là con cháu thần tiên, là kết quả của một tình yêu- một mối lương duyên tiên rồng. GV chuyển ý: Cuộc sống gia đình yên ấm, hoà thuận nhưng vì 2 môi trường sống, tập quán vùng miền khiến LLQ không thể ở trên cạn lâu được. Họ đã phải chia tay nhau, và những đứa con cũng phải chia tay. ? Em có nhận xét gì về cách chia con của LLQ và ÂC. GV: Rừng núi là quê mẹ, biển là quê cha. Rừng biển đều là những vùng miền trên một lãnh thổ nên việc chia con như vậy nhằm mục đích cai quản được mọi vùng đất của đất nước. ? Khi chia tay LLQ có dặn điều gì? lời dặn đó có ý nghĩa gì? ? Câu chuyện kết thúc như thế nào? ? Qua đoạn cuối truyện, ta biết những gì về xã hội, phong tục, tập quán của người Việt cổ xưa? GV nhấn mạnh: đây là thời đại các vua Hùng- là một tổ chức bộ máy còn ở mức độ sơ khai.nhưng là nhà nước đầu tiên,có thật. ?Theo em, nhân dân ta xây dựng lên câu chuyện này nhằm mục đích gì? GV chốt, nhấn mạnh. ? Truyện bồi đắp cho em những tình cảm nào? GV nhắc lại câu nói của Bác khi đến thăm Đền Hùng. ? Theo em. Vì sao truyện này được coi là truyền thuyết. GV; Đây cũng chính là yếu tố nghệ thuật tạo ra câu chuyện này. Những chi tiết TT, kì ảo tô đậm tính chất lớn lao, đẹp đẽ của nhân vật và sự kiện.Thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc dt và tăng sức hấp dẫn cho truyện. ? Đọc phần đọc thêm KGK ?Đọc yêu cầu BT 1 GV giao bài tập về nhà: Kể lại truyện Con Rồng Cháu Tiên bằng vai kể LLQ hoặc ÂC. ( HS nhập vai vào nhân vật để kể vì vậy cần chú ý thây đổi ngôi kể, cách xưng hô..) HS theo dõi SGK Trả lời theo nội dung SGK ( dùng bút nhớ gạch chân) HS kể tên. 5 TT chia làm 2 giai đoạn ( Trước và sau thời vua Hùng) 2 học sinh đọc - Nhân vật : Lạc Long Quân, Âu Cơ - Sự việc : LLQ và ÂC gặp nhau- kết duyên- sinh bọc trăm trứng- nở trăm con- chia nhau cai quản- dựng nước Văn Lang HS thảo luận trong bàn- đưa ý kiến HS dùng bút nhớ đánh dấu trên văn bản HS thảo luận nêu ý kiến. HS thảo luận theo nhóm 6 người, ghi ra bảng phụ Thời gian: 2p Nhóm nhanh nhất cử đại diện trả lời, các nhóm khác bổ sung. ÂC - Dòng tiên, họ Thần Nông - xinh đẹp tuyệt trần - thích du ngoạn ở những vùng có nhiều hoa thơm ,cỏ lạ HS dựa vào chú thích SGK TL. HS đưa ra câu nhận xét cá nhân. HS thảo luận nêu ý kiến. Vì : - LLQ hiện ra là một vị thần với những nét phi thường của 1 bậc anh hùng. Vị thần ấy đã có những hành động phi thường, lập nên những chiến công hiển hách giúp đỡ dân lành. Một vị thần toàn đức toàn tài được mọi người yêu quý, mang cốt cách của một “vị thần phụ mẫu”, xứng đáng là bậc tổ tiên của dân tộc, cha của vua Hùng. - ÂC được nhân dân gọi một cách tự hào là mẹ tiên. “dòng dõi cao sang, sắc đẹp tuyệt trần, tư chất thông minh, tâm hồn phóng khoáng, thơ mộng. Mang vẻ đẹp của người phụ nữ. HS thảo luận, nêu ý kiến: Điều kì lạ : - Rồng ở dưới biển kết duyên với tiên trên núi - Sinh một bọc trăm trứng, nở một trăm người con - các con không cần bú mớm lớn nhanh như thổi, khoẻ mạnh như thần. HS thảo luận trông nhóm 6 Thời gian: 3p Cử đại diện trả lời. Các nhóm # bổ sung. - Chia con: 50 con theo cha xuống biển, 50 con theo mẹ lên rừng. Cách chia này phản ánh nhu cầu phát triển của dân tộc trong việc cai quản đất đai rộng lớn. Lời dặn phản ánh ý nguyện đoàn kết của đan tộc. HS kể đoạn cuối. HS dựa vào chi tiết truyện TL. HS thảo luận trong bàn, nêu ý kiến. HS tự bộc lộ, có thể là tự hào, yêu quý, rèn luyện mình thêm. HS dựa vào đặc điểm của thể loại để TL. Vì truyện là sự kết hợp 2 yếu tố: những chi tiết tưởng tượng,kì ảo và cốt lõi lịch sử. HS chỉ ra được 2 yếu tố đó. 1 HS đọc Ghi nhớ SGK 1HS đọc HS tìm: có truyện Quả trứng to nở ra con người của dân tộc Mường, truyện Quả bầu mẹ của người Khơ Mú… I.Truyền thuyết. ( SGK) (3phút) II. Đọc hiểu chú thích. ( 5 phút) 1.Đọc. 2.Chú thích(SGK) III. Phân tích văn bản 1.Bố cục:( 2phút) 3 phần: - Hình ảnh LLQ và ÂC - Cuộc hôn nhân giữa LLQ và ÂC - Nhà nước Văn Lang ra đời. 2. Phân tích. a. Hình ảnh LLQ và ÂC.( 5phút) Là 2 vị thần có nguồn gốc cao sang, hình dáng vừa kì lạ, vừa lớn lao, đẹp đẽ và có công tích rất lớn trong việc bảo vệ dân, hình thành nếp sống văn hoá cho dân. b. Cuộc hôn nhân của LLQ và ÂC, sự hình thành nhà nước Văn Lang. (7phút) Cuộc hôn nhân giữa LLQ và ÂC là sự kết tinh của rồng và tiên , sự kêt tinh những gì đẹp đẽ nhất của con người và thiên nhiên sông núi. - Con cháu tiên rồng lập nước VL- nhà nước đầu tiên của người Việt cổ. III.Tổng kết. ( 8phút) 1. ý nghĩa truyện. + Giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi. + Thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng người Việt + Suy tôn thủ lĩnh cộng đồng thời dựng nước. 2. Nghệ thuật: Yếu tố tưởng tượng kết hợp với cốt lõi lịch sử. 3.Ghi nhớ(SGK) IV. Luyện tập. (3phút) 4. Củng cố: ( 1phút) Tác giả dân gian với sự tưởng tượng hồn nhiên, trong sáng về nguồn gốc nòi giống CR- CT, về sự hình thành nhà nước VL đã thể hiện TY đất nước và lòng tự hào dân tộc một cách chân thành, mộc mạc. Mỗi người dân VN ta phảI luôn nhớ về tổ tiên mình, biết yêu thương đoàn kết cùng nhau xây dựng đất nước… 5. Hướng dẫn về nhà: ( 3phút - Làm bài tập theo hướng dẫn. Tìm những câu tục ngữ, ca dao nói về tình đoàn kết của dân tộc Việt - Học thuộc phần phân tích văn bản. - Soạn văn bản : Bánh chưng- bánh giầy : Đọc- kể tóm tắt văn bản Đọc chú thích SGK Trả lời câu hỏi phần đọc hiểu VB Tìm hiểu về phương pháp làm bánh chưng từ ông bà, bố mẹ. E. rút kinh nghiệm : Ngày soạn: tuần: Ngày giảng: Tiết: Tự học có hướng dẫn Văn bản : Bánh chưng- bánh giầy ( Truyền thuyết) A.Mục tiêu cần đạt : Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện. Rèn kĩ năng đọc, kể, phân tích và cảm nhận truyện dân gian. 3. Bồi dưỡng lòng yêu nước, lòng tự hào về trí tuệ và văn hoá dân tộc; lòng yêu quý lao động; thái độ trân trọng của con cháu đối với ông bà, cha mẹ, tổ tiên. B.Chuẩn bị : 1. Giáo viên: - SGK, SGV, Giáo án. - Tranh, ảnh ;bảng phụ. Bánh chưng. 2. Học sinh : - Đọc, kể tóm tắt truyện. - Trả lời câu hỏi SGK - Tìm hiểu các phương pháp làm bánh chưng, bánh giầy từ ông bà, cha mẹ c.Phương pháp, : - Trao đổi, thảo luận, giảng bình. - Hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân. d.Tiến trình bài dạy: ổn định tổ chức : ( 1 phút) + Sĩ số: + Kiểm tra phần chuẩn bị bài của học sinh. Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút) 1HS ? Hãy kể lại truyện theo CR-CT theo ngôi kể của LLQ hoặc ÂC và nêu ý nghĩa hình tượng bọc trăm trứng? YCTL : ý nghĩa bọc trăm trứng : Toàn thể dân tộc VN đều sinh ra trong cùng một bọc, cùng một giống nòi tổ tiên nên phảI biết yêu thương, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau… 1HS ? Đọc những câu tục ngữ, ca dao nói về tình đoàn kết, thương yêu, đùm bọc của dân tộc VN? YCTL: ít nhất HS phải nêu được 3-5 câu: VD: - “ Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” - “ Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng” - “ Khôn ngoan đá đáp người ngoài Gà cùng một mệ chớ hoài đá nhau”… Bài mới : Giới thiệu bài : ( 1phút) Hàng năm, mỗi khi xuân về tết đến, nhân dân ta từ miền ngược đến miền xôi, vùng rừng núi cũng như vùng biển, lại nô nức, hồ hởi làm bánh chưng, bánh giầy để lễ tổ tiên. Quang cảnh ấy làm chúng ta thêm yêu quý, tự hào về nền văn hoá cổ truyền của dân tộc. Vậy nguồn gốc của một nền văn hoá đã đi vào tiềm thức của người Việt được người xưa giảI thích như thế nào? Chúng ta tìm hiểu bài hôm nay… Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung chính GV: hướng dẫn đọc: chậm, tình cảm. Cý lời nói của thần trong giấc mộng : giọng âm vang, xa vắng. GV đọc một đoạn: từ đầu đến “ chứng giám” Giải thích chú thích 1-5 ? 1HS kể TT truyện GV nhận xét cách kể của học sinh. ? Truyện có những nhân vật nào? ai là nhân vật chính ? ? Truyện có những sự kiện gì? ? Chỉ ra giới hạn các phần trong văn bản tương ứng với 3 sk trên? GV: Mô típ của truyện là mô típ thường gặp trong truyện dân gian : Câu đố và giải đố. Người đưa ra câu đố, ai giảI được câu đố sẽ được làm vua. GV: khi đi phân tích VB, ta phân tích theo bố cục. Y/C HS chú ý đoạn 1. ? Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào? Tại sao vua không truyền ngôi theo phong tục là truyền ngôi cho con trưởng ?Hình thức chọn người nối ngôi của vua như thế nào? Hình thức này có ý nghĩa gì? ? Có thể nói: ý muốn của vua là một câu đố. Theo em vì sao nói như vậy ? Nhận xét về việc chọn người nối ngôi của vua GV: không phải tự nhiên vua muốn truyền người nối ngôI trong hoàn cảnh đất nước thanh bình, mà từ hoàn cảnh của đất nước như vậy, vua muốn người nối ngôI vua phải là người đem lại cuộc sống thanh bình cho đất nước.ý vua là một câu đố bởi vua không nói ra điều vua muốn nên không thể đoán được.ý của vua thể hiện quyết tâm đời đời giữ nước và dựng nước, khẳng định vai trò to lớn của người thay trời cai quản muôn dân. ? Trong các con vua, ai là người được chú ý nhất? Vì sao LL được thần giúp đỡ? GV:Trong các câu truyện kể dân gian, những người thiệt thòi, nghèo khổ, hiền lành luôn được bụt, thần giúp đỡ, “ ở hiền gặp lành” ? Thần giúp đỡ LL bằng cách nào? ? Em có nhận xét gì về cách giúp đỡ này? ( Gợi ý: ? Vì sao thần không mách bảo LL cách tạo ra tiền của? ? Vì sao Thần không chỉ cho LL cách làm bánh cụ thể mà chỉ nêu “ lấy gạo làm bánh?) ? Tại sao thần lại chọn LL để giúp đỡ mà không phải là các lang khác?ý nghĩa của việc giúp đỡ đó? GV bổ sung, chốt trên bảng chính. GV: Việc thần hiện ra trong giấc mộng mách bảo LL là chi tiết rất cổ tích. Các nhân vật mồ côi, bất hạnh vẫn thường được thần bụt hiện lên giúp đỡ mỗi khi bế tắc. Nhưng điều thú vị ở đây là thần không làm hộ, thần chỉ gợi ý mà thôi.Nghĩa là thần vẫn dành chỗ cho tài năng sáng tạo của LL, tinh thần tự lực của chàng vẫn được phát huy. Từ những nguyên liệu thần gợi ý, LL dã làm ra 2 thứ bánh ngon và độc đáo và đã được vua chọn làm vật lễ Tiên Vương. ? Vì sao hai thứ bánh của LL được vua chọn để lễ TV? GV: lễ vật của các lang rất sang trọng, đủ cả sơn hào, hải vị nhưng vua chỉ liếc mắt xem qua. Đến mâm cỗ của LL, vua đứng lại lâu, nếm bánh…vừa ăn vừa ngẫm nghĩ rất lâu vẻ hài lòng… ? Vậy đến đây ta hiêu chí của vua là gì? Người nối được chí vua là người như thế nào? ? Truyền thuyết này có ý nghĩa gì? GV: Đây là truyền thuyết giải thích nguồn gốc sự vật.Ta có các truyện như “ Sự tích trầu cau”, “sự tích dưa hấu”… Truyện thể hiện quan niệm của nhân dân về Trời- Đất- Con người.Ca dao có câu: “ Trời tròn như cái mâm Đất kia chằn chặn như bàn cờ vuông” Nhân vật LL hiện lên như một người anh hùng văn hoá. ? Theo em, yếu tố nghệ thuật nào làm nên ý nghĩa câu chuyện? ? Đọc ghi nhớ Y/C: Bài tập 1: Đọc và thảo luận trong nhóm 6. Nêu ý kiến GV chú ý phần gợi ý SGV Bài tập 2: HS trả lời cá nhân.GV uốn nắn. 1HS đọc tiếp đến “ hình tròn”, giải thích chú thích 6-8 1HS đọc đoạn còn lại, giải thích chú thích còn lại. HS nhận xét cách đọc - Nhân vật chính : Lang Liêu - Sự kiện : + Hùng Vương chọn người nối ngôi + Lang liêu được thần giúp đỡ + Lang Liêu được nối ngôi vua ( Giống như cách phân đoạn trong phần đọc) - Hoàn cảnh truyền ngôi: + Vua về già + đất nước yên bình - ý của vua: + chọn người nối chí vua + không nhất thiết là con trưởng Việc vua chọn người nối ngôi không theo thứ bậc thể hiện việc chú trọng tài, trí. ( Có lễ đây chính là mơ ước chính đáng của dân gian) - Hình thức: Nhân ngày lễ Tiên Vương, ai làm vừa ý vua sẽ được nối ngôi. ý nghĩa :+ là một câu đố, người làm vừa ý vua là người thông minh, có tài, + Chọn ngầy lễ TV để các lang dâng lễ, trổ tài. Đây là cách đề cao phong tục thờ cúng tổ tiên, trời đất của dân tộc - Lang Liêu: + Con thứ 18, + là người thiệt thòi nhất + Là người chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai, gần với dân + là người duy nhất hiểu ý thần và thực hiện được ý thần - Thần mách bảo: + Không gì quý bằng gạo + lấy gạo làm bánh mà lễ TV HS thảo luận trong nhóm (bàn) Thời gian : 3phút Nêu ý kiến (Có thể là vì :+ Thần muốn LL biết quý trọng hạt gạo, mặt khác LL là người tự tay làm ra những vật liệu đó + Thần không giúp LL cách làm bánh cụ thể vì muốn LL thể hiện trí tuệ của mình, khả năng và việc giành được quyền kế vị là xứng đáng) HS trả lời theo ý hiểu. - Hai thứ bánh vừa có ý nghĩa thực tế, vừa có ý nghĩa sâu xa + làm từ lúa gạo, thịt, đỗ…là những thứ nuôI sống con người, là sản phẩm của con người +là tượng trưng của trời, đất, muôn loài… - Hai thứ bánh đó hợp với ý vua, chứng tỏ tài đức của người nối chí vua. - Chí của vua là đem lại thái bình, no ấm cho dân - Người nối ngôi vua là người thông minh, tài trí hơn người, là người hiếu thảo, biết quý trọng cái quý nhất của trời đất, đồng ruộng. HS thảo luận, viết ra giấy. Nêu ý kiến. Thời gian: 2 phút Có nhiều chi tiết nghệ thuật tiêu biẩu cho truyện dân gian. 2 HS đọc HS thảo luận nhóm (2 phút) HS TL theo ý của mình. I.Đọc, hiểu chú thích (5 phút) 1. Đọc, kể 2. Chú thích (SGK) II. Tìm hiểu văn bản 1.Bố cục :3 đoạn (1phút) 2. Phân tích a. Hùng Vương chọn người nối ngôi. ( 5phút) Việc vua chọn người nối ngôi phải là người nối được chí vua không nhất thiết là con trưởng là mong ước của nhân dân, là sự đổi mới, tiến bộ đối với đất nước b. Lang Liêu được thần giúp đỡ (10phút) Lang Liêu là người có trí tuệ, gần với dân, đại diện cho nhân dân lao động. c. Lang Liêu được nối ngôi. (5phút) Lang Liêu được nối ngôi là ý nguyện của nhân dân về một ông vua tài trí, đem lại ấm no tháI bình cho dân 3.Tổng kết ( 5phút) a. ý nghĩa: - Giải thích nguồn gốc 2 loại bánh - P/á thành tựu văn minh buổi đầu dựng nước - Đề cao lao động, đề cao nghề nông - Thể hiện ước mơ của nhân dân về một ông vua anh minh - Thể hiện tấm lòng và tình cảm đối với tổ tiên b. Nghệ thuật: - Mô típ truyện dân gian : Ra câu đố- giải đố- làm vua. c. Ghi nhớ ( SGK) III. Luyện tập ( 5phút) Bài tập 1,2 SGK 4. Củng cố: ( 2phút) ? Kể lại diễn cảm truyện, nêu ý nghĩa của truyện. 5. Hướng dẫn về nhà: (2phút) - Học bài cũ : + Kể diễn cảm truyện + Học thuộc phần phân tích và ý nghĩa truyện. - Chuẩn bị bài mới: Tiết 3 – Từ và cấu tạo từ TV + ôn lại khái niệm : Từ, Từ đơn, Từ phức + Trả lời câu hỏi SGK. + Từ điển. E. rút kinh nghiệm : Ngày soạn: tuần:1 Ngày giảng: Tiết:3 Từ và cấu tạo từ Của tiếng việt A. Mục tiêu cần đạt : HS hiểu thế nào là từ và đặc điểm cấu tạo từ Tiếng Việt. Cụ thể : - Khái niệm về từ - Đơn vị cấu tạo từ ( tiếng) - Các kiểu cấu tạo từ 2. Rèn kĩ năng dùng từ cho học sinh 3. Giáo dục ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. B. Chuẩn bị : GV: - SGK, SGV, Giáo án. - Phiếu bài tập; bài tập trắc nghiệm. HS: + ôn lại khái niệm : Từ, Từ đơn, Từ phức + Trả lời câu hỏi SGK. + Từ điển. C .Phương pháp : - Quy nạp, thực hành - Hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân. D.Tiến trình bài dạy: 1. ổn định tổ chức : ( 1 phút) + Sĩ số: + Cán sự bộ môn báo cáo phần chuẩn bị bài của học sinh Kiểm tra bài cũ: ( 1 phút) Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh. Bài mới : Giới thiệu bài : ( 1phút) Tiếng Việt có một vốn từ hết sức phong phú và đa dạng, để giúp các em hiểu kĩ hơn về khái niệm từ Tiếng Việt, các loại từ Tiếng Việt, chúng ta học bài hôm nay… Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung chính YC: HS chú ý SGK ? Đọc VD SGK ? Từ những kiến thức đã học ở Tiểu học, hãy xác định số lượng tiếng và từ trong câu. Dựa vào dấu hiệu nào trong ví dụ em biết được điều đó? GV kẻ bảng cho HS điền ? Các từ trong câu trên có gì khác nhau về cấu tạo? ? Vậy từ được cấu tạo từ đơn vị ngôn ngữ nào? GV: hay nói khác, tiếng là đơn vị ngôn ngữ cấu tạo nên từ . ? Câu văn trên có 9 từ. Vậy xét về chức năng, từ là gì? ( Tiếng có dùng để đặt câu không?) GV: tiếng không có chức năng dùng để đặt câu mà chỉ có chức năng tạo từ. ? Khi nào một tiếng được coi là một từ? GV đưa VD : 1.Em đi học bằng xe đạp đến trường. 2.Không có gì quý hơn độc lập tự do. ? Hãy xác định số lượng tiếng và số lượng từ trong mỗi câu trên? ? Từ các ví dụ trên, cho biết: Từ và tiếng khác nhau ở điểm nào? GV : Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ, mỗi tiếng là một chữ viết cụ thể. ? Khái quát lại : Khái niệm về từ? GV: Từ là đơn vị ngôn ngữ có nghĩa biểu thị sự vật, hành động, số lượng, cảm xúc, quan hệ. ở đây chúng ta tìm hiểu khái niệm từ chủ yếu dựa vào chức năng của từ. Bài tập nhanh : GV dùng bảng phụ nêu yêu cầu bài tập: Xác định từ trong câu sau: - Người Việt Nam ta, con cháu Vua Hùng, khi nhắc đến nguồn gốc của mình, thường xưng là con Rồng, cháu Tiên. 2. Đặt một câu và chỉ ra giới hạn các từ trong câu đó? GV chuyển : Như vậy, từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất để đặt câu. Cấu tạo của nhiều từ khác nhau. Có những từ được cấu tạo bằng 1 tiếng, hoặc 2,3,4 tiếng. ? Đọc ví dụ SGK ? Xác định từ 1 tiếng và từ 2 tiếng trong câu ? dựa vào những kiến thức đã học ở bậc Tiểu học, hãy điền các từ trong câu vào bảng phân loại SGK ? Dựa vào dấu hiệu nào để ta phân loại như vậy? GV nhận xét, bổ sung. ? Từ phần phân tích VD trên, hãy khái quát khái niệm : tiếng, từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy. GV khái quát bằng sơ đồ : Từ Từ đơn Từ phức Từ ghép Từ láy ? Phân biệt từ ghép và từ láy trong các từ sau: Trồng trọt, chăn nuôi, ăn ở, hồng hào, đẹp đẽ, tập quán, thiệt thòi. ? Trong các VD sau, chỉ ra từ ghép. VD: hoa hồng, tủ sắt, câu lạc bộ, cặp học sinh GV phân biệt + TG có tính thành ngữ , cấu tạo chặt chẽ. VD: hoa hồng : không phải là hoa có màu hồng; không thể thêm hoa màu hồng như vậy sẽ sai nghĩa. Tủ sắt : tủ làm bằng sắt GV: Bài tập 2,4 về nhà ( GV hướng dẫn HS) Bài tập 1,3,5 làm tại lớp Hình thức: BT 1 cả lớp BT 3,5 hoạt động nhóm *1HS khá lên bảng viết nhanh một đoạn văn ngắn, nội dung tự chọn. Xác định từ trong đoạn văn đó. BT 3 ( SGK): GV cho các dãy từ, HS chọn dãy từ đó những từ không phù hợp và giảI thích: - bánh rán, bánh nướng, bánh hấp, bánh nhúng, bánh khoai - bánh nếp, bánh tẻ, bánh ngô, bánh dẻo, bánh sắn - bánh phồng, bánh dẻo, bánh đậu xanh - bánh gối, bánh nhúng, bánh quấn thừng, bánh tai voi BT 5(SGK): a.Khinh khích, sằng sặc, hô hố, ha hả, hềnh hệch… b. Khàn khàn, lè nhè, thỏ thẻ, léo nhéo… c. lừ đừ, lả lướt, nghênh ngang, ngông nghênh… Bài tập thêm: GV cho dãy từ ( phiếu bài tập) yêu cầu HS xác định từ ghép, từ láy: ruộng nương, ruộng rẫy, nương rẫy, ruộng vườn, vườn tược, nương náu, đền chùa, đất đai, miếu mạo, lăng tẩm, lăng kính, lăng loàn, lăng nhăng. 2HS đọc HS viết ra giấy nháp đáp án 1HS lên bảng điền, các HS khác nhận xét, điền vào vở Tiếng Từ Thần, dạy dân, cách, trồng, trọt, chăn, nuôi, và, cách, ăn, ở > 12 tiếng Thần, dạy, dân, cách, trồng trọt, chăn nuôi, và, cách, ăn ở > 9 từ - Các từ khác nhau về số lượng tiếng: + từ có một tiếng : thần, dạy, dân, cách, và, cách + từ có 2 tiếng :trồng trọt, chăn nuôi, ăn ở HS trả lời theo ý hiểu Khi một tiếng có thể trực tiếp dùng để tạo câu> tiếng ấy được coi là một từ HS nêu ý kiến: Câu 1: có 8 tiếng, 7 từ Câu 2 : có 9 tiếng, 7 từ - Từ và Tiếng khác nhau : về chức năng: + Từ cấu tạo nên câu + Tiếng cấu tạo nên từ. HS trình bày 2 HS đọc ghi nhớ HS làm nhanh ra vở, 1

File đính kèm:

  • docBai soan van 6 HKI.doc
Giáo án liên quan