Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 3: Từ và cấu tạo từ Tiếng Việt

I. Kết quả cần đạt:

1. Củng cố và nâng cao kiến thức về tiếng và từ đã học ở bậc Tiểu học.

Cụ thể:

- Tiếng là đơn vị tạo nên từ.

- Từ là đơn vị tạo nên câu.

- Phân biệt được từ và tiếng. Nắm rõ cấu tạo của từ gồm : Từ đơn và từ phức. Từ phức bao gồm : Từ láy và Từ ghép.

2. Tích hợp với phần Văn ở truyền thuyết: “ Con Rồng cháu Tiên” và “ Bánh chưng, bánh giầy”.

3. Luyện kĩ năng nhận diện ( xác định) từ và sử dụng từ. Kĩ năng dùng từ để đặt câu và tạo lập văn bản.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: SGK, Giáo án, Bảng phụ.

2. Học sinh: Sách giáo khoa và vở ghi bài.

III. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định trật tự lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 16884 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 3: Từ và cấu tạo từ Tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 3: Từ và cấu tạo từ Tiếng Việt I. Kết quả cần đạt: 1. Củng cố và nâng cao kiến thức về tiếng và từ đã học ở bậc Tiểu học. Cụ thể: - Tiếng là đơn vị tạo nên từ. - Từ là đơn vị tạo nên câu. - Phân biệt được từ và tiếng. Nắm rõ cấu tạo của từ gồm : Từ đơn và từ phức. Từ phức bao gồm : Từ láy và Từ ghép. 2. Tích hợp với phần Văn ở truyền thuyết: “ Con Rồng cháu Tiên” và “ Bánh chưng, bánh giầy”. 3. Luyện kĩ năng nhận diện ( xác định) từ và sử dụng từ. Kĩ năng dùng từ để đặt câu và tạo lập văn bản. II. Chuẩn bị: Giáo viên: SGK, Giáo án, Bảng phụ. Học sinh: Sách giáo khoa và vở ghi bài. III. Tiến trình dạy học: Ổn định trật tự lớp: Kiểm tra bài cũ: Bài mới: Lời dẫn: Ở bậc Tiểu học chúng mình đã được học về từ. Vậy buổi học ngày hôm nay cô sẽ giúp các em củng cố và nâng cao kiến thức không chỉ về khái niệm của từ mà còn về cấu tạo của từ Tiếng Việt. Chúng ta mở sách, ghi bài. Hoạt động của giáo viên Học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Từ là gì ? - Gọi học sinh đọc ví dụ 1 SGK trang 13. - Giáo viên treo bảng phụ: (?) Câu trên có bao nhiêu từ và bao nhiêu tiếng ? ĐH: Có 9 từ và 12 tiếng. (?) Dựa vào đâu mà em biết được điều đó ? ĐH’: Dấu gạch ngang. (?) Theo em : Tiếng là gì ? ĐH: Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ. Giáo viên: Một tiếng có nghĩa thì được gọi là từ, từ có thể là một tiếng hoặc cũng có thể do 2 hoặc 3 tiếng tạo thành. Ví dụ: Yêu – là một từ có một tiếng “ Vất vả”- là một từ có 2 tiếng, không thể tách ra mà có cùng ý nghĩa được. Như vậy: Ví dụ trên gồm có 9 từ và 9 từ này đã kết hợp với nhau để tạo nên một đơn vị trong văn bản “ Con Rống , cháu Tiên” . Đơn vị trong văn bản ấy được gọi là gì ? ĐH: Đơn vị đó gọi là câu. Giáo viên chốt: Như vậy, Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu. - Đọc - Trả lời - Trả lời - Trả lời. Trả lời - Đọc I. Từ là gì ? 1. Xét ví dụ: Thần / dạy / dân / cách / trồng trọt / chăn nuôi / và / cách / ăn / cách / ở. → Gồm 9 từ và 12 tiếng. 2.Nhận xét: - Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ. - Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu. 3. Ghi nhớ: ( SGK -13) Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các kiểu cấu tạo từ. Giáo viên: Từ gồm có 2 loại từ đơn và từ phức. Để hiểu rõ về hai loại từ này ta sang phần II. - Gọi học sinh đọc ví dụ 1- ở mục II. ( SGK -13) - Giáo viên treo bảng phân loại. (?) Các em hãy điền vào bảng phân loại ? Từ bảng phân loại hãy cho biết: (?) Từ đơn khác từ phức như thế nào ? ĐH’: - Từ đơn có một tiếng Từ phức gồm 2 hoặn nhiều tiếng. (?) Từ láy và từ ghép có điểm gì giống và khác nhau ? ĐH: - Giống: đều gồm 2 tiếng trở lên. - Khác: + Từ ghép: Từ phức được tạo bằng cách ghép các tiếng có quan hệ về nghĩa. + Từ láy: Từ phức được có quan hệ láy âm giữa các tiếng . - Gọi học sinh đọc ghi nhớ. II. Từ đơn và từ ghép: 1.Xét ví dụ : Tõ/®Êy/n­íc/ta/ch¨m/nghÒ/trångträt/ch¨n nu«i/vµ/cã/tôc/ngµy/TÕt/lµm/b¸nh/ch­ng/ b¸nh giÇy. Kiểu cấu tạo từ Ví dụ Từ đơn Tõ / ®Êy/ n­íc ta/ ch¨m/ nghÒ/ vµ / cã/ tôc/ngµy/tÕt/lµm. Từ phức Từ ghép Ch¨n nu«i/ b¸nh ch­ng/ b¸nh giÇy Từ láy Trång trät 2. Nhận xét: -Từ chỉ có một tiếng gọi là từ đơn.Từ gồm 2 hoặc nhiều tiếng gọi là từ phức. - Từ ghép: Từ phức được tạo bằng cách ghép các tiếng có quan hệ về nghĩa. -Từ láy: Từ phức được có quan hệ láy âm giữa các tiếng . 3. Ghi nhớ: ( SGK – 14) Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh Luyện tập Bài tập 1: Học sinh làm bài theo nhóm, thay phiên lên trình bày. Bài tập 2: Hãy nêu quy tắc sắp xếp các tiếng trong từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc Bài tập 3: Bài tập 4: Bài tập 5: Thi tìm nhanh các từ láy: III. Luyện tập BT 1: a. Các từ “ Nguồn gốc, con cháu” thuộc kiểu từ ghép – ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa. b. Tìm các từ đồng nghĩa với từ “ nguồn gốc” là : cội nguồn, gốc gác. c. Tìm thêm các từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc theo kiểu “con cháu, anh chị, ông bà” là: cô bác, anh em , chú cháu, cậu mợ... BT 2: - Theo giới tính ( nam, nữ): anh chị, ông bà, cha mẹ, cậu mợ... - Theo cấp bậc ( bậc trên, bậc dưới): cha anh, ông cháu, bác cháu, chú cháu... BT 3 -Nêu cách chế biến bánh: (bánh) rán, nướng, nhúng... - Nêu tên chất liệu của bánh: nếp,tôm, gai, khúc, khoai... - Nêu tính chất của bánh : dẻo, xốp.. - Nêu hình dáng của bánh: gối, tai voi, quấn thừng... BT 4: - Từ láy “ thút thít” miêu tả tiếng khóc của người. - Các từ láy cùng tác dụng : Sùi sụt, rưng rức, nức nở... BT 5: - Tiếng cười: Khúc khích, sằng sặc. - Tiếng nói: thỏ thẻ, lí nhí, khàn khàn, léo nhéo... - Dáng diệu: gầy gò , lom khom, co ro...

File đính kèm:

  • docTiet 3 Tu va cau tao tu tieng Viet.doc