Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 36: Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự

I – Mục tiêu

- Hiểu đặc điểm, ý nghĩa và tác dụng của ngôi kể trong văn bản tự sự

- Biết cách lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong văn tự sự.

- Khái niệm ngôi kể trong văn bản tự sự.

- Sự khác nhau giữa ngôi kể thứ ba và ngôi kể thứ nhất.

- Đăc điểm riêng của mỗi ngôi kể.

- Lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong văn bản tự sự.

- Vận dụng ngôi kể vào đọc - hiểu văn bản tự sự.

B.Chuẩn bị

1.Giáo viên : soạn bài

2. Học sinh: chuẩn bị bài

C. Các bước lên lớp

1- Ổn định lớp học

2- Kiểm tra bài cũ:

3 -Bài mới

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4750 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 36: Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngµy so¹n: 19/10/2013 Ngày dạy : 22/10/2013 Tiết 36: NGÔI KỂ VÀ LỜI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ I – Mục tiêu - Hiểu đặc điểm, ý nghĩa và tác dụng của ngôi kể trong văn bản tự sự - Biết cách lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong văn tự sự. - Khái niệm ngôi kể trong văn bản tự sự. - Sự khác nhau giữa ngôi kể thứ ba và ngôi kể thứ nhất. - Đăc điểm riêng của mỗi ngôi kể. - Lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong văn bản tự sự. - Vận dụng ngôi kể vào đọc - hiểu văn bản tự sự. B.Chuẩn bị 1.Giáo viên : soạn bài 2. Học sinh: chuẩn bị bài C. Các bước lên lớp 1- Ổn định lớp học 2- Kiểm tra bài cũ: 3 -Bài mới Hoạt động của thầy và trò Bước 2: Tìm hiểu về vai trò của ngôi kể. ? Em hãy nêu nhận xét của mình về cách kể ở đoạn văn 1 và đoạn văn 2? ? Em hãy thay đổi vị trí ngôi kể trong hai đoạn văn? - Gv gợi ý cho hs đổi cách kể trong hai đoạn văn đó. Đoạn 1 kể thành ngôi thứ nhất, đoạn 2 thành ngôi kể thứ ba. - Gv cho hs thực hiện phần luyện tập . -Học sinh đọc bài -Giáo viên hướng dẫn làm bài -Học sinh kể -Yêu cầu nhận xét bài làm Nội dung I/ Ngôi kể trong văn tự sự. II/ Vai trò của ngôi kể. 1.Đoạn văn 1 -Gọi nhân vật bằng chính tên gọi của nhân vật - Ngôi kể thứ ba, người kể dấu mình đi và kể tự nhiên 2.Đoạn văn 2 -Người kể xưng tôi không nhất thiết phải là tác giả - Ngôi kể thứ nhất chỉ kể những gì mình biết. 3. Kết luận: ghi nhớ: sgk/ 89. III/ Luyện tập Bài tập1, thay"tôi" thành"Dế Mèn" Bài tập 2, thay"tôi" vào các từ"chàng" Bài tập 3. truyện cây bút thần kể theo ngôi 3 vì không có nhân vật xưng tôi 4/ Củng cố: Gv củng cố lại nội dung bài học 5/ Dặn dò: Gv dặn hs học bài và chuẩn bị bài ông lão đánh cá và con cá vàng. Ngµy so¹n: 21/10/2013. Ngày dạy: 25/10/2013 Tiết 37: THỨ TỰ KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ A. Mục tiêu 1. Kiến thức - Hiểu thế nào là thứ tự kể trong văn tự sự. - Hai cách kể theo thứ tự khác nhau. 2. Kỹ năng: - Chọn thứ tự kể phù hợp với đặc điểm thể loại và nhu cầu biểu hiện nội dung. - Vận dụng hai cách kể vào bài viết của mình. B.Chuẩn bị 1.Giáo viên: soạn bài,máy chiếu 2.Học sinh: chuẩn bị bài C.Các bước lên lớp 1- Ổn định lớp học 2- Kiểm tra bài cũ:ngôi kể là gì ? ngôi kể có vai trò gì trong văn tự sự ? 3- Bài mới Hoạt động của thầy và trò - Gv gọi hs tóm tắt lại truyện cây bút thần. ? Em hãy nêu các sự việc của truyện cây bút thần? Truyện có các sự việc như sau: - Giới thiệu nhân vật Mã Lương. - Sự say mê học vẽ của em. - Em được ban bút thần. -Em vẽ cho người nghèo. -Mã Lương với tên địa chủ. - Mã Lương với nhà vua. -Mã Lương dùng bút thần để giết vua. - Sự truyền tụng về Mã Lương. ? Theo em sự việc trong truyện được kể theo thứ tự nào? Truyện được kể theo thứ tự trước sau( kể tự nhiên) ? Thứ tự kể trong truyện có ý nghĩa ntn? Truyện có ý nghĩa đề cao tài năng của Mã Lương với cây bút thần. - Gv gọi hs đọc đoạn trích trong sgk. ? Thứ tự thực tế của các sự việc trong bài văn đã diễn ra ntn? Bài văn có cách kể ra sao? Ngỗ mồ côi cha mẹ, không người rèn cặp nên trở nên lêu lỏng, hư hỏng, bị mọi người xa lánh. Ngỗ tìm cách trêu chọc, đánh lừa mọi người, làm họ mất lòng tin. Khi Ngỗ bị chó dại cắn thật, kêu cứu thì không ai đến cứu. cách kể đó bắt đầu từ hậu quả xấu rồi ngược về kể nguyên nhân. Cách kể đó gọi là kể ngược. ? Cách kể đó tạo ý nghĩa gì cho câu chuyện? Cách kể đó cho ta thấy nổi bật ý nghĩa của một bài học nhớ đời. ? Qua phân tích em hiểu thế nào là thứ tự kể trong văn tự sự? - Hs dựa vào ghi nhớ sgk để trả lời ? Câu chuyện kể theo thứ tự nào? kể theo ngôi thứ mấy, yếu tố hồi tưởng đóng vai trò gì? Lập dàn bài cho bài tập 2. Các sự việc trong truyện : “ôlđcvccv” -vợ chồng ông lão sống trong túp lều nát - ông lão bắt được cá vàng -cá van xin thả ra và hứa đền ơn -mụ vợ đòi trả ơn (5 lần) -vợ chồng ông lão trở lại cuộc sống nghèo khổ ->truyện được kể theo thứ tự trước sau Nội dung I/ Thứ tự kể trong văn tự sự 1. Truyện: Cây bút thần " Truyện được kể theo thứ tự trước sau (thứ tự tự nhiên- kể xuôi) .2.Truyện về thằng Ngỗ " Kể từ hậu quả đến nguyên nhân (kể ngược) - điều kiện cần có để kể ngược: tạo tình huống cho câu chuyện * Ghi nhớ: sgk/98. II/ Luyện tập: Bài tập1: Xác định ngôi kể, thứ tự kể và vai trò ngôi kể. - Kể theo hồi tưởng. - Kể theo ngôi thứ nhất. - Tạo tình cảm giữa tôi và liên. Bài tập 2: Lập dàn ý Kiểm tra 15 phút: Đề : em hãy nêu các sự việc trong truyện “ ông lão đánh cá và con cá vàng”và cho biết truyện được kể theo thứ tự nào? 4/ Củng cố: Gv củng cố lại nôi dung bài học 5/ Dặn dò: Dặn hs học bài và chuẩn bị bài Ếch ngồi đáy giếng. ========================================================== Ngày soạn: 22/10/2013 Ngày giảng:25/10/2013 Tiết 38 : ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG (Truyện ngụ ngôn) A – Mục tiêu - Có hiểu biết bước đầu về khái niệm truyện ngụ ngôn. - Hiểu và cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của truyện Ếch ngồi đáy giếng. - Nắm được những nét chính về nghệ thuật của truyện. 1. Kiến thức - Đặc điểm của nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm ngụ ngôn - Ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn. - Nghệ thuật đặc sắc của truyện: mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người, ẩn bài học triết lí; tình huống bất ngờ, hài hước, độc đáo. 2. Kỹ năng: - Đọc - hiểu văn bản truyện ngụ ngôn. - Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế. - Kể lại được truyện. B. Chuẩn bị 1.Giáo viên: soạn bài 2.Học sinh: chuẩn bị bài C- Các bước lên lớp 1- Ổn định lớp học 2- Kiểm tra bài cũ: Sự chuẩn bị của hs 3- Bài mới Hoạt động của thầy và trò ? Em hiểu thế nào là truyện ngụ ngôn? - Hs dựa vào chú thích ở sgk để trả lời - Gv yêu cầu hs về nhà học thuộc chú thích*sgk. - Gv hướng dẫn hs cách đọc, sau đó đọc mẫu đoạn đầu rồi gọi hs đọc - Gv hướng dẫn hs đi tìm hình ảnh của ếch ngồi đáy giếng. ? Theo em vì sao ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung mà nó thì oai như một vị chúa tể? Vì ếch sống lâu ngày trong giếng, mà xung quanh nó toàn là những loài vật nhỏ bé, mỗi khi nó kêu thì vang động cả giếng, khiến các loài hoảng sợ. ? Môi trường sống của ếch giúp em hiểu được điều gì? Môi trường ếch sống quá nhỏ bé, tầm nhìn thế giới và sự vật xung quanh của nó rất hạn hẹp. Mặt khác ếch quá chủ quan, kiêu ngạo và đó là thói quen thành bệnh của nó. ? Vì đâu ếch bị con trâu đi qua giẫm bẹp? Lần đầu ếch ra khỏi miệng giếng, quen thói nhìn trời chả thèm để ý đến cảnh vật xung quanh. ? Theo em truyện nêu lên bài học gì? hãy nêu ý nghĩa của bài học đó? - Gv gọi hs đọc ghi nhớ trong sgk/101. - Hs kể lại được câu chuyện vừa học. Nội dung I/ Đọc- hiểu chú thích 1.Đọc 2.Chú thích II/ Đọc- hiểu văn bản 1/ Hình ảnh ếch ngồi đáy giếng - Ếch sống lâu ngày trong giếng. - Xung quanh là những loài vật nhỏ bé. ->Môi trường sống của ếch hạn hẹp, nhỏ bé. mặt khác, ếch chủ quan, kiêu ngạo. 2/ Bài học. - Cần mở rộng sự hiểu biết dù cho sống ở môi trường, hạn hẹp, khó khăn. - Không được chủ quan, kiêu ngạo, coi thường người khác III.Tổng kết * Ghi nhớ: sgk/101. IV/ Luyện tập: Kể tóm tắt câu chuyện. 4/ Củng cố: Nội dung bài học. 5/ Dặn dò: Gv dặn hs học bài và chuẩn bị bài Thầy bói xem voi. Ngày soạn: 22/10/2013 Ngày giảng: 25/10/2013 Tiết 41: THẦY BÓI XEM VOI (Truyện ngụ ngôn) A – MỤC TIÊU - Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện Thầy bói xem voi. - Hiểu một số nét chính về nghệ thuật của truyện ngụ ngôn. 1. Kiến thức - Đặc điểm nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm ngụ ngôn. - Ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn. - Cách kể chuyện ý vị, tự nhiên, độc đáo. 2. Kỹ năng: - Đọc - hiểu văn bản truyện ngụ ngôn. - Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế. - Kể diễn cảm truyện Thầy bói xem voi B.CHUẨN BỊ 1.Giáo viên: soạn bài 2.Học sinh: chuẩn bị bài C-CÁC BƯỚC LÊN LỚP 1 - Ổn định lớp học 2 - Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là truyện ngụ ngôn? Truyện ếch ngồi đáy giếng giúp em rút ra được bài học gì cho bản thân? 3- Bài mới Hoạt động của thầy và trò - Gv hướng dẫn học sinh tìm hiểu chú thích - Gv hướng dẫn học sinh tìm hiểu bố cục - Gv hướng dẫn hs tìm hiểu việc xem voi và thái độ cuẩ các ông thầy bói ? Theo em truyện có mấy nhân vật? Các nhân vật này có đặc điểm ntn? Truyện có năm nhân vật, các nhân vật này đều bị mù cả hai mắt, và họ hoàn toàn chưa biết gì về con voi. ? Các thầy bói xem voi bằng cách nào? Họ đã miêu tả con voi ra sao? -Các thầy đều dùng tay để sờ, mỗi thầy sờ một bộ phận của voi và phán về voi theo các bộ phận mà các thầy đã sờ được. ? Cách tả về voi của các thầy có gì đặc biệt? -Các thầy tả bằng hình thức ví von, và dùng các từ láy để tả hình thù của voi làm cho câu chuyện trở nên sinh động và có tác dụng tô đậm cái sai lầm của các thầy. ? Thái độ của các thầy ntn khi tả về voi? Và khi không được mọi người chấp nhận? - Gv kết luận: Tất cả các thầy đều chưa tả được đầy đủ hình thù về con voi , thế nhưng ai cũng cho rằng là đúng nhất nên dẫn đến họ đã tranh cãi nhau và cuối cùng họ đã đánh nhau. ? Sai lầm của các thầy là gì? Truyện muốn nói đến các ông thầy bói mù với tính chất nào -Các thầy chỉ sờ một bộ phận mà đã phán tưởng đó là toàn bộ con voi. Truyện không nói lên cái mù thể chất mà muốn nói lên cái mù về nhận thức, cái mù về phương pháp nhận thức của các thầy bói. ? Từ câu chuyện đó các em rút ra được bài học giáo dục ntn? Sự vật, hiện tượng, rộng lớn gồm nhiều mặt, nhiều khía cạnh khác nhau. Nếu chỉ biết một mặt, một khía cạnh mà đã cho rằng đó là toàn bộ sự vật thì sẽ sai lầm. Muốn kết luận đúng về sự vật thì phải xem xét một cách toàn diện. phải có cách xem xét sự vật phù hợp với sự vật đó và phải phù hợp với hoàn cảnh. Gv hướng dẫn hs thực hiện phần tổng kết. ? Em hãy nêu khái quát về nội dung và nghệ thuật về truyện? ? Em hãy kể lại câu chuyện đó? - Gv gợi ý để cho hs có cách kể đúng với văn bản - vẽ sơ đồ tư duy về việc xem voi của các thầy bói Nội dung I/ Đọc- hiểu chú thích 1. Đọc 2. Chú thích II/ Đọc – tìm hiểu văn bản 1/ Việc xem voi và thái độ của các ông thầy bói - Dùng tay để sờ vào một bộ phận của con voi => Kết luận về voi. - Sử dụng hình thức ví von và các từ láy đặc tả. - Một bộ phận mà cho đó là cả con voi. 2/ Bài học: - Đánh giá sự vật phải được xem xét một cách toàn diện. - Xem xét sự vật phải phù hợp trong mọi hoàn cảnh, điều kiện. III. Tổng kết * Ghi nhớ sgk/103. IV. Luyện tập: Kể câu chuyện một cách diễn cảm 4/ Củng cố: Gv củng cố lại nội dung bài học. 5/ Dặn dò: Gv dặn hs học bài và chuẩn bị bài Bài viết TLV số 2

File đính kèm:

  • docvan 6 tuan 10.doc
Giáo án liên quan