Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 113: Câu trần thuật đơn có từ là

A.MỤC TIÊU: Giúp HS:

+ Nắm được kiểu câu trần thuật đơn có từ là.

+ Chú ý dùng kiểu câu này khi cần.

+ Biết đặt câu trần thuật đơn có từ là.

B. CHUẨN BỊ:

- GV: Soạn bài nghiên cứu kĩ bài soạn. Có thêm bảng phụ ghi bài tập.

- Trò: học bài và đọc trước bài ở SGK tr.114, 115.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Thế nào là câu trần thuật đơn ?

- Câu trần thuật đơn dùng để làm gì ?

3. Bài mới:

 

doc8 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 12317 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 113: Câu trần thuật đơn có từ là, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn : 22/ 3 / 2013 Giảng: 25/ 3/ 2013 Tiết 113 CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN CÓ TỪ LÀ A.MỤC TIÊU: Giúp HS: + Nắm được kiểu câu trần thuật đơn có từ là. + Chú ý dùng kiểu câu này khi cần. + Biết đặt câu trần thuật đơn có từ là. B. CHUẨN BỊ: - GV: Soạn bài nghiên cứu kĩ bài soạn. Có thêm bảng phụ ghi bài tập. - Trò: học bài và đọc trước bài ở SGK tr.114, 115. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là câu trần thuật đơn ? - Câu trần thuật đơn dùng để làm gì ? 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV: Chi 4 nhóm, HDHS thảo luận: 1. Xác định CN, VN trong các câu sau ? 2. VN của các câu trên do những từ hoặc cụm từ loại nào tạo thành ? 3. Chọn những từ hoặc cụm từ phủ định thích hợp cho sau đây điền vào trước vị ngữ của các câu trên: không, không phải, chưa, chưa phải. - Nhận xét cấu tạo của VN trong câu trên? HS: Thảo luận, trình bày. GV: Nhận xét, bổ sung. Y/c HS đọc ghi nhớ, lấy VD. GV: HD HS trả lời các câu hỏi: 1. VN của câu nào trình bày cách hiểu về sự vật, hiện tượng, khái niệm nói ở chủ ngữ ? 2. VN của câu nào có tác dụng giới thiệu sự vật, hiện tượng, khái niệm nói ở chủ ngữ ? 3. VN của câu nào miêu tả đặc điểm, trạng thái của sự vật, hiện tượng, khái niệm nói ở chủ ngữ ? 4. VN của câu nào thể hiện sự đánh giá đối với sự vật, hiện tượng, khái niệm nói ở chủ ngữ ? HS: Trả lời, KL, đọc phần ghi nhớ, lấy VD. - GVHDHS làm bài tập. - Kết hợp bài 1&2: Gọi Hs lên bảng làm từng phần. 1. Tìm câu trần thuật đơn có từ là trong những câu dưới đây ? Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu trần thuật đơn có từ là vừa tìm được ? 2. Cho biết các câu trần thuật đơn có từ là vừa ở bài tập 1 thuộc những kiểu nào ? 3. Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu tả một người bạn của em, trong đoạn văn có ít nhất một câu trần thuật đơn có từ là. Nêu tác dụng của câu trần thuật đơn có từ là trong đoạn văn ? - HS viết , đọc. GV: Nhận xét. I. Đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là. 1. Ví dụ: (Sgk) a. Bà đỡ Trần / là người huyện Đông Triều. CN VN (cụmDT) b. Truyền thuyết / là…….kì ảo. CN VN (CDT) c. Ngày thứ…Cô Tô / là …sáng sủa. CN VN (CDT) d. Dế Mèn trêu chị Cốc / là dại. CN(C-V) VN (tính từ) – VN = là + DT(CDT) hoặc TT, ĐT, CTT, CĐT. - Trước VN chỉ có thể chen các cụm từ: chẳng phải, không phải… 2. Ghi nhớ: SGK. II. Các kiểu câu trần thuật đơn có từ là. 1. Câu b – Câu định nghĩa. 2. Câu a – Câu giới thiệu. 3. Câu c – Câu miêu tả. 4. Câu d – Câu đánh giá. * Ghi nhớ: SGK. III. Luyện tập. Bài 1. a. Hoán dụ / là gọi tên sự vật, hiện tượng… CN VN + Câu trần thuật đơn có từ là. + C: Hoán dụ – danh từ. + V: là gọi tên sự vật, hiện tượng… là + cụm động từ. b. Người ta / gọi chàng là Sơn Tinh. CN VN + Không phải câu đơn có từ là. c. – Tre / là cánh tay của người nông dân. CN VN + Câu trần thuật đơn có từ là. + C: Tre – danh từ. + V: là cánh tay… là + cụm danh từ. - Tre / còn là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ. CN VN + Câu trần thuật đơn có từ là. - Nhạc của…. tre / là khúc nhạc của đồng quê. CN VN + Câu trần thuật đơn có từ là. d. + Không phải câu đơn có từ là. e. + Không phải câu đơn có từ là. g. - Khóc là nhục CN VN - rên (là) hèn, van (là) yếu đuối (lược bỏ từ là) - Và dại khờ là những lũ người câm. CN VN Bài 2 a. Câu định nghĩa. b. Câu miêu tả. c. Câu miêu tả. d. Câu giới thiệu. e. Câu đánh giá. g. Câu đánh giá. Bài 3. 4. Củng cố: - Thế nào là câu trần thuật đơn có từ là ? - Đặc điểm của trần thuật đơn có từ là? 5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài, nắm được khái niệm, đặc điểm câu trần thuật đơn có từ là ? - Làm các bài tập. - Chuẩn bị chi tiết 113: Soạn bài Lao xao. Soạn : 22 / 3/ 2013 Giảng: 29 / 3/ 2013 Tiết 114: HDĐT LAO XAO (Duy Khán) A.MỤC TIÊU: Giúp HS: + Bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp phong phú của thiên nhiên làng quê qua hình ảnh của các loài chim. Thấy được tâm hồn nhạy cảm, sự hiểu biết và lòng yêu thiên nhiên làng quê của tác giả. Hiểu được nghệ thuật quan sát và miêu tả chính xác, sinh động và hấp dẫn về các loài chim ở làng quê trong bài văn. + Bước đầu khơi gợi lòng yêu thiên nhiên. + Rèn kỹ năng đọc, phân tích. Bồi dưỡng KN quan sát, miêu tả. B. CHUẨN BỊ: - GV: Soạn bài nghiên cứu kĩ bài soạn. - Trò: Soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn SGK. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Lòng yêu nước bắt đầu từ đâu ? - Lòng yêu nước được bộc lộ đầy đủ nhất vào lúc nào ? Vì sao ? 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung - GVHDHS đọc và đọc mẫu. (Mỗi HS đọc một đoạn. - HS đọc giọng tự nhiên, lời văn gần với lời nói thường, mang tính khẩu ngữ.) - GVHDHS đọc phần giới thiệu chung. Về tác giả, tác phẩm. - GV bổ sung. - GVHDHS tìm hiểu chú thích, ptbđ và bố cục của văn bản. GV: HDHS phân tích: - Chi tiết miêu tả tiêu biểu? - Nhận xét cách miêu tả? - Tác dụng? - Đoạn “Giời chớm hè…bay đi”gợi tả khung cảnh làng quê lúc chớm sang hè với những màu sắc, hương thơm các loài hoa quen thuộc cùng với vẻ rộn rịp, xôn xao của bướm, ong. - Âm thanh nào khiến tác giả chú ý nhất ? Vì sao ? + Mùi thơm thoang thoảng và âm thanh lao xao rất khẽ, rất nhẹ nhưng vẫn rõ của ong, bướm, của đất trời, thiên nhiên làng quê khi mùa hè tới. - Âm thanh “lao xao” khiến tác giả chú ý nhất. Vì trong cái lao xao của đất trời, cỏ cây có cả lao xao của tâm hồn, làm cho tác giả hồi tưởng lại những kỉ niệm ấu thơ của mình. - Cảm nhận của em về cảnh này ? - Cảm xúc của tác giả? HS: Trả lời. GV: Nhận xét, bổ sung, bình văn. GV: Y/c HS đọc đoạn “Sớm…râm ran” và trả lời các câu hỏi: - Trên cái nền, phông, tranh bao quát ấy, tác giả mở đầu tả cảnh thế giới các loài chim như thế nào? - Những loài chim hiền? Thứ tự MT? Phương diện được MT? - Những biện pháp nghệ thuật được sử dụng vào đây ? Tác dụng của những biện pháp nghệ thuật ấy ? - Câu đồng dao đưa vào có ý nghĩa gì ? - Em còn biết các câu đồng dao khác về loài vật không ? ( Những câu đồng dao khác: + “Xỉa cá mè, đè cá chép…” + “Nu na nu nống Cái cống nằm trong Con ong nằm ngoài…) - Vì sao gọi đó là các loài chim hiền ? - Thống kê các loài chim ác, dữ được tả trong bài ? - Loài chim được tập trung miêu tả? - Phương diện miêu tả? - Chi tiết miêu tả? Nghệ thuật miêu tả? - Thái độ của tác giả đối với loài chim này như thế nào ? - Cảnh chim cắt xỉa chết chèo bẻo rồi lại bị đàn chèo bẻo phục kích, trả thù, đánh cho ngấp ngoái, trong sự chứng kiến của lũ trẻ làng, được miêu tả như thế nào và có ý nghĩa gì ? HS: Trả lời. GV: Nhận xét, bình. - HS đọc ghi nhớ SGK. I. Đọc- hiểu chú thích: 1. Đọc 2. Chú thích a. Tác giả: Duy Khán (1934 – 1995) Nhà văn hiện đại. b. Đoạn trích: - Trích “Tuổi thơ im lặng”. 3.Thể loại: hồi kí. 4. Bố cục: 2 phần + Phần 1: “Giời chớm hè…bay đi”: Cảnh buổi sớm chớm hè ở làng quê. + Phần 2: Còn lại : Thế giới các loài chim. II. Đọc – hiểu văn bản. 1. Cảnh buổi sớm chớm hè ở làng quê.- Thời gian: buổi sớm chớm hè. - Không gian: ở làng quê. - Sự vật: + Cây cối – um tùm. + Hoa lan – nở trắng. + Hoa giẻ – từng chùm. + Hoa móng rồng – thơm bụ bẫm. + Ong bướm – thi nhau hút mật. + Cây và hoa cùng ong bướm đánh đuổi nhau vì hoa, vì phấn, vì mật. ¦ Bức tranh thiên nhiên rộn ràng, tươi vui, đầy màu sắc, hương thơm, âm thanh; rất đơn sơ mà sinh động. 2. Thế giới các loài chim. * Nhóm chim hiền: - Chim hiền vì mang niềm vui đến cho người nông dân, cho thiên nhiên, đất trời, hi vọng, no đủ, thanh bình: Sáo đậu trên lưng trâu hót mừng được mùa … - Nghệ thuật: + Nhân hoá: Chị Điệp, cậu Sáo, em Tu Hú… + Từ láy gợi âm thanh: tu hú, chéc, chéc, bịp bịp… * Nhóm chim ác, dữ: - Các loài chim ác: Diều hâu, quạ, chèo bẻo, cắt.. - Đó là loài chim dữ thường gặp chứ chưa phải là tất cả các loài chim dữ. + Ví dụ: chim lợn, đại bàng… - Tác giả muốn gửi gắm một bài học sâu sắc: + Dù có mạnh đến đâu mà gây tội ác thì nhất định sẽ bị trừng trị, bị thất bại. + Sức mạnh của tinh thần đoàn kết, cộng đồng sẽ chiến thắng. Đó không chỉ là quy luật của tự nhiên, của các loài chim mà của chính loài người. * Chim trị ác: chèo bẻo ¦Thế giới loài chim phong phú, sinh động, hấp dẫn. III. Tổng kết. - NT: Kết hợp tả, kể, biểu cảm, bình luận. Quan sát tinh tế. Thấm đẫm chất văn hoá dân gian. - ND: Vẻ đẹp phong phú, sinh động của thiên nhiên làng quê. Sự hiểu biết về thiên nhiên, t/y mến quê hương. IV. Luyện tập 4. Củng cố: - Thể loại của văn bản Lao xao ? - Cảm nhận của em về cảnh “Giời chớm hè…bay đi”? 5. Hướng dẫn về nhà: - Đọc và tóm tắt nội dung của văn bản. - Soạn tiếp bài: Tìm hiểu thế giới loài chim. Soạn : 22/ 3 / 2013 Giảng: 29/ 3/ 2013 Tiết 115 KIỂM TRA TIẾNG VIỆT A.MỤC TIÊU: Giúp HS: + Ôn tập, củng cố lại các kiến thức tiếng Vệt đã học. + Kiểm tra lại và có cách điều chỉnh phương pháp học tiếng Việt của mình. + Rèn kỹ năng làm bài kiểm tra. B. CHUẨN BỊ: - GV: Ra đề có biểu điểm cụ thể. - Trò: Ôn tập các bài đã học. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra: I. Ma trận đề. Mức độ. Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TN TL TN TL TN TL TN TL Chủ đề 1 Phép tu từ nhân hóa - hiểu, nhận diện phép nhân hóa, chỉ ra tác dụng. - Số câu: 1 - Số điểm: 1 - Tỉ lệ: 10% - Số câu: 1 - Số điểm: 1 - Tỉ lệ: 10% Chủ đề 2 Phép ẩn dụ và hoán dụ So sánh điểm giống và khác giữa ẩn dụ và hoán dụ, nhận diện. - Số câu: 1 - Số điểm: 3 - Tỉ lệ: 30% -Số câu: 1 - Số điểm: 3 - Tỉ lệ: 30% Chủ đề 3 Các thành phần câu. Kiểu câu trần thuật đơn có từ là. Xác định được thành phần c-v, kiểu câu trần thuật đơn. - Số câu: 1 - Số điểm: 3 - Tỉ lệ: 30% Đặt câu trần thuật đơn có từ là và nhận diện kiểu câu. - Số câu: 1 -Số điểm: 3 -Tỉ lệ: 30% - Số câu: 2 - Số điểm: 6 - Tỉ lệ: 60% Tổng số - Số câu: 1 - Số điểm: 1 - Tỉ lệ: 10% - Số câu: 2 - Số điểm: 6 - Tỉ lệ: 60% - Số câu: 1 -Số điểm: 3 -Tỉ lệ: 30% - Số câu: 04 - Số điểm: 10 - Tỉ lệ: 100% II. Đề bài: Câu 1: (1 điểm) Cho đoạn văn sau: “Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà trranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người.” (Thép Mới). Đoạn văn trên sử dụng biện pháp tu từ gì? Tác dụng? Câu 2. (3 điểm) So sánh điểm giống và khác nhau giữa phép tu từ ẩn dụ với hoán dụ? Xác định biện pháp tu từ trong các VD sau: a) Người Cha mái tóc bạc, b) Ngày Huế đổ máu, Đốt lửa cho anh nằm Chú Hà Nội về. Rồi Bác đi dém chăn, Tình cờ chú cháu, Từng người, từng người một. Gặp nhau hàng bè. (Minh Huệ) (Tố Hữu) Câu 3: (3 đ’) Xác định các thành phần câu có trong các câu sau và cho biết đâu là câu trần thuật đơn. a) Cây hoa lan nở hoa trắng xóa. b) Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau để hút mật ở hoa. c) Lông diều hâu vung tứ linh, miệng chúng kêu la “chéc, chéc”. Câu 3: (3 đ’) Đặt 3 câu trần thuật đơn có từ là? Cho biết đó là kiểu câu nào? II. Biểu điểm: Câu 1: (1 điểm) Đoạn văn sử dụng phép tu từ nhân hóa: tre xung phong, giữ, hi sinh. Tác dụng: vai trò của cây tre trong công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc. Câu 2:(3 điểm) - Giống nhau: đều gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.(1 điểm) - Khác nhau: + Ẩn dụ: dựa trên nét tương đồng về hình thức, phẩm chất, cách thức, cảm giác + Hoán dụ: dựa trên quan hệ gần gũi giữa cái cụ thể với cái trừu tương, bộ phận- toàn thể, vật chưa đựng- vật bị chưa đựng, dấu hiệu sv- sự vật.(1 điểm) a) Ẩn dụ: Người Cha chỉ Bác Hồ.(0,5 điểm) b) Hoán dụ: đổ máu chỉ chiến tranh.(0,5 điểm) Câu 3: (3 đ’) a) CN: Cây hoa lan VN: nở hoa trắng xóa. à Câu trần thuật đơn. b) CN: Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật VN: đánh lộn nhau để hút mật ở hoa. à Câu trần thuật đơn. c) CN: Lông diều hâu VN: vung tứ linh, CN: miệng chúng VN: kêu la “chéc, chéc”. à Câu trần thuật ghép. Câu 3: (3 đ’) Đặt câu đúng y/c của đề bài, đúng ngữ pháp, xác định đúng kiểu câu mỗi câu được 1 đ’. 4. Củng cố: - Thu bài. - GV nhận xét giờ làm bài. 5. Hướng dẫn về nhà: - Học ôn lại các kiến thức đã học. - Làm lại bài vào vở. - Chuẩn bị bài: Trả bài KT văn, bài viết văn tả người.

File đính kèm:

  • docGA van 6 tuan 31.doc