Giáo án Ngữ văn 6 tiết 2 - Văn bản: Bánh chưng bánh giầy

VĂN BẢN BÁNH CHƯNG BÁNH GIẦY

 (Hướng dẫn đọc thêm)

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

- Thông qua tiết đọc thêm, giúp học sinh hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện Bánh chưng bánh giầy

- Tích hợp với phần Tiếng Việt ở khái niệm từ đơn, từ phức, cấu tạo từ, với Tập làm văn ở Văn bản và phương thức biểu đạt

- Bước đầu rèn kỹ năng đọc văn bản nghệ thuật, kĩ năng tóm tắt truyện

- Giáo dục tình cảm yêu mến cội nguồn dân tộc, tự hào với những đặc sản của dân tộc, quê hương

B.CHUẨN BỊ:

- Tranh làm bánh chưng bánh giầy

- HS sách giáo khoa, đồ dùng học tập

 

doc2 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2018 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 tiết 2 - Văn bản: Bánh chưng bánh giầy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:1 Ngày soạn: 02/09/07 Tiết: 2 Ngày dạy: 06/09/07 VĂN BẢN BÁNH CHƯNG BÁNH GIẦY (Hướng dẫn đọc thêm) A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: - Thông qua tiết đọc thêm, giúp học sinh hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện Bánh chưng bánh giầy - Tích hợp với phần Tiếng Việt ở khái niệm từ đơn, từ phức, cấu tạo từ, với Tập làm văn ở Văn bản và phương thức biểu đạt - Bước đầu rèn kỹ năng đọc văn bản nghệ thuật, kĩ năng tóm tắt truyện - Giáo dục tình cảm yêu mến cội nguồn dân tộc, tự hào với những đặc sản của dân tộc, quê hương B.CHUẨN BỊ: - Tranh làm bánh chưng bánh giầy - HS sách giáo khoa, đồ dùng học tập C. LÊN LỚP: 1.On định tổ chức 2. Bài cũ: Nêu nội dung của truyện con rồng cháu tiên? 3. Bài mới Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hoạt đông 2: Hình thành kiến thức: Hoạt động của giáo viên, học sinh: -GV yêu cầu HS đọc chậm rãi, thể hiện tình cảm, giọng Lang Liêu âm vang, giọng vua Hùng khoẻ khoắn. -HS tóm tắt truyện ngắn gọn rõ ràng -Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào?điều kiện và hình thức thực hiện? -HS phát hiện và thống kê các chi tiết -GV: việc truyền ngôi của vua Hùng có theo truyền thống không? Thử đối chiếu với bài Con rồng cháu tiên? Không theo tục cha truyền thống, ở đây chú ý về tài năng -Gv gọi HS đọc đoạn: “các Lang….ai cũng muốn …tiên vương -HS thảo luận: việc các lang đua nhau tìm lễ vật chứng tỏ điều gì? -HS kể tóm tắt đoạn “người buồn nhất….hình tròn.” -Lang Liêu tuy cũng là lang nhưng khác các lang khác ở điểm nào?vì sao Lang Liêu buồn nhất? -Vì sao thần chỉ giúp riêng Lang Liêu? HS thảo luận: -HS đọc đoạn cuối truyện: Tại sao vua Hùng chọn Lang Liêu được giải nhất? -Chi tiết vua Hùng nếm bánh và ngẫm nghĩ rất lâu có ý nghĩa gì? -Thái độ của vua hùng đối với Lang Liêu và nghề nông như thế nào? -HS đọc ghi nhớ GV hướng dẫn HS luyện tập Nội dung bài học I/ĐỌC, KỂ, GIẢI THÍCH TỪ KHÓ: 1.Đọc và kể 2.Từ khó: II/ TÌM HIỂU CHI TIẾT: 1.Vua Hùng chọn người nối ngôi: -Hoàn cảnh truyền ngôi: -Vua đã già, giặc ngài đã dẹp yên, thiên hạ thái bình, các con đông (20 người) -Tiêu chuẩn chọn người truyền ngôi: Nối chí vua cha -Không nhất thiết là con trưởng -Hình thức thử thách; nhân ngày lễ tiên vương -Chọn người nối ngôi bằng cách dâng lễ vật nhân ngày lễ tiên vương 2. cuộc đua tài dâng lễ vật: -Các lang:đua nhau tìm lễ vật quí hiếm, sang trọng. Điều đó chứng tỏ các lang suy nghĩ hạn hẹp, không hiểu rõ ý của cha mình. -Còn lang Liêu mồ côi mẹ, thật thà, chăm chỉ việc đồng áng -Lang Liêu rất buồn vì sợ không thực hiện được lễ vật như các anh em khác vì sợ không làm tròn chữ hiếu đối với cha mẹ, tiên vương -Lang Liêu là người thiệt thòi nhất được thần giúp đỡ làm bánh chưng, bánh giầy. Điều này chứng tỏ Lang Liêu rất thông minh, khéo tay 3. Kết quả của cuộc ththi tài: -Lễ vật của Lang Liêu hợp với ý của tiên vương -Lang Liêu được vua Hùng truyền ngôi -Vua Hùng đặt tên cho loại bánh mới là bánh chưng, bánh giầy -Thể hiện tình cảm của vua Hùng đối với Lang Liêu. -Sự quí trọng nông nghiệp của vua Hùng III/ TỔNG KẾT: Ghi nhớ SGK IV/ LUYỆN TẬP: 4. Củng cố – Dặn dò: - Kể tóm tắt truyện. -HS nhắc lại ý nghĩa của truyện. -Dặn HS về nhà học bài và soạn bài Thánh Gióng ------------------------------------------------------@-----------------------------------------------

File đính kèm:

  • docTUAN 1 TIET 2.doc
Giáo án liên quan